Kinh nghiệm nấu bột cho bé luôn ngon miệng

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Kinh nghiệm nấu bột cho bé luôn ngon miệng

19/04/2015 01:31 AM
4,511

Dưới đây là những bước dễ dàng để tự chế biến thức ăn tốt cho sức khỏe của bé mà lại không tốn quá nhiều thời gian. Bạn chỉ cần một cái bếp, một chiếc nồi và một máy xay sinh tố là đủ.

Kết quả hình ảnh cho kinh nghiệm nấu bột cho trẻ


Cho trẻ ăn dặm bột

Tập cho trẻ làm quen với thức ăn của người lớn không phải lúc nào cũng dễ. Có bé háo hức đòi ăn, có bé nhất quyết không chấp nhận thức ăn mới. Vì vậy, trong giai đoạn tập cho trẻ ăn dặm có rất nhiều bà mẹ lúng túng không biết phải bắt đầu như thế nào. Những lời khuyên sau đây sẽ giúp các bà mẹ thực hành cho trẻ ăn dặm tốt hơn.

Thời điểm cho trẻ ăn dặm bột

Theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới và Viện Dinh dưỡng Quốc gia Việt Nam, thời điểm ăn dặm tốt nhất là khi trẻ được 6 tháng tuổi. Ở tháng tuổi này, hệ men tiêu hóa của bé đã hoàn chỉnh, và nguồn sữa mẹ lúc này tuy vẫn còn khá nhiều nhưng không còn đáp ứng đủ cho sự tăng trưởng của trẻ.

Các nguyên tắc cần lưu ý khi cho trẻ ăn dặm bột

Nên rửa tay thật sạch và lau khô bằng khăn sạch trước khi pha bột cho trẻ.

Chỉ nên cho trẻ ăn 1 bữa trong ngày, nếu mẹ phải đi làm hoặc trẻ quá thích ăn bột thì cho trẻ ăn tối đa là 2 bữa, nhưng 2 bữa này phải cách thật xa nhau để bé có thể tiêu hóa một cách dễ dàng.

Lúc này trẻ chỉ tiêu hóa tốt bột loãng 5%; có nghĩa là trong 100ml nước chỉ pha 5g bột (5g bột tương đương với 2 muỗng canh nhỏ bột gạt ngang), sau đó độ đậm đặc của bột sẽ được tăng dần mỗi tuần.

Hình ảnh có liên quan

Cho trẻ ăn từ ít đến nhiều, không cố ép trẻ ăn hết phần bột đã pha ra, nếu trẻ ăn được ít, thì cho trẻ bú mẹ liền ngay sau ăn cho trọn bữa.

Thời điểm cho trẻ ăn dặm trong ngày phụ thuộc vào trẻ, không nhất thiết phải là buổi sáng, lúc vui vẻ trẻ sẽ dễ chấp nhận bữa ăn hơn.

Khi cho trẻ ăn, mẹ cũng cần sắp xếp công việc để có một khoảng thời gian dài thoải mái dành cho trẻ. Có như vậy, bữa ăn sẽ diễn ra như một trò chơi, trẻ sẽ thích thú đón nhận.

Chọn bột ăn dặm có vị ngọt để mùi vị bột sẽ gần giống vị sữa mẹ, trẻ sẽ dễ chấp nhận hơn.

Nếu trẻ không chịu ăn dặm, mẹ hãy ngưng cho ăn trong 3-5 ngày, sau đó cho trẻ tập ăn lại.

Một số trẻ không thích ăn bột có vị ngọt, mẹ hãy chọn một loại bột có vị mặn bán sẵn trên thị trường cho trẻ ăn, hoặc nếu có thời gian hãy thử chế biến 1 chén bột (200ml) cho trẻ ăn tại gia đình như sau:

- Bột (sử dụng bột gạo xay khô hoặc bột ngũ cốc có bán sẵn trên thị trường): từ 10g tăng dần đến 20g, tương đương 3-6 muỗng canh nhỏ bột gạt ngang.

- Thịt, cá, tép… (bằm thật nhuyễn): 20g tương đương với 2 muỗng canh nhỏ đong vun vừa.

- Rau, củ, trái bằm nhuyễn hoặc tán nhuyễn sau khi luộc chín: 15-20g tương đương với 1,5-2 muỗng canh nhỏ đong vun vừa.

- Dầu tinh luyện (dầu nành, dầu mè, dầu gấc…): 5g tương đương với 1 muỗng canh nhỏ.

- Nêm nếm: có thể sử dụng muối iod hoặc nước mắm ngon, nhưng bao giờ cũng nêm lạc hơn khẩu vị của người lớn.

Khi tiếp xúc với món ăn mới, trẻ cần thời gian từ 3-5 ngày để làm quen, sau khi trẻ đã làm quen với nhiều món, mẹ bắt đầu thay đổi món mỗi ngày để tạo sự ngon miệng cho trẻ.

Một số sai lầm thường gặp khi cho trẻ ăn dặm

Cho trẻ ăn nhiều bữa bột trong ngày: điều này làm trẻ khó tiêu, trở nên biếng bú mẹ, và chậm tăng cân.

Chỉ dùng nước hầm xương pha với bột gạo cho trẻ ăn: điều này chỉ phù hợp với bé trong vài ngày đầu, sau đó cần cho trẻ ăn luôn xác thịt, cá, rau… thì mới bảo đảm chất dinh dưỡng cho trẻ tăng trưởng.

Kết quả hình ảnh cho kinh nghiệm nấu bột cho trẻ

Pha bột quá đặc: trẻ khó tiêu hóa dẫn đến biếng bú, biếng ăn ( khoảng cách giữa các bữa ăn và bú cứ dài ra dần).

Pha sữa với nước cháo: nếu tất cả các bình sữa đều pha với nước cháo thì giống như cho trẻ ăn bột nhiều lần trong ngày, sẽ làm cho trẻ khó tiêu và mau chóng bỏ bú.

Mua nhiều loại bột và mở nắp hàng loạt để đổi vị cho trẻ: bột ăn dặm cũng giống như sữa bột, thời gian từ lúc mở nắp hộp cho đến khi dùng hết hộp bột (hoặc sữa) không nên quá 15 ngày. Nếu mở cùng một lúc nhiều hộp bột, thời gian sử dụng của một hộp sẽ kéo dài, dễ dẫn đến tình trạng nhiễm vi khuẩn vào bột gây bệnh tiêu chảy cho trẻ.

Cho trẻ ăn dặm sớm trước 6 tháng tuổi: điều này không phù hợp với hệ men tiêu hóa chưa hoàn chỉnh của trẻ và làm cho nguồn sữa mẹ bị ít đi, do trẻ khó tiêu dẫn đến ít bú mẹ.

Cho trẻ ăn dặm trễ (trên 6 tháng): ở thời điểm này về mặt tâm lý trẻ chỉ thích những gì đã quen thuộc với mình, nên việc tập ăn dặm sẽ trở nên khó khăn.

Tạo ra một khuôn khổ khi cho trẻ ăn dặm như bắt trẻ phải choàng khăn khi ăn, không cho trẻ dùng tay tiếp xúc với món ăn, bắt trẻ phải ăn hết phần ăn… những điều này tạo sự căng thẳng và gây ra phản ứng chống đối ở trẻ khi đến bữa ăn.

Đè đổ khi trẻ không chịu ăn: tạo ra mối bất hòa giữa mẹ và trẻ, dẫn đến chứng chán ăn kéo dài. Ăn dặm đúng cách giúp trẻ mau lớn và tạo sự an tâm cho các bà mẹ phải đi làm lại sau thời gian nghỉ hậu sản.

 

3 bước để chế biến thức ăn

Bước một: Chọn thành phần. Bắt đầu với các loại thực phẩm chọn lọc như cà rốt, khoai tây, củ cải, trắng, súp lơ… để đảm bảo rằng bé không bị dị ứng thức ăn. Rửa thực phẩm thật sạch, cắt bỏ những phần rắn như lõi, vỏ, cuống… để tránh cho bé bị hóc thức ăn.

Bước hai: Ngâm và nấu. Chọn một miếng vải lọc siêu mềm để gạn và rây thực phẩm sau khi xay, cố gắng giữ lại dưỡng chất của chúng, một số rau quả có thể nướng chín và nghiền nhuyễn cho bé dùng.

Bước ba: Đút bé ăn và lưu trữ thức ăn. Cho bé sử dụng một số lượng nhỏ ngay lập tức, phần còn lại nên cho vào tủ lạnh ngay. Thức ăn tự chế biến giúp bạn yên tâm vì nó có thể lưu trữ trong tủ lạnh ba ngày hoặc ngăn đá khoảng hai tháng.

Lời khuyên về an toàn thực phẩm

Nên sử dụng thực phẩm tươi sống và chế biến thật kỹ. Trẻ sơ sinh đến 6 tháng tuổi cần một lượng thức ăn nhỏ được chia ra nhiều bữa, thức ăn phải thật mịn, nhuyễn. Sau khi nấu bột, có thể cho thêm vào đấy một ít sữa mẹ hoặc sữa công thức để tăng cường dinh dưỡng cho bé. Trẻ 6 tháng tuổi trở lên có thể bổ sung thêm một số thức ăn của người lớn. Không nên sử dụng nhiều gia vị trong thức ăn của bé, đặc biệt là bột ngọt.

Công thức tham khảo trong thực đơn ăn dặm của bé

1.Súp cà rốt, củ cải, khoai tây

Nguyên liệu:

•    Cà rốt 40g

•    Củ cải trắng 40g, khoai tây 40g

Nước, đường trắng (hoặc muối tinh) vừa đủ

Cách làm:

Cà rốt, củ cải trắng, khoai tây rửa sạch, thái nhỏ. Cho nước vào nồi rồi cho toàn bộ rau vào đun đến khi rau nhừ. Vớt ra xay nhuyễn rồi lọc qua rây, thêm đường hoặc muối tinh vừa đủ là được.

Hình ảnh có liên quan

2. Bột lòng đỏ trứng gà – đậu phụ

Nguyên liệu:

•    Bột gạo 20g

•    Đậu phụ 30g

•    Lòng đỏ trứng gà 15g

•    Dầu 5g

•    Nước 200ml

Cách làm:

Cho đậu phụ vào nước sôi đun 1 phút, để ráo, nghiền nhuyễn, sau đó cho lòng đỏ trứng vào đảo đánh đều.

Cho 10g bột vào ít nước khuấy cho tan đều, thêm vào phần nước còn lại cùng với trứng và đậu phụ.

Bắc lên bếp nhỏ lửa, cho ra bát thêm 1 thìa cà phê dầu trộn đều, nêm nước mắm ngon hoặc muối iốt vừa ăn.

3. Bột khoai tây, bí đỏ, thịt gà

Nguyên liệu:

•    Bột gạo 10g

•    Thịt gà 15g

•    Bí đỏ 15g

•    Khoai tây 15g

Cách làm:

Bí đỏ, khoai tây gọt vỏ, thái nhỏ, luộc chín, xay nhuyễn.

Thịt gà lọc kĩ, xay nhuyễn, khuấy đều trong 30ml nước lạnh.

Hòa tan 10g bột trong một chút nước.

Nấu chín thịt với phần nước còn lại, cho bí đỏ và bột gạo đã hòa tan vào khuấy đều cho đến khi bột chín.

Cho bột ra bát thêm vào một thìa cà phê dầu trộn thật đều, nêm nước mắm hoặc muối iốt vừa ăn.

4. Bột gan lợn – Cải xanh

Nguyên liệu:

•    Bột gạo 10g

•    Gan lợn 20g

•    Rau cải xanh 20g

•    Nước 200ml

Cách làm:

Rau cải xanh thái nhỏ, băm hoặc xay nhuyễn.

Gan lợn xay nhuyễn, khuấy đều trong 30ml nước lạnh.

Hòa tan 10g bột gạo trong chút nước.

Nấu chín gan với phần nước còn lại, cho rau cải xanh và bột gạo đã hòa tan vào khuấy đều cho đến khi bột chín.

Cho bột ra bát thêm vào 1 thìa cà phê dầu trộn thật đều, nêm nước mắm hoặc muối iốt, nêm nhạt hơn người lớn một chút

Cà chua là thức uống rẻ và bổ dưỡng cho cả người lớn lẫn bé đang ăn dặm.

 

Cách nấu bột mặn cho trẻ

Bột dùng để nấu cháo cho trẻ có thể sử dụng bột gạo xay, các loại bột ăn liền đóng gói sẵn, hoặc là nấu cháo thật nhừ (có thể rây nhuyễn). Chị có thể xay gạo thành bột để nấu cho bé ăn, sau khi vo gạo để làm khô nhanh chi có thể sấy hoặc rang. Nhưng nếu có điều kiện, chị nên mua các loại bột gạo, ngũ cốc đã được đóng gói sẵn (với thương hiệu có uy tính). Bột gạo, ngũ cốc được sản xuất công nghiệp sẽ đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, đủ dinh dưỡng và chỉ cần pha nước ấm (bột gạo xay cần phải nấu chính) là có thể cho bé ăn.
 
Một bát cháo phải có đủ 4 nhóm thực phẩm là bột, đạm, vitamin & khoáng chất và chất béo.
 
- Đạm thì ngoài thịt, cá, tôm, cua, trứng (giai đoạn dưới 1 tuổi chỉ sử dụng lòng đỏ, không sử dụng lòng trắng) còn có thể dùng các loại đậu như đậu hũ, đậu hũ non, đậu nành, đậu xanh…
 
- Vitamin & khoáng chất thì sử dụng các loại rau củ. Màu càng đậm càng nhiều vitamin (rau dền, mồng tơi, cải ngọt, rau ngót, bó xôi, bí đỏ, cà chua, cà rốt,…). Lưu ý là các loại thực phẩm này không nên nấu lâu, nếu không sẽ mất chất.
 
- Chất béo thì có thể sử dụng từ dầu ăn, dầu đậu nành, dầu mè, dầu hướng dương,…
 
Công thức như sau:
 
- 200ml nước
 
- 10g đạm (thịt/cá…) (khoảng 2 muỗng càfê) – băm nhuyễn (nếu sử dụng trứng thì ½ lòng đỏ trứng gà hoặc 2 lòng đỏ trứng cút)
 
- 10g rau/củ (khoảng 2 muỗng càfê) – băm nhuyễn
 
- 5g dầu ăn (khoảng 1 muỗng càfê)
 
- ½ muỗng càfê nước mắm (luôn luôn nêm nhạt cho bé)
 
Cách chế biến
 
+ Thịt, cá sau khi băm nhuyễn thì tán trong nước nguội trước cho tan đều (không cho thẳng vào nước sôi).
 
+ Tiếp đến cho bột vào rồi bắc lên bếp, quấy đều tay cho đến khi bột chín.
 
+ Cho tiếp rau củ, dầu ăn và nước mắm vào, đậy nắp đến lúc sôi trở lại thì tắt bếp. Dầu và nước mắm có thể cho vào ngay sau khi tắt bếp
 
(Nếu sử dụng trứng thì phải đánh trứng với rau cho tan đều rồi cho vào sau khi bột chín)
 
Khi bé được chín tháng thì có thể sử dụng gấp đôi lượng thực phẩm (lúc này không cần băm nhuyễn lắm) cũng với 200ml nước để có chén bột đặc hơn. Nếu bé không quen ăn đặc thì có thể làm như sau: Lấy 1 nhúm giá khoảng 20g (1 nắm tay) xay ra cùng với 200ml nước, lược bỏ cái rồi dùng nước này nấu bột như bình thường.
 
* Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ từ 6 – 12 tháng tuổi:
 
- Năng lượng: 100 Kcal/kg/ngày
 
- Protein: 2,5 – 3g/kg/ngày
 
- Lipid: 3 – 4g/kg/ngày
 
- Glucid: 10 – 12g/kg/ngày
 
Trẻ ở tuổi này bắt đầu có những thay đổi như mọc răng, bò hay bị các bệnh nhiễm trùng hô hấp, tiêu hóa … nên trẻ có những giai đoạn biếng ăn tâm lý do đó phải kiên trì và biết cách chế biến thức ăn cho hợp khẩu vị của trẻ và tập một thói quen ăn uống tốt.
 
Tất cả các trẻ phải được ăn dặm trong giai đoạn này bằng các thực phẩm có sẵn tại địa phương.
 
Ngoài thức ăn là bột đặc hay cháo đặc, có đủ 4 nhóm thức ăn trên, 2 – 3 chén/ngày, kèm thêm 6 – 8 lần bú mẹ hay sữa nhân tạo.
 
Ngoài ra, trẻ cần được cho ăn thêm trái cây: chuối, đu đủ, … nhưng chú ý không ăn quá nhiều và nên ăn sau khi bú hoặc sau khi ăn bột/cháo.
 
Cần lưu ý: Khi thay đổi chế độ ăn từ lỏng sang đặc hoặc cho trẻ ăn thức ăn mới, luôn phải tập dần cho trẻ làm quen, số lượng cũng phải tăng dần từ ít đến nhiều.


Cách nấu bột ngọt cho trẻ

Giai đoạn đầu khi bé tập ăn dặm (6 tháng tuổi), các loại bột ngọt kết hợp cùng các loại củ, rau xanh, hoa quả kích thích bé ngon miệng.

Từ trước tới nay, mọi người thường chia sẻ với nhau cách nấu bột mặn cho con, ít ai chia sẻ cách nấu bột ngọt bởi giai đoạn bé bắt đầu tập ăn dặm các mẹ thường mua bột ngọt làm sẵn. Hãy thử một lần thay đổi tư duy, học cách làm bột ngọt cho bé yêu ngon miệng các mẹ nhé!

1. Bột ngọt ăn dặm với đu đủ, lê

Thành phần: 4 thìa bột ăn dặm giàu sắt (bột ăn dặm mua sẵn); 2 thìa đu đủ chín xay nhuyễn; 2 thìa quả lê xay nhuyễn; một ít sữa công thức hoặc sữa mẹ.

Cách làm: Đu đủ chín gọt vỏ, bỏ hạt rồi tráng sạch bằng nước đun sôi để nguội. Sau đó, cắt đu đủ thành từng miếng nhỏ, thêm ít sữa mẹ, cho vào máy, xay nhuyễn. Với đu đủ chín thì không cần dùng máy xay mà dùng thìa dẫm nhuyễn với sữa mẹ là được.

Mẹ khéo tay làm bột ngọt ăn dặm cho con 1


Với lê, nên chọn quả chín, bỏ lõi, bỏ hạt và cắt miếng cỡ trung bình. Cho lê vào nồi, thêm ít nước cho xâm xấp mặt những miếng lê, đun nhỏ lửa đến khi sôi hoặc đun đến khi lê chín mềm. Cho lê và nước luộc vào máy, xay nhuyễn.

Cuối cùng, lấy một lượng vừa ăn lê và đu đủ, trộn đều với bột và cho bé thưởng thức. Với phần lê, đu đủ còn thừa nên đông lạnh, có thể dùng được trong 2 tháng.

2. Khoai tây với carrot, ngô ngọt

Thành phần: 2 miếng carrot gọt vỏ, thái khoanh nhỏ; một phần ngô ngọt đóng hộp (hoặc ngô đông lạnh); 2 thìa sữa mẹ (hay sữa công thức); 2 miếng khoai tây gọt vỏ, bổ nhỏ.

Mẹ khéo tay làm bột ngọt ăn dặm cho con 2


Cách làm: Cho carrot vào nồi với một ít nước, đun sôi nhỏ lửa 5 phút. Thêm khoai tây, ngô ngọt, thêm ít nước nữa nếu cần và tiếp tục nấu. Khi các nguyên liệu đã chín mềm, chờ nguội rồi cho vào máy xay nhuyễn. Thêm sữa mẹ (hay sữa công thức vào món ăn) trước khi cho bé ăn.


Tham khảo thêm cách dùng thêm bơ khi nấu bột cho trẻ

Có nhiều cách để nấu bột cho bé . Một trong số đó là dùng bơ hoặc phô mai thay cho sữa, thịt, cá khi nấu bột cho bé

Để nấu bột cho bé bằng bơ và phô mai đúng cách, trước hết chúng ta cần tìm hiểu giá trị dinh dưỡng của bơ  và phô mai

- Bơ và phô mai là các sản phẩm từ sữa.

- Bơ không có chất đạm và hàm lượng chất béo rất cao (83,5%), được xếp vào nhóm thực phẩm giàu chất béo. Phô mai có hàm lượng chất đạm rất cao (25,5%) và được xếp vào nhóm thực phẩm giàu chất đạm. Ngoài ra, phô mai giàu canxi hơn bơ rất nhiều lần (100 gram phômai có 760 mg canxi, trong khi đó 100 gram bơ chỉ có 12 mg canxi).

Trong dinh dưỡng, có một nguyên tắc mà các bạn cần nhớ là: “Chỉ có các thực phẩm trong cùng một nhóm mới có thể thay thế lẫn nhau.” Vì vậy, phô mai có thể thay cho thịt, cá, trứng, sữa.. (vì cùng nhóm giàu đạm) nhưng bơ thì không. Bơ chỉ được dùng để thay thế cho dầu ăn hoặc mỡ (vì cùng nhóm giàu chất béo).

Cách nấu bột cho bé với thực phẩm giàu đạm là phô mai và chất béo là dầu ăn hoặc bơ:

Nguyên liệu: 4 môi canh bột gạo; một miếng (15g) phô mai; 20g bí đỏ; 5g dầu ăn hoặc bơ.

Cách nấu: Bí đỏ luộc chín, tán nhuyễn hòa với 200 ml nước. Cho bột gạo vào khuấy thật đều cho bột tan hết vào nước bí. Bắc lên bếp nấu chín. Cho dầu ăn vào khuấy đều đến khi bột sôi lại. Nhắc xuống để cho bột nguội bớt (khoảng 2 phút), cho phô mai tán nhuyễn vào từ từ, trộn đều. Đổ bột ra bát. Để nguội bớt, cho bé ăn.

Với số lượng như trên, bát bột sẽ cung cấp: 170 Kalo; 5,2g chất đạm; 8,9g chất béo; 17,6g chất bột đường; 124mg canxi.

ST.

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
nấu bột gan vói rau muống được không
hơn 1 tháng trước - Thích (1) - Trả lời
hãy làm thật nhỏ để tránh bé bị hóc nhé
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý