Ngày nay, mô hình kinh doanh thức ăn nhanh rất phát triển, hàng loạt chuỗi cửa hàng mở ra trong thời gian ngắn với độ phủ rộng khắp cả nước.
Mô hình kinh doanh tiềm năng
Kinh doanh thức ăn nhanh tại Việt Nam đang được các nhà đầu tư nước ngoài đánh giá đầy tiềm năng vì dân số Việt Nam hơn 80 triệu dân, trong đó 65% là dân số trẻ ở độ tuổi dưới 35 và khoảng 90% người tiêu dùng Việt Nam chưa có thói quen dùng thức ăn nhanh. Vì thế đây sẽ là thị trường đầy hứa hẹn mà các nhà đầu tư cần khai thác trong tương lai.
Nhưng thị phần này thương hiệu Việt khá ít ỏi, chủ yếu là các thương hiệu nước ngoài. Hiện các doanh nghiệp nước ngoài đang nắm giữ trên 70% thị trường thức ăn nhanh của Việt Nam.
Theo các nhà đầu tư thức ăn nhanh thì để mở một cửa hàng cần phải tính toán được mật độ dân cư, lưu lượng giao thông, doanh thu kỳ vọng, kế hoạch phát triển thị trường.
Khoảng vài năm gần đây, tốc độ phát triển trung bình mỗi năm 12-15 cửa hàng thức ăn nhanh, hầu hết đều nằm ở những ngã tư đông đúc và tập trung tại các khu vực trung tâm sầm uất.
… Nhưng nhà đầu tư Việt quay lưng
Trong khi kinh doanh thức ăn nhanh tại Việt Nam được nhiều nhà đầu tư nước ngoài quan tâm thì các nhà đầu tư trong nước lại không mấy hứng thú. Ngoài trình độ quản lý kém, khả năng tài chính thì đặc thù của món ăn Việt khác nhiều so với loại hình này.
Hiện nay, mô hình này của người Việt là phục vụ nhanh chứ không phải thức ăn nhanh, vì khách hàng chỉ mất mất 5 phút để có những món ăn mà họ yêu cầu như phở, bánh mì, xôi…
Nhưng trên thực tế khách đến các cửa hàng thức ăn nhanh không chỉ vì món ăn mà họ còn muốn được hưởng không khí, phong cách tạo nên thương hiệu đó. Đây chính là thách thức lớn nhất của các doanh nghiệp VN.
Một lý do khác làm cho thị trường thức ăn nhanh chưa phát triển là do giao thông bằng xe gắn máy không thuận tiện cho người tiêu dùng có thể vừa lái xe, vừa dùng thức ăn nhanh.
Thức ăn nhanh sản xuất theo hình thức chế biến công nghiệp vì thế giá thành thường bình dân trong khi đó hướng phát triển của các chuỗi thức ăn nhanh của Việt Nam có phần cao cấp hơn.
Lối đi cho thương hiệu Việt
Thức ăn nhanh được đánh giá là nhanh chóng tiện lợi nhưng cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây bệnh béo phì vì chúng thường sử dụng lượng dầu mỡ lớn để chế biến thức ăn. Còn món ăn Việt thường được chế biến từ gạo, nếp vì thế chỉ số đường huyết thấp hơn bột mì.
Trong cách chế biến món ăn chúng ta thường hấp, luộc nên lượng chất béo ít hơn. Thức ăn Việt thường ăn kèm như các loại rau tươi sống, dưa, hành, ớt tỏi, nước chấm các kiểu... cũng là nguồn cấp thêm chất khoáng và vitamin cho bữa ăn hoàn chỉnh.
Đồng thời, để xây dựng thương hiệu thức ăn Việt chúng ta cần phải biết cách xây dựng hệ thống quản lý chuyên nghiệp, phục vụ tốt cho khách hàng có nhu cầu ăn tại chỗ hoặc mang về, đảm bảo về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Vì thế đã đến lúc chúng ta nên xây dựng những thương hiệu thức ăn nhanh và lành mạnh cho thương hiệu Việt.
Kinh doanh lưu động- mô hình hot năm của 2013
Nếu như các chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh mang thương hiệu quốc tế xuất hiện ngày càng nhiều ở Việt Nam thì những chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh kiểu Việt - gọi theo dân dã là món ăn vặt, thức uống lưu động cũng đang dần định hình.
Gần đây, nhiều thương hiệu cà phê mang đi cạnh tranh bằng việc cho ra đời những quầy hàng lưu động tập trung nhiều tòa nhà văn phòng như Arobi Coffee, Kenz Coffee, Double Coffee…
Theo một chủ cửa hàng cà phê lưu động thì khách hàng là dân văn phòng có nhu cầu rất lớn nhưng ít thời gian di chuyển vì thế cần phải nghĩ ra cách tiếp cận trực tiếp mới hiệu quả. Chỉ cần 5 đến 10 phút gọi điện bạn sẽ được giao hàng đến tận văn phòng, các đồ ăn thức uống theo yêu cầu với giá cả cạnh tranh.
Một lợi thế khác của những quầy cà phê lưu động là giá thành để xây dựng không lớn, khả năng thu hồi vốn nhanh. Tuy loại hình này chỉ phát triển 1 vài năm gần đây nhưng cạnh tranh cực kì khốc liệt. Các quầy thức uống lưu động này phải liên tục đổi mới nhằm tạo ra sự khác biệt trong hương vị đồ uống, cách phục vụ. Đồng thời, các quầy lưu động này thường kết hợp thêm các chuỗi cửa hàng thức ăn vặt để phục vụ nhu tốt hơn nhu cầu của “thượng đế”.
Mẫu kế hoạch Marketing Công ty dịch vụ đồ ăn nhanh của Joe Redhots
Joe’s Redhots bán xúc xích chất lượng cao và các thức ăn trưa chế biến sẵn nhằm phục vụ các doanh nhân tại các khu đô thị giao thông đông đúc. Khác với những người bán hàng ăn rong trên đưòng phố, Joe’s Redhots đựoc xem là “nơi lý tưởng nhất để ăn trưa nhanh”.
Công ty dịch vụ đồ ăn nhanh của Joe thành lập năm 1997 ở Illinois, là một công ty kinh doanh nhỏ chuyên cung cấp thức ăn nhanh chất lượng cao bằng xe chở hàng của công ty đến hàng loạt trung tâm văn phòng công ty làm việc ở vùng đô thị. Hoạt động kinh doanh của công ty dưới cái tên Joe’s Redhots. Kế hoạch của công ty cho thâý ban giám đốc tán thành việc vay 1 triệu USD từ ba ngân hàng để mở rộng chiến lược marketing và phân phối hàng vào trung tâm thương mại Chicago bằng sáu chiếc xe chở hàng hiện có của công ty. Tỷ suất lợi nhuận đầu tư ròng trong 3 năm dự tính sẽ là 243%/ 1 triệu USD đầu tư, sau khi đã hoàn vốn
Ước tính doanh thu của Joe’s Redhots năm 2000 lên tới 3 triệu USD, lãi ròng là $212.500 (7,1% doanh thu). Doanh thu dự kiến sẽ đạt 12 triệu USD, với lãi ròng là 1.280.100 USD (10,7%), vào cuối năm 2002. Công ty Joe’s có sáu hợp đồng và có thể có thêm 24 hợp đồng nữa các toà nhà văn phòng nhằm ở đại lộMichigan và một vài nơi khác ở Chicago để cung cấp dịch đồ ăn quanh năm. Khu vực đông đúc này đem lại doanh thu trung bình hàng năm tính theo mỗi đầu xe hàng là 300.000 USD ( nghĩa là bán được 1.000 lần mỗi tuần và mỗi lần bán trung bình là $6,00). Từ một xe bán hàng vào năm 1995, Công ty Joe’s tăng doanh thu hàng năm là 1,8 triệu USD trong ba năm tới với lãi ròng là 128.900 USD (7,2%),.
Doanh thu dự tính (Đơn vị 1,000 USD) |
|||||
Năm |
1999 |
2000 |
2001 |
2002 |
2003 |
Doanh thu |
$1.800 |
$3.000 |
$6.000 |
$9.000 |
$12.000 |
Chi phí hàng bán |
540 |
900 |
1.800 |
2.700 |
3.600 |
Lãi gộp từ bán hàng |
1.260 |
2.100 |
4.200 |
6.300 |
8.400 |
Chi phí quản lý |
860 |
1.428 |
2.643 |
3.844 |
5.034 |
Marketing |
180 |
300 |
600 |
900 |
1.200 |
Lãi chưa tính thuế và lãi suất ngân hàng |
220 |
372 |
957 |
1.555 |
2.166 |
Thuế và lãi suất ngân hàng |
91 |
159 |
445 |
663 |
886 |
Lãi ròng |
$129 |
$213 |
$512 |
$892 |
$1,280 |
2. Chiến lược định vị
Joe’s Redhots bán xúc xích chất lượng cao và các thức ăn trưa chế biến sẵn nhằm phục vụ các doanh nhân tại các khu đô thị giao thông đông đúc. Khác với những người bán hàng ăn rong trên đưòng phố, Joe’s Redhots đựoc xem là “nơi lý tưởng nhất để ăn trưa nhanh .” Có được như vậy bởi vì Joe’s Redhots có những xe chuyên chở thức ăn sạch sẽ nhất, những người phục vụvệ sinh nhất, thức ăn nguyên chất, tươi nhất và giá cả hợp lý nhất. Giá thành ở mức thấp cho thấy dịch vụ bán hàng của công ty có chất lượng cao. Joe’s Redhots cũng nổi tiếng về khiếu hài hước và khả năng tiếp thị sản phẩm của các nhân viên, hàng tuần họ luôn đem đến cho khách hàng một vài điều gì đó đặc biệt để có thể tiết kiệm tiền và giải trí.
Mỗi xe chở thức ăn đều mang một khẩu hiệu “Joe’s Redhots - Làm bạn hài lòng chỉ với giá $2.00! Bạn xứng đáng được thưởng thức nó!” Bức thông điệp đó nhằm vào những khách hàng đi đường tiềm năng muốn thưởng thức một xúc xích với giá rẻ. Đó cũng là một thông điệp mời chào người ta "tự buông thả" một chút vì phần lớn xúc xích đều có hàm lượng chất béo cao. Kiểu chào hàng độc đáo này cũng nhằm chính vào đấy bởi vì khi khách hàng thích ăn xúc xích và cảm thấy họ xứng đáng được thưởng thức với giá rẻ thì sẽ thấy rằng là bức thông điệp này hết sức có ý nghĩa với họ. Ý nghĩa của bức thông điệp cũng hết sức độc đáo: “giá rẻ + sự thích thú.” Một cuộc nghiên cứu định tính không chính thức cho thấy khách hàng mục tiêu là các nhân viên công sở mâu thuẫn với chính bản thân họ khi muốn ăn một chiếc xúc xích mềm, ngon nhưng lại cố gắng theo dõi chất béo và lượng thịt trong chế độ ăn của mình.
Hơn nữa, xúc xích của Joe’s Redhots không có hàm lượng chất béo cao. Xúc xích của công ty có chất lượng cao, tất cả đều nguyên chất, không có chất bảo quản và các chất hoá học có hại. Những nhân viên bán dạo trên đường phố của Joe’s Redhots đều tuyên truyền cho khách hàng của họ thấy rằng thưởng thức xúc xích vừa rẻ lại vừa có lợi cho sức khỏe. Mặc dù là lời chào hàng nhằm vào sản phẩm xúc xích nhưng mỗi xe hàng chở đồ ăn của Joe’s cũng có rất nhiều món ăn khác có lợi cho sức khoẻ và giá cả lại hợp lý.
3. Chiến lược Marketing
Joe’s Redhots được hình thành nhằm có được vị trí hàng đầu trong lĩnh vực dịch vụ thức ăn lưu động tại những trung tâm thương mại lớn ở đô thị. Joe’s nhằm vào các đối tượng từ các cán bộ công sở trở lên, những người muốn ăn bữa sáng hay bữa trưa nhanh, thuận tiện và linh hoạt. Mỗi xe chở đồ ăn, chi phí khoảng 20.000 USD, cung cấp đủ cho 200 đến 250 bữa ăn mỗi ngày.
Joe’s tạo sự khác biệt và định vị khác hẳn so với các đối thủ cạnh tranh như các cửa hàng đồ ăn nhanh hay các cửa hiệu bán đồ ăn sẵn mang về: đó là sản phẩm của công ty (cung cấp độ dinh dưỡng cao, 100 phần trăm nguyên chất, không có chất nhân tạo, phẩm màu, chất phụ gia hay chất bảo quản; đồ ăn và khẩu phần hết sức tiện lợi ), đó là sự quan tâm của công ty đến môi trường sinh thái( thùng chứa hàng và giấy gói đều làm bằng chất dễ phân huỷ, có thể tái chế và đồng thời công ty có mối quan hệ chặt chẽ với công chúng), và dịch vụ của công ty (công ty đảm bảo khách hàng có thể trả lại hàng đối với tất cả những sản phẩm bán ra mà không cần giải thích và những nhân viên phục vụ của công ty là những người được đào tạo tốt nhất).
Thực phẩm của Joe’s Redhots có giá bằng hay cao hơn một chút so với mức giá của các hãng cạnh tranh khác mà không thể phân biệt được liệu thức ăn của các hãng đó có nguyên chất hay không. Các hoạt động xúc tiến bán hàng bao gồm tặng hàng mẫu miễn phí và một số mặt hàng đặc biệt hàng ngày cho khách hàng, nhờ đó giúp khách hàng hiểu rằng họ đang nhận được những sản phẩm chất lượng cao, dịch vụ nhanh chóng, lịch sự tương xứng với đồng tiền họ bỏ ra.
Joe’s Redhots đã thành công trong việc kí hợp đồng với các công ty quản lý cho thuê bất động sản để thuê địa điểm bán hàng lâu dài trong và ngoài trụ sở chính của các toà nhà thương mại đồng thời hợp tác bán đồ uống và các đồ ăn thứ yếu với các cửa hàng trên đường phố. Tất cả các hợp đồng thuê bất động sản giúp cho có nơi an tâm để các xe bán hàng trong các toà nhà.
Nhằm khuyến khích sự trung thành của khách hàng với sản phẩm của mình, công ty luôn phát triển và tăng cường cung cấp những thực đơn mới và quay vòng cho phù hợp theo mùa vào mỗi quí, đồng thời cho khách hàng ăn thử và tặng những phần quà đặc biệt hàng ngày. Việc đào tạo nhân viên bao gồm chương trình tuyển dụng "những người có tính cách dễ thân thiện", tối thiểu là sáu giờ đào tạo tại công ty, tham khảo ý kiến những người có kinh nghiệm và thực tập công việc.
Bạn là người có ít vốn (100tr tới 200tr) và muốn làm giàu? => nên làm dịch vụ ăn uống. Không khó đâu, xin hãy đọc nếu bạn quan tâm tới lĩnh vực này.
Là một người tiêu dùng bình thường như bao người nên tôi cũng phải chịu cảnh khó chịu khi tiêu dùng ở khắp nơi. Đến một quán ăn bình dân mà muốn gọi món cà tím bung thì quá khó mặc dù ở chợ nào cũng có loại quả này. Hoặc đến quán cà phê mà gọi một cốc bột đậu xanh (hoặc đậu đen, đậu nành...) thì quá viễn tưởng mặc dù shop hàng tiêu dùng nào cũng bán bột này. Tôi nhận thấy nhu cầu về loại hình ăn uống tiện lợi như kiểu McDonald's cho người Việt là hiển nhiên.
Tôi xin chia sẻ phương án KD với mọi người để chúng ta cùng làm cho cuộc sống tốt hơn:
Bạn cần một địa điểm (hiển nhiên rồi - tạm gọi là Shop) nhưng không cần quá to, quá tốt vì mô hình của tôi là mô hình "Take away" (tức là ăn tại chỗ thì ít mà cầm về nhà là chính).
Bạn lên kế hoạch thực đơn cho 7 ngày trong tuần, ví dụ trưa thứ 2 gồm rau cải luộc, đậu phụ xào thịt, canh măng chua, thịt bò xào cần. Tối thứ 2 gồm rau muống luộc, cá kho, thịt gà rang, canh dưa chua... có thêm các món lựa chọn khác (gọi là menu 2, menu 3) và thêm món phụ như lạc rang muối, giò chả, dưa chua, nhộng tằm rang, salat...
Nhớ niêm yết ra bảng trước cửa nhé, khi mình làm thực đơn theo ngày tức là mình cam kết với khách hàng rằng mình không bán đồ cũ, đồ thừa. Phần này cũng tuỳ thuộc vào món thời vụ và đặc điểm dân cư, nói chung không cần bàn nhiều.
Tiếp đến là tìm người làm món: Đây là mấu chốt thành công trong phương án kinh doanh này. Bạn không thể tìm một người đầu bếp hoàn hảo trong mọi món ăn của bạn, do vậy bạn phải tìm cách để đáp ứng nhu cầu ăn ngon, sạch với giá hợp lý của mọi người.
Bạn cần liên hệ với các hội phụ nữ của phường sở tại để tìm người làm 'bán thời gian' cho bạn. Khi vào hội phụ nữ, họ sẽ giúp bạn tìm được người làm (và làm rất ngon, lại rẻ nữa chứ), bạn đặt hàng họ làm những món mà theo bạn là ngon.
Họ luôn dậy được sớm tập thể dục, nhân tiện ra chợ mua đồ cho rẻ và về nhà họ cũng phải nấu ăn cho gia đình nữa. Hàng ngày họ sẽ làm những món đó và mang ra Shop của bạn vào khoảng 10h trưa và 5h chiều để bạn cho vào Menu. Bạn cần nhớ rằng đến món dưa chua bạn cũng nên đặt hàng chứ đừng tự làm nếu món đó không ngon. (Tôi không hiểu tại sao đến món dưa dễ làm như vậy mà tôi khó kiếm được đĩa dưa ngon ở mấy quán ăn bình dân nhỉ???)
Cũng cần nhớ rằng bạn chỉ nên đặt hàng mỗi người không quá 2 món nhé (để họ không quá tải, và nếu họ đột xuất có việc thì mình không bị nhỡ tất cả hàng).
Tại Shop của bạn, bạn chỉ việc cắm cơm, rửa rau cho thật sạch và làm một hai món rau luộc, lạc rang... Chưa hết, bạn cũng nên liên hệ với vài nơi làm giò chả thật ngon, thịt heo quay thật tuyệt để chờ các thượng đế đến và 'take away'.
Với cách làm này, địa điểm không phải là yếu tố quyết định, một vỉa hè rộng cũng có thể làm được, vấn đề là bạn nhanh chóng tạo dựng thương hiệu và làm vài chiến dịch marketing như kiểu của mấy cửa hàng gas chẳng hạn.
Tôi mong rằng nhiều gia đình sẽ vứt bớt đồ làm bếp nhà mình để làm khách hàng chung thân của bạn vì: ăn ngon, ăn sạch, ăn rẻ (chắc chắn là rẻ hơn đấy: bạn thử nghĩ xem, khi bạn rời văn phòng về để ra chợ tức là bạn đã phải mua đắt hơn khi mua buổi sớm rồi, bạn mua với khối lượng ít hơn cũng đắt hơn rồi, rồi tiền gas, tiền dầu ăn, gia vị, điện nước, khấu hao máy móc dụng cụ, công sức...).
Quan niệm rẻ ở đây không có nghĩa là phải rẻ hơn và bằng với các quán cơm bình dân khác. Tôi nghĩ chắc chắn giá phải cao hơn mặt bằng chung nhưng bù lại là sự sạch sẽ, cam kết về thức ăn mới, đồ ăn ngon.
Luôn nhớ nhé: Phải làm thật sạch, luôn tìm hiểu xem món của mình đã ngon hơn chưa để thay đổi người làm.
Còn bây giờ, thử nhẩm xem bạn có cần quá 200tr để làm mô hình này. Bạn có thể dễ dàng nhân rộng mô hình này nếu thành công một điểm rồi .
Việt Nam đang trở thành miền đất hứa của các hãng kinh doanh đồ ăn nhanh (fastfood) ngoại với những kế hoạch mở rộng kinh doanh đầy tham vọng.
Mở chục ngàn nhà hàng
Khác với cảm giác “xa xỉ” cách đây 10 năm, việc giới trẻ Việt Nam ngày nay bước vào một cửa hàng ăn nhanh như KFC, Lotteria, đã trở lên quen thuộc, không còn xa lạ.
Bắt đầu tham gia vào thị trường Việt Nam năm 1997 với nhà hàng đầu tiên tại trung tâm thương mại sầm uất Saigon Super Bowl Trade Center tại thành phố Hồ Chí Minh, hiện nay KFC (Mỹ) đã có mặt tại 19 tỉnh thành trên cả nước, với hơn 100 cửa hàng fastfood tính tới cuối năm 2011.
Theo kế hoạch, KFC sẽ mở được 116 nhà hàng tại Việt Nam tới cuối năm 2012 và nâng con số nhà hàng fastfood KFC lên con số 200 vào năm 2015.
Theo thống kê không chính thức, hiện KFC đang nắm khoảng 60% thị phần fastfood tại Việt Nam, phục vụ khoảng 20 triệu lượt người ăn.
Lotteria, một thương hiệu fastfood của Hàn Quốc xuất hiện tại Việt Nam năm 2004, cũng đã kịp có được 140 nhà hàng fastfood. Năm 2011, Lotteria cũng có 100 nhà hàng sau 6 năm tại Việt Nam và cũng không dấu diếm tham vọng nâng con số lên 200 trong vòng 5 năm tới (2016).
|
Cũng vào Việt Nam từ rất sớm, năm 1997, hiện tại Jollibee Foods (Philippines), cũng đã có hàng chục nhà hàng tại Việt Nam. Năm 2009, Jollibee có 14 nhà hàng chỉ sau 2 năm và có tham vọng mở thêm nhiều nhà hàng nữa tại Việt Nam.
Baskin Robbins (Mỹ) vào Việt Nam từ rất sớm, năm 1994 nhưng sau đó dừng kinh doanh do thuế nhập khẩu nguyên liệu tăng cao và quyết định trở lại đầu năm 2012. Trong vòng 5 năm tới, Baskin Robbins sẽ mở 32-50 nhà hàng tại Việt Nam.
Pizza Hut vào Việt Nam năm 2005 và sau một thời gian thăm dò, họ mở nhà hàng đầu tiên ở thành phố Hồ Chí Minh năm 2007 và tính tới cuối năm 2011, Pizza Hut đã có 19 nhà hàng và sẽ không dừng lại ở con số đó.
Subway cũng phấn đấu mở thêm 10 nhà hàng trong năm 2013. BBQ Chicken (Hàn Quốc) vào Việt Nam cuối năm 2006, hiện đã có 15 nhà hàng tại Hà Nội và dự kiến năm tới sẽ mở thêm 8 - 10 nhà hàng.
McDonald’s và Burger King (Mỹ) cũng đang chuẩn bị vào Việt Nam. Con số nhà hàng sẽ được mở tại Việt Nam không được tiết lộ nhưng Burger King có kế hoạch sẽ mở 1 nhà hàng/160.000 dân và nếu điều này là sự thực, con số nhà hàng fastfood Burger King tại Việt Nam sẽ là khủng khiếp.
“Mục tiêu của chúng tôi là mở càng nhiều cửa hàng càng nhanh càng tốt,” ông Elias Diaz Sese, chủ tịch Berger King châu Á Thái Bình Dương trả lời báo chí Việt Nam gần đây.
Starbbucks cũng đang âm thầm chuẩn bị vào Việt Nam, có thể đầu năm 2013, khi đã nhanh chóng mua tên miền Việt (.VN) và nếu truy cập vào website này, nó sẽ dẫn tới trang chủ của hãng .
Như vậy nếu tính sơ sơ, Việt Nam sẽ có hàng chục ngàn nhà hàng fastfood trên cả nước, chủ yếu tập trung tại các thành phố lớn như Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng...trong vài năm tới.
Với mật độ dày đặc như vậy, viễn cảnh tới năm 2015, người Việt ra đường....gặp fastfood không phải là mơ hồ. Tuy nhiên các hãng fastfood cũng sẽ không dễ dàng thực hiện kế hoạch của mình trong bối cảnh kinh tế khó khăn và tâm lý tiêu dùng của người Việt Nam.
Cạnh tranh trên đất Việt Nam?
Theo khảo sát của Neilsen Vietnam năm 2010, nhiều người Việt Nam mong muốn được ăn fastfood, tuy nhiên đại đa số người dân vẫn chọn các loại phở, bánh canh, xôi và cháo là các món ăn nhanh của mình.
Cũng theo nhận định trên, Việt Nam hiện đã có mặt khá đầy đủ các thương hiệu fastfood nổi tiếng trên thế giới và các đô thị lớn đang là tâm điểm canh tranh giữa các hãng fastfood.
Điều lưu ý là các sản phẩm fastfood chủ yếu mang “vị” Tây, chưa phù hợp với người Việt. Ngoài ra so với các món bình dân tại Việt Nam, fastfood vẫn khá đắt đỏ, trong khi đây cũng chỉ là món ăn bình dân....ở trời “Tây”.
Hiện tại hãng fastfood Johney Rockets vẫn chưa chính thức tham gia vào thị trường Việt Nam mặc dù đã thuê một đối tác nghiên cứu thị trường này được....4 năm. Johney Rockets cho biết sẽ vào Việt Nam, có kế hoạch mở 10 nhà hàng trong vòng 10 năm tới. Tuy nhiên hiện tại mới chỉ là kế hoạch.
Lotteria cũng cho biết sẽ lùi thời gian nhượng quyền thương hiệu tới tận năm 2013 do những khó khăn, phức tạp và thách thức của thị trường Việt Nam. Ông Cho Young Jin, Tổng giám đốc Lotteria Hàn Quốc thừa nhận sự khác biệt về văn hóa và thói quen của người Việt Nam và cần phải thay đổi để thích ứng.
“Do khó khăn về kinh tế, nhu cầu fastfood tại Việt Nam cũng giảm và thực tế thị người Việt vẫn chưa quen với fastfood,” ông Jin nói.
Trước đó Lotteria có kế hoạch nhượng quyền trong năm 2011 sau khi đạt mức 100 nhà hàng. “Chúng tôi vẫn đang nghiên cứu phương án nhượng quyền: 100% hoặc một phần” ông Jin nói.
BBQ Chicken (Hàn Quốc) cũng đã phải quyết định thay đổi diện mạo nhà hàng cho phù hợp với văn hóa của người Việt. BBQ Chicken cho biết, quý 1/2013, Công ty sẽ ra mắt ý tưởng nhà hàng mới với hình ảnh hoàn toàn mới mẻ, thực đơn phong phú hơn phù hợp với đa số khách hàng tại thị trường Việt Nam.
Kinh nghiệm buôn bán trên mạng
Tiếp cận khách hàng mới như thế nào
Kế hoạch kinh doanh
Cách quản lý tài chính hiệu quả
Mở quán cafe cần những gì
Thói quen ăn uống của người Việt Nam
(st)