Vỏ rât cứng, khi ngậm nước tiết ra có vị đắng, chát, hơi khó nuốt là đặc trưng của kha tử-một vị thuốc chữa ho, viêm họng, khản tiếng vô cùng hữu hiệu.
Cây Kha tử hay Chiêu liêu (Myrobolan de commerce) mọc ở miền Nam, Campuchia (còn gọi là Sramar), Lào, Aán độ, Miến điện, Thái lan và miền Nam Trung quốc. Vào tháng 9, 10, 11 quả chín hái về phơi khô làm thuốc. Cây kha tử là một cây gỗ cao 15-20m. Lá mọc đối, cuống ngắn. Hoa màu trắng, có mùi thơm, mọc thành bông ở đầu cành hoặc kẽ lá. Quả với lớp vỏ màu nâu nhạt, hình trứng (đường kính 2,5- 3cm), có 5 cạnh dọc, nhọn ở 2 đầu, trong chứa một hạt nhỏ cứng. Quả chín vào khoảng tháng 9, 10, 11, lấy đem sấy khô dùng làm thuốc.
Tính vị qui kinh:
Vị đắng, sáp, tính bình, qui kinh Phế, Đại tràng.
Theo các sách thuốc cổ:
Sách Dược tính bản thảo: vị đắng ngọt.
Sách Tân tu bản thảo: vị đắng ôn, không độc.
Sách Hải dược bản thảo: vị chua sáp ôn, không độc.
Sách Lôi công bào chế dược tính giải: nhập 5 kinh Phế Can Tỳ Thận Đại tràng.
Sách Bản thảo cầu chân: nhập Đại tràng, Vị kinh.
Thành phần chủ yếu:
Kha tử có hàm lượng Tanin 20 - 40%, quả thật khô có thể đến 51,3% gồm acidelagic, acidgalic và acidluteolic, acidchebulinic ( 3 - 4%). Trong nhân còn có 36,7% dầu vàng nhạt, trong.
Tác dụng dược lý:
Do thành phần chất Tanin cao thuốc có tác dụng thu liễm, cầm tiêu chảy.
Chế phẩm Kha tử có tác dụng ức chế in vitro một số vi khuẩn như trực khuẩn mủ xanh, trực khuẩn bạch hầu, Pseudomonas aeruginosa, Salmonella typhi, tụ cầu vàng và liên cầu khuẩn tán huyết.
Ngoài chất Tanin ra, thuốc còn có thành phần gây tiêu chảy ( laxative) như Đại hoàng trước gây tiêu chảy, tiếp theo lại có tác dụng thu liễm.
Chiết xuất cồn của thuốc có tác dụng chống co thắt ( antispasmodic) tương tự như papaverine.
Biệt dược chữa ho
Dân gian thường lấy quả kha tử đã sấy khô, chặt thành miếng nhỏ, bỏ hạt, vỏ giã dập rồi ngậm để chữa chứng đau cổ họng, khản tiếng. Ngậm trong 2-3 ngày bệnh sẽ khỏi. Cách khác là với 8g kha tử kết hợp với 6g cam thảo, 10g cát cánh, đem sắc lấy nước uống hàng ngày.
Những người thường xuyên phải sử dụng giọng nói như: ca sĩ, giáo viên... có thể dùng kha tử tán nhỏ nhào với mật ong rồi ngậm, tiếng sẽ thanh và hiện tượng khô cổ họng cũng sẽ hết. bởi trong kha tử có chứa chất vitamin chebutin, terchebin...Hàm lượng tamin chiếm tới 51,3 %.
Trong tamin gồm có các acid như: galic, egalic, luteolic, chebulinic. Khi các chất này kết hợp với nhau, chúng sẽ tạo thành một thức kháng sinh diệt khuẩn mạnh hơn nhiều so với các chiết xuất riêng rẽ. Đồng thời, chất chebuin, terchebin rong kha tử còn có tác dụng trợ tim, chống ho, chống co thắt dạ dày...
Ngoài ra, theo Đông y, quả kha tử còn được sử dụng trong những trường hợp sau:
Tiêu chảy mạn tính
Dùng khoảng 5g kha tử (dạng bột), hoà với 10ml rượu và 100ml siro. Mỗi ngày uống ba lần, mỗi lần một thìa canh. Với trẻ em dùng khoảng 1/3 liều lượng của người lớn. Hoặc có thể lấy kha tử đem nướng chín, tách bỏ hạt, phần thịt đem xay (giã) thành bột mịn. Lấy bột khai tử (lượng 6g) hoà với nước cơm, uống ngày hai lần cho đến khi khỏi hẳn thì thôi.
Kiết lỵ kinh niên
Lấy 30g kha tử, 100g hoàng liên, 20 hạt nhục đậu khấu đã bo vỏ đem tán nhỏ thành bột mịn, trộn với hồ nặn thành viên nhỏ. Mỗi ngày uống 30 viên, chia làm hai lần. Hoặc kết hợp kha tử (6g) với đẳng sâm, bạch truật, đương quy (mỗi thứ 12g) và cam thảo, gừng, mộc hương (mỗi thứ 6g). Tất cả đem sắc với 400ml nước, uống làm hai lần mỗi ngày.
Ngộ độc thức ăn
Khi thức ăn nhiễm vi khuẩn gây ngộ độc, ta có thể dùng bài thuốc từ kha tử nướng chín bỏ hạt 8g, hoàng liên 5g, đem tán thành bột mịn. Hoà hỗn hợp này với nước đun sôi để nguội dùng uống ngày ba lần sẽ khỏi
Lưu ý: Những người bị ho do phế có thực nhiệt, hay tiêu chảy do cảm lạnh không nên dùng kha tử.
(ST)