Có nên cho trẻ chơi điện thoại

seminoon seminoon @seminoon

Có nên cho trẻ chơi điện thoại

18/04/2015 11:42 PM
1,084

Nên hay không cho trẻ sử dụng điện thoại di động luôn là một vấn đề khiến nhiều bậc cha mẹ đau đầu? Ngay cả khi quyết định được điều đó thì việc quản lý ra sao cũng không phải là việc dễ thực hiện đối với nhận thức của trẻ.



Nên hay không?                         

Với sự phát triển của công nghệ ở thời điểm hiện tại, chúng ta không thể nào cứ mãi khăng khăng quan điểm cho rằng việc cho trẻ sử dụng điện thoại quá sớm thường sẽ gây hại nhiều hơn có lợi. Ngược lại, những tính năng của điện thoại ngày nay có thể cung cấp cho các bậc cha mẹ những thông tin khá hữu ích về tình trạng của trẻ như ở đâu?, đang làm việc gì?, với ai?... Chính sự hiện đại của những công nghệ, ứng dụng truyền hình ảnh, video mới trên di động cũng khiến trẻ bớt đi phần nào khả năng nói dối mỗi khi bị “hỏi thăm” qua điện thoại như trước.

Chính vì thế mà câu trả lời nên hay không trong thời điểm này không còn quá quan trọng, mà thay vào đó là câu hỏi rằng liệu điều đó có cần thiết hay không? Chẳng hạn, nếu mỗi ngày bạn vẫn có thời gian đưa rước trẻ đến trường và về nhà, thì chẳng có lý do nào để phải trang bị điện thoại cho trẻ với mục đích để dễ liên lạc và quản lý. Ngược lại, nếu mỗi ngày bạn không thường xuyên có thời gian ở bên trẻ, hoặc ở một tình huống bắt buộc nào đó khiến trẻ phải tự đi học và về nhà thì việc trang bị điện thoại cũng không có gì là quá đáng. Vấn đề lúc này sẽ là quản lý ra sao và khi nào là lúc thích hợp?

Độ tuổi nào phù hợp?                

Nhiều nghiên cứu trên thế giới từng chỉ ra rằng, việc cho trẻ sử dụng điện thoại quá sớm có thể sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của trẻ, đặc biệt là những bệnh liên quan đến não bộ. Theo đó, các nghiên cứu này chỉ ra rằng, chỉ nên cho trẻ sử dụng điện thoại khi chúng đã đủ 12 tuổi. Nếu dưới độ tuổi này, khả năng hấp thụ bức xạ từ điện thoại của trẻ có thể cao gấp 10 lần so với một người trưởng thành. Và sẽ có thể gây ra tình trạng u thần kinh đệm hoặc các bệnh ung thư khác.

Song song đó, đây là độ tuổi mà trẻ cũng bắt đầu xuất hiện những thay đổi về mặt tâm sinh lý khá rõ rệt. Và ĐTDĐ trong nhiều trường hợp cũng là công cụ cần thiết để quản lý trẻ đang trong độ tuổi “ẩm ương”. Đặt trường hợp cần thiết phải trang bị điện thoại cho trẻ ở dưới độ tuổi này, thì bạn cũng không nên để trẻ trực tiếp sử dụng mà thay vào đó là nhờ giáo viên, bảo vệ nơi trẻ học quản lý giúp.

Quản lý ra sao?                            

Nếu bạn cho rằng chỉ cho trẻ sử dụng điện thoại với mục đích dễ liên lạc và quản lý thì hãy đảm bảm rằng điện thoại trong tay trẻ sẽ hoạt động theo đúng chức năng đó. Điều này sẽ hữu dụng hơn nếu đó là một chiếc điện thoại thông minh, nhưng hãy thật cẩn thận, vì chúng cũng có thể khiến trẻ dễ dàng tiếp xúc với những nội dung không lành mạnh thông qua internet. Việc trước tiên cần làm là bạn nên tận dụng những tính năng, ứng dụng tìm điện thoại bị mất cắp như Find My Phone, BlackBerry Protect... để có thể xác định được vị trí của trẻ khi cần thiết. Song song đó, những ứng dụng thoại thấy hình hữu ích như FaceTime, Tango, Skype... cũng là công cụ hữu ích để bạn chắc chắn rằng trẻ không thể nói dối.

Vấn đề đặt ra ở đây là trước khi quản lý được việc sử dụng ĐTDĐ của trẻ, thì các bậc cha mẹ cũng nên trang bị cho mình những kiến thức cần thiết trong việc quản lý thiết bị. Nhiều bậc cha mẹ có dư điều kiện để trang bị những chiếc smartphone đắt tiền cho trẻ, nhưng lại không có chút kiến thức gì về việc quản lý được chúng. Nếu điều đó xảy ra, tốt nhất vẫn là không nên để trẻ sử dụng điện thoại nếu cảm thấy không cần thiết, hoặc tối thiểu chỉ nên trang bị một chiếc điện thoại càng ít chức năng càng tốt.

Đối với trẻ dưới 18 tuổi, việc cần làm là chỉ cho phép trẻ sử dụng điện thoại trong những khoảng thời gian quy định. Chẳng hạn trong khoảng thời gian rảnh rỗi ở trường, hoặc trong khoảng từ 1-2 giờ sau khi đã về nhà. Việc này không những giúp các bậc cha mẹ dễ quản lý hơn, mà còn có thể giúp trẻ không bị phụ thuộc quá nhiều vào điện thoại. Thực tế cho thấy, nhiều bậc cha mẹ lơ là việc sử dụng điện thoại của trẻ đến nỗi khiến chúng có cảm giác không thể thiếu điện thoại dù chỉ vài giờ. Đây là điều đặc biệt tối kỵ, có thể ảnh hưởng không nhỏ đến thói quen sử dụng điện thoại của trẻ khi trưởng thành.

Hãy luôn thận trọng và chắc chắn rằng chỉ trao điện thoại cho trẻ nếu bạn cảm thấy điều đó là thật sự cần thiết.

Đối với vấn đề chơi game trên điện thoại, chúng ta không nhất thiết phải cấm đoán mà nên cho phép trẻ chơi trong một khoảng thời gian nhất định. Việc cấm đoán tuyệt đối có thể sẽ khiến mọi việc trở nên tồi tệ hơn, bởi đối với trẻ ở độ tuổi dậy thì, sự cấm đoán của bố mẹ có thể là động lực dễ khiến trẻ có xu hướng muốn làm điều đó cho bằng được. Tốt hơn hết, bạn nên tận dụng những ứng dụng, trò chơi trí tuệ dành cho trẻ em được cung cấp miễn phí hoặc bán khá phổ biến trên các kho ứng dụng. Điều đó không những giúp trẻ có thể giải trí, mà cũng có thể thay vào đó là một hình thức rèn luyện trí óc rất hiệu quả.

Nhìn chung, việc quản lý trẻ sử dụng điện thoại ra sao không phải là một việc quá khó, mà quan trọng hơn là các bậc cha mẹ phải thật sự quan tâm đến điều đó. Hơn nữa, nếu có điều kiện trang bị cho trẻ những chiếc điện thoại đắt tiền mà chính các bậc cha mẹ cũng không thể làm chủ được thiết bị, thì điều đó chẳng khác nào đang gián tiếp làm hại trẻ. Dù sao đi nữa, hãy luôn thận trọng và chắc chắn rằng chỉ trao điện thoại cho trẻ nếu bạn cảm thấy điều đó là thật sự cần thiết.



Cuộc sống hiện đại với nhiều tiện ích công nghệ đang trở nên ngày càng phổ biến. Điện thoại di động giờ đây đã trở thành một phần không thể thiếu. Tuy nhiên, khác với những thế hệ trước, các em nhỏ trong độ tuổi đến trường liệu có nên sử dụng điện thoại hàng ngày?
Đây là bài toán làm đau đầu không ít các bậc phụ huynh.

Trong cuộc sống hiện đại, điện thoại di động là một vật dụng bất li thân. Không chỉ là một phương tiện liên lạc mà còn phục vụ cho công việc và mục đích giải trí. Trong gia đình bố mẹ, ông bà, hay các anh chị lớn tuổi có điện thoại riêng, thậm chí có tới 2, 3 chiếc nhưng các em nhỏ (độ tuổi dưới 12) có nên cho phép sử dụng điện thoại hay không? Và nếu có thì dùng như thế nào và có ảnh hưởng gì đến học tập, cuộc sống của chúng chính là mối bận tâm của nhiều bậc phụ huynh ngày nay. 

tre-em-co-nen-dung-dien-thoai-di-dong

Nhiều bậc phụ huynh cho rằng đối với con cái họ, việc sở hữu một chiếc điện thoại là điều cần thiết giống như mua một món đồ chơi hay dụng cụ học tập. Một phụ huynh có 2 con đang trong độ tuổi đến trường chia sẻ đứa lớn thì được mua điện thoại còn đứa nhỏ thì không vì anh nghĩ rằng học sinh trung học chưa cần thiết phải dùng điện thoại. Nhưng sau khi trải qua một số tình huống, anh cho biết: “Tôi cảm thấy không an tâm khi mất tầm kiểm soát với con gái khi nó không có điện thoại, nhiều lúc tôi không biết nó đang ở đâu và tôi cảm thấy rất lo lắng”. “Lúc đầu tôi định chờ cho tới khi con gái đủ 12 tuổi sẽ cho phép nó sử dụng thiết bị liên lạc, nhưng sau khi cô bé mượn điện thoại của anh trai một ngày mà đã sử dụng rất thành thạo và tỏ ra thích thú, cuối cùng tôi đã đổi ý”.


Một lần con bé muốn đi bộ tới công viên để tham dự trại hè của trường cách nhà khoảng 1 cây số. Con bé đã nhắn tin cho tôi và tự đi trước. Khi đến công viên cô bé đã gặp phải một rắc rối. Nếu không có điện thoại, tôi đã không thể đến kịp để giúp con gái mình”.

tre-em-co-nen-dung-dien-thoai-di-dong

Trường hợp trên chỉ là một ví dụ tiêu biểu cho sự tiện lợi nếu như các em có điện thoại riêng nhưng:


Độ tuổi nào thì nên cho phép các em sử dụng điện thoại?


Việc sử dụng điện thoại vì mục đích an toàn cho trẻ sẽ giúp giảm bớt sự lo lắng cho các bậc phụ huynh, bởi họ không thể suốt ngày theo sát con cái mình. Hơn nữa trẻ em thường rất hiếu động, ưa khám phá, nghịch ngợm nhưng chưa ý thức nhiều về những việc mà chúng làm. Do đó, ít nhất họ cũng có thể kiểm soát được con mình ở đâu và làm gì.

Bên cạnh đó, các công nghệ tiên tiến trong điện thoại sẽ giúp ích nhiều cho khả năng học tập và khám phá của trẻ em. Trẻ em có thể cài đặt những tài liệu học tập một cách nhanh chóng dễ dàng hay xem những video, bộ phim tiếng anh để học thêm ngoại ngữ. Các trò chơi game mức độ vừa phải trên di động sẽ kích thích đến sự phát triển não bộ cũng như tăng khả năng tư duy của các em. Tuy nhiên cũng có nhiều bậc phụ huynh đã bác bỏ lại quan điểm tiện lợi đó và đưa ra những ảnh hưởng tiêu cực khi cho trẻ dùng điện thoại.

tre-em-co-nen-dung-dien-thoai-di-dong

Một giáo viên dạy học sinh trung học đồng thời cũng là một người làm cha đã đưa ra quan điểm của mình: “Dựa vào sự phát triển tự nhiên của trẻ nhỏ cùng với kinh nghiệm chuyên môn, tôi cho rằng các bậc phụ huynh không nên cho trẻ em sử dụng điện thoại di động trước 12 tuổi. Bởi vì ngày nay bọn trẻ tiếp cận và lạm dụng công nghệ rất nhanh chóng, từ đó các em sẽ có những hành động sử dụng không đúng mục đích. Kho âm nhạc, game, phim ảnh trên điện thoại quá phong phú khiến trẻ em chú tâm vào thế giới ảo nhiều hơn là việc học. Chính vì thế đã dẫn đến nhiều hành vi sai trái qua việc lợi dụng công nghệ để quay phim, chụp ảnh đưa lên mạng những thông tin sai lệch hay sống trong thế giới của thần tượng. Thậm chí coi điện thoại như một công cụ quay cop bài, và tính toán trong khi chúng phải học cách tính nhẩm bằng miệng, bằng tay”.


Trẻ em luôn mong muốn thậm chí vòi vĩnh bố mẹ để được mua một thiết bị giải trí di động như smartphone chẳng hạn. Giá thành của chiếc điện thoại bây giờ khá rẻ nên các cậu ấm, cô chiêu dễ dàng sở hữu một smartphone đầy đủ chức năng 3G, Wi-Fi, quay video hay xem phim trực tuyến. Nhưng số trẻ em biết cách sử dụng điện thoại đúng mục đích chỉ chiếm một phần rất nhỏ. Công nghệ tiên tiến của điện thoại giống như là “con dao hai lưỡi” dễ làm thay đổi lối sống của các em. Do đó các bậc cha mẹ cũng nên xem xét theo khía cạnh tác hại ảnh hưởng đến học tập của con em mình.


Có nên cấm đoán trẻ hay không?


Độ tuổi trung học là thời điểm các em bắt đầu bước vào giai đoạn tuổi dậy thì, do đó sẽ có những biến đổi về mặt tâm sinh lý phức tạp. Nếu như một đứa trẻ đã quen sử dụng điện thoại và bị cấm đoán thì rất có thể dẫn đến những hành vi chống đối, làm điều sai trái. Do đó, các phụ huynh cũng phải thật khéo léo, từ từ thuyết phục và giáo dục để các em hiểu.


Ở trường trẻ em dành nhiều thời gian bên bạn bè hơn là cạnh người lớn. Do đó, bạn bè có ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý, suy nghĩ cũng như hành vi sinh hoạt của trẻ. Khi thấy bạn bè có điện thoại thì tâm lý mong muốn sở hữu là điều đương nhiên. Nếu người lớn muốn trang bị điện thoại cho trẻ thì nên đặt ra các điều kiện và cần tuân theo một số hạn chế nhất định như: sự tôn trọng người lớn, không xao nhãng việc học và đảm bảo cân bằng với việc rèn luyện thể chất. 

tre-em-co-nen-dung-dien-thoai-di-dong

Một số quy tắc cơ bản nên áp dụng đó là:


- Thu lại điện thoại của trẻ sau 10 giờ tối và trong những ngày học ở trường. Trong trường hợp các em cần phải liên lạc với bố mẹ trong giờ học, thì có thể dùng điện thoại của trường học ở văn phòng giáo vụ.


- Kiểm tra nội quy trường học về việc sử dụng điện thoai. Vì đa số trường trung học cơ sở không cho phép sử dụng điện thoại di động nhưng vẫn có một số ngoại lệ.


Một số giải pháp “theo dõi” khi trẻ sử dụng điện thoại


Ngoài những nội quy trên, các bậc phụ huynh có thể tham khảo những cách dưới đây để có thể giám sát chặt chẽ hơn việc sử dụng các thiết bị cá nhân như máy tính và điện thoại của trẻ nhỏ.


1. Cài đặt phần mềm theo dõi trên máy tính gia đình khi bọn trẻ sử dụng. Phần mềm PC có tên gọi là “I am Big Brother” cho phép các bậc phụ huynh bí mật theo dõi email đến và đi, tin nhắn, chat, những website đã truy cập và có thể hơn thế nữa. Sau khi được tải về và cài đặt, phần mềm hoạt động ẩn và chỉ cha mẹ là người duy nhất được phép truy cập. Sản phẩm còn được gọi là “phần mềm kiểm soát” và có thể dễ dàng tải về từ mạng internet. Bên cạnh “I Am Big Brother” cũng có những phần mềm khác dành cho máy tính cá nhân khá phổ biến như “Family Cyber Alert” và “PC Tattletale”.

tre-em-co-nen-dung-dien-thoai-di-dong

2. Advanced Parental Control là một phần của phần mềm kiểm soát cho phép phụ huynh kiểm soát, giới hạn và giám sát trẻ sử dụng máy tính. Các bậc phụ huynh có thể kiểm soát lượng thời gian và thời điểm mà trẻ sử dụng máy tính, hạn chế việc sử dụng một số chương trình đặc biệt, chặn khóa truy cập những website không lành mạnh, tạo lịch trình đặt sẵn của từng nội dung. Bên cạnh quản lý truy cập, phần mềm còn ghi lại hoạt động bao gồm hình ảnh chụp màn hình đã xem, các phím bấm trên bàn phím.

tre-em-co-nen-dung-dien-thoai-di-dong

3. Cài đặt phần mềm theo dõi lên di động để kiểm soát trẻ em khi mà chúng bắt đầu sử dụng điện thoại. Đây là ứng dụng theo dõi dành cho smartphone mang tên mSPY sử dụng với các điện thoại Android và BlacBerry (ứng dụng này cũng có thể cài đặt trên iPhone nhưng với điều kiện máy đã được jailbreak). Phần mềm được hỗ trợ download rất dễ dàng, từ đó cha mẹ có thểm kiểm soát mọi hoạt động mà trẻ nhỏ thực hiện với điện thoại, bao gồm cả những tin nhắn.

tre-em-co-nen-dung-dien-thoai-di-dong

4. Khiếu nại và góp ý với các nhà cung cấp mạng di động để lựa chọn những gói cước hạn chế thời gian sử dụng điện thoại. Nếu các em không thực hiện đúng thì các bậc phụ huynh có thể cảnh báo thu lại điện thoại.


5. Phụ huynh nên cài đặt những thông báo nhắc nhở cho trẻ nhỏ khi chúng đi xa như trong các chuyến cắm trại hoặc picnic. Bên cạnh đó, các nhắc nhở cần thiết như làm việc nhà, về nhà ăn tối đúng giờ hay làm bài tập thực sự trở nên hữu ích.



Có nên cho trẻ dùng điện thoại đi dộng?

    Trong xã hội hiện đại ngày nay thì điện thoại di động là vật không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của mỗi người. Không chỉ có người lớn mới có nhu cầu sử dụng di động trong công việc, vui chơi, giải trí mà trẻ em cũng cần. Vậy trẻ cần điện thoại di động để làm gì? Liệu cho trẻ sử dụng điện thoại di dộng có ảnh hưởng gì hay không?

Tiện...

    Phần lớn phụ huynh sắm điện thoại cho trẻ vì mục đích an toàn, bởi họ không có nhiều thời gian để có thể bên cạnh chúng 24/24 giờ mỗi ngày. Trong khi đó, trẻ em thường năng động, ưa khám phá, lại không đủ khả năng nhận thức mọi vấn đề trong cuộc sống. Chính vì vậy, ít nhất chiếc điện thoại di động cũng giúp các bậc phụ huynh kiểm soát được con mình đang ở đâu và làm gì.

    Nhiều ý kiến vẫn cho rằng sắm điện thoại cho trẻ là rất tiện dụng và cần thiết. Khi trẻ có chiếc điện thoại trên tay cũng đồng nghĩa với việc có một thiết bị quản lý trẻ một cách hữu ích. Hơn nữa, giá của một chiếc điện thoại di động hiện nay không phải là quá đắt cho một tiện ích như vậy.

Nhưng chưa chắc lợi

    Thực tế cho thấy, trẻ em ngày nay đã quá lạm dụng vào điện thoại di động. Chúng không chỉ đơn thuần dùng điện thoại liên lạc mà còn vượt quá giới hạn kiểm soát của các bậc phụ huynh. Trong khi đó, các bậc phụ huynh thường khá dễ dãi khi đồng ý mua cho con mình một chiếc di động, và đa số họ sẽ chọn mẫu mã đẹp, đắt tiền và nhiều ứng dụng. Điều này hoàn toàn là do tâm lý chiều con nên rất ít người chọn mua điện thoại cho trẻ theo đúng chức năng thuần túy của nó là: nghe và gọi. Việc này hoàn toàn không có lợi!

    Mặt khác, ngoài việc có kiểu dáng phong phú và nhiều chức năng thì giá thành điện thoại lại tương đối rẻ. Chỉ trên dưới 1.000.000đ, một chiếc điện thoại hiện nay đã được trang bị những tính năng rất cơ bản như nghe nhạc, xem phim, chụp ảnh… Tiếc rằng những chiếc di động trong tay trẻ không chỉ nghe nhạc, chụp ảnh hay quay phim đơn thuần, mà tiện ích này còn “bắc thang” cho các hành vi không hay khác của giới trẻ. Những chức năng phụ này của điện thoại di động có tính chất gây nghiện mà không dễ gì từ bỏ được đối với những đứa trẻ mới lớn.

    Chẳng hạn, trẻ có thể tha hồ nói năng thô lỗ với bất cứ ai mà chúng ghét thông qua truy cập internet trên điện thoại, mà không hề nhận biết được đó là hành vi sai trái. Tiếp đó là hàng loạt bức ảnh, video tự quay từ điện thoại di động được đưa lên các diễn đàn, mạng xã hội, hoặc thậm chí là những website có nội dung không lành mạnh. Điều đó có ảnh hưởng rất lớn trong việc đánh giá nhận thức cũng như lối sống của giới trẻ.

    Thực tế cho thấy, điện thoại di động đang vô tình khiến trẻ muốn thực hiện những hành vi không đáng khích lệ, điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến tâm sinh lý tuổi mới lớn. Nếu chúng ta không kiểm soát được các hành vi này thì liệu những mầm xanh ấy sẽ đi về đâu? Thế nhưng, trong những trường hợp cần thiết thì cha mẹ vẫn có thể trang bị cho trẻ một chiếc điện thoại để tiện liên lạc, nhưng cần phải thật cân nhắc khi chọn lựa.

Vậy ở tuổi nào các bậc cha mẹ có thể cho trẻ sử dụng điện thoại di động?

    Đây là câu hỏi mà nhiều bậc cha mẹ đang trăn trở bởi bên cạnh việc họ có thể kiểm soát con cái thì lại kéo theo nhiều mối quan hệ mà bạn không thể biết.

Tuổi nào thích hợp?

     Khi nào một đứa trẻ có thể sẵn sàng chịu trách nhiệm về việc dùng điện thoại di động? Thực sự là không thể có một câu trả lời cuối cùng. Nhưng điện thoại di động không chỉ là chiếc máy thu phát tín hiệu cầm tay dùng để liên lạc, chúng còn có thể giúp trẻ quay copy bài trong các kỳ thi hay sử dụng như một máy tính tiện lợi trong khi đáng ra trẻ phải tự học cách tính.

    Vì thế, bạn nghĩ rằng cần phải sắm cho con một chiếc điện thoại cầm tay thì bạn cần phải biết chắc chắn rằng con bạn sử dụng chúng đúng mục đích.

 Ngoài ra, đối với 1 số trẻ, việc bảo quản và giữ gìn điện thoại di động là rất đơn giản. Trong khi một số khác thì lại không hề ý thức được điều này.

    Hơn thế, trong khi nhiều bậc cha mẹ chọn điện thoại di động như một phương tiện kết nối gia đình thì một số cha mẹ khác không nghĩ vậy. Bởi theo họ, điều này sẽ giúp tạo ra lối sống có kế hoạch và kỷ luật. Ví như vì trẻ hiểu rõ là mình sẽ đi đâu nên sẽ xin phép bố mẹ trước khi đi….

Dùng điện thoại di động cũng cần có nguyên tắc

     Cũng như bất kỳ quyền lợi nào, cho trẻ dùng điện thoại di động cũng cần phải có những nguyên tắc nhất định.

     Ở các trường học thường ghi rất rõ quy định việc sử dụng điện thoại di động của trẻ. Ví như phải tắt máy khi đang ngồi học hoặc không được mang theo điện thoại di động khi đến trường.

    Tương tự, trẻ cũng cần tuân thủ nguyên tắc này khi ở nhà. Ví như: không dùng điện thoại để vào mạng, tắt máy khi ăn tối cùng gia đình và chỉ được sử dụng máy trong thời gian từ 9h sáng tới 9h tối.

    Tuy nhiên, đừng đánh mất sự ngây thơ của trẻ khi chiều theo những đòi hỏi không thật sự cần thiết. Vì vậy, các bậc cha mẹ nên cân nhắc thật kỹ trước khi quyết định cho trẻ sử dụng điện thoại di động.


Những mối nguy hại của di động với sức khỏe trẻ em?

Điện thoại di động được thiết kế để truyền sóng vô tuyến (một hình thức của bức xạ không ion hóa) nhằm tìm ra một tín hiệu. Khi những đợt sóng này di chuyển sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của người dùng, đặc biệt là não bộ.

Khi các đợt sóng dò tín hiệu này diễn ra, chúng tác động tới các mô của cơ thể. Điều này có khả năng làm tăng nguy cơ ung thư não.

Theo một báo cáo năm 2000 của Sở Y tế Anh cho biết, trẻ em không nên sử dụng điện thoại di động, ngoại trừ trong trường hợp khẩn cấp. Năm 2008, Sở Y tế Thụy Điển cũng cảnh báo trẻ em sử dụng điện thoại di động có khả năng dễ phát triển u thần kinh đệm và các bệnh ung thư khác.

Đầu năm 2012, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng cảnh báo, điện thoại di động có thể gây ung thư. Tuy nhiên, những mối nguy hiểm dài hạn của điện thoại di động với sức khỏe trẻ em vẫn còn đang được tiếp tục theo dõi.

Trẻ em có nguy cơ nhận tác hại khi dùng di động cao hơn người lớn?

Theo nghiên cứu được công bố vào tháng 10 năm nay của Tạp chí Y học Anh, trẻ em hấp thụ bức xạ từ điện thoại di động nhiều hơn đáng kể so với những nghiên cứu đã được công bố trước đây.

Nguyên nhân là do trẻ em có đầu nhỏ hơn và xương sọ mỏng hơn so với người lớn. Điều này khiến tủy xương của trẻ có thể hấp thụ gấp 10 lần bức xạ của một người lớn.

Do đó, chưa cần biết điện thoại di động có nhiều nguy hiểm cho trẻ em đến thế nào nhưng chúng ta phải thận trọng khi cho trẻ được sử dụng điện thoại di động cho đến khi nghiên cứu có kết luận rõ ràng.


Lời khuyên giúp trẻ hạn chế nói chuyện điện thoại di động

Nếu con bạn quả thật rất cần phải sử dụng điện thoại di động để liên lạc, thì sau 12 tuổi bạn mới cho con sử dụng nhé. Và khi sử dụng điện thoại di động, bạn cần nhắc nhở con bạn những điều sau:

- Thay vì nhắn tin hay gọi điện cho bạn bè, bạn khuyên con hãy viết email, thư tay, lời nhắn nhủ...

- Hạn chế việc sử dụng điện thoại di động hoặc chỉ cho phép con sử dụng trong trường hợp khẩn cấp

- Luôn luôn sử dụng loa ngoài hoặc giữ điện thoại ở khoảng cách xa đầu của trẻ khi trẻ đang nói chuyện.


Tham khảo thêm
Lợi – hại khi cho bé chơi đồ chơi công nghệ


Trẻ em dưới 5 tuổi như một tờ giấy trắng, điều quan trọng là trang bị nền tảng kiến thức cho các bé. Hãy sáng suốt trong việc lựa chọn đồ chơi và hướng dẫn trẻ chơi một cách khoa học, hợp lý.

Ăn giỏi chơi ngoan

Giữa thế giới đồ chơi Trung Quốc bạt ngàn về kiểu dáng, tính năng, màu sắc nhưng có nhiều nghi vấn về chất lượng, đồ chơi Việt Nam thì ít chủng loại và thiếu sáng tạo, nhiều phụ huynh đã không ngần ngại đầu tư máy tính bảng, điện thoại thông minh, đa tính năng cho con vui chơi. Với nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đồ chơi công nghệ vừa là thiết bị phục vụ cho bố mẹ, lại vừa có sức hấp dẫn đặc biệt với con trẻ.

Từ khi đổi sang chiếc Iphone 4s, anh Đức (Khâm Thiên, Hà Nội) không thấy con đòi mua đồ chơi mới. Hễ thấy bố về nhà là cu Tom lân la hỏi mượn điện thoại và ngoan ngoãn ngồi chơi game. Cả đống đồ chơi xếp xó góc nhà lâu nay, Tom không hề động tới. Mỗi lần ngồi cà phê với bạn hay làm việc ở nhà, chỉ cần đưa chiếc Iphone cho con là anh có thể ngồi chuyện trò hàng giờ hay yên tâm tập trung vào công việc mà không bị quấy rầy hay lo lắng con “chơi linh tinh”.

Ảnh minh họa.

Khác với đồ chơi truyền thống, phụ huynh lựa chọn các thết bị công nghệ với kho ứng dụng khổng lồ của App Store, Google Play bởi chúng có thể giúp trẻ liên tục thay đổi trò chơi mà không nhàm chán. Đồng thời nhiều người tin rằng các trò chơi, ứng dụng trong đó giúp con cải thiện tư duy, nâng cao trí thông minh, tăng khả năng phản ứng… Những đồ chơi như ô tô, máy bay, bé chỉ chơi vài ngày là chán. Nhưng với Iphone, Ipad, hầu như trẻ nào cũng say sưa khám phá hết trò này đến trò khác. Chúng còn trở thành vũ khí lợi hại dỗ trẻ ăn.

Tiếp xúc với các trò chơi trên các thiết bị công nghệ giúp trẻ sớm có hiểu biết về công nghệ thông tin, mở rộng nhận thức. Thực tế, một số trò chơi trong Iphone, Ipad, SmartPhone giúp trẻ nâng cao trí não. Chẳng hạn như khi chơi trò chém hoa quả, khả năng phản ứng của trẻ được cải thiện đáng kể, trò Angry Bird giúp trẻ tìm cách phối hợp giữa sức lực và phương hướng…

Một số bậc phụ huynh cho biết, sử dụng máy tính bảng cho con tập tô chữ, vẽ tranh, đánh vần, nhận biết kiến thức tự nhiên qua hình ảnh dễ dàng hơn nhiều so với dùng sách, truyện hay tranh ảnh giấy như trước; và trẻ cũng hứng thú hơn. Do đó, nhiều gia đình sẵn sàng đầu tư loại thiết bị này như một phương tiện bổ trợ hữu hiệu trong việc rèn con chơi và học tại nhà.

… Nhưng quên vận động

Không thể phủ nhận sức hấp dẫn đặc biệt của các điện thoại thông minh, máy tính bảng đối với trẻ con. Tuy nhiên, vấn đề đáng lo ngai là trẻ rất dễ nghiện Iphone, Ipad, SmartPhone… đến mức một số bố mẹ còn phải “vật vã” mãi mới có thể cai nghiện được cho con.

ThS. Phạm Đức Chuẩn, Trung tâm nghiên cứu Tâm lý và Tâm bệnh lý trẻ em cho biết: “Trường hợp trẻ nghiện chơi điện thoại, máy tính bảng xảy ra chủ yếu ở những gia đình có điều kiện khá giả, bố mẹ thường xuyên vắng nhà. Với những trẻ này, khi được bảo mở máy tính, vào mạng trẻ thao tác rất nhanh, nói chuyện game thì vô cùng háo hức nhưng bắt học hành và tập các kỹ năng khác lại không biết gì hoặc chậm so với bạn cùng lứa tuổi, hay tỏ thái độ không hứng thú. Mải chơi game. Ngay cả bố mẹ, ông bà, người thân, bạn bè các bé cũng không muốn trò chuyện.”

Các chuyên gia cảnh báo nếu nghiện game, nghiện Internet sẽ dẫn đến suy giảm trí lực ở trẻ nhỏ. Thời gian lên mạng càng nhiều thì thời gian giao lưu, tham gia các hoạt động xã hội, tiếp xúc trực tiếp với thế giới xung quanh càng bị thu hẹp. Xa hơn nữa, trẻ còn có thể mắc chứng ngại giao tiếp, tự kỷ, khiếm khuyết khi trưởng thành do chỉ say mê Iphone, Ipad. Các trò chơi trên điện thoại, máy tính bảng thu hút toàn bộ khả năng tập trung của trẻ vào màn hình mà không quan tâm đến những gì diễn ra xung quanh. Do đó, nó có thể làm giảm hứng thú của trẻ với thế giới chân thực ngoài đời.

Kỳ nghỉ hè vừa qua của cơ quan chị Liên (Tây Sơn, Hà Nội), hầu hết các gia đình đều cho con đi cùng. Các bé đều sàn sàn tuổi nhau nên nhanh chóng hòa nhập và chơi đùa vui vẻ. Tuy nhiên, khi bé Thảo Linh, con gái chị Liên lôi chiếc Ipad ra chơi trò chém hoa quả thì lần lượt các bé đều đòi bố mẹ lấy Ipad, Iphone, SmartPhone… ra chơi game. Mỗi đứa một góc, mắt say sưa không rời màn hình, một tay cầm, một tay liên tục chạm màn hình. Có bé mải chơi, ngồi mãi một tư thế đến mức chân tê cứng không thể đứng dậy. Rõ ràng sức hút của game đã chiếm hết quỹ thời gian chạy nhảy, vui đùa ngoài trời của trẻ. Từ đó, trẻ bị hạn chế các kỹ năng xã hội và ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp, ứng xử với thế giới bên ngoài.

Ngoài ra, nhiều nghiên cứu cho rằng việc đóng khung trong các trò chơi trên thiết bị công nghệ số cũng làm ảnh hưởng đến khả năng tưởng tượng và làm suy giảm thị lực của trẻ. Theo bác sĩ Liên, trưởng khoa Nhi, BV. Xanh Pôn: “Chơi Iphone, Ipad cũng giống như xem tivi, máy tính, chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến thị lực, gây mỏi mắt. Các bậc phụ huynh nên kiểm soát thời gian tiếp xúc của trẻ với các thiết bị điện tử này không được vượt quá 2 tiếng mỗi ngày.”

Theo ThS. Phạm Đức Chuẩn, trẻ em dưới 5 tuổi như một tờ giấy trắng, điều quan trọng là trang bị nền tảng kiến thức cho các cháu. Ở giai đoạn này, nếu để trẻ tiếp xúc không chọn lọc thì lớn lên rất khó cài các kiến thức vào trí nhớ trẻ. Nếu bố mẹ không kiểm soát thời gian và nội dung các trò chơi trên điện thoại, máy tính bảng; để trẻ chơi quá nhiều, bé sẽ gặp khó khăn trong học nói, diễn đạt, đánh vần, viết chữ khi bắt đầu đến trường.

Ngoài ra, điều nguy hiểm là nhiều phụ huynh còn tỏ ra tự hào khi thấy con cái sử dụng thành thạo Iphone, Ipad. Và khi phát hiện con đã “nghiện” thiết bị công nghệ, các bậc phụ huynh lại đưa ra cách giải quyết rất cực đoan đó là cấm hoàn toàn. Cần phải xem xét kỹ trẻ đã chơi bao nhiêu lâu mỗi ngày, chơi những loại game gì để có phương pháp điều chỉnh dần dần. Giảm bớt thời gian chơi hoặc cấm trò này thì phải hướng trẻ đến cách vui chơi khác như đưa trẻ đi xem phim, dã ngoại, vui chơi ngoài trời.


Có nên cho con học Tiếng Anh sớm
Nuôi dạy trẻ kiểu Nhật cho bé thông minh
Có nên cho trẻ tiền tiêu vặt
Dạy con tự lập
Khi nào nên cho trẻ ăn cơm?
Kinh nghiệm cho bé đi học mẫu giáo


(st)


Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
trò chơi điện tử có gì mà các học sinh luôn đăỵ nó lên hàng đầu zậy?
hơn 1 tháng trước - Thích (6) - Trả lời
Không chỉ bọn trẻ mà cả "bọn trẻ lớn" dính vào cũng nghiện nữa là
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý