Bà bầu có nên ăn ngô?

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Bà bầu có nên ăn ngô?

18/04/2015 11:16 PM
24,098

Ngô là món ăn ưa thích của nhiều người, thuộc nhiều lứa tuổi. Ngô mang tới nhiều lợi ích dinh dưỡng và sức khỏe với các cách chế biến khác nhau. Còn chuyện ngô làm mẹ hay em bé sau này bị ho thì chưa có nghiên cứu nào khẳng định. Bởi vậy, bạn có thể yên tâm ăn ngô khi mang bầu.

Lợi ích của bắp ngô với bà bầu


Lợi ích của bắp ngô với bà bầu


Với bà bầu, ăn ngô có những lợi ích như sau:

- Ngô giàu chất xơ, giúp bà bầu giảm táo bón và các vấn đề liên quan đến thời kỳ mang thai.

- Bắp ngô cũng dồi dào axit folic. Ở dạng tự nhiên, axit folic là folate. Đây là nguồn dinh dưỡng rất quan trọng cho phụ nữ chuẩn bị mang thai và đã mang thai vì nó có khả năng ngăn chặn khuyết tật ống thần kinh của bào thai như tật nứt đốt sống và dị tật thần kinh khác.

Folate cũng có hiệu quả trong việc giảm homocysteine (một loại amino axit làm tổn thương các mạch máu).

- Ngô có chứa thiamine, chất cần cho tế bào não và chức năng nhận thức ở bào thai. Thiamine còn giúp sản xuất acetylcholine (một chất dẫn truyền thần kinh), tăng cường khả năng ghi nhớ của bé sau khi chào đời.

- Pantothenic axit trong ngô giúp các cơ quan nội tạng của mẹ hoạt động tốt trong suốt thai kỳ.

An toàn khi bà bầu ăn ngô: Ngô đóng hộp thường chứa nhiều muối. Điều này có thể gây tăng huyết áp và bị phù cho người mẹ. Do đó, nên tránh ngô đóng hộp.

Bà bầu có thể chọn ăn ngô luộc, chè ngô, xôi ngô, soup gà ngô non... để thêm ngon miệng và khỏe mạnh khi mang thai.


Thực hư chuyện nguy cơ dị tật thai nhi từ việc ăn ngô


Theo kết quả nghiên cứu này thì “những bà bầu ăn nhiều ngô hoặc các chế phẩm từ ngô trong 3 tháng đầu của thai kỳ có nguy cơ sinh con bị khuyết tật cao gấp 2,5 lần so với những thai phụ khác.

Căn nguyên là do độc tố fumonisin thường có trong các loại nấm ký sinh trên ngô đã làm vô hiệu hóa tác dụng ngừa khuyết tật ở thai nhi của axít folic.

Các nhà khoa học cũng khuyến cáo thai phụ nên tăng cường bổ sung axít folic vốn có tác dụng ngừa chứng vẹo xương sống và não chậm phát triển ở thai nhi”.

Sau khi kết quả nghiên cứu này được đăng tải trên các trang mạng truyền thông, rất nhiều mẹ bầu đã gửi thắc mắc về cho chúng tôi bày tỏ sự lo lắng vì đã trót ăn ngô khi mang thai.

Mẹ Bonbon20 chia sẻ: “Thôi, thế là xong bé Bi của mình rồi. Từ lúc có cấn thai đến giờ mình chỉ thích ăn mỗi bắp (ngô), mỗi ngày 2 bắp đến bây giờ bé Bi của mình được 18 tuần rồi, làm sao đây?”.

Còn mẹ Phao lại cho biết: “Tớ cũng không hiểu thế nào nữa. Hồi tớ có bầu cu Pháo, tớ bị nghén ngô đấy. Ngày nào cũng ăn, cả luộc, cả nướng, cả nước luộc, không có là không chịu được vì thèm. Hay là số tớ hên nên không sao nhỉ? Cu con đẻ ra trộm vía rất cứng cáp, khỏe mạnh, dễ nuôi. Tớ còn đang định bụng có bầu bé sau sẽ ăn ngô để đẻ ra dế nuôi giống anh Pháo. Nghe tin này chắc cũng phải nghiên cứu thêm đây.”

Qua những tâm sự này, chúng ta có thể thấy các mẹ bầu rất lo lắng cho sức khỏe của mình và thai nhi khi đã trót ăn ngô hoặc các chế phẩm từ ngô. Tuy nhiên, theo lời khuyên của các bác sĩ khoa sản, kết quả nghiên cứu này chỉ đúng khi các mẹ ăn ngô hàng ngày và ăn với mức độ quá nhiều. Nếu bạn chỉ thỉnh thoảng ăn 1,2 bắp ngô thì sẽ không ảnh hưởng gì đến bé yêu đâu nhé.

Thêm vào đó, để tránh nguy cơ xấu đến với mình, chị em nên hạn chế và thay thế ngô bằng những loại thực phẩm giàu chất xơ cũng như axit folic khác.


Bà bầu và những ngộ nhận nên tránh


Nhiều bà bầu vẫn còn có những ngộ nhận có thể làm ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi như mẹ càng lên cân, con càng khỏe, ít vận động khi mang thai...

Thực tế thường thấy là khi mang thai, hầu hết các bà bầu chỉ quan tâm đến tháng này bé tăng được bao nhiêu gam, dài thêm bao nhiêu cm, nhưng lại ít để tâm tới chuyện trí não của con. Điều này đi từ ngộ nhận trí thông minh của trẻ chủ yếu là do di truyền hay quan niệm em bé còn trong bụng mẹ còn quá nhỏ, trí não chưa thể phát triển.


Nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy ngay từ tuần thứ 7 - 8 của thai kỳ, não bé bắt đầu phát triển và dần hoàn thiện trong suốt thai kỳ đến lúc bé 1,5 tuổi. 2- 4 tháng đầu nằm trong bụng mẹ, các tế bào phân chia với tốc độ khoảng 250.000 tế bào một phút. Khoảng thời gian 3 tháng cuối thai kỳ và 6 tháng đầu sau khi sinh là thời điểm trí não phát triển với tốc độ nhanh nhất. Trong đó, khoảng thời gian 3 tháng cuối thai kỳ là lúc não trẻ lớn rất nhanh về kích thước để đạt 25% trọng lượng não người trưởng thành. Trong những giai đoạn mang tính quyết định này, nếu thiếu các kích thích cần thiết, các bậc cha mẹ có thể để phí cơ hội giúp con phát triển trí thông minh.

Ngoài ra, theo bác sĩ Lê Thị Thu Hà, Phó khoa khám thai, bệnh viện Từ Dũ cho biết: “Nếu bà mẹ tăng khoảng 18 kg trong thời kỳ mang thai là một mối nguy hiểm cho cả mẹ lẫn con”. Bác sĩ Hà cảnh báo, mẹ tăng cân quá nhiều sẽ có nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ, tiền sản giật, sinh khó hoặc phải sinh mổ vì con to; khó chẩn đoán tim thai vì mỡ ở thành bụng rất dày. Bên cạnh đó, em bé dễ bị mắc các dị tật liên quan đến dây thần kinh như nứt đột sống…

Tuy nhiên, cũng không phải vì vậy mà bạn chỉ cần những dưỡng chất đơn thuần trong các bữa ăn. Tình trạng này kéo dài làm mẹ khó tiếp nhận đầy đủ dưỡng chất. Điều đó có thể dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng bào thai, nghiêm trọng hơn, làm rối loạn chức năng não của thai nhi. Nhiều bệnh viện phụ sản và có chuyên khoa sản ghi nhận, nếu trong 3 tháng đầu thai nhi không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng, trẻ có thể bị suy chức năng não hoặc dị tật ống thần kinh. Ở 3 tháng cuối thai kỳ, nếu thai nhi tiếp tục bị suy dinh dưỡng, trẻ sẽ có cân nặng lúc sinh thấp và thể tích não nhỏ.




Do đó, các mẹ cần biết thế nào là chế độ dinh dưỡng hợp lý cho mình để ăn đủ chất và đúng chất. Ngoài ra để hỗ trợ phát triển trí não cho con ngay từ lúc mang thai, mẹ cần bổ sung dưỡng chất thiết yếu Choline, Axít Folic, I-ốt, kẽm, sắt, vitamin B12… Đặc biệt, DHA - một axít béo không no chuỗi dài ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển thị lực và trí tuệ của bé. Hiệp hội Quốc tế về Nghiên cứu axít béo và lipit (ISSFAL) khuyến nghị mỗi ngày phụ nữ mang thai và cho con bú cần 300 mg DHA.

DHA được tìm thấy nhiều trong cá có nhiều mỡ, thịt và lòng đỏ trứng. Nhưng, sự tổng hợp DHA trong tự nhiên rất thấp, tối đa khoảng 4%, vì vậy bổ sung DHA tạo sẵn với hàm lượng cao, đạt mức khuyến cáo rất cần thiết cho mẹ và bé. Dễ dàng hơn, mẹ có thể uống thêm sữa bầu có chứa DHA và những dưỡng chất trên.

Ngay từ tuần thứ 16, tai bé đã bắt đầu hình thành nên thai nhi cảm nhận được những âm thanh, cử động truyền từ bên ngoài vào như nhịp đập khỏe mạnh của tim mẹ, vận động của mẹ, các âm thanh bên ngoài hay âm nhạc. Những bài hát ru mà bạn thường hát khi mang thai có thể giúp bé sau khi chào đời cảm thấy an toàn, ấm áp, thậm chí còn tăng cân. Ngay từ trong bào thai, các sợi dây thần kinh của bé trở nên nhạy cảm. Trí não của bé từ tuần lễ thai kỳ thứ 25 đã bắt đầu bài học thuộc lòng đầu tiên, khi ghi nhớ giọng nói của cha, lời ru của mẹ.

Một vấn đề nên được các mẹ bầu lưu tâm là sự vận động trong quá trình mang thai. Nhiều người nghĩ chỉ nên vận động ít, nghỉ ngơi nhiều, bé càng ít tiếp xúc với môi trường bên ngoài càng ít bệnh tật. Nhưng các chuyên gia về bà mẹ và trẻ em Nauy đã chứng minh mẹ lười vận động, con sinh ra thường sẽ nặng cân hơn những đứa trẻ sinh ra từ bà mẹ tập thể dục 3 lần một tuần, và có nguy cơ béo phì sau này.




Sự thật về một số thực phẩm khi mang thai


1. Ăn chuối khi mang thai có thể bị dị ứng?

Đúng. Mặc dù chuối tốt cho cả mẹ và thai nhi nhưng có một vấn đề cần thận trọng. Chuối chứa chitinase (một loại enzyme) có thể gây dị ứng. Người bị dị ứng chitinase trong chuối có thể cũng bị dị ứng cao su hoặc một số loại hoa quả. Nghĩa là họ cần tránh mủ cao su, chuối, bơ và hạt dẻ. Nếu bạn có phản ứng dị ứng với cao su, quả bơ hay hạt dẻ thì bạn nên hỏi bác sĩ trước về việc ăn chuối khi mang thai.


Sự thật về một số thực phẩm khi mang thai


Nhưng có một tin vui là những thai phụ bị dị ứng chuối rất hiếm.

Chuối giàu vitamin B6 - một trong 12 "thành viên" của gia đình vitamin B, đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của bào thai. Hệ thống thần kinh trung ương của bé cần vitamin B6 để phối hợp hoạt động, giúp bé phát triển và tổng hợp các chất dẫn truyền thần kinh dopamine, GABA và serotonin.

Các bác sĩ đề xuất, hàm lượng vitamin B6 dành cho phụ nữ mang thai là 1,9mg mỗi ngày, tương đương 2 quả chuối chín.

2. Ăn quá nhiều bí ngô có thể bị rối loạn tiêu hóa?

Đúng. Vì hàm lượng chất xơ của bí ngô cao. Phụ nữ mang thai nên ăn bí ngô với số lượng hợp lý (khoảng 2 bữa/tuần) gồm chè bí, canh bí, bí xào, bí ngô luộc... sẽ có lợi cho thai kỳ. Tránh ăn quá nhiều để hạn chế những tác dụng phụ không mong muốn.


Sự thật về một số thực phẩm khi mang thai



Vì dồi dào chất xơ nên bí ngô giúp bà bầu nhuận tràng, ngừa táo bón và trĩ – hai chứng bệnh mà nhiều thai phụ phải đối mặt. Bên cạnh đó, bí ngô còn giúp điều chỉnh mức độ cholesterol; đồng thời, nó có khả năng duy trì mức độ lipid ổn định trong thai kỳ.

Không những thế, bí ngô có hàm lượng beta-caroten phong phú, có khả năng đáp ứng nhu cầu vitamin A cho phụ nữ khi mang thai.

3. Ăn ngô khi mang thai làm cho em bé khi sinh ra sẽ bị ho?

Sai. Việc ăn ngô làm mẹ hay em bé sau này bị ho chưa có nghiên cứu nào khẳng định cả. Vì vậy các mẹ không nên loại bỏ ngô khỏi thực đơn khi mang thai vì nó có rất nhiều lợi ích với sức khỏe bà bầu.

- Bắp ngô cũng dồi dào axit folic. Ở dạng tự nhiên, axit folic là folate. Đây là nguồn dinh dưỡng rất quan trọng cho phụ nữ chuẩn bị mang thai và đang mang thai vì nó có khả năng ngăn chặn khuyết tật ống thần kinh của bào thai như tật nứt đốt sống và dị tật thần kinh khác.


Sự thật về một số thực phẩm khi mang thai




- Ngô có chứa thiamine, chất cần cho tế bào não và chức năng nhận thức ở bào thai. Thiamine còn giúp sản xuất acetylcholine (một chất dẫn truyền thần kinh), tăng cường khả năng ghi nhớ của bé sau khi chào đời.

- Và cũng như bí đỏ, ngô rất giàu chất xơ, giúp bà bầu giảm táo bón và các vấn đề liên quan đến thời kỳ mang thai.

Tuy nhiên, có một vấn đề các mẹ cần lưu ý khi ăn ngô, đó là không nên ăn ngô đóng hộp vì có nhiều muối. Điều này có thể khiến bà bầu tăng huyết áp hoặc bị phù. Bà bầu có thể chọn ăn ngô luộc, chè ngô, xôi ngô, soup gà ngô non... để thêm ngon miệng và khỏe mạnh khi mang thai.




Ăn rong biển phòng chống dị tật thai nhi
Bà bầu và hội chứng thèm ăn kỳ cục
Ăn gì để tốt sữa sau sinh?
Bà bầu ăn tết, cần lưu ý gì?
Món ăn giúp bà bầu tiêu hóa tốt
Ăn gì để giảm nôn ói khi mang thai?

(st)


Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
bài đăng mâu thuẫn quá tóm lại có được ăn ngô khi mang thai không?
hơn 1 tháng trước - Thích (22) - Trả lời
sao lai ko. an ngo thoai mai di
Được ăn nhưng hạn chế và ăn những bắp ngô an toàn nhé
ăn đc và tránh k nên ăn ngô đóng hộp!! :v
ba bau co nen an ngo khong?
hơn 1 tháng trước - Thích (20) - Trả lời
Moi can thai bat dau an ngo duoc khong
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
mo de co an dc ngo ko
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
sao lại có ý kiến ăn ngô làm giảm axit folic làm ảnh hưởng đến thai nhi,làm tăng dị tật, lại có ý kiến ăn ngô làm tăng axit folic rất tôt cho thai nhi chống dị tật, giờ mình chẳng biết nên tin từ ý kiến nào
hơn 1 tháng trước - Thích (1) - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý