Bệnh trĩ là một loại bệnh của mạch máu tĩnh mạch. Khi tĩnh mạch hậu môn hoạt động kém máu đi đến đây sẽ không lưu thông được, ứ đọng làm cho tĩnh mạch giãn, phình ra. Nguyên nhân gây bệnh trĩ thì nhiều những chủ yếu vẫn là do nóng trong, táo bón, đây cũng là yếu tố làm cho bệnh trĩ phát triển nhanh chóng.Vì vậy đối với người bị bệnh trĩ cần điều chỉnh thói quen ăn uống sinh hoạt hợp lý, hài hòa để hạn chế bệnh phát triển.
Người mắc bệnh trĩ, ngoài việc điều trị theo đơn của bác sĩ, việc ăn uống rất có giá trị trong điều trị hỗ trợ bệnh trĩ. Nên dùng những thực phẩm giàu dinh dưỡng, dùng nhiều rau, chất xơ như ăn cam, quýt – ăn cả múi; ruốc thịt (có nhiều chất xơ).
Một số loại rau có tính nhuận tràng tốt như rau lang, rau mồng tơi, rau đay, rau dền nên dùng nấu canh ăn thường xuyên rất tốt cho người bệnh trĩ.
Chuối cũng là loại quả có giá trị nhuận tràng tốt, sau mỗi bữa ăn nên dùng một quả chuối, hoặc ăn ít dưa hấu.
Củ khoai lang cũng có công dụng nhuận tràng tốt, nên ăn thêm vào các bữa ăn phụ.
Do bệnh trĩ gây mất máu mạn tính nên người bệnh dễ bị thiếu máu, vì vậy nên dùng một số loại rau có chứa nhiều chất sắt như: rau cần, mộc nhĩ đen (nấm mèo đen), vừng…
Kết hợp với việc ăn uống, người bị bệnh trĩ cần uống thêm nhiều nước. Ngoài ra cần siêng năng vận động, không nên ngồi lâu một chỗ, nhất là những người làm việc văn phòng, thợ may, người ngồi nhiều với máy tính…, hằng ngày nên tập thể dục nhẹ nhàng…
Người mắc bệnh trĩ nên hạn chế ăn muối và kiêng các chất gia vị cay, nóng, cà phê, rượu, những thực phẩm chứa chất cafein. Muối có khuynh hướng giữ nước lại trong cơ thể, làm các tế bào và mạch máu trương căng ra, làm nặng hơn triệu chứng trĩ. Những gia vị cay, nóng và chất kích thích thường tạo cảm giác khó chịu khi phân đi qua hậu môn.
NHỮNG MẸO HAY DÀNH CHO NGƯỜI MẮC BỆNH TRĨ
(Tribenhtri.vn) Trĩ là một bệnh rất phổ biến, khoảng 25% dân số mắc bệnh này. Ðối với hầu hết mọi người, thuật ngữ trĩ nói lên một bệnh lý gây đau đớn liên quan đến hậu môn. Do vị trí đặc biệt của nó, mà người ta thường hay xấu hổ và sợ khi phải đi đến khám bệnh này. Trong khi đó trĩ là một bệnh thường gây đau, khó chịu và làm giảm chất lượng cuộc sống.
Trĩ là một bệnh rất phổ biến, khoảng 25% dân số mắc bệnh này. Ðối với hầu hết mọi người, thuật ngữ trĩ nói lên một bệnh lý gây đau đớn liên quan đến hậu môn. Do vị trí đặc biệt của nó, mà người ta thường hay xấu hổ và sợ khi phải đi đến khám bệnh này. Trong khi đó trĩ là một bệnh thường gây đau, khó chịu và làm giảm chất lượng cuộc sống.
Trĩ nằm ở phần trên của ống hậu môn. ống hậu môn dài 3-4 cm và nó nằm ở giữa trực tràng và da quanh hậu môn. Trĩ nội nằm ở vùng dưới niêm mạc giữa niêm mạc của ống hậu môn và cơ thắt trong. Nguyên nhân gây đến bệnh trĩ do quá trình thoái hóa dây chằng treo và sự rối loạn chức năng của các shunt (cầu nối) động mạch và tĩnh mạch của mao mạch trĩ. Các yếu tố hay còn gọi là các tác nhân gây bệnh trĩ thường là tiêu chẩy, táo bón, sinh đẻ, thai kỳ. Có một số yếu tố khác cũng có thể gây bệnh trĩ như: sử dụng quá mức thuốc nhuận tràng, thói quen ăn uống ít chất xơ, ăn ít rau, hoa quả. Hoặc một số thức ăn cũng gây nên bệnh trĩ như: uống nhiều rượu, thức ăn nhiều gia vị, và chất kích thích đại tràng như cà phê, hạt tiêu, ớt… Những người có tăng axid uric máu, tăng cholesterol, triglycerid máu có nguy cơ bị bệnh trĩ cao hơn người không tăng các thành phần trên. Một số môn thể thao như cưỡi ngựa, đua xe, đi xe đạp, lái xe và nghề phi công cũng là những yếu tố gợi ý .
Các triệu chứng thông thường nhất thúc giục bệnh nhân đến hỏi thầy thuốc là khi họ thấy đau rát hậu môn, sưng ngứa hậu môn, rỉ nước gây khó chịu và đôi khi chẩy máu nhiều làm bệnh nhân hốt hoảng, có thể có rối loạn đi tiêu…
Câu hỏi đặt ra là làm thế nào để điều trị được bệnh trĩ?
Có 2 phương pháp: thứ nhất là bằng con đường ngoại khoa tức là dùng dao kéo, bằng phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ nhưng chỉ được chỉ định từ 5 đến 10% số bệnh nhân. Thứ hai là chủ yếu điều trị bằng phương pháp nội khoa vì nó có hiệu quả hơn là bằng cách cải thiện lối sống và ăn uống. Các bác sĩ khuyên những bệnh nhân bị trĩ hàng ngày nên vệ sinh tại chỗ điều độ ít nhất 1 hoặc 2 lần. Tránh táo bón bằng cách dùng thuốc nhuận tràng để cải thiện nước trong phân và làm trơn. Nhưng không được dùng loại thuốc nhuận tràng gây kích thích quá.
Chế độ ăn cho người bị bệnh trĩ cần tránh các chất kích thích đại tràng như cà phê, trà đặc… Nên tránh thức ăn nhiều gia vị và không uống rượu. Ngược lại người bị bệnh trĩ thì cần uống nước đầy đủ và nên uống nước lạnh vào mỗi sáng để kích thích đi tiêu. Họ cũng cần một chế độ ăn uống trung bình vài bữa rau trong ngày gồm có: nhiều rau tươi, nhiều trái cây tươi, uống đủ nước, một ngày phải uống từ 1,5 đến 2 lít, nên uống nhiều nước trái cây, nước rau quả, súp rau…
Thuốc điều trị trĩ nhằm làm tăng trương lực tĩnh mạch, bảo vệ vi tuần hoàn, giảm tình trạng viêm tại chỗ… Người ta có thể dùng Daflon để điều trị cơn trĩ cấp và mạn tính vì nó có tác dụng co tĩnh mạch tác dụng cải thiện vi tuần hoàn tốt, tăng trương lực tĩnh mạch, bình thường hóa tính thấm mao mạch, giảm đau và viêm tại chỗ. Tuy nhiên, muốn điều trị bạn phải đến khám và có chỉ định của thầy thuốc.
Ngoài ra các bạn nên vận động thể lực, chơi một số môn thể thao như bơi lội, thể dục nhẹ nhàng mỗi ngày đều đặn 30 phút điều đó sẽ giúp bạn chóng lành bệnh.
Thực phẩm cho người bệnh trĩ
Bệnh trĩ là tình trạng các tĩnh mạch ở vùng hậu môn bị giãn quá mức. Đây là bệnh rất phổ biến, đứng hàng đầu trong các bệnh lý vùng hậu môn đến nhập viện.
|
Người bị bệnh trĩ cần điều chỉnh thói quen ăn uống sinh hoạt hợp lý, hài hòa để hạn chế bệnh phát triển. Sau đây là một số loại thực phẩm dành cho người mắc bệnh này.
Nước trái cây. Đặc biệt là nước của các loại quả mọng có màu đậm sẽ giúp ích cho người bị bệnh trĩ. Anh đào, dâu đen và dâu xanh chứa các chất anthocyanin và proanthocyanidin vốn có thể làm giảm đau sưng do bệnh trĩ gây ra bằng cách củng cố các tĩnh mạch trĩ. Uống ít nhất 1 ly nước trái cây hỗn hợp nói trên mỗi ngày.
Thực phẩm nhiều chất sắt. Do bệnh trĩ gây mất máu mãn tính nên người bệnh dễ bị thiếu máu. Thực phẩm nhiều chất sắt sẽ giúp cơ thể tạo máu và cung cấp nguồn sắt dự trữ để sử dụng khi cần. Những loại thực phẩm chứa nhiều chất sắt bao gồm gan gà, cua hấp, cá ngừ, mận, mơ khô, nho khô, hạt hướng dương, hạt điều, hạnh nhân, mè, khoai tây luộc, rau bó xôi, bông cải xanh nấu chín, dưa đỏ...
Gừng, tỏi, củ hành. Bổ sung 3 loại củ này vào chế độ ăn của bạn. Mỗi loại củ này giúp phân hủy fibrin. Fibrin giúp khắc phục thương tổn ở mô, nội tạng và động mạch. Tuy nhiên, cần lưu ý là dư thừa chất này có thể gây viêm ở động và tĩnh mạch, đặc biệt là khu vực hậu môn.
|
Các loại dầu. Trong mỗi bữa ăn, nên dùng dầu ô liu, dầu lanh và giấm táo trong món rau trộn. Trong món súp hay bất kỳ món ăn nào thích hợp, hãy dùng dầu ô liu và dầu lanh. Vào cuối mỗi bữa ăn nên uống bổ sung dầu cá, đây là một trong những loại dầu quan trọng nhất cần dùng thường xuyên.
Ngoài ra, người mắc bệnh trĩ nên hạn chế ăn muối do nó có khuynh hướng giữ nước lại trong cơ thể, khiến cho các tế bào và mạch máu trương căng, làm trầm trọng hơn các triệu chứng bệnh trĩ. Cũng nên siêng năng vận động, không ngồi lâu một chỗ - nhất là những người làm việc văn phòng, thợ may, người ngồi nhiều với máy tính... Hằng ngày nên tập thể dục nhẹ nhàng.
LỜI KHUYÊN KHI BỊ BỆNH TRĨ
Những kiến thức chuyên môn dưới đây có thể giúp bạn tiêu trừ hoặc làm giảm bớt nỗi đau khổ vì bệnh trĩ
Khi lỡ mang chứng bệnh trĩ, người bệnh thường cảm thấy khó chịu, nhất là những lúc ngồi trong toilet. Để khắc phục tình trạng trên, bạn có thể tham khảo những điều sau.
Chú trọng về ăn uống
- Uống nhiều nước và ăn thức ăn có nhiều chất xơ. Khi bạn ăn uống như vậy, phân sẽ lỏng hơn. Bạn thường chỉ khó chịu khi phân quá cứng, đặc.
- Hạn chế ăn muối và kiêng các chất gia vị cay, nóng, cà phê, rượu, những thực phẩm chứa chất cafein. Muối có khuynh hướng giữ nước lại trong cơ thể, làm các tế bào và mạch máu trương căng, nặng hơn triệu chứng trĩ. Những gia vị cay, nóng và chất kích thích thường tạo cảm giác khó chịu khi phân đi qua hậu môn.
Đừng rặn, khiêng nặng
Hành động rặn sẽ làm trĩ ló ra ngoài hậu môn nhiều hơn. Tương tự, bạn cũng sẽ phải gồng lên khi khiêng một vật nặng như tủ lạnh, bàn ghế… Trĩ thường xuất hiện do những tĩnh mạch bị trương căng lên. Hành động gồng hay rặn làm cao áp huyết trong các mạch máu và làm trương căng chỗ trĩ nhiều hơn nữa. Lưu ý, nếu bạn chưa bị trĩ, hành động gồng hay rặn có thể khiến bạn mắc bệnh.
Táo bón lâu ngày gây bệnh trĩ. |
Người mập và có thai dễ bị bệnh trĩ hơn
Trọng lượng và sức nặng của bào thai tạo ra một áp suất đè lên các tế bào và mạch máu tại hậu môn, dễ tạo bệnh. Nếu bạn quá nặng cân, hãy giảm ăn và tập thể thao để giảm cân. Nếu bạn đang mang thai, nên nằm nghiêng về bên trái nhiều (20 phút trong 4 giờ). Hành động này làm giảm bớt sức ép của bào thai trên tĩnh mạch hậu môn.
Công dụng của kem thoa trĩ (Protolog)
Các loại kem thoa trĩ (hemorrhoid cream) có bán tự do tại các tiệm thuốc Tây. Kem này thường có công dụng làm cho chỗ trĩ không đau đớn khi thoa vào. Kem chỉ có công dụng giảm đau trong một lúc, không phải là thuốc trị bệnh.
Nên rửa hậu môn sau khi đi vệ sinh
Thông thường, việc rửa sẽ làm hậu môn sạch hơn là lau bằng giấy. Khi bạn bị trĩ, việc lau chùi bằng giấy thường gây đau đớn. Nếu không thích rửa, hãy chùi bằng loại giấy lau mặt bán trong hộp loại giữ ẩm (moisturized facial tissue), nó sẽ ít làm trầy chỗ trĩ hơn. Phải dùng giấy lau mặt vì hiện trên thị trường không có loại giấy vệ sinh có giữ ẩm - moisturized toilet tissue).
Ngâm nước ấm
Việc ngâm nước muối ấm (15 phút mỗi ngày) thường xoa dịu được cơn đau của trĩ và làm trĩ bớt sưng lên. Bác sĩ Byron tại Louisiana (Mỹ) xác nhận như vậy dựa theo kinh nghiệm chẩn trị nhiều năm. Bạn có thể xả nước ấm trong bồn tắm vừa đủ ngập qua hậu môn rồi ngồi bó gối hay ngồi chồm hỗm trong bồn cho đến khi hết đau.
Chế độ sinh hoạt
Hết sức tránh đứng lâu, ngồi lâu, không nên ngồi xổm vì có thể ảnh hưởng đến sự tuần hoàn máu ở khoang xương chậu làm cho ứ máu tại các tĩnh mạch trĩ. Bạn nên dùng hố xí bệt, tăng cường hoạt động thể lực, đặc biệt là vận động cơ bắp. Tùy theo sở thích của mỗi người mà lựa chọn một hay hai môn thể thao yêu thích, kiên trì tập luyện trong một thời gian dài. Bơi lội là một trong những môn thể thao rất hữu ích cho việc phòng ngừa bệnh trĩ. Ngoài ra, chạy chậm và đi bộ đều có tác dụng phòng ngừa ở các mức độ khác nhau. Nên tập thói quen đi đại tiện đúng giờ, tốt nhất mỗi ngày nên đi một lần. Hạn chế sinh hoạt tình dục khi có các biểu hiện của bệnh trĩ.
Biện pháp không dùng thuốc
Tập khí công: có thể áp dụng các phương pháp như:
- Đứng thẳng, khớp gối duỗi thẳng, đặt hai bàn tay ôm lấy khớp gối, đồng thời nhíu hậu môn co lên, giữ càng lâu càng tốt, mỗi ngày tập 2 lần
- Có thể nằm, ngồi hoặc đứng, dùng ý niệm để co thót hậu môn hoặc thả lỏng hậu môn. Khi hít vào thì co thót hậu môn, khi thở ra thì thả lỏng hậu môn, mỗi ngày tập 2 lần, mỗi lần khoảng 20 lần.
- Toàn thân thả lỏng, tưởng tượng có một khối khí nhỏ ở giữa bụng, đẩy khối khí này quay quanh rốn 36 vòng theo chiều kim đồng hồ, rồi nhập vào đan điền. Làm liên tục 3 lần như vậy, chú ý giữ ý niệm ở đan điền khoảng 3 phút, thời gian mỗi lần tập khoảng 15 phút, mỗi ngày tập hai lần.
Sử dụng An Trĩ Vương để phòng & chữa bệnh trĩ trong những trường hợp sau:
- Trĩ nội độ 1, 2: Uống An Trĩ Vương với liều 9 viên một ngày từ 2 đến 4 tuần, sau đó giảm dần liều xuống 6 viên một ngày trong 2-4 tuần tiếp theo, duy trì và củng cố tránh tái phát với liều 4 viên một ngày trong vòng 4 tuần cuối.
- Trĩ nội độ 3, trĩ ngoại, trĩ hỗn hợp: Uống An Trĩ Vương với liều 9 viên một ngày trong 2 tháng, sau đó giảm dần liều xuống 6 viên một ngày trong 2 tháng tiếp theo, duy trì và củng cố tránh tái phát với liều 4 viên một ngày trong vòng 2 tháng cuối.
- Trĩ nội độ 4: bạn nên phẫu thuật để loại bỏ búi trĩ, sau đó sử dụng An Trĩ Vương với liều duy trì 4-9 viên một ngày trong vòng 1-2 tháng để hồi phục chức năng hậu môn và đỡ đau khi đi vệ sinh sau phẫu thuật, củng cố và tránh tái phát.
BÀI THUỐC ĐƠN GIẢN CHỮA BỆNH TRĨ
Khi bị trĩ, người bệnh thường xuất hiện các triệu chứng: chảy máu gây thiếu máu trầm trọng, sa trĩ gây sưng vù, chảy máu, bầm tím, nghẹt hậu môn rất khó chịu
Trĩ là bệnh phổ biến hàng đầu trong các bệnh lý liên quan đến đường hậu môn. Bệnh này chủ yếu do dãn quá mức các đám rối tĩnh mạch hậu môn, trực tràng.
Dễ biến chứng nặng
Bệnh trĩ được chia thành các loại trĩ ngoại, trĩ nội và trĩ hỗn hợp. Trĩ hỗn hợp thường xảy ra do các nguyên nhân như thành tĩnh mạch mỏng, không tiết chế ăn uống, nội nhiệt chạy xuống phía dưới bức ép đại tràng; ngồi lâu, gánh nặng, đi đường xa khiến máu không thông suốt. Bệnh có thể dẫn đến nhiễm trùng trĩ, nghẽn mạch (cục máu đông trong túi búi trĩ), sa và nghẽn các búi trĩ, rò hậu môn. Bệnh càng kéo dài càng gây nhiều biến chứng nguy hiểm.
Táo đỏ và mộc nhĩ là nguyên liệu được đông y sử dụng chế biến món ăn cho người bệnh trĩ. Ảnh: XUÂN THẢO
Khi bị trĩ, người bệnh thường xuất hiện các triệu chứng: chảy máu gây thiếu máu trầm trọng; sa trĩ, tức là trĩ lòi ra ngoài thành búi hoặc thành vòng gây sưng vù, chảy máu, bầm tím, nghẹt hậu môn rất khó chịu; trĩ bị tắc nghẽn do cục máu đông tụ lại làm búi trĩ sưng to rất đau, căng bóng; trĩ bị viêm nhiễm làm nóng rát, ngứa ngáy, khó chịu ở hậu môn, khám thấy búi trĩ phù nề sưng to.
Món ăn chữa bệnh trĩ
Với người mắc bệnh trĩ, cần sử dụng các món ăn là dược thiện sau đây để hỗ trợ điều trị và dự phòng, vừa hiệu quả mà vừa an toàn:
- Mộc nhĩ đen nấu táo đỏ: Nguyên liệu gồm 15 g mộc nhĩ đen, 20 quả táo đỏ. Cho mộc nhĩ đen và táo đỏ vào nồi đất, nấu chín với lượng nước vừa phải. Mỗi ngày dùng một lần, dùng liền nhiều ngày sẽ có công hiệu dưỡng huyết, hòa huyết, cầm máu.
- Gốc rau dền nấu đại tràng heo: Nguyên liệu gồm 100 g gốc rau dền rửa sạch, xắt khúc;
150 g đại tràng heo. Tất cả cho vào nồi nấu trong 2 giờ với lượng nước vừa phải. Sau đó, gắp gốc rau dền ra, cho thêm lượng muối vừa ăn vào nồi nước rồi ăn xác, uống nước. Đây là món giúp thanh nhiệt, giải độc, tiêu sưng, tiêu viêm.
- Hoa hòe nhồi đại tràng heo: Lấy 20 g hoa hòe nhồi vào đại tràng heo đã rửa sạch, dùng dây buộc chặt hai đầu đại tràng và luộc chín với lượng nước vừa phải, cho thêm gia vị vừa ăn. Món ăn này có tác dụng thanh nhiệt, cầm máu.
- Chè nhân sâm hạt sen: Dùng 10 g nhân sâm trắng, 15 g hạt sen, 30 g đường phèn. Cho nhân sâm trắng và hạt sen (đã bỏ tim sen) vào chén, ngâm với lượng nước vừa phải cho nở, thêm đường phèn, hấp cách thủy khoảng 1 giờ. Người bệnh nên dùng đều đặn trong bữa ăn sáng và tối.
BỆNH TRĨ KHÔNG KHÓ NGỪA
Người mắc bệnh trĩ nên điều chỉnh thói quen ăn uống theo hướng tránh các chất kích thích như cà phê, rượu, trà đậm, thức ăn nhiều gia vị, muối…
Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên là biện pháp rất tốt để phòng ngừa bệnh trĩ. |
Bệnh trĩ có nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là do táo bón lâu ngày, bệnh lỵ, nóng trong người vì ăn uống các chất cay, nóng (tiêu, ớt, cà ri, cà phê, rượu, bia...), tăng áp lực ổ bụng bởi lao động, tư thế, sinh hoạt.
Không đứng, ngồi quá lâu
Với người táo bón lâu ngày, mỗi khi đại tiện thường rặn nhiều làm áp lực trong lòng ống hậu môn tăng lên nhiều lần. Táo bón lâu ngày làm xuất hiện các búi trĩ. Các búi trĩ dần dần to và khi lớn quá sẽ sa ra ngoài. Khi bị bệnh lỵ, bệnh nhân đại tiện nhiều lần trong ngày và mỗi lần phải rặn nhiều cũng làm tăng áp lực trong ổ bụng. Đây là bệnh thường gặp ở những người phải đứng lâu, ngồi nhiều, đi lại ít như thư ký văn phòng, tài xế, nhân viên bán hàng, thợ may…
Để phòng ngừa bệnh trĩ, ngoài điều chỉnh thói quen ăn uống, chúng ta nên tập đi cầu đều đặn hằng ngày. Không đứng hoặc ngồi quá lâu. Hạn chế những công việc nặng nhọc, tránh động tác mạnh làm cho áp lực trong xoang bụng tăng đột ngột. Sử dụng giấy vệ sinh mềm, sạch hoặc dùng các loại xà phòng ít tính acid để làm sạch vùng hậu môn. Vận động thể lực vừa sức, tập thể dục và chơi các môn thể thao nhẹ như bơi lội, đi bộ, đi xe đạp…
Nhiều rau quả, trái cây rất tốt
Trong ăn uống, cần điều chỉnh thói quen theo hướng tránh các chất kích thích (cà phê, rượu, trà đậm, thuốc lá...); tránh thức ăn nhiều gia vị (ớt, tiêu, cà ri, gừng, riềng...); ăn nhiều chất xơ từ các loại rau quả.
Thực phẩm có ích cho người bị bệnh trĩ là các loại rau quả (diếp cá, lang, mồng tơi, đay, dền, đậu bắp, mướp hương, bí đỏ, cà chua, cà tím, súp lơ xanh, củ sen, bắp…). Các loại rau quả này tốt nhất dùng dưới dạng hấp, luộc, nấu canh, không nên nướng hoặc chiên xào nhiều dầu mỡ khó tiêu.
Các loại trái cây (bơ, chuối, thanh long, cam, quýt, bưởi, táo tây, dâu tây, kiwi...) cũng rất tốt cho người bệnh trĩ. Hạn chế ăn muối vì muối có khuynh hướng giữ nước lại trong cơ thể, làm các tế bào và mạch máu trương căng, gây bệnh nặng hơn.
Thuốc nam trị bệnh trĩ
Khi bị trĩ ra máu, có thể dùng một trong những bài thuốc nam sau đây để cầm:
- Lá huyết dụ tươi (40 g), lá cây sống đời tươi (20 g), lá cây cỏ mực tươi. Ba loại rửa sạch, sắc uống 2 lần trong ngày, trước bữa ăn.
- Mấu củ sen khô, cỏ mực, mỗi loại 20 g cùng 16 g lá trắc bá. Tất cả sao đen, sắc uống 2 lần trong ngày, trước bữa ăn hoặc lúc bị chảy máu.
- Lá sen tươi, lá ngải cứu tươi, lá trắc bá tươi, lá cây cỏ mực tươi, mỗi loại 30-40 g. Tất cả rửa thật sạch, giã nát, vắt lấy nước uống (hoặc làm thang sắc uống), trước bữa ăn 30 phút đến 1 giờ.
Ở phụ nữ đang mang thai, trọng lượng và sức nặng của bào thai tạo ra áp suất đè lên các tế bào và mạch máu tại hậu môn dễ tạo nên trĩ. Do đó, phụ nữ mang thai nên nằm nghiêng về bên trái nhiều (cứ mỗi 4 giờ nên nằm nghiêng khoảng 20 phút). Tư thế này làm giảm bớt sức ép của bào thai lên tĩnh mạch hậu môn.
Bài thuốc dân gian trị bệnh trĩ hiệu quả
Mẹo nhỏ chữa bệnh trĩ của mẹ bầu Tý
Bệnh trĩ - Nỗi sợ của bà bầu
Bệnh trĩ khi mang thai
Nguyên nhân bị trĩ
Hiện tượng đi ngoài ra máu
(st)