Gạo lứt bổ và mát, thanh nhiệt, giải khát, bổ thần và làm dịu những lo âu, buồn phiền. Ăn gạo lứt ngăn chặn sự xuất tiết dịch dạ dày và ruột, bài tiết các chất độc trong thức ăn.
Tác dụng của Gạo lức
I/. Khái niệm về gạo lức.
1. Gạo lức là gì?
Gạo lức (Brown rice), là gạo chỉ xay bỏ trấu tức vỏ lứa chứ không bỏ mầm và cám của hạt gạo bên trong. Nói cho rõ hơn, tức là khi xay thóc người ta được trấu + cám + gạo. Nếu xay ở chế độ nhẹ hơn thì có trấu + gạo lức (bao gồm gạo và cám). Nên nôm na, gạo lức gồm: gạo và cám.
Gạo lức có tác dụng mà không ai có thể phủ nhận. Nhiều người đã bị bệnh nhung khi thực hiện chế độ gạo lức thì ít nhiều cũng khỏi. Vì trong gạo lức, có thêm một số chất, hơn gạo trắng của chúng ta:
- Phytate: có trong xơ, giúp ngăn ngừa ung thư ruột
- Tocotrienol factor TRF: là chất dầu đặc biệt có trong cám ở gạo lứt, có khả năng chống các cholesterol xấu (LDL) và khử trừ những chất hóa học gây ra hiện tượng đông máu
- Thành phần dinh dưỡng hơn gạo trắng (có thêm lớp cám)
Bởi những yếu tố như thế, gạo lức ít nhiều cũng giúp con người phòng chống một số bệnh, có sức khỏe tốt hơn, ngăn ngừa được những bệnh trong máu.
_Bởi vì, gạo lức quân bình và nguyên tắc âm dương. Gạo lức là thức ăn dương nhưng gạo trắng là thức ăn âm. Nên theo nguyên tắc, nếu ăn dương nhiều sẽ tốt hơn ăn âm nhiều. Nhưng nếu chỉ ăn dương thì sẽ nóng nảy và dễ khuynh hướng bạo lực.
3. Làm ấm người nhưng suy thận:
Ăn gạo lức nhiều sẽ giúp cho cơ thể nhẹ nhàng, những nội tạng ít nhiều cũng được cải tạo. Nhưng:
- Trong cám có những enzim nội tại hoạt động rất mạnh mẽ, nếu con người ăn vào, lâu ngày làm thận suy. Nên, cám từ thuở xưa, cám chỉ nên để cho gia súc, thủy sinh ăn.
- Khi thận suy, thì não bộ suy. Đó là nguyên lý âm dương, não ta chỉ cường tráng khi thận mạnh. Nên, ta có kết luận thế này
Ăn gạo lức là Ăn Cám là Suy thận là Suy thần kinh.
Nên, song với những lợi ích, một tác hại khủng khiếp của gạo lức là làm suy thận, làm suy luôn cả não bộ, từ đó, người ăn gạo lứt nhiều thần kinh rất yếu, dễ kích động, dễ lo âu buồn rầu, làm phai mờ trí tuệ và có khi sẽ bị hư thần kinh.
Thận mà suy rồi thì cả đời ta chẳng làm gì được nhiều.
Thứ hai, nếu chỉ ăn gạo lức không, thì lâu ngày sức khỏe sẽ suy giảm rõ rệt, bởi vì không đủ chất dinh dưỡng để nuôi cơ thể. Từ đó, ta càng bệnh, nhưng khổ nỗi, càng bệnh thì càng ăn nhưng càng ăn thì càng bệnh! Luẩn quẩn như thế rồi, cuối cùng, cơ thể ta sẽ chết lúc nào không hay!
Chất gạo lức làm ấm ng��ời như làm suy thận (Nội Kinh Thần Nông y dược)
II. Dưới cái nhìn y học
4. Gạo lức muối mè chỉ là thực phẩm chức năng
Gạo lức muối mè chỉ là thực phẩm chức năng, là thực phẩm CUNG CẤP CHẤT DINH DƯỠNG, PHÒNG CHỐNG BỆNH TẬT CHO CƠ THỂ.
Còn nếu mắc bệnh thì ta phải dùng thuốc, chứ không thể dùng thực phẩm chức năng mà trị bệnh. Nếu nói gạo lức ăn trị bá bệnh là phản khoa học!
5. Ăn chỉ là hỗ trợ cho sức khỏe
Để có một sức khỏe tốt, một sức đề kháng chống lại bệnh tật thì “ăn” không phải là yếu tố quyết định. Để giữ gìn sức khỏe tốt thì bao gồm có nhiều yếu tố, trong đó ăn là điều kiện để hỗ trợ sức khỏe.
Để rèn luyện sức khỏe, thứ nhất ta phải ăn cho hợp lý, thứ hai phải tập luyện cơ thể, thứ ba phải giữ tâm hồn an lạc và thứ tư, khi bệnh phải dùng thuốc cho thích hợp.
Chính những yếu tố đó giúp sức khỏe ta được hoàn thiện và giúp ta có sức đề kháng để chống lại bệnh tật. Chứ “ăn” không phải là yếu tố quyết định cho sức khỏe của mình.
Nếu nói “ăn” là yếu tố bắt buộc để cho sức khỏe thì ta đã đi sai với khoa học.
III. Dưới cái nhìn đạo Phật
Một câu hỏi khá đau đầu được đặt ra, là: “Nếu nói ăn gạo lức là hại thì tại sao có nhiều người, ăn gạo lức mà vẫn khỏe mạnh, còn hết được bệnh?”. Nên, nếu không phân tích trên cái nhìn Đạo Học vẫn là thiếu sót.
6. Dưới cái nhìn của nhân quả
Nếu nói là Gạo lức trị bá bệnh thì có những người ăn không có kết quả. Chính bởi điều đó mà sau giai đoạn thế kỷ 19, phương pháp Gạo lứt Ohsawa bị mai một vì có những người ăn không có kết quả, ăn mà vẫn bệnh.
Có người càng ăn càng bệnh, có nhiều người ăn gạo lứt muối mè - đặt trọn niềm tin rồi hư thần kinh, có những người càng ăn càng ốm, càng yếu sức. Vậy thì chân lý nằm ở đâu? Khi có người ăn thì khỏi bệnh, thì khỏe nhưng có người ăn thì không kết quả.
Xin thưa, tất cả đều nằm ở Nhân Quả, không bất cứ thứ gì chạy ra khỏi sự công bình của Nhân Quả.
Sở dĩ nhiều người ăn gạo lức khỏi bệnh vì họ có công đức, có phước khỏe mạnh, nên duyên khiến họ gặp gạo lức và khiến cơ thể họ phù hợp với thứ thức ăn này, không gây ra tác dụng xấu. Nên ăn mà có kết quả. Nên gạo lức là cái duyên để họ hết bệnh, chứ không phải là tất cả.
Sở dĩ nhiều người ăn gạo lức mà càng bệnh, càng mệt, không có ích lợi vì họ không có phước để lành bệnh. Họ chạy theo gạo lứt chỉ là theo cái ngọn, nhưng không có phước thì làm sao khỏi, mà không có duyên lành bệnh thì chắc chắn gạo lức sẽ cho ra tai hại rất lớn! Nên có trường hợp, ăn mà không có kết quả, lại còn sinh hại
Nên, ăn gạo lức không bị hại thì cũng do phước, NẾU TA CÓ PHƯỚC THÌ NHỮNG TÁC HẠI CỦA GẠO LỨC SẼ TẠM KHÔNG ẢNH HƯỞNG TA, NHƯNG NẾU VÔ PHƯỚC THÌ GẠO LỨC SẼ TRỞ LẠI BẢN CHẤT CỦA NÓ: ẤM NGƯỜI NHƯNG SUY THẬN!
Điều đó chứng minh tất cả, vì sao có người ăn lại hại nhưng có người lại không bị ảnh hưởng bởi tác hại này. Tất cả đều do Phước của chúng ta mà thôi!
Nên, nếu nói gạo lức trị bá bệnh, làm ta khỏe chỉ là sự tạm bợ của phước và ta đang bị dối gạt, hoàn toàn phước chi phối ta tất cả, chứ không phải là gạo lức!
Nên, GẠO LỨC KHÔNG PHẢI LÀ CHÂN LÝ, KHÔNG PHẢI LÀ TỐI ƯU ĐỂ GIẢI QUYẾT BỆNH, KHỔ, CHẾT, MÀ CHÍNH PHƯỚC MỚI QUYẾT ĐỊNH TẤT CẢ.
NÊN, ĐỪNG QUÁ TIN VÀO GẠO LỨC RỒI QUÊN ĐI NHÂN QUẢ. HÃY NHỚ RẰNG, MỌI THỨ TRÊN ĐỜI ĐỀU DO NHÂN QUẢ CÔNG BÌNH CHI PHỐI, KHÔNG CÓ GÌ LÀ THÀNH CÔNG NẾU THIẾU PHƯỚC!
7. Gạo lức đã trở thành tà kiến:
Tại sao ta bệnh? Bởi vì ta có nghiệp, ta có tội nên bây giờ phải chịu hậu quả là bệnh. Nên bệnh là nghiệp.
Để hết nghiệp ta phải làm sao? Ta phải làm phước thật nhiều, đem lại sức khỏe cho người khác thật nhiều. Thì khi công đức đủ, nghiệp của ta sẽ nhẹ bớt, từ đó bệnh thuyên giảm. Đó là điều hoàn toàn hợp lý và công bằng.
Bây giờ chỉ cần ăn gạo lức mà xóa đi bệnh, chỉ cần nhai nhai vài hột gạo lức mà đủ phước để xóa nghiệp sao? Điều đó phá đi sự công bằng của Nhân Quả. Hoàn toàn nhai gạo lức chẳng ích lợi cho ai mà ta lại hưởng hạnh phúc từ cái “nhai” đó là tà kiến, là bất hợp lý!
Nên nói gạo lức chữa bá bệnh, chỉ cần ăn gạo lức mà khỏi bệnh là tà kiến và không thực.
III. Những minh chứng về gạo lức
8. Trường hợp về gạo lức.
Trường hợp có kết quả bởi ăn gạo lức cũng khá nhiều, điển hình là chùa Long Hưng ở Nhơn Trạch – Đồng Nai, là nơi chủ trương thực dưỡng theo phương pháp của Osawha. Đã có nhiều Phật tử, điển hình là có 24 người, lên nói ích lợi của gạo lức. (Xin kham khảo thêm)
Nhưng trường hợp gạo lức gây tác hại:
- Có một vị thầy, cũng theo phương pháp thực dưỡng gạo lức của Osawha, nhưng vị thầy càng ăn thì càng bệnh, càng ốm, không đủ sức để làm Phật sự. Càng bệnh thì càng kiên trì ăn, càng ăn thì càng bệnh. Cho đền khi, vị thầy bổn sư cấm không cho ăn gạo lức, phải ăn bình thường, thì sức khỏe thầy khỏe lại, làm Phật sự tích cực hơn.
- Một vị thầy tu hành trên núi, cũng là huynh đệ của vị thầy đó, trung thành với cách thực dưỡng này, thì não bộ suy trầm trọng, đến mức, ai chào mình một tiếng thì đêm mất ngủ.
- Nhiều người ăn gầy đến nổi chỉ còn da bọc xương, tâm hồn thì suy thoái, sức khỏe thì ngày càng tồi tệ. (Xin tìm thêm tài liệu)
9. Cho ta hiểu điều gì?
- Số người ăn gạo lức trong cộng đồng rất đông, không chỉ có vài chục người trên. Số người ăn gạo lức thì nhiều vô kể nhưng có kết quả thì chỉ có 24 người, còn những người kia ở đâu?
- Những người kia, hoặc là những người ăn nhưng không có kết quả, nên cũng không thiết nói. Hoặc là một số trường hợp ăn mà lại tác hại. Nên họ cũng không dám nói. Chứ nếu một nghìn người ăn mà ai cũng có kết quả, thì khoa học từ ngàn xưa, phải lấy gạo lức làm thuốc thần, thuốc tiên cho con người chứ! Tại sao không?
Nhưng vì số người ích lợi quá ít, giống như là dựa vào may rủi, nên gạo lức không được khoa học công nhận, không được khoa học lấy đó là thức ăn chính cho con người.
Nên, gạo lức là một thức ăn “thần”, nhưng nếu ta có phước, thì những tác dụng xấu không hại đến cơ thể ta, giúp ta được lợi ích từ những dinh dưỡng tốt. Nhưng nếu ta không phước, thì chính gạo lức cũng hại chết cơ thể ta, làm ấm người nhưng suy thận. Điều này giải thích tất cả.
Xin nghĩ lại về gạo lức muối mè!
IV. Con người với cái nhìn về sức khỏe
10. Bệnh thì vái tứ phía!
Nói đi nhưng cũng phải nói lại.
Ông bà ta có câu: Bệnh thì vái tứ phương tứ phía. Thật vậy, khi đau khổ cùng cực, hay gần hơn là bệnh tật hiểm nghèo, tâm lý chung của con người là “vái tứ phương tứ phía”, mong tìm được con đường giải thoát mọi khổ đau cho mình, đôi khi, điều tìm được chỉ là niềm hy vọng nhỏ nhoi.
Nên, ta không thể trách những người đang bệnh mà dùng gạo lức để cầu mong thoát bệnh. Nhưng ta phải hiểu, hết bệnh để làm gì?
Hết bệnh chỉ để hạnh phúc! Vậy thì, nếu không còn cơ hội gì để thoát bệnh (nan y) thì ta đưa người khổ được hạnh phúc, nhưng bằng con đường khác, chứ đừng bám víu vào những hy vọng nhỏ nhoi, rồi bất thành, sức khỏe càng bị tổn hại.
Vậy thì, để hạnh phúc, ta phải hiểu rằng:
- Bản chất của cuộc đời là khổ: sống trong cuộc đời này không ai thoát được đau khổ. Nếu không bệnh, con người vẫn khổ bởi những điều khác. Hiểu điều đó, ta sống bình than giữa cuộc đời, hiểu rằng đau khổ mà ta đang gánh lấy là điều phải có. Nên, hạnh phúc là khi ta chấp nhận nỗi khổ!
- Tất cả đều do mình tạo ra: Nếu hiểu Nhân Quả, đau khổ mà ta gánh lấy cũng là đau khổ mà ta gây cho con người. Hiểu điều đó rồi, ta chỉ trách mình và chấp nhận trả nghiệp. Chấp nhận khổ đau là hạnh phúc!
- Hạnh phúc chỉ có khi ta biết cho: Đem hạnh phúc cho kẻ khác thì chính mình được hạnh phúc. Có lẽ, nhiều người không tin luật Nghiệp Báo, nhưng khi thương yêu và giúp đỡ mọi người, thì tự nhiên trong lòng xuất hiện cảm giác vui vẻ. Cảm giác vui vẻ đó chất chứa lâu ngày, bồi tụ lâu ngày, sẽ trở thành niềm an lạc và nhẹ nhàng. Từ đó, bệnh không phải là khổ, mà chính ta sống vô dụng mới là đau khổ. Nên, nếu cuộc đời ta không còn kéo dài nữa, xin hãy làm những điều tốt để khi ra đi, ta nhắm mắt thanh thản vì ít ra, ta vẫn làm điều gì được cho cuộc đời
Ta hãy đem thông điệp này, cất lên tiếng nói này cho những người đang rơi vào tuyệt vọng bởi bệnh tật. Chính ta hãy giúp họ thoát khỏi sự mù quáng và cho họ hiểu, bệnh không phải là khổ, mà họ chỉ khổ khi họ vô ích cho cuộc đời.
11. Phòng bệnh hơn chữa bệnh:
Chưa có bệnh thì tôi phải lo phòng bệnh cho mình!
Đó là lý do mà nhiều người đặt ra khi ăn phương pháp thực dưỡng.
Nói “ăn” là yếu tố quyết định cho sức khỏe thì ta đi sai khoa học (đã phân tích trên), nên, để có sức khỏe cho mình, phòng chống bệnh tật ta vẫn phải đi đủ những yếu tố:
- Ăn: Ăn hợp lý, ăn vừa phải, đủ chất dinh dưỡng nuôi cơ thể. Ta chỉ hạnh phúc khi cơ thể ta khỏe mạnh, vì thân và tâm là một hợp thể.
- Tập luyện: Tập thể dục ngoài việc giúp cơ thể ta khỏe mạnh, săn chắc nó còn giúp giảm lượng mỡ trong máu, hỗ trợ đường tim mạch và phổi. Ta hãy nhớ công thức, cơ thể dẻo dai là nền móng cho sức khỏe.
- Tâm hồn an lạc: Bởi thân và tâm là hợp thể, nên tâm có khỏe thì thân mới khỏe, tâm có sảng khoái thì thân mới sảng khoái. Nên việc tập luyện tâm hồn cũng cần thiết song với việc tập luyện cơ thể. Để tâm hồn khỏe mạnh, cần phải giữ cho tâm hồn thư thái, tránh lo âu và bớt những suy nghĩ vọng động. Và cách để rèn luyện tinh thần đó là: Thiền Định, đưa tâm hồn đến trạng thái yên tịnh. (Không bàn sâu)
- Phước Đức: Khỏe mạnh là hạnh phúc mà Phước đức chính là con đường để hạnh phúc. Nên yếu tốt phước đức không nói vẫn là thiếu sót. Để có phước đức, ta phải đem an vui cho người khác, từ đó nó sẽ tạo thành một kết quả hạnh phúc, dành cho chủ nhân của nó. Vậy, để khỏe mạnh, tránh bệnh tật, hãy làm việc tốt!
Đó là những phương pháp tuyệt vời. để giữ gìn sức khỏe của mình, theo đúng khoa học và đúng phương cách: Phòng bệnh hơn chữa bệnh!
Đừng chỉ biết ăn gạo lức rồi càng bệnh, càng bệnh càng ăn, càng ăn càng bệnh, đó thật là một thảm cảnh, phản Nhân Quả và phản khoa học!
12. Ta phải làm gì?
Xin đừng tin vào những lời rao giảng về gạo lức. Gạo lức không giúp ta khỏe mạnh, nhưng ta khỏe mạnh nhờ ta đem sức khỏe cho kẻ khác và nhờ sự thấy biết chân chính của ta với sức khỏe của mình.
Để ta khỏe mạnh thì ta phải tạo sự khỏe mạnh cho người khác, thứ nhất là bảo vệ mội trường, cây cối. Thứ hai, là không hút thuốc là. Thứ ba là thấy ai bệnh ta cố gắng giúp đỡ. Thứ tư, ta quan tâm, chăm sóc sức khỏe của những người quanh mình,
Để ta khỏe mạnh, ta cũng phải tập luyện, chăm sóc sức khỏe sao cho phù hợp với y học nhất.
Chính những yếu tố đó giúp ta khỏe mạnh thực sự, trong cuộc đời của ta, mà không cần gạo lức. Chính tâm hồn đạo đức và lợi ích của ta là phương pháp thực dưỡng tốt nhất, hạnh phúc cho ta và cho người!
Cùng với các loại ngũ cốc, gạo lứt là một loại hạt toàn phần tốt nhất có lợi cho sức khoẻ về nhiều mặt;
Nền nông nghiệp trên hành tinh của chúng ta đã được bắt đầu cách đây khoảng 12.000 năm. Tổ tiên loài người hồi sơ khai thông qua hoạt động sản xuất nông nghiệp đã kiến tạo nên một tập hợp đa dạng sinh học vô cùng dồi dào của các hệ sinh thái mang tính chất sản xuất, trong đó con người đã sử dụng các loại ngũ cốc, kể cả lúa gạo, làm thực phẩm ít nhất là 10.000 năm. Ngũ cốc nói chung và lúa gạo nói riêng là những loại thực phẩm chính của nhiều nền văn minh trên thế giới, trong đó có nền văn minh lúa nước của Việt Nam. Chính vì vậy cho nên hạt ngũ cốc toàn phần nói chung và gạo lứt nói riêng đã đóng một vai trò quyết định trong quá trình phát triển của nhân loại và đảm bảo sự bền vững cho sức khỏe cộng đồng.
Cùng với các loại ngũ cốc, gạo lứt là một loại hạt toàn phần tốt nhất có lợi cho sức khoẻ về nhiều mặt; sản phẩm vô cùng quý giá mà tạo hoá đã ban tặng cho con người nhằm kiến tạo nên trạng thái cân bằng của các quá trình chuyển hoá – trao đổi chất trong cơ thể, tăng cường hệ miễn dịch, làm cho cơ thể phát triển tốt và đẩy lùi mọi nguy cơ của bệnh tật. Gạo lứt giúp phòng ngừa, hạn chế bệnh tật, hỗ trợ điều trị các bệnh mãn tính và nhiều tác dụng quý giá khác.
Trước hết chúng ta cần nhấn mạnh rằng phần cùi của gạo lứt đã đóng một vai trò chủ yếu trong các ưu việt của gạo lứt.
1. Lớp cùi của gạo lứt có trên 120 chất kháng ôxy hóa, chúng có thể bảo vệ các tế bào của cơ thể khỏi bị xâm hại bởi các gốc tự do.
Như chúng ta đã biết, các gốc tự do đều là những sản phẩm phụ tự nhiên của quá trình trao đổi chất trong cơ thể của người. Các gốc tự do rất nguy hiểm đối với sức khỏe của người, xâm hại và phá hủy nhiều loại tế bào, trong đó có tế bào não và ADN (acid desoxyribonucleic) - cơ sở vật chất của di truyền.Sự xâm hại và phá huỷ tế bào do các gốc tự do sẽ được tích luỹ và tăng lên theo tuổi tác; cũng là nguyên nhân của hầu hết các rối loạn về sức khỏe và phát sinh bệnh tật như bệnh mụn trứng cá, bệnh alzheimer, bệnh viêm khớp, ung thư, bệnh tim mạch, vô sinh, bệnh Parkinson, già trước tuổi, các viêm nhiễm mãn tính, đột qụy v.v…
Các chất kháng ôxy hóa được coi như là những người lính bảo vệ tế bào của cơ thể. Chúng “lấy đi viên đạn” khi tế bào cơ thể bị gốc tự do tấn công, do đó tế bào tránh được sự hư hại. Các chất kháng ôxy hóa mạnh ở trong lớp cùi của gạo lứt như CoQ10, acid alpha-lipoic, các proanthocyanidin oligomic, SOD, các tocopherol và tocotrienol, IP6, glutathione, carotenoid, selen, các phytosterol, gamma-oryzanol, lutein và lycopene đều đã giúp cho cơ thể phòng chống và giảm rủi ro đối với các bệnh nói trên.
2. Gạo lứt điều chỉnh được hàm lượng glucose trong máu ở những người bị bệnh đái tháo đường:
Khoảng 180 triệu người trên thế giới bị bệnh đái tháo đường và hàng năm có trên 1 triệu người đã bị chết do bệnh này. Ở Việt Nam cũng có khoảng 6 triệu người bị bệnh đái tháo đường.
Nhiều công trình nghiên cứu đã khẳng định rằng gạo lứt có khả năng kiểm soát, quản lý và làm giảm hàm lượng glucose trong máu của những người bị bệnh đái đường. Lớp cùi của gạo lứt có tác dụng làm giảm hàm lượng glucose trong máu, hàm lượng hemoglobin đã được glycosyl-hóa và cải thiện sự tổng hợp insulin ở các người bị bệnh đái đường type I và type II. Các vitamin nhóm B, gamma-oryzanol, protein, các phức hợp carbohydrate, crôm, polysaccharide, hemicellulose, chất béo, chất xơ, các tocopherol, các tocotrienol và các chất kháng oxy hóa ở trong gạo lứt đều đóng vai trò quan trọng và tích cực trong việc chuyển hóa glucose trong cơ thể, do đó có thể kiểm soát, quản lý và điều hòa hàm lượng glucose trong máu ở người bị bệnh đái đường.
3. Gạo lứt có tác dụng làm giảm cholesterol và phòng ngừa bệnh tim mạch.
Hàng trăm triệu người trên thế giới, trong đó có Việt Nam, có hàm lượng cholesterol trong máu cao, dẫn đến việc tăng cao các rủi ro (xơ cứng động mạch, đột qụy, cơn đau tim đột ngột, chứng xơ vữa động mạch).
Một số chất dinh dưỡng có trong gạo lứt như chất xơ, carotenoid, phytosterol, acid omega 3 và inositol hexaphosphate (IP6) đều có vai trò rất quan trọng trong việc phòng chống sự ngưng kết các tiểu huyết cầu và làm giảm hàm lượng cholesterol và triglyceride. Các vai trò này và những cơ chế đồng hợp khác đã được thể hiện rõ ở chỗ: làm giảm LDL-cholesterol (xấu) và làm tăng HDL-cholesterol (tốt); giảm việc hấp thụ chất béo và cholesterol; làm tăng việc bài tiết chất béo, cholesterol và acid mật; làm giảm áp suất máu và triglyceride, ngăn ngừa việc ngưng kết tiểu huyết cầu. Coenzyme Q10 cũng có những hiệu ứng tích cực đối với áp suất máu và cholesterol đồng thời cải thiện năng lượng của cơ tim. Nó cũng giúp cho việc ổn định nhịp đập tim. Tất cả những chức năng này ở trong gạo lứt hoạt động đồng thời đã làm giảm các nguy cơ đột qụy hoặc các tai biến tim mạch.
4. Gạo lứt có tác dụng làm tăng hệ miễn dịch của cơ thể nhằm phòng chống các bệnh thoái hóa và chặn đứng hiện tượng lão suy sớm.
Như mọi người đều biết, hệ thống miễn dịch trong cơ thể của người là một mạng lưới phức hợp có nhiệm vụ điều hòa và phối hợp tất cả các hoạt động nhằm bảo vệ cơ thể khỏi bị các vi sinh vật gây hại tấn công (vi khuẩn, virut, nấm, các loại ký sinh) và chấm dứt việc hình thành và phát triển các tế bào bất bình thường. Hệ thống miễn dịch bảo vệ cơ thể người chống lại tất cả các loại bệnh tật và ốm đau. Tuy nhiên hệ thống này có thể suy yếu đi do thiếu hụt dinh dưỡng, do ốm đau kéo dài và do viêm nhiễm hoặc do các chất gây ung thư, do các kim loại nguy hiểm hoặc do các toxin, các chất độc hại cũng như do stress mà cơ thể chúng ta gặp hàng ngày. Khi hệ thống miễn dịch yếu kém, bệnh cúm bình thường cũng có thể làm cho cơ thể bị đe dọa. Tăng cường việc dinh dưỡng và hỗ trợ hệ thống miễn dịch là một hoạt động cần thiết, đặc biệt là những người ở tuổi trên 50 bởi vì việc bảo vệ tự nhiên của cơ thể bị giảm sút theo tuổi tác.
Các sterol và sterolin (luôn có trong thực vật) đều là những tác nhân phù trợ quan trọng giúp cho hệ thống miễn dịch của cơ thể chặn đứng các bệnh ưng thư, giết chết các vi khuẩn, phá huỷ vi rút và làm chậm quá trình lão hóa. Chúng cũng giúp cho các bệnh nhân nhiễm HIV không phát triển thành AID. Các hiệu quả kháng vi rút và kháng vi khuẩn cũng đã được chứng minh do nồng độ sterolin và phytosterol cao ở trong gạo lứt.
5. Gạo lứt có tác dụng làm giảm nguy cơ của một số bệnh ung thư.
Vì nguyên nhân của các bệnh ung thư rất phức tạp cho nên người ta đã khuyến cáo mọi người, ngoài việc tránh các loại toxin (độc tố), cần phải ăn các loại thực phẩm lành, an toàn vệ sinh thực phẩm, trong đó gạo lứt là một thực phẩm quan trọng nhất giúp phòng chống một số bệnh ung thư.
Polyphenol và tocotrienol đều có tác dụng kìm hãm các enzyme vi thể pha 1 và tiểu phần lipo-protein của gạo lứt có tác dụng kìm hãm việc sinh sản nhanh các tế bào bất bình thường. Nhiều công trình nghiên cứu đã chứng minh mối liên quan hết sức mật thiết giữa việc cung cấp chất xơ cao trong chế độ ăn uống và việc giảm nguy cơ các bệnh ung thư ruột kết, ung thư vú. Chất xơ cản trở việc phát triển các khối u bằng cách kết hợp với estrogen ở trong đường ruột và ngăn ngừa nó không bị tái hấp thụ ở trong dòng máu. IP6 trong gạo lứt có hoạt tính chống ung thư rõ ràng và ngăn ngừa việc phát triển tế bào khối u trong ung thư đường ruột và ung thư gan.
6. Gạo lứt có tác dụng cải thiện bộ máy tiêu hóa, giúp việc đồng hóa thức ăn tốt và tránh được các hiện tượng tiêu chảy, táo bón v.v…
Các chuyên gia cho rằng những người trưởng thành chỉ cần một nửa lượng chất xơ (mà cơ thể họ cần) cũng đã có thể phòng chống bệnh đái đường type 2 và bệnh tim mạch…Họ khuyến cáo: tối thiểu lượng chất xơ trong khẩu phần phải đảm bảo 14gam cho 1000 calo tiêu thụ. Đàn ông cần khoảng 30-38gam/ngày, còn đàn bà cần khoảng 25-30g/ngày từ các loại thực phẩm toàn phần.
Hầu hết trẻ em ngày nay chỉ thu nhận được 20% lượng chất xơ mà chúng cần hàng ngày. Điều đó đã giải thích được vì sao đã xảy ra nạn dịch trẻ em phát triển bệnh đái đường type 2 trước lúc chúng bước sang tuổi teens.
Có 2 loại chất xơ quan trọng. Chất xơ hoà tan tạo thành thể gel trong ống tiếu hóa và làm chậm việc tiêu hóa carbohydrate nhằm làm cho đường glucose bị giải phóng chậm và được hấp thụ chậm hơn vào giòng máu. Đây là loại chất xơ chịu trách nhiệm đối với việc giảm thấp cholesterol và điều hòa glucose trong máu.
Chất xơ không hòa tan đi qua ruột một cách nguyên vẹn. Nó thu hút và hấp thụ nước và xúc tiến việc đào thải phân ra ngoài. Nó cũng giúp cho việc loại trừ các chất thải độc hại và duy trì độ pH tối thích vốn rất cần thiết đối với việc tối đa hóa chức năng tiêu hóa và giúp phòng chống bệnh ung thư ruột kết.
Gạo lứt chứa cả hai loại chất xơ hòa tan và không hòa tan, giúp duy trì sức khoẻ và giúp việc đào thải phân một cách đều đặn; làm khuây khỏa và trợ giúp sức khoẻ đối với những người bị hội chứng ruột dễ kích thích và bệnh đường ruột dễ kích thích, đồng thời cải thiện một cách tự nhiên hệ vi sinh vật trong đường ruột.
7. Gạo lứt có tác dụng làm giảm cân ở những người bị bệnh béo phì.
Gạo lứt cung cấp một phổ rất rộng về các chất dinh dưỡng vốn có thể giúp cơ thể không bị kích động bởi cảm giác đói. Chúng cũng giúp cơ thể quản lý được trọng lượng cơ thể thông qua các cơ chế điều hòa lượng đường trong máu, giải độc ruột kết và việc chuyển hóa chất béo. Gạo lứt cũng rất giàu magiê thiên nhiên có khả năng phòng chống hội chứng rối loạn trao đổi chất đồng thời cải thiện quá trình trao đổi chất.
8. Gạo lứt có tác dụng giải độc cho cơ thể trong trường hợp cơ thể bị các chất độc hại xâm nhập thông qua thực phẩm, không khí, thông qua da v.v…
Trái đất là một hệ sinh thái kín, các hiệu ứng xấu có thể lan tỏa ra hàng nghìn dặm kể từ nguồn phát sinh; và các chất độc hại có thể thâm nhập vào cơ thể chúng ta thông qua thực phẩm, không khí và thông qua da. Do đó, gạo lứt có thể hỗ trợ việc giải độc theo hai đường hướng. Trước hết lượng chất xơ cao trong gạo lứt đã giúp thải bỏ các toxin một cách nhanh chóng và an toàn, “rửa sạch” thành ruột nhằm giải thoát các chất thải thối rữa vốn có thể bao vây việc hấp thụ các chất dinh dưỡng và đầu độc hệ thống tiêu hóa. Đường hướng thứ hai: các chất kháng oxy hóa tiềm năng và các chất dinh dưỡng trong gạo lứt sẽ trợ giúp trong cuộc chiến chống lại các gốc tự do sản sinh các toxin.
Người ta đã biết các hợp chất trong gạo lứt có tác dụng giải độc: Acid alpha Lipioc là một tác nhân rất tốt nhằm tinh lọc gan khỏi bị ngộ độc bởi các chất hóa học. Các bác sỹ người Đức đã sử dụng acid alpha lipoic ngay từ những năm 1960 để điều trị bệnh xơ gan. Sau đó việc điều trị đã được mở rộng thêm đối với việc ngộ độc kim loại nặng, ngộ độc do nấm độc và các bệnh liên quan đến oxygen.
9. Gạo lứt có tác dụng cải thiện chức năng của gan.
Ngoài vai trò là chất giải độc của cơ thể vốn làm nhẹ gánh nặng đối với gan, gạo lứt còn có nhiều chất dinh dưỡng có thể phù trợ đặc biệt cho chức năng của gan. Inositol, Phospholipid và vitamin nhóm B đều là những chất giải độc cho gan, kiểm tra bệnh xơ gan và cải thiện sự tái tạo tế bào gan. Tocotrienol, gamma oryzanol và những chất kháng oxy hóa khác cũng có vai trò bảo vệ trong gan.
10. Gạo lứt có tác dụng tăng cường năng lượng cho cơ thể.
Do sự có mặt trong lớp cùi của gạo lứt các chất dinh dưỡng thực vật giúp tạo năng lượng như Coenzyme Q10, acid alpha lipoic và các vitamin nhóm B, trong đó có cả acid pangamic, cho nên gạo lứt có tác dụng tăng cao năng lượng cho cơ thể . Acid alpha lipoic cũng là một tác nhân rất quan trọng đối với việc sản xuất năng lượng trong tế bào. Nó được các vận động viên điền kinh sử dụng hàng ngày nhằm tăng cường năng lượng và cải thiện việc dự trử glycogen trong cơ bắp. Acid pangamic (B15) có tác dụng làm tăng oxygen trong tế bào. Nó đã trở thành một danh hiệu nổi tiếng khi các vận động viên của Liên bang Nga sử dụng nó như “một loại vũ khí bí mật” (hợp pháp) nhằm tăng cường sức chịu đựng, tăng cao nghị lực, sức bền và tốc độ. Ngày nay vitamin B15 đã trở thành một chất yêu thích nhất của tất cả các vận động viên điền kinh.
11. Gạo lứt có tác dụng làm giảm sỏi thận; đồng thời xây dựng bộ xương của cơ thể chắc khỏe và làm giảm nguy cơ bệnh loãng xương
Sỏi thận là một trong những rối loạn tổng quát nhất của đường tiết niệu. Sỏi thận chủ yếu được hình thành từ canxi, nhưng vấn đề không phải nguyên nhân của sỏi thận là do canxi trong khẩu phần dinh dưỡng. Thực tế hai công trình nghiên cứu được tiến hành ở Trường Đại học Harvard đã chứng tỏ rằng khẩu phần thức ăn có hàm lượng canxi cao thực sự đã làm giảm các nguy cơ phát triển sỏi thận. Lớp cùi của gạo lứt là một nguồn canxi cùng với magiê và kali có lợi cho sức khoẻ . Vitamin K và IP6 trong gạo lứt có một vai trò hết sức quan trọng: Vitamin K giúp chuyển vận canxi ra khỏi dòng máu và đưa canxi vào xương; IP6 có tác dụng ức chế và ngăn cản việc kết tinh oxalate canxi ở đường tiết niệu; và cơ chế này cũng song song mang tới hiệu quả rõ rệt là xương của cơ thể chắc khoẻ và tránh được bệnh loãng xương.
13. Gạo lứt có tác dụng cải thiện thị giác.
Gạo lứt có chứa lutein và zeaxanthin có khả năng cải thiện thị lực và giảm các rủi ro của sự thoái hóa hoàng điểm và bệnh đục thủy tinh thể. Các acid béo không thể thay thế omega 3, omega 6, omega 9 và acid folic có trong lớp cùi của gạo lứt cũng đều có tác dụng cải thiện thị lực của mắt.
14. Gạo lứt có tác dụng giảm hiện tượng đau đầu và cải thiện chức năng trí tuệ và tinh thần.
Gạo lứt là một sự kết hợp hoàn hảo của các tác nhân giải độc và những tác nhân phù trợ não. CoQ10 có tác dụng làm giảm chứng đau nửa đầu đến 50%, làm giảm sự mệt nhọc và làm dịu sự mệt mỏi về tinh thần. Acid alpha lipoic có tác dụng tăng cường trí nhớ và giúp phòng chống quá trình lão hóa của bộ não. Các vitamin nhóm B có tác dụng làm giảm sự mệt mỏi về tinh thần, làm dịu hệ thống thần kinh và làm dịu stress. Kali có tác dụng phù trợ chức năng trí tuệ, tinh thần bằng cách chuyển oxygen đến não. Phosphatidylserine có tác dụng cải thiện trí nhớ, sức tập trung và sự chú ý. Ngoài ra, cơ chế giải độc giúp cải thiện mọi khía cạnh của sức khỏe; khi cơ thể loại trừ được các toxin thì tất cả các chức năng đều hoạt động tốt hơn, kể cả chức năng trí tuệ.
15. Gạo lứt có tác dụng làm giảm triệu chứng của thời kỳ mãn kinh; có tác dụng tăng cường vẻ đẹp tự nhiên của cơ thể, đặc biệt là đối với chị em phụ nữ.
Phần cùi của gạo lứt chứa một phổ đầy đủ các chất dinh dưỡng có chức năng tăng cường vẻ đẹp bao gồm CoQ10, các vitamin nhóm E, các vitamin nhóm B, trong đó có biotin, tất cả các chất này đều có tác dụng kiến tạo nên vẻ đẹp từ bên trong. Phần cùi của gạo lứt cũng có acid gamma amino butyric và squalene vốn là những chất thiết yếu không thể thay thế trong việc làm sáng da làm cho da mịn màng và làm cho tóc mọc khỏe.
Một tập hợp các chất kháng oxy hóa cao và rất giàu các chất dinh dưỡng của lớp cùi gạo lứt đã làm cho gạo lứt trở thành một thực phẩm rất tốt trong việc giải độc hàng ngày. Khi mà các toxin đã bị loại trừ, da sẽ trở nên sáng bóng, hồng hào và hấp dẫn hơn.
Tác dụng phòng chống bệnh mãn tính của gạo
Tuyệt vời Điều hoà đường huyết
Khoảng 6-7% dân số Việt Nam mắc bệnh tiểu đường. Đây là một căn bệnh mãn tính rất nguy hiểm cho sức khoẻ, rất dễ gây ra biến chứng cho tim, gan, thận, gây mù mắt. Nguyên nhân gây bệnh là do rối loạn quá trình chuyển hoá glucid làm tăng tính kháng insulin dẫn đến bệnh tiểu đường. Gạo lứt cùng với yến mạch là các ngũ cốc toàn phần tốt nhất có tác dụng làm giảm rủi ro của bệnh tiểu đường. Nó có tốc độ tiêu hoá và hấp thụ glucose chậm hơn nhiều so với gạo trắng, có chỉ tiêu glycemic index thấp hơn nhiều so với gạo trắng nên giảm tính kháng insulin, làm giảm nhu cầu tiêu thụ insulin, làm cho tuyến tuỵ không phải hoạt động quá tải nên có thể giảm rủi ro của bệnh tiểu đường từ 20-30% so với ăn gạo xát trắng.
Những thử nghiệm về lâm sàng có kiểm soát chứng minh rằng ăn tinh chất của gạo lứt được xử lý, chiết tách từ lớp cùi và phôi của gạo lứt trong 8 tuần với liều lượng 20g/ngày có tác dụng hạ đường huyết từ 10-33%. Những nghiên cứu khác cũng nhận thấy tinh chất gạo lứt có tác dụng kiểm soát, có lợi, điều khiển mức độ đường huyết ở những bệnh nhân tiểu đường.
Các tổ hợp vitamin, gama orizanol, các hydrate cacbon, các polysaccharides, các chất béo không bão hoà, đặc biệt Omega3, các chất xơ, tocophenol, tocotrienol và các antioxidant. Tất cả các chất này có trong tinh chất của gạo lứt đóng vai trò rất quan trọng, có lợi trong chuyển hoá glucose trong cơ thể.
Làm giảm cholestrol và phòng ngừa bệnh tim mạch.
Ăn nhiều chất béo bão hoà làm tăng lượng cholesterol trong máu. Những người thừa cân, béo phì ít vận động thường có hàm lượng cholestrol trong máu cao và có nguy cơ rủi ro cao đối với bệnh tim mạch và đột quỵ.
Muốn giảm nguy cơ này thì phải thay đổi cách ăn uống không để thừa cân (chỉ số thể trọng BMI= cân nặng/(chiềucao)2 < 25). Ăn gạo lứt là một biện pháp có hiệu quả để làm giảmlượng cholestrol trong máu.
Một số chất dinh dưỡng và các hợp chất tự nhiên các antioxidant có trong gạo lứt như chất xơ, Carotenoid, Phytosterol, Omega 3, Inositol Hexaphosphate (IP6) đóng một vai trò rất quan trọng trong chống kết tụ tiểu cầu và giảm cholestrol, mỡ trong máu . Những chất này và những cơ chế đồng hoạt khác đã làm giảm LDL cholesterol (có hại) và tăng HDL cholesterol (có lợi), giảm hấp thụ mỡ và cholestrol, tăng đào thải chất béo và cholesterol, làm giảm áp lực máu, giảm mỡ máu và ức chế kết tụ tiểu cầu, ức chế việc hình thành tắc nghẽn động mạch chủ. C0Q10 có tác dụng có lợi trong cả làm giảm áp lực máu, cholestrol và cải thiện năng lượng của cơ tim, nó cũng giúp cho nhịp tim ổn định. Một phân tích của 12 công trình nghiên cứu đã chỉ ra sử dụng thường xuyên hạt toàn phần trong đó có gạo lứt, đã có tác dụng giảm 26% rủi ro đối với bệnh tim mạch. Nghiên cứu điều dưỡng Harvard đã đánh giá trên 7500 phụ nữ tuổi từ 38-63 từ thời điểm tiến hành và tiếp theo trong 10 năm, hệ số rủi ro của bệnh tim mạch đã tác dụng với chiều tăng của nhóm tiêu thụ hạt toàn phần là 1; 0,92; 0,93; 0.83; 0.75 (p=0,01). Sau khi hiệu chỉnh theo chỉ số thể trọng, uống rượu và một số yếu tố khác, lượng tiêu thụ hạt toàn phần là 0,13 serving/ngày cho nhóm thấp nhất và 2,7 serving/ngày cho nhóm cao nhất (1 serving = 28g).
Số liệu nghiên cứu cũng chứng minh giảm 36% rủi ro đối với đột quỵ, tim mạch ở phụnữ tiêu thụ hạt toàn phần 3serving/ngày. Nghiên cứu chuyên môn vế sức khoẻ ở Harvard của 43.757 nam giới từ 45-70 tuổi hệ số rủi ro của bệnh tim mạch Myocardial Infarction (MI) thấp nhất ở nhóm tiêu thụ chất xơ cao nhất (28,9g/ngày) so sánh với nhóm tiêu thụ chất xơ ít nhất (12,4g/ngày). Trong nghiên cứu này chất xơ của ngũ cốc là yếu tố tác động mạnh nhất đến sự giảm rủi ro của bệnh MI.
Nghiên cứu của phụ nữ ở Iowa với 34.492 người từ 55-69 tuổi, hệ số rủi ro sau khi hiệu chỉnh, đối với bệnh tim mạch CHD giảm với sự tăng lượng sử dụng hạt toàn phần (RR=1; 0,96; 0,71; 0,64; 0,7). Cơ chế của tác động này chưa được hiểu hoàn toàn và được nghĩ rằng nó như một chức năng của một số yếu tố: hàm lượng chất xơ hòa tan, các antioxidant, các phytoestrogen, sự đồng hoạt của các chất dinh dưỡng có trong hạt toàn phần, sự thay đổi của oxy hoá LDL, các hợp chất hoạt động sinh học trong tổ hợp chất xơ.
Hạt toàn phần và bệnh ung thư
Mối liên hệ, đã nhận thấy giữa tiêu thụ hạt toàn phần và bệnh ung thư. Một phân tích chuyển hoá của 40 nghiên cứu trên 20 loại ung thư với polyp ruột đã chứng minh rằng với lượng tiêu thụ hạt toàn phần cao những rủi ro về ung thư đã giảm từ 21-43%. Cơ chế có thể của tác động này bao gồm những thay đổi trong lên men hydrate carbon, thời gian vận chuyển phân, sản phẩm nội tiết tố giới. Điều quan trọng nhất được khuyến cáo là tránh các độc tố và ăn những thực phẩm có lợi cho sức khoẻ.
Trong tinh chất của lớp cùi và phôi của gạo lứt có nhiều chất dinh dưỡng giúp bảo vệ chống lại ung thư. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng sterol, sterolin, omega 3,6,9 có thể tăng hoạt động của tế bào sát thủ tự nhiên đóng vai trò như modun miễn dịch tiềm năng để xử lý và hồi phục suy giảm chức năng miễn dịch. Gamma oxyzanol Inositol, IP6 Polyphenol, chất xơ, tocotrienol và các antioxidant là những chất chống carcinogen (chất gây ung thư). Polyphenol, torotrienol trong lớp cùi, phôi của gạo lứt có tác dụng ức chế tế bào sinh sản nhanh không bình thường. Hàng loạt những nghiên cứu về dịch tễ đánh giá giữa tiêu thụ cao lượng chất xơ và sự giảm tai nạn của ung thư ruột và ung thư vú.
Năm1992, các nhà nghiên cứu trường y Harvard nhận thấy rằng những nam giới tiêu thụ 12g chất xơ/ngày thì tỷ lệ ung thư ruột phát triển gấp 2 lần so với người tiêu thụ chất xơ 30g/ngày. Có khoảng 12 công trình nghiên cứu tìm ra mối liên hệ giữa tiêu thụ lượng chất xơ cao và giảm rủi ro của ung thư vú. Một số tế bào ung thư được kích hoạt bởi estrogen tuần hoàn trong máu. Chất xơ có thể kìm hãm sự phát triển của các tế bào này bằng cách kết hợp với estrogen trong ruột và ngăn chặn không cho chúng bị hấp phụ vào máu. IP6 được thấy có biểu hiện quan trọng trong hoạt động chống ung thư và ức chế tế bào ung thư phát triển trong ruột và ung thư gan. Pangamic acid (B15) được biết có một khả năng hợp nhất giải phóng ra loại Cyanide chỉ ở phần mô ung thư, do đó phá huỷ những tế bào ung thư, trong khi cùng lúc lại nuôi dưỡng những mô lành tính.
Cải thiện tiêu hoá có lợi cho sức khoẻ.
Chất xơ là một phần tốt nhất của hệ thống tiêu hoá. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra ăn nhiều chất xơ và ít chất béo bão hoà có tác dụng giảm rủi ro của một số bệnh ung thư, tiểu đường, rối loạn tiêu hoá và bệnh tim. Các bác sĩ và các nhà khoa học đã khuyến cáo ăn nhiều chất xơ để phòng ngừa và điều trị các bệnh tật sau: bệnh tim mạch, táo bón, ung thư đặc biệt là ung thư ruột, diverticuloses, béo phì, tiểu đường, mỡ cao trong máu, thoát vị.
Nhiều chuyên gia cho rằng hầu hết người trưởng thành mới chỉ đạt khoảng một nửa lượng chất xơ họ cần để phòng ngừa bệnh tiểu đường, tim mạch và một số các bệnh khác. Lượng chất xơ tiêu thụ tối thiểu là 14g cho 1000kcal tiêu thụ. Nam giới cần 30-38g/ngày, phụ nữ cần 28-30g/ngày tốt nhất từ thực phẩm hạt toàn phần. Phần lớn trẻ em ngày nay mới chỉ đạt 20% lượng chất xơ chúng cần ăn hàng ngày. Việc ăn uống thiếu hụt như thế đã giúp giải thích tại sao có dịch trẻ em mắc bệnh tiểu đường type 2 trước khi chúng đạt tới tuổi teen.
Có 2 loại chất xơ cần tiêu thụ rất quan trọng: chất xơ hòa tan ở dạng gel và làm chậm tiêu hóa hydrate carbon nên đường chậm được giải phóng và hấp phụ chậm hơn vào máu. Loại chất xơ này có trách nhiệm làm giảm cholesterol và điều hoà đường huyết. Chất xơ không hoà tan đi qua đường tiêu hoá, hấp phụ nước, làm nhanh tốc độ dịch chuyển và làm dạ dày nhu động hơn. Nó cũng giúp đào thải chất độc và duy trì lượng pH tối ưu cần thiết để chức năng tiêu hoá đạt tối đa và giúp phòng ngừa ung thư ruột. Trong lớp cùi (lớp cám) và phôi của gạo lứt có chứa cả 2 loại chất xơ: chất xơ hòa tan và chất xơ không hoà tan. Nó giúp duy trì được sức khoẻ và giữ cho dạ dày hoạt động đều đặn. Nó đặc biệt có lợi cho những người hay bị sôi bụng, rối loạn tiêu hoá, cải thiện hệ vi sinh vật có lợi và làm giảm sự hoạt động của vi sinh vật có hại ở đường ruột đến 51%.
Hiểu như thế nào là gạo lứt?
Thực tế cho thấy có rất nhiều người hiểu sai về gạo lứt, gạo lứt là hạt thóc không còn vỏ bọc ngoài (vỏ trấu), hạt gạo còn nguyên cám bao quanh, mầm ở đầu hạt và lõi trong là bột gạo có thành phần chủ yếu là tinh bột. Tinh bột gồm 2 phần tử aminlose và aminlopetin. Gạo tẻ (canh mễ hay ngạch mễ) có nhiều aminlose, ít aminlopetin, cơm nở và khi để nguội chóng khô.
Gạo nếp hầu như chỉ có aminlopetin, đồ xôi gạo không nở, để nguội vẫn dẻo, Đông y gọi nhu mễ. Gạo lứt có màu nâu đen gọi là huyền mễ. Có loại gạo màu nâu đỏ gọi là gạo huyết rồng. Gạo huyết rồng được xay sát kĩ thì không phải là gạo lứt. Gạo tẻ lâu năm là trần mễ.
Người phương Đông chúng ta coi gạo là hạt vàng, hạt của sự sống. Trong sách "Nội kinh" là sách Đông y cổ đã ghi: "Tinh khí đều do chất của gạo mà biến hóa sinh ra". Lúa tẻ (canh mễ) có vị ngọt, tính mát bình, bổ khí huyết, điều hòa ngũ tạng, cứng gân xương, cường thân thể. Lúa tẻ lâu năm (trần mễ) có vị chua, hơi mặn, tính ấm, ích khí, mạnh tỳ, thông huyết mạch, trợ tiêu hóa.
Riêng mầm non của hạt thóc (cốc nha) khí ôn, vị ngọt, có công năng kiện tỳ, hạ khí, tiêu thức ăn đọng trên, thêm sức, ăn uống ngon miệng.Cám gạo có vị ngọt, tính bình, có tác dụng khai vị, hạ khí đầy, tăng sức đề kháng.
Thành phần hóa học của gạo có đầy đủ các đại dưỡng chất sinh năng lượng là đạm, đường, mỡ (protid, glucid, lipid) với các acid amin cần thiết và acid béo chưa no cần thiết cao hơn so với loại thức ăn khác, mà nó còn có nhiều vitamin (B1, B2, B5, B6, B12, tiền vitamin A, C, E, K...), các chất khoáng (K, Na, Ca, P, Mg, Zn...), các chất xơ tan và không tan có lợi cho tiêu hóa. Trong cám gạo còn có các polysaccharid, người ta đã phân lập được một polysaccharid RBS có tác dụng sinh học chống ung thư.
Gạo lứt, muối và mè là bài thuốc - thức ăn có từ lâu đời; thời danh y Tuệ Tĩnh đến cụ tổ Đông y Hải Thượng Lãn Ông; cho tới thời nay là một phương thuốc khá phổ biến không những chỉ ở phương Đông (Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam...) mà lan sang cả các nước phương Tây như Pháp, Anh, Mỹ...Gạo lứt so với gạo xát trắng chất đạm có nhiều hơn 30%, vitamin B1 gấp 4 lần, chất béo gấp 3 đến 5 lần, vitamin B5 (acid pantotenic) gấp 4 lần, acid linoleic (chỉ có trong sữa mẹ) chiếm 30% trong tổng hàm lượng chất béo của gạo lứt. Các acid amin cần thiết mà cơ thể không tự tổng hợp được đều có mặt đầy đủ trong thành phần đạm của gạo lứt.
Gạo lứt bổ và mát, thanh nhiệt, giải khát, chỉ thống, bổ thần và làm dịu những lo âu, bu��n phiền. Ăn gạo lứt ngăn chặn sự xuất tiết dịch dạ dày và ruột, bài tiết các chất độc trong thức ăn nên có hiệu quả cao trong điều trị rối loạn tiêu hóa, tả, lụ, trúng thực, chậm tiêu, ngộ độc thực phẩm. Gạo lứt là một loại thuốc bổ tỳ, phế, gan, thận, tâm. Đặc biệt trong phòng, hỗ trợ điều trị bệnh ung thư.
Ngoài chất RBS, người ta còn phát hiện gạo lứt có chất Selentium có tác dụng hạn chế tế bào ung thư phát triển. Điều này đã được thể nghiệm qua súc vật và trên người bởi các công trình khoa học ở Mỹ, Nhật và một số nước khác trên thế giới. Bên cạnh đó còn có chất acid phitin có vai trò đào thải các chất độc qua ruột, chất glytation chống nhiễm xạ...Một trong những chất phòng vệ chính là những chất vitamin nhóm B, đặc biệt là vitamin B2 (Riboflavine).
Với công năng, tác dụng của gạo lứt bổ dưỡng, thải độc tăng cường sức đề kháng và những gì ta chưa biết đến, gạo lứt còn góp phần và chống bệnh HIV đang hoành hành trên trái đất này.
Bí quyết ăn gạo lứt muối mè
Gạo lứt muối mè: Phải biết chọn hạt gạo, hạt muối, hạt mè cho tới cách chế biến, kể cả lúc ăn nhai thế nào cho đúng mới thấy hết tác dụng của "ngọc dược" khi "thực dưỡng" để chế biến nó thành "thần dược".
Gạo lứt phải chọn loại gạo mới, còn nguyên lớp cám ngoài và mầm gạo, gạo đỏ càng tốt. Gạo thu hoạch từ lúa sạch, không bón bằng phân hóa học, không phun thuốc trừ sâu thì càng hay. Nhiều người nhầm gạo huyết rồng là gạo lứt vì nó có màu đỏ.
Bảo quản gạo lứt khó khăn hơn gạo thường vì lớp lipid tập trung ở lớp vỏ cám ngoài là chủ yếu, dễ ẩm mốc và để lâu hôi khét. Bảo quản không tốt, ăn gạo lứt đã bị hôi mốc còn có tác dụng ngược lại, nghĩa là không những không khỏe, không hết bệnh mà có thể gây nên bệnh mới, kể cả bệnh ung thư nguy hại vô cùng.
Nấu cơm gạo lứt: trước khi nấu, nhặt sạch sạn (nếu có), chỉ cần "rửa" qua cho gạo sạch cát chứ không "vo gạo" như nấu cơm bình thường. Có thể nấu cơm gạo lứt bằng nồi đất, nồi đồng, nồi nhôm, nồi cơm điện; đổ gạo lứt đã rửa vào nồi, ngâm với nước ấm trong vòng khoảng 2 giờ.
Tùy loại gạo nhưng cứ 2 phần nước thì 1 phần gạo, cứ 1kg gạo cho khoảng 1 muỗng cà phê (6g) muối. Sau 2 giờ ngâm thì nấu cơm, trước khi nấu thì ngoáy đảo đều gạo nước, đậy vung lại . Nấu bằng nồi cơm điện thì cắm điện như nấu cơm bình thường. Nấu cơm bằng bếp lửa (than, củi, điện...) thì khi nào cạn nước thì phủ lá chuối, lá dứa hay vải mùng sạch đậy nắp lên trên cho kín để khỏi xì hơi. Đun lửa thật nhỏ cho tới khi cơm chín (khoảng 1 giờ). Ngoài ra còn có thể nấu cơm gạo lứt bằng nồi áp suất là dễ nhất. Gạo không cần phải ngâm trước, cơm nấu vừa nhanh lại vẫn dẻo ngon.
Rang muối mè: Trước khi rang mè, sấy bỏ hạt lép, nhặt sạn, rửa sạch mè bỏ cát, đem phơi thật khô. Khi rang, chảo thật nóng, dùng đũa khuấy đảo đều, thấy mè nổ ran khắp lượt thì cầm chảo xoay tròn 5-7 vòng rồi đổ ra để giã. Tránh rang mè quá cháy thì đen khét, còn sống thì không thơm.
Muối tinh rang khô, trộn với mè tùy theo từng người mà có tỉ lệ mè và muối khác nhau, phụ thuộc vào tuổi tác, bệnh tật, thai nghén. Phụ nữ có thai nên ăn lạt, người lớn bình thường 7-10g mè/1g muối; người già và trẻ em: 8-12g/1g muối. Sau đó bỏ vào cối đá (hoặc máy xay) giã (hoặc xay), không nên mịn quá mất ngon.
Muối mè giã rồi cho vào lọ nút kín, không nên để quá một tuần, sẽ có mùi khét do hôi dầu vì bị oxy hóa bởi không khí.
Cách ăn cơm gạo lứt
Trộn muối mè với cơm gạo lứt 1-2 muỗng cafe tùy theo ý thích mỗi người hay người bệnh ăn kiêng. Ăn cơm gạo lứt phải ăn chậm, nhai kỹ, khi cơm trong miệng cảm giác như biến thành sữa là được. Ăn vội nhai dối đem lại những hậu quả xấu, nhất là với người bệnh.
Tác dụng của gạo lức rang.
Bài sưu tầm dành cho những người trên tuổi 45 có nhu cầu quan tâm đến sức khỏe, đặc biệt là những ai không muốn có chứng bệnh đau nhức xương khớp:
Tác dụng của gạo lức rang:
Bạn gái của tôi (ở thành phố Việt trì) bị đau đầu gối đã mấy năm nay, thuốc thang đủ các loại (kể cả đã uống nhiều thuốc Tây và cao ngựa bạch) nhưng bệnh tình vẫn không mấy thuyên giảm. Tôi đọc cuốn sách "Bí quyết cuộc sống đời người" của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác thấy có bài thuốc uống gạo lức rang sẽ tốt cho người có bệnh xương khớp. Tôi khuyến khích bạn dùng thử xem sao, biết là bạn không mấy tin tưởng vào bài thuốc này và lại lười nữa nên tôi chủ động mua gạo lức, rang lên, xay thành bột rồi gửi cho bạn, kèm theo lời dặn: "Có bệnh thì vái tứ phương, bà cứ uống thử xem thế nào, biết đâu ưa lại khỏi thì sao? Công tôi làm cầu kỳ lắm đấy, mụ uống cho đều nhé kẻo tôi tủi thân". Cũng vì câu nói như một "đòn tâm lý" của tôi mà bạn uống đều đặn (mỗi ngày 2 lần: Sáng và tầm 3-4 giờ chiều, mỗi lần 2 thìa đầy, pha với nước nóng). Thực lòng lúc đầu tôi không mấy tin tưởng là bệnh đau đầu gối của bạn sẽ đỡ vì biết bạn mắc bệnh đã lâu (từ năm 2005), lại uống rất nhiều loại thuốc Tây rồi. Nhưng thật lạ: Sau khi ăn hết 3 kg gạo lức rang thì đầu gối của bạn hết đau, giờ đây đi lại không cà nhắc như trước nữa.
Chẳng ai dám nói trước được điều gì về sức khỏe nên từ lâu, mặc dù không bị đau xương khớp nhưng tôi cũng dùng bột gạo lức kèm với bột vừng đen mỗi sáng (sau khi tráng đường ruột bằng 1 thìa bột nghệ vàng pha với mật ong). Tôi cũng thấy sức khỏe có chiều hướng khả quan.Vì thế tôi muốn chia sẻ với bạn đọc thông tin này, biết đâu lại có ích cho ai đó đang bị đau xương khớp hoặc những ai muốn sức khỏe tốt lên.
Gạo lức đã rang (không cần rang kỹ quá vì sẽ cháy mất lớp vỏ cám rất tốt ở bên ngoài, chỉ cần thấy có mùi thơm là được)
Sau đó cho vào máy xay sinh tố xay thành bột (dùng ở chế độ xay cafe). Một ngày uống 2 lần (sáng và lúc 3-4 giờ chiều), mỗi lần 2 thìa pha như bột đậu xanh.
"Bài thuốc" này rất rẻ tiền, dễ làm, dễ ăn, lại có công dụng rất tốt cho sức khỏe, vậy nên hãy thử và kiên trì, bạn nhé!
Gạo lức hay còn gọi là gạo lứt, gạo rằn hay gạo lật là loại gạo chỉ xay bỏ vỏ trấu. Các thành phần của gạo lứt gồm chất bột, chất đạm, chất béo, chất xơ cùng các vitamin như B1, B2, B3, B6; các axit như pantothenic (vitamin B5), paraaminobenzoic (PABA), folic (vitamin M), phytic; các nguyên tố vi lượng như canxi, sắt, magiê, selen, glutathion (GSH), kali và natri.Lớp cám của gạo lứt cũng chứa một chất dầu đặc biệt có tác dụng điều hòa huyết áp, làm giảm cholesterol xấu, giúp ngăn ngừa qua các bệnh tim mạch.
Theo Đông y, gạo lứt rất bổ và có tính thanh nhiệt, an thần trấn kinh, trừ phiền. Có khả năng ngăn sự xuất tiết của dạ dày và đại tràng nên có tác dụng tốt trong điều trị các bệnh đường ruột. Đông y dùng cháo gạo lứt để phòng ngừa và trừ bệnh tả, lỵ, cầm mồ hôi. Những nghiên cứu khác cho thấy gạo lứt đặc biệt tốt đối với phụ nữ, làm giảm nguy cơ ung thư và ruột kết, giảm cholesterol và tốt cho hệ tim mạch của phụ nữ sau mãn kinh. Đồng thời, với nguồn chất xơ dồi dào, gạo lứt giúp chống lại bệnh xơ vữa động mạnh, ung thư vú, thậm chí giảm nguy cơ mắc bệnh tim, ung thư và bệnh tiểu đường.
“Thanh lọc cơ thể” với gạo lức
Tác dụng của gạo lức trong việc thanh lọc cơ thể.
TS. Dược sỹ Hoàng Minh Chung (Trưởng bộ môn Dược – khoa Y học Cổ truyền) cho biết: Gạo lức và gạo trắng về cơ bản là giống nhau, tuy nhiên gạo lức khác gạo trắng ở một số thành phần như có lớp vỏ cám còn bao ở bên ngoài vì vậy gạo lức còn có một số vitamin, đặc biệt là vitamin B1. Ngoài ra trong gạo lức còn có một số thành phần muối khoáng khác rất tốt cho cơ thể.
Chúng ta cũng biết gạo lức là một loại lương thực, nhưng chúng ta cũng có thể sử dụng gạo lức như một loại thực phẩm chức năng, phòng và hỗ trợ điều trị một số bệnh chứ không nên coi gạo lức là một thuốc chữa bệnh vì đây không phải là thuốc.
Khi sử dụng gạo lức hỗ trợ cho điều trị một số bệnh như một số bệnh về tim mạch, những người gặp bệnh hiểm nghèo như ung thư thì chúng ta có thể dùng để hỗ trợ chứ không nên dùng kéo dài. Nếu dùng kéo dài quá thì khả năng hấp thụ của con người không thể hấp thụ được vì gạo lức còn một chất cám bao ở bên ngoài, đó không phải là thực phẩm dùng thường xuyên được.
Một số phương pháp sử dụng gạo lức một cách hiệu quả nhất là: Chúng ta có thể sử dụng gạo lức nấu ăn như cơm bình thường. Tuy nhiên khi nấu cơm bằng gạo lức chúng ta phải lưu ý là phải nấu lâu hơn, kỹ hơn, lượng nước cho vào nhiều hơn so với gạo trắng. Đối với những người bị đau dạ dày khi sử dụng phải lưu ý vì gạo lức khó tiêu hóa hơn vì vậy nhai phải kỹ hơn trong quá trình ăn. Gạo lức cũng có thể sử dụng như một loại đồ uống bằng cách khi mua gạo lức về cho lên rá xoa qua cho bớt các bụi cám, rồi cho lên chảo rang ở nhiệt độ vừa phải, đảo đều đến khi gạo lức có mùi thơm bốc lên và màu hơi sẫm lại, chúng ta để cho nguội và cất vào trong các lọ kín để dùng dần. Mỗi lần dùng, chúng ta có thể dùng một muỗng canh gạo lức đã rang, đun với một lít nước, đun kỹ với lửa nhỏ và chúng ta dùng nước đó để uống hàng ngày.
Một ngày chúng ta có thể sử dụng từ hai đến ba lít nước gạo lức uống như vậy. Uống nước gạo lức ngoài tác dụng tăng cường sức khỏe cho cơ thể, bồi dưỡng tăng cường một số muối khoáng, vitamin thì cũng giúp thanh lọc cơ thể tốt.
Gạo lức theo Đông y là rất bổ dưỡng và có tính thanh nhiệt cơ thể, đây là loại gạo chỉ xay bỏ vỏ trấu chưa xay sát loại bỏ cám gạo nên rất giàu dinh dưỡng đặc biệt là vitamin và các nguyên tố vi lượng. Lớp cám này cũng chứa một chất đạm làm điều hóa huyết áp, giảm cholestoron xấu.
Tác dụng chữa bệnh của cây chuối hột
Công dụng chữa bệnh của cây xạ đen
Công dụng chữa bệnh của cây dâu tằm
Tác dụng chữa bệnh của cây cỏ mực
Tác dụng của cây tầm gửi
Tác dụng của cây mật gấu đối với sức khỏe
(st)