Hãy trả lời các câu hỏi trong bài kiểm tra dưới đây nếu bạn muốn có con, hoặc vừa biết rằng bạn đã có thai. Có thể có một số câu hỏi không thích hợp với bạn, nhưng điều quan trọng là bạn phải tự hỏi mình tất cả những câu hỏi này. Nếu thấy thắc mắc về bất kỳ điều nào, bạn nên đi khám bác sĩ.
Bạn có miễn nhiễm với bệnh ban đỏ không?
Bệnh ban đỏ có thể gây ra những tác hại trầm trọng cho đứa bé nếu bạn mắc phải bệnh này trong thời gian mang thai, đặc biệt là trong giai đoạn đầu của sự mang thai – lúc đó các cơ quan nội tạng của bé đang phát triển. Vì thế trước khi mang thai bạn hãy yêu cầu bác sĩ cho mình thử máu để biết chắc chắn là bạn đã nhiễm bệnh này. Nếu bạn chưa miễn nhiễm, bác sĩ sẽ chích ngừa cho bạn và thử máu trở lại. Bạn không nên cố gắng có thai ngay sau đó, phải đợi ít nhất là sau 3 tháng.
Trong gia đình bạn hoặc chồng bạn, có ai từng mắc bệnh di truyền hay không?
Một số bệnh như chứng máu không đông, bệnh u nang xơ là do nguyên nhân di truyền. Nếu bạn hoặc chồng bạn có một người thân mắc bệnh này, đứa bé sinh ra sẽ có nguy cơ mắc các bệnh đó. Do đó hãy hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi hai vợ chồng quyết định có con, và nếu cần thiết, bác sĩ có thể giới thiệu bạn đến một chuyên gia di truyền để đánh giá mức độ rủi ro mà bạn có nguy cơ gặp phải. Tuy nhiên bạn cũng đừng quá lo lắng, vì chỉ khi nào cả hai vợ chồng mang gien gây bệnh thì bé mới có nguy cơ rất cơ mắc căn bệnh di truyền ấy thôi.
Bạn có bị một bệnh mãn tính nào không?
Nếu bạn bị rối loạn về nội tiết như bệnh tiểu đường, động kinh, và đang chữa trị, bạn nên báo cho bác sĩ biết ý định có con của mình. Bác sĩ có thể thay đổi thuốc để không cản trở việc thụ thai hay ảnh hưởng đến thai nhi.
Bạn có đang hay đã từng sử dụng thuốc ngừa thai?
Trước khi muốn có thai, bạn phải ngưng sử dụng thuốc ngừa thai để cơ thể trở lại chu kỳ sinh học bình thường. Sau đó bạn nên đợi cho qua 3 kỳ kinh nguyệt trước khi thụ thai (bạn có thể sử dụng bao cao su để ngừa thai trước trong suốt thời gian này). Nếu thụ thai trước khi chu kỳ kinh nguyệt trở về trạng thái bình thường, bạn sẽ khó phán đoán ngày sinh đứa bé.
Bạn có tiếp xúc với những mối nguy hiểm trong công việc của mình không?
Người thuê bạn làm công việc có trách nhiệm bảo đảm rằng công việc hiện tại của bạn không gây nguy hại cho việc thụ thai hoặc cho thai nhi. Ngày nay, các thiết bị hiển thị (như máy tính) không còn bị coi là nguyên nhân có hại cho thai nhi nữa. Ngoài ra bạn cũng nên đề phòng bệnh Chlamdyia psittaci - một căn bệnh nhiễm trùng hiếm gặp, có nguồn gốc từ cừu. Bệnh này có thể lây sang người và gây xảy thai nếu bạn tiếp xúc với cừu cái từ khi sinh con. Do đó, trong lúc mang thai, bạn nên hạn chế tối đa việc tiếp xúc với cừu con mới sinh hoặc vắt sữa cừu cái khi nó vừa sinh xong chưa được bao lâu.
Bạn cân nặng bao nhiêu ?
Thật lý tưởng nếu như 6 tháng trước khi mang thai trọng lượng của bạn phù hợp với chiều cao của bạn. Vì thế nếu bạn quá mập hoặc quá gầy, nên hỏi ý kiến bác sĩ để có lời khuyên về cách tốt nhất để đạt được trọng lượng thích hợp. Nếu bạn đã có thai khi trọng lượng quá tiêu chuẩn thì đừng bao giờ nhịn ăn vì như vậy cơ thể bạn có thể thiếu dưỡng chất cần thiết cho thai nhi.
Cách ăn uống của bạn có lành mạnh không?
Bạn sẽ gia tăng cơ hội mang thai và sinh hạ một đứa bé khoẻ mạnh, kháu khỉnh nếu bạn tuân theo một chế độ ăn lành mạnh và hợp lý.
Bạn có hút thuốc và uống rượu không?
Khi nào muốn có con bạn hãy bỏ hẳn thuốc là và rượu vì chúng có ảnh hưởng xấu lên khả năng chuyển trứng của cả nam lẫn nữ. Cả hai thói quen đều có hại cho đứa bé đang phát triển, cả trước lẫn sau khi sinh.
Bạn có uống axit folic (vitamin B12) không?
Khi bạn dự định mang thai hãy dùng axit folic nhằm tránh các bệnh nguy hiểm khi mới sinh ra như bệnh nứt đốt sống. Bạn có thể uống 400 microgram axit folic mỗi ngày trong suốt 12 tuần đầu thai kỳ .
Thắc mắc và giải đáp
“Thông thường tốt nhất là sinh con ở tuổi nào?”
Có lẽ tuổi tốt nhất để có con là trong khoảng tuổi đôi mươi. Tuy nhiên ngay nay ở nước ta phụ nữ càng lúc càng lập gia đình trễ và các cặp vợ chồng trẻ mới có con, do vậy tuổi sinh con trung bình của phụ nữ ngày cang cao. Các rủi ro về các ca sinh khó sẽ tăng đáng kể khi người mẹ trên 35 tuổi, nhưng bạn có thể an tâm nếu bạn giữ được thân hình thon thả khoẻ mạnh. Khi lớn tuổi bạn cũng có khả năng sinh con bị hội chứng Down (thần kinh chậm phát triển). Dưới 18 tuổi thì nguy cơ sinh con tử sản hay nhẹ cân tăng cao. Tuy nhiên nếu đi khám thai đều đặn và giữ gìn sức khỏe thì nguy cơ này giảm đi nhiều.