Cách trồng hoa mãn đình hồng

seminoon seminoon @seminoon

Cách trồng hoa mãn đình hồng

19/04/2015 01:16 AM
4,591


 Hoa mãn đình hồng, có người còn gọi là hoa thục quỳ, thuộc chi Althaea, họ Malvaceae, tên khoa học rosea. Mãn đình hồng có nguồn gốc từ Trung Quốc và được du nhập vào Âu châu khá sớm. Người Anh gọi mãn đình hồng là hollyhock hay hollyhock mallow.



 Cây thuộc loại thân thảo, sống được một hoặc hai năm là cùng. Thân mọc thẳng, cứng dòn, ráp vì phủ đầy lông và cao đến 2m, có khi 2.5m.

Lá có phiến rộng, lớn đến 18-20cm, chia 5-7 thùy hình chân vịt không đều.

Mặt lá thô ráp, phủ kín lông trắng, cuống lá dài.

Mãn đình hồng còn được gọi là Thục quỳ (Hollyhock hay Hollyhock Mallow), tên khoa học là Althaea rosea, tên đồng nghĩa: Alcea rosea, thuộc họ Malvaceae. Thục quỳ có nguồn gốc tại Trung Âu và Trung Quốc, tại đây cây là biểu tượng cho sự “phì nhiêu” đơm bông kết trái. Lá cây, trước đây được dùng để đắp trị chân ngựa bị sưng, phù đau, nên được gọi là “hock leaf”…

Thục quỳ (Mãn đình hồng) là cây hoa của sự dịu ngọt. Theo “ngôn ngữ” của các loài hoa thì Mãn đình hồng “nói lên” hay nhắn gửi một nỗi niềm nồng ấm của một tâm hồn cởi mở. Hoa rất thích hợp cho những người cảm thấy cô đơn, cô quạnh, bị xa lánh mà không thể cảm nhận được tình cảm nồng ấm và tình bạn. Hoa giúp ích những người cảm thấy bất ổn, sợ hãi, thiếu tin tưởng gây ra bởi những bất trắc đã xảy ra trong giai đoạn mới bước vào đời…

Hoa có cuống ngắn, thường xếp từng cặp, mọc tập trung ở ngọn. Hoa khá to, rộng 10-15cm, màu hồng, đỏ hay pha trắng. Cánh đài phụ có 5-8 chiếc dính nhau ở gốc. Cánh hoa lớn phình rộng ở đỉnh, xếp sát vào nhau và xòe ra

Cây hoa Mãn đình hồng hay Thục quỳ. Cây hoa mãn đình hồng (Malva Silvestris sp.) thuộc họ bông (Malvaeeae). Cây hoa có màu hồng, đỏ rực rỡ. Tên gọi "Mãn Đình Hồng" tức là "đỏ hây sân".

Cây hoa ít phân cành, khi ra hoa ngọn vươn cao thành bông dài. Mỗi nách lá cho 1 chùm 2 - 3 nụ, hon ở giữa to, nở trước, nở dần từ dưới lên, lá càng lên cao càng nhỏ dần rồi chỉ thấy nụ hoa trông rất đẹp. Người miền Nam ưa trang trí vào dịp tết. Mãn đình hồng cho hoa quanh năm, thường được cắt cành cắm lọ. Chủ yếu là đánh cả cây, khi đã ra hoa đem trồng vào chậu hay trồng cây con vào chậu từ trước.

Cây hoa mãn đình hồng không kén đất lắm, chịu nóng ẩm và tràng nắng. Đất cần ẩm vừa, phân bón đầy đủ và cân đối. Từ trồng tới khi ra hoa khoảng 90 - 100 ngày. Hoa nở kéo dài hàng tháng.

Hạt mãn đình hồng rụng xuống gốc dễ dàng mọc cây con xong để giống lại khó vì hạt có dầu,
dễ hỏng. Lấy quả đã vàng ở phần giữa cây, bo bớt vài quả ở phần gốc ra lúc cây chưa phát triển đầy đủ đi đem phơi khô rồi đập lấy hạt và làm như các hạt hoa khác. Để qua khô trên cây, hạt dễ bị rụng do quả tự tách ra.

Đặc tính thực vật

Thục quỳ có nguồn gốc từ Trung Quốc, được gây trồng tại nước ta để làm cây cảnh nhất là trưng bày trong dịp Tết Nguyên đán. Cây thân thảo, sống hằng niên hay lưỡng niên, thân mọc thẳng, cứng, phủ đầy lông, cao đến 2 m. Lá có phiến rộng, lớn đến 18 cm, chia 5 - 7 thùy hình chân vịt không đều. Mặt lá thô ráp, có lông trắng. Cuống lá dài. Hoa có cuống ngắn, thường xếp từng cặp, mọc tập trung ở ngọn. Hoa lớn, rộng 10 - 15 cm, màu hồng, đỏ hay pha trắng. Cánh đài phụ có 5 - 8 chiếc dính nhau ở gốc. Cánh hoa lớn, phình rộng ở đỉnh, xếp sát nhau xòe ra. Quả nằm trong đài. Cây trổ hoa vào đầu mùa xuân… Hiện nay các nhà vườn đã lai tạo ra nhiều dạng cây lùn, hoa có nhiều màu sắc khác nhau từ trắng đến đỏ, đỏ sậm, cánh hoa đơn hay kép.


Thành phần hóa học

Hoa chứa: chất nhày loại galacturonorhamnan có những nhóm acetyl; các anthocyan (althaein): delphinidin và malvidin, mono glucosid…; các flavonoid như quercetin, kaempferol, các phytoestrogens; đường khử như rhamnose, galactose; tanin, asparagin…

Hột chứa: khoảng 11,9% chất dầu thô.

Vài phương thức sử dụng

Tại châu Âu:

Mãn đình hồng (Thục quỳ) được sử dụng trong dân gian làm thuốc giúp dịu các cơn đau bao tử, ho và khó chịu đường tiểu. Hoa được dùng nấu nước uống giúp sản phụ dễ sinh và giúp tăng sữa. Trẻ em đang mọc răng được cho nhai cọng hoa để giúp giảm đau nướu, lợi. Nước sắc toàn cây dùng làm thuốc súc miệng, trị viêm họng… Lá tươi giã nát dùng đắp vết thương, vết cắn do côn trùng. Hollyhock thường được dùng phối hợp với Inula helenum, Tussilago farfara và Thymus spp. để làm xi rô trị ho. Lá non ăn thay rau. Cánh hoa và nụ hoa nấu chín trộn salad.

Theo đông y:

- Hoa Mãn đình hồng có vị ngọt/mặn; tính hàn, có các tác dụng lợi tiểu, nhuận táo, hoạt huyết, điều kinh; tán ung, giải độc. Thường dùng khoảng 12 g hoa, sắc lấy nước uống để trị đại, tiểu tiện không thông, phụ nữ kinh nguyệt không đều.

- Hạt có vị ngọt, tính hàn; có tác dụng lợi tiểu, thông lâm, thông đại tiện; hạ nhiệt. Tuy có nơi dùng để trị sạn thận, nhưng tác dụng này không được chứng minh theo các thử nghiệm tại Ấn Độ.

- Rễ: vị ngọt, tính hàn; tác dụng thanh nhiệt, giải độc; thu liễm, chỉ lỵ.

Tại Ấn Độ:

Rễ được dùng trị kiết lỵ, làm dịu. Hoa lợi tiểu, trị phong thấp. Hạt: trị nóng sốt, lợi tiểu, làm dịu.
Ghi chú: ở ta còn có cây Thục quỳ vàng còn gọi Bụp mì (Abelmoschus manihot) cũng thuộc họ Malvaceae, lá ăn thay rau, hoa màu vàng, dùng trị bệnh tương tự như Mãn đình hồng. Thân, lá, hoa chứa chất nhầy abelmoschus mucilage chứa khoảng 17% protein và 82% polysaccharid. Dùng trị viêm phế quản mạn tính, ho dai dẳng.

Các nghiên cứu khoa học về thục quỳ

- Nghiên cứu tại Christian-Albrechts-Universitat Kiel (Đức) về các polysaccharid trong lá và hoa Thục quỳ cho thấy độ nhày và độ trương nở của các saccharid có phân tử lượng cao (chất nhầy) của Thục quỳ có phẩm chất cao hơn là của Malva sylvestris. Các saccharid này phần lớn là glucuronic acid, galacturonic acid, rhamnose và galactose (Planta Medica - Số 64-1998).

- Tác dụng kháng estrogen: Thục quỳ có chứa các anthocyanid và flavonoid. Trong số các flavonoid có một số hợp chất phyto-estrogen. Các flavonoid này có thể gây ra các phản ứng đối kháng hay đồng vận estrogen, tạo ra những biến đổi rối loạn trong chức năng truyền giống nơi động vật giống đực. Nghiên cứu tại Đại học y khoa Jagiellonian (Ba Lan), ghi nhận dịch chiết từ lá và hoa Thục quỳ ức chế hoạt động của men aromatase và ngăn chặn thụ thể estrogen beta... do đó có những ảnh hưởng kháng estrogen nhẹ (Folia Histo chemistry and Cytobiology - Số 40-2002). Nghiên cứu khác, cũng tại ĐH Jagiellonian, cho chuột uống nước chiết với liều 100 mg/ngày trong 7 tuần ghi nhận có những thay đổi mô học tương đối nhỏ nơi các tế bào Leydig (trong tinh hoàn chuột), tuy nhiên không có những thay đổi rõ rệt về kích thích tố (Journal of Molecular Histology - Số 35-2004).

- Tác dụng chống ho: chất nhầy trích từ rễ Thục quỳ có tác dụng làm êm dịu màng nhày; làm giảm sự chuyển vận các tế bào biểu bì đơn độc có lông nơi thực quản ếch (in vitro), do đó có thể giúp làm giảm ho nhờ ở tác dụng bảo vệ các lớp màng nhày nơi thực và khí quản, chống co giật, chống bài tiết và diệt vi khuẩn (Pharmazie - Số 47-1992)
Tóm lại, các nghiên cứu khoa học cho thấy các kinh nghiệm y học cổ truyền về Mãn đình hồng là đúng và có cơ sở khoa học.


MỘT SỐ HÌNH ẢNH ĐẸP VỀ HOA MÃN ĐÌNH HỒNG
























Cách trồng hoa salem
Kỹ thuật trồng hoa hồng
Cách trồng hoa tigon làm đẹp cho không gian nhà bạn
Cách trồng hoa tulip
Kỹ thuật trồng hoa cẩm chướng
Cách trồng hoa huệ đỏ
Kỹ thuật trồng hoa súng trong chậu




(st)


Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
tôi muôn mua cây giông mãn đình hồng thi ơ đâu có
hơn 1 tháng trước - Thích (3) - Trả lời
toi chi co hoa mau do dam , neu ban muon trong toi se cho ban hat giong lien lac dt 0934123510
cach trong mang dinh hong
hơn 1 tháng trước - Thích (16) - Trả lời
ky thuat trong hoa man dinh hong
cach trong mang dinh hong
Các bạn có thể tham khảo cách làm hoa Mãn Đình Hồng bằng giấy nhún, mời truy cập link sau: https://www.youtube.com/watch?v=d2Wa_xV9TBA
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý