Những ngón tay mềm mại của mẹ nhẹ nhàng xoa lên thóp của bé, thấy thóp đập phập phồng. Tự nhiên trong lòng mẹ nảy sinh một ý nghĩ đầy lo âu: "Thóp hở thế này có nguy hiểm không nhỉ?"
Đầu của trẻ sơ sinh thường có hình dạng là lạ và mới nhìn trông rất to. Tạo hóa thông thái tạo cho xương sọ của bé và các đường nối của chúng một sự cử động nhất định. Trong quá trình sinh ra đầu của bé thay đổi hình dạng, bằng cách đó bảo vệ cho não bộ khỏi áp lực quá lớn.
Sau khi bé ra đời những chiếc xương di chuyển dần dần trở về chỗ của mình, và sọ của bé lại có hình dáng "bình thường". Thóp của bé tiếp tục bảo vệ sức khỏe cho bé, bảo vệ não bộ khỏi bị căng thẳng quá mức và đôi khi cũng cho tín hiệu về những vấn đề không ổn nho nhỏ trong tình trạng sức khỏe của bé.
"Gia đình thóp"
Thực sự trên đầu bé không chỉ có 1 thóp, mà có tới 6 thóp. Nhưng 4 cái (hai đôi bên) đã khép kín lại trong mấy tuần cuối của thời kỳ mang thai. Giữa xương gáy và xương đỉnh thóp nhỉ, mà ở đa số trẻ sơ sinh nó được khép kín. Nhưng đôi khi nó mở trong hai ba tháng đầu sau khi bé ra đời. Thường hiện tượng này có ở trẻ sinh không đủ tháng, nhưng cũng có khi ở trẻ sinh đúng ngày. Và chỉ có một thóp thở, nằm giữa xương đỉnh đầu và trán là mở khá lâu, cho tới một năm tuổi.
Thóp cần để làm gì?
Hệ thống các thóp và đường nối đàn hồi giữa các xương hộp sọ thực hiện một chức năng vô cùng quan trọng: bảo vệ cho não bộ của bé trước áp suất bên ngoài. Khi đầu bé chui ra từ người mẹ nó bị ép chặt lại. Nếu không có các khoảng hở đàn hồi bé sẽ bị đau. Hơn nữa có thể nảy sinh việc chảy máu trong não, trong vùng mắt và màng xương.
Thóp có hình bình hành, kích thước từ 0,5 x 0,5 tới 3x3cm. Sự khác nhau giữa kích thước tối thiểu và tối đa khá lớn, do vài nguyên nhân. Thứ nhất phụ thuộc vào kích thước đầu của bé - "bé đầu to" chắc sẽ có thóp to. Di truyền cũng là một yếu tố. Nhưng vai trò chính nhất là thực đơn của người mẹ trong giai đoạn mang bầu. Nếu người mẹ ăn đồ chứa canxi thì kích thước thóp của bé khi sinh ra sẽ nhỏ. Nếu ngược lại, thóp thường ở mức to.
Lạm dụng canxi
Trong những năm gần đây các nhà y học lo lắng nhận thấy nhiều trường hợp các em bé sinh ra có thóp rất nhỏ hoặc gần như bị khép kín. Điều này sẽ tạo cho não của bé phải chịu áp lực quá lớn khi bé được sinh ra. Nguyên nhân chủ yếu là do các bà mẹ lạm dụng thuốc chứa nhiều canxi. Nhiều bà mẹ hoàn toàn có thể không cần bổ sung can xxi mà chỉ cần ăn uống đầy đủ những thực phẩm chứa canxi như súp lơ xanh, cần tây, bắp cải, hạt dẻ, hạt hướng dương, dầu vừng là đủ cung cấp canxi cho cơ thể. Phương pháp đơn giản để biết có cần uống thêm các viên canxi không là thử nghiệm máu. Tiêu chuẩn canxi (Ca) trong máu là 2, 15 - 2,50 mmol/1.
Không có gì nguy hiểm
Cảm nhận nhịp đập của thóp dưới ngón tay mình thường làm các bà mẹ lo lắng - não của bé không được bảo vệ. Nhưng thiên nhiên không bao giờ "ngây thơ" tới mức không quan tâm tới sự bảo vệ cơ quan quan trọng nhất của con người - não bộ.
Khoa học cũng khẳng định điều đó: não của bé, tạm thời chưa được lấp kín bằng xương, được bảo vệ bằng 3 lớp vỏ bọc: lớp mềm (mô liên kết, trải khắp các rãnh não), mạng nhện (tạo cơ sở cho vị trí của các mạch máu) và lớp cứng (bao vỏ não cứng và đàn hồi). Ngoài ra, khoảng không gian giữa các lớp bọc đầy chất lỏng thực hiện vai trò giảm chấn động. Da- lớp bảo vệ cuối cùng trước những chấn động ngoại biên. Vì vậy, nếu thiên nhiên tặng cho bé bộ tóc xoăn - bạn cứ mạnh dạn chải cho bé, không phải sợ gì cả.
"Máy báo đáng tin cậy"
Khi bé hét to, thóp có thể phồng lên - điều này hoàn toàn tự nhiên. Nhưng sự căng thẳng quá mức của thóp có thể là dấu hiệu bị nhiễm trùng từ trong dạ con. Vì vậy, nếu thấy thóp thở bị sưng lên không bình thường hãy báo bác sĩ ngay. Khi bé sốt cao, bị nôn hoặc ỉa chảy thóp thở có thể lõm xuống, báo hiệu về sự kiệt sức của cơ thể. Kiểm soát chế độ uống nước của bé và cho bé uống nước nhiều hơn. Khi lành bệnh thóp của bé sẽ có hình dạng bình thường.
Tốc độ khép lại trung bình của thóp thở - 2,5 mm một tháng. Tốc độ quá nhanh mách bạn rằng cơ thể bé bị thừa canxi, tốc độ chậm cơ thể bé đòi hỏi bổ sung vitamin D.
Thóp trẻ thở "phập phồng" có nguy hại?
Một số bà mẹ thắc mắc sờ tay lên thóp thở của trẻ thấy phập phồng có ảnh hưởng tới sức khỏe? Thóp thở bao nhiêu là phù hợp, thóp thở rộng có cần khám, chữa?
Phải gọi là thóp không thở
Theo TS Phạm Thị Xuân Tú, khoa Sơ sinh, Bệnh viện Nhi TW, con người ta thở bằng phổi, trao đổi oxy tại phổi. Còn từ thóp thở là không đúng, mà phải gọi là thóp không thở. Các em bé sinh ra có hai thóp. Thóp trước hình tứ giác được giới hạn bởi 2 xương đỉnh và 2 xương trán. Thóp sau hình tam giác giới hạn bởi 2 xương đỉnh và xương chẩm. Thóp là chỗ xương chưa che kín hết hộp sọ.
|
Thóp rộng so với tuổi thường gặp trong bệnh còi xương. Ảnh minh họa |
Thóp và các khe khớp giúp hộp sọ tăng thể tích khi não bé phát triển. Bình thường thóp sau liền ngay sau đẻ, nhưng có thể kéo dài đến tháng thứ 3 sau đẻ ở các bé đủ tháng. Thóp trước thường liền từ 12 tháng đến 15 tháng.
Thóp hẹp so với tuổi nhưng vòng đầu bình thường cũng phải chú ý vì khi thóp liền sớm thì não khó phát triển được. Nếu cho con uống nhiều canxi quá thì nên dừng, nhưng thóp bé mà vòng đầu nhỏ so với tuổi thì chúng ta cần phải tìm nguyên nhân gây não bé. Lúc đó bạn cũng phải đưa trẻ đến khám bác sĩ.
Thóp phập phồng - bệnh còi xương
TS Tú nhấn mạnh, hiện tượng thóp phập phồng là do thóp là vùng não của bé tạm thời chưa được lấp kín bằng xương, được bảo vệ bằng 3 lớp vỏ bọc, giữa các lớp đó còn có các chất lỏng thực hiện vai trò giảm chấn động cho bé. Thóp phập phồng có thể gặp ở các bé có thóp rộng. Thóp quá rộng, đầu quá to là bệnh lý, thường hay gặp sau xuất huyết màng não, viêm màng não mủ.
Thóp còn có thể căng phồng liên tục gặp trong trường hợp áp lực trong sọ tăng, cần đi khám bác sĩ vì là triệu chứng của nhiều bệnh, cần khám để tìm các triệu chứng kèm theo để chẩn đoán bệnh. Thóp có thể bị lõm thường gặp trong tình trạng mất nước, gặp trong trường hợp bé bị ỉa chảy nhiều nước, nôn nhiều... Cần bổ sung thêm nước cho bé như ORS và phải đi khám bác sĩ.
Thóp rộng so với tuổi thường gặp trong bệnh còi xương. Phải tìm thêm các dấu hiệu khác của còi xương để chẩn đoán. Cần khám bác sĩ để bổ sung vitamin D và canxi. Phòng còi xương nên cho trẻ tắm nắng buổi sáng để ánh nắng tiếp xúc trực tiếp với da của trẻ, trong 10 - 15 phút.
Không tắm nắng sau 9 giờ sáng vì có nhiều tia cực tím, có hại cho trẻ, không để trẻ nhìn về phía mặt trời. Không cho trẻ ăn dặm quá sớm, khi trẻ đến tuổi ăn dặm, cho trẻ ăn đầy đủ các chất trong ô vuông thức ăn. Bảo vệ thóp không có gì đặc biệt. Chú ý không để vật nhọn chạm vào thóp bé.
Những điều cần biết về thóp trẻ sơ sinh
Thóp là điểm mềm trên đầu của bé. Có hai loại thóp, một ở phía trước đầu (thóp trước) và một ở sau đầu (thóp sau).
Chức năng của thóp
Ngay khi chào đời, xương sọ chưa nối liền với nhau mà giữa chúng có những khoảng không, gọi là khớp nối. Những điểm trũng giữa những khớp nối gọi là thóp. Thóp giúp xương sọ được mềm dẻo trong quá trình sinh nở và phù hợp với sự phát triển của xương sọ khi bé lớn dần lên.
Kích thước của thóp
Thóp trước có dạng hình thoi, thể tích khoảng 2cm. Thóp sau có độ rộng đủ để bạn nhét vừa một cái móng tay. Kích cỡ thóp khác nhau giữa bé này với bé khác, có thóp nhỏ hơn nhưng cũng có thóp lớn hơn. Sự đa dạng kích thước của thóp cũng là điều bình thường.
Thóp khó bị tổn thương
Thop tre bi lom - Thóp được bảo vệ bởi các mô mỏng, nằm dưới da đầu. Vì thế, cha mẹ không cần lo lắng tới mức tránh gội đầu cho bé bởi vì, thóp đã được bảo vệ vững chắc. Trường hợp thóp bị tổn thương do cha mẹ chạm vào là hầu như không có. Việc tắm gội, đội mũ hay tiếp xúc từ tay mẹ tới thóp của bé không thể gây tổn thương cho thóp…
Khi thóp không đóng
Thóp không đóng có thể là dấu hiệu của sụt giảm chức năng tuyến giáp. Nếu khoảng một tuổi, thóp của bé chưa liền, cần đưa bé đi khám. Thóp sẽ liền lại cùng sự phát triển của xương sọ. Ngoài ra, thóp trũng có thể là triệu chứng khi mất nước. Tuy nhiên, đây là dấu hiệu nặng khi mất nước. Bạn có thể kiểm tra dấu hiệu nhẹ của mất nước ở bé là khô miệng, giảm tần suất đi tiểu.
Độ tuổi thóp sẽ đóng
Thop tre so sinh bi lom – Thóp trước thường liền sau, khi bé được khoảng trên 1 tuổi, gần 2 tuổi. Thóp sau liền sớm hơn. Một số bé liền thóp sau rất sớm, khoảng trên 2 tháng tuổi. Điều này cũng là bình thường.
Đoán bệnh qua "thóp" của trẻ nhỏ
Trẻ nhỏ dưới 3 tuổi, đầu trẻ non mềm, có chỗ phập phồng nhẹ gọi là “thóp”. Mặc dù chỉ chiếm một diện tích rất nhỏ nhưng lại có thể phản ánh thể tình trạng bên trong cơ thể trẻ.
Các thầy thuốc nhi khoa trước khi hỏi về triệu chứng bệnh của trẻ, việc đầu tiên là sờ tay vào thóp trẻ để sơ bộ hiểu được tình hình phát triển và sức khỏe của trẻ vì thóp như là một “cửa sổ” qua đó để nhìn và xác định bệnh tật của trẻ.
Thóp còn gọi là “cửa đình đầu”, là nơi xương đỉnh đầu của trẻ chưa khép hết. Thóp phân ra 2 phần là “thóp trước” và “thóp sau”. Thóp trước là khe hở hình thoi giữa xương đỉnh và xương trán, thóp sau là khe hở hình tam giác giữa xương đỉnh và xương chẩm.
Nếu chúng ta chịu khó quan sát thì thông qua sự thay đổi của thóp có thể tự xác định được bệnh của trẻ.
Thời gian thóp khép kín
Lúc bình thường, khi trẻ mới sinh ra, thóp trước có kích thước 2,5x2,5cm (đường nối trung điểm của 2 cạnh đối diện), sau khi sinh 2 - 3 tháng, thóp sẽ tăng to lên theo sự tăng trưởng của chu vi đầu trẻ, về sau dần dần thu nhỏ lại, từ tháng 12 - 18 thì thóp khép lại. Thóp sau lúc sinh ra đã gần khép lại hoặc rất nhỏ bằng đầu móng tay, chậm nhất 4 tháng sau khi sinh là phải khép kín.
Thóp (thường chỉ thóp trước) và khe xương khép lại sớm hay muộn sẽ phản ánh quá trình hóa xương đầu của trẻ có bình thường hay không? Khép lại quá sớm hoặc quá muộn đều là biển hiện của bệnh lý.
- Nếu thóp trẻ khép lại sớm có thể là não bé hoặc xương đầu trẻ cốt hóa quá sớm. Do thóp và xương khép lại quá sớm đã hạn chế sự phát triển của đại não, ảnh hưởng tới trí tuệ của trẻ. Người ta cho rằng, thóp đóng lại quá sớm thường do bẩm sinh thiếu hoặc do khi mang thai, sản phụ thường xuyên chiếu tia X quang gây nên, cũng có thể sau khi bị viêm não, đại não ngừng phát triển mà gây nên.
- Ngược lại, nếu thóp và khe xương cần đóng lại mà không đóng và mở rộng ra theo tuổi của trẻ thì đó cũng là hiện tượng khác thường, chứng tỏ khả năng xương chậm cốt hóa do chức năng của tuyến giáp trạng kém hoặc bị bệnh còi xương, suy dinh dưỡng hoặc não to lên khác thường gây nên.
Có một số người cho rằng đầu trẻ to, thóp rộng là thông minh, đó là một nhận thức phiến diện, khi thấy đầu trẻ to, thóp to rộng thì cần cảnh giác.
Quan sát trạng thái, tính chất của thóp
Thóp bình thường: bằng phẳng và phập phồng theo nhịp đập của mạch tim. Dùng đầu ngón tay sờ lên thóp có cảm giác mềm mềm và ở dưới trống rỗng.
Nếu thóp trước trở nên đầy đặn, thậm chí phồng lên, chứng tỏ áp suất trong đầu tăng lên cao (gọi là tăng áp lực nội sọ), phần nhiều thấy trong các bệnh như huyết áp, viêm màng não, não úng thủy … Nếu thóp trước lõm xuống thì đó là do trẻ bị mất nước do nôn, tiêu chảy, suy dinh dưỡng nặng gây nên.
Chú ý: khi trẻ khóc, thóp cũng nhô lên do đó cần kiểm tra thóp khi trẻ bình tĩnh.
Quan sát hình dạng đầu trẻ
Phân biện bệnh qua quan sát đầu trẻ, ngoài quan sát thóp của trẻ còn có thể quan sát hình dạng đầu trẻ bởi vì trong quá trình sinh trưởng, phát triển, trẻ em nếu mắc một số bệnh lý nào đó thì có thể kèm theo xuất hiện kiểu đầu khác thường. Một số kiểu đầu thường gặp:
Đầu to: Đầu to so với trẻ bình thường (trẻ em có phải đầu to hay không có thể thông qua phương pháp đo vòng đầu để giám định, phân biệt, có bảng chỉ số vòng đầu bình thường của trẻ em.
Ví dụ:
- Trẻ lúc sinh ra có vòng đầu là 35cm
- Lúc 6 tháng tuổi là 50cm
- Khi 1 tuổi là 46cm
Lúc 2 tuổi là 50cm
Nếu vòng đầu trẻ không ngừng tăng to và khi vượt qua trị số bình thường thì phải kịp thời đưa trẻ đi bệnh viện kiểm tra. Các tĩnh mạch ở da đầu trở nên to, dùng ngón tay gõ vào đầu có thể nghe thấy tiếng kêu như gõ vào chum vại vỡ. Hai nhãn cầu của trẻ bị lật xuống, lòng trắng nhô ra ngoài, thường thấy ở trẻ bị não úng thủy, phần lớn do não phát triển dị hình, bị viêm hoặc có khối u trong đầu… gây nên.
Đầu nhỏ: Đầu có nhiều hình dạng khác thường, ngoài việc nhỏ hơn so với bình thường còn có nhiều hình dạng như đầu có dạng hình thuyền, dạng quả trám… phần nhiều thấy ở những trẻ thóp đóng quá sớm, đại não phát triển không bình thường, trí tuệ bị giảm.
Đầu vuông: Hai bên gò má, giữa xương đỉnh đầu tăng dày lồi lên, có dạng đầu hình vuông phần lớn thấy ở trẻ bị bệnh còi xương. Bệnh còi xương là chứng bệnh mềm hóa xương do trẻ thiếu vitamin D, hoặc sự trao đổi, hấp thu can-xi, phốt phát bị trở ngại, hoặc việc can-xi hóa các tổ chức xương bị trở ngại… gây ra.
Đầu nhọn: Hàm dưới nhỏ, mồm giống như mồm cá, rãnh môi trên ngắn, khoảng cách giữa 2 mắt rộng, vành tai thấp, mũi nhô lên, cung hàm cao, có dạng đầu nhọn, thường thấy trong một số trẻ bị mắc bệnh bẩm sinh nào đó như chứng thiếu thụt, phát triển không toàn vẹn của tuyến ngực bẩm sinh, rối loạn sự trao đổi chất polysacharide bẩm sinh…
Đầu ngắn: Đường kính trước sau vòng đầu ngắn, xương chẩm dẹp phẳng, mắt nhỏ, hai mắt phía ngoài xếch lên trên, còn phía trong thấp, sống mũi dẹt phẳng mà rộng, miệng thường căng ra một nửa, lưỡi thường thò ra ngoài miệng, đó là kiểu đầu đặc biệt của những trẻ bị ngu đần bẩm sinh. Những trẻ bị bệnh này ngoài thể trạng chậm phát triển ở các mức độ khác nhau, thường kèm theo các dị tật bẩm sinh ở các cơ quan khác trong cơ thể.
Bảo vệ thóp trẻ sơ sinh: Phải hạn chế gội đầu?
Thóp là điểm mềm trên đầu của bé. Có hai loại thóp, một ở phía trước đầu (thóp trước) và một ở sau đầu (thóp sau).
Chức năng của thóp
Ngay khi chào đời, xương sọ chưa nối liền với nhau mà giữa chúng có những khoảng không, gọi là khớp nối. Những điểm trũng giữa những khớp nối gọi là thóp. Thóp giúp xương sọ được mềm dẻo trong quá trình sinh nở và phù hợp với sự phát triển của xương sọ khi bé lớn dần lên.
Kích thước của thóp
Thóp trước có dạng hình thoi, thể tích khoảng 2cm. Thóp sau có độ rộng đủ để bạn nhét vừa một cái móng tay. Kích cỡ thóp khác nhau giữa bé này với bé khác, có thóp nhỏ hơn nhưng cũng có thóp lớn hơn. Sự đa dạng kích thước của thóp cũng là điều bình thường.
|
Thóp khó bị tổn thương
Thóp được bảo vệ bởi các mô mỏng, nằm dưới da đầu. Vì thế, cha mẹ không cần lo lắng tới mức tránh gội đầu cho bé bởi vì, thóp đã được bảo vệ vững chắc. Trường hợp thóp bị tổn thương do cha mẹ chạm vào là hầu như không có. Việc tắm gội, đội mũ hay tiếp xúc từ tay mẹ tới thóp của bé không thể gây tổn thương cho thóp...
Khi thóp không đóng
Thóp không đóng có thể là dấu hiệu của sụt giảm chức năng tuyến giáp. Nếu khoảng một tuổi, thóp của bé chưa liền, cần đưa bé đi khám. Thóp sẽ liền lại cùng sự phát triển của xương sọ. Ngoài ra, thóp trũng có thể là triệu chứng khi mất nước. Tuy nhiên, đây là dấu hiệu nặng khi mất nước. Bạn có thể kiểm tra dấu hiệu nhẹ của mất nước ở bé là khô miệng, giảm tần suất đi tiểu.
Độ tuổi thóp sẽ đóng
Thóp trước thường liền sau, khi bé được khoảng trên 1 tuổi, gần 2 tuổi. Thóp sau liền sớm hơn. Một số bé liền thóp sau rất sớm, khoảng trên 2 tháng tuổi. Điều này cũng là bình thường
Thóp thở - máy báo động về sức khỏe của bé con
Sờ tay lên đầu, thấy thóp con phập phồng, nhảy nhảy, mẹ Mun lo lắm. Bà nội còn bảo thóp nhảy là con dễ yếu đau trong người.
Thóp bảo vệ não bé
Xương sọ của bé và các đường nối có sự cử động nhất định, tạo độ đàn hồi bảo vệ não bé. Khi bé sinh ra, đầu bé có thể thay đổi hình dạng chui qua cổ tử cung của mẹ, bảo vệ cho não an toàn. Khi đầu bé chui ra từ người mẹ sẽ bị ép chặt lại. Nếu không có những khoảng hở đàn hồi bé sẽ bị đau và có thể bị chảy máu trong vùng não, mặt và hoặc màng xương. Sau khi bé chào đời, những chiếc xương di chuyển về chỗ cũ, trả lại cho bé về hình dáng bình thường.
Trên đầu bé có tới 6 thóp. 4 thóp hai bên đầu bé đã khép kín lại trong những tuần cuối của thời kỳ mang thai. Thóp ở phần xương gáy cũng khép kín. Chỉ có thóp thở ở đỉnh đầu, nằm giữa xương đỉnh đầu và xương trán là mở lâu nhất, có khi đến khi bé một tuổi, thóp mới liền lại.
Thóp của bé tiếp tục bảo vệ sức khỏe, bảo vệ bộ não khỏi bị căng thẳng quá mức. Trong giai đoạn mang bầu, nếu mẹ ăn nhiều thức ăn chứa canxi, kích thước thóp của bé sinh ra sẽ nhỏ lại. Ngược lại, thiếu canxi, thóp lại ở mức to.
Tuy nhiên, không phải thóp cứ nhỏ hoặc khép kín, liền thóp, kín thóp từ khi mới sinh ra đã là tốt. Vì nó sẽ tạo cho bé áp lực quá lớn khi bé sinh ra. Lời khuyên của nhiều bác sỹ là mẹ không cần phải uống bổ sung canxi, chỉ cần ăn đầy đủ thực phẩm chứa canxi.
Thóp có chức năng bảo vệ cho não bé siêu tốt
Mẹ có cần lo lắng khi thóp nhảy?
Khi mẹ đưa ngón tay của nhẹ nhàng xoa lên thóp, thấy thóp nhảy, đập phập phồng, các mẹ thường rất lo lắng. Điều đó hoàn toàn không sao cả. Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh: não của bé tạm thời chưa được lấp kín bằng xương, được bảo vệ bằng 3 lớp vỏ bọc. Giữa các lớp đó còn có các chất lỏng thực hiện vai trò giảm chấn động cho bé.
Khi bé hét to, khóc, thóp có thể nhảy nhanh, đập nhanh. Điều này hoàn toàn bình thường.
Nếu thóp thở của bé sưng to lên là dấu hiệu bé không bình thường, mẹ cần phải đưa bé đi bác sỹ để khám và kiểm tra. Khi bé bị sốt cao, nôn trớ hoặc ỉa chảy, thóp thở có thể lõm xuống, báo hiệu sự kiệt kệ về sức khỏe của cơ thể. mẹ cần cho bé uống nước nhiều hơn. Khi bé khỏi bệnh, thóp của bé trở về hình dạng bình thường.
Khi thóp của bé liền quá nhanh, có thể bé bị thừa canxi. Thóp của bé liền quá chậm, mẹ phải bổ sung vitamin D cho bé. Mẹ nhớ nhé, tốc độ khép lại trung bình của thóp thở là 2,5mm/tháng.
Tìm hiểu về phòng chống suy dinh dưỡng ở trẻ em
Trẻ ăn dặm đúng cách
Cách bổ sung vitamin D cho trẻ
Chân vòng kiềng ở trẻ sơ sinh
Bệnh loãng xương ở trẻ em
(st)