Mẹo làm sáng đồ đồng sạch bóng như mới mua về. Những bí kíp giúp những món đồ đồng trong gia đình bạn luôn mới
MẸO LÀM SÁNG ĐỒ ĐỒNG TRONG NHÀ
- Dùng giấy bạc thuốc lá hoặc mùn cưa cho vào một 1 ít muối để làm bóng vật. Nếu có gỉ đồng màu xanh, có thể dùng ít nước cốt trái chanh hòa chung ít muối để chùi cho bóng trở lại.
Cuối năm, truyền thống dọn dẹp nhà cửa, làm sạch, tân trang các vật dụng trong nhà nhất là bộ hương án đã trở thành nét đẹp truyền thống của mỗi gia đình Việt. Trong mỗi nhà, trên bộ hương án, ít nhất cũng có một vài hoặc cả bộ vật dụng bằng chất liệu đồng.
Với đặc điểm nhẹ, sáng, đẹp, màu sắc sặc sỡ, bắt mắt nên đồng được chọn làm chất liệu để làm vật dụng trang trí như tranh đồng và đồ hương án. Tuy nhiên, sau một thời gian tiếp xúc với không khí, bụi bẩn, đặc biệt là với không khí nóng, ẩm của một nước nằm trong vành đai nhiệt đới gió mùa đã khiến các vật dụng bằng chất liệu này xỉn màu, xuống sắc.
Chỉ cần vài thủ thuật nhỏ mỗi nhà đều có thể tự làm mới đồ đồng mà không phải tốn nhiều tiền. |
- Làm sạch đồ vật để trừ các chất bám bẩn trên vật dụng bằng đồng. Với các vật dụng từ bộ lư hương nếu bị bám các giọt nến khô thì nên xử lý sạch bằng cách dùng máy lửa, đèn hoặc bất kể cách nào nhằm gia nhiệt để hóa lỏng nến rồi lau sạch bằng khăn.
- Dùng giấy bạc thuốc lá hoặc mùn cưa cho vào một 1 ít muối để làm bóng vật.
- Với vật dụng xuất hiện gỉ đồng màu xanh thì có thể dùng ít nước cốt trái chanh hòa chung ít muối để chùi cho bóng trở lại.
- Dùng mật ong thoa lên vật dụng và dùng vải đánh sạch.
Các cách nêu trên áp dụng với vật dụng nhỏ bằng đồng hoặc các đồ trang trí như mâm đồng, trống và tranh đồng. Còn với lư hương lớn và các vật dụng lớn khác thì có thể làm sạch cơ bản bằng các bước nêu trên hoặc dùng tới sự hỗ trợ của máy móc. Các mô tơ bằng điện gắn các đầu mài bằng giấy ráp hoặc mạt sắt… đều có thể làm sạch, sáng như mới. Để giữ màu ta tiếp tục dùng giẻ sạch và bột sắn đánh kỹ.
ối với đồ đồng, để làm sáng bóng chúng, trước hết, bạn cần làm sạch các vết bẩn bám trên vật dụng (chẳng hạn như lư hương đúc đồng; vật trang trí đúc đồng, đồ thờ cúng bằng đồng…). Nếu là đồ đồng để chân nến, bạn nên cạo sạch lớp sáp nến, hơ nóng qua lửa để sáp nến chảy ra khỏi vật dụng.
Sau đó, dùng mật ong thoa lên vật dụng và đánh sạch lại. Dùng khăn mềm thấm nước chanh hoặc dấm để lau chùi bên ngoài. Cách này sẽ khiến đồ đồng nhanh chóng sáng bóng trở lại.
Có cách như sau:
- Đồ đồng xỉn màu nhẹ : Dùng giẻ thấm dấm hoặc nước chanh lau lên. Chờ khô rồi dùng vài cotton đánh tay lên, rửa lại nước ấm--> Sáng lại y như cũ.
- Đồ đồng xỉn màu nặng: ngâm vào thau nước với một lượng giấm pha loãng , để qua ngày rồi rửa nước ấm, đánh nhám số 2000 trong nước, chùi vải cotton --> sáng lại như xưa.
- Chống xỉn màu đồng: mua lon Cana ( sáp đánh bóng xe hơi) và RP7. Xịt RP7 lên rồi lau khô bề mặt --> chống oxi hóa. Lau qua lớp sáp Cana rồi chờ khô lau lại -> Tăng bóng, chống ẩm
Giải thích:
chanh hay giấm : chưa acid citric (chanh) , acid acetic (giấm) --> phản ứng hòa tan oxit đồng
rửa nước ấm : tăng khả năng hòa tan muối đồng, loại bỏ nó ra khỏi bề mặt
RP7: dung dịch có chứa benzotriazole, một chất chống oxi hóa tốt cho đồng và sắt.
Cana: sáp có chứa polysiloxane tạo màng kỵ nước.
*Thật ra những cách trên là những cách đánh bóng đồ đồng truyền thống. Hiện nay, các mặt hàng do cơ sở Tiến Hòa (làng nghề đúc đồng Đại Bái) cung cấp, khi khách hàng mang về sử dụng sẽ không cần mang đi đánh bóng lại mỗi năm mà vẫn sáng bóng như ban đầu do các sản phẩm được sản xuất bằng công nghệ mới. Khi sản phẩm để lâu ngày, bề mặt sản phẩm bị bụi bám dơ, lúc đó lấy khăn ướt lau nhẹ trên mặt sản phẩm thì sản phẩm sẽ sáng bóng lại như cũ. Thời gian sản phẩm lưu giữ được độ bóng từ 5 năm đến 10 năm.
MẸO LÀM SÁNG CÁC ĐỒ DÙNG KHÁC TRONG NHÀ
|
- Đồ dùng thủy tinh trong nhà bếp, nhất là bóng đèn, khi bị khói dầu hun đen rất khó lau rửa. Có thể dùng vải tẩm một chút giấm hơi nóng để lau rửa. Hoặc một cách khác, bạn xoa một ít nước vôi lên đồ thủy tinh trước khi làm sạch, để khô sau đó dùng vải lau.
- Với dụng cụ thủy tinh đựng sữa, không nên chỉ dùng nước nóng rửa vì có thể cặn sữa dính trên thành sẽ kết thành một lớp chất dính khó làm sạch. Muốn rửa bình sữa thủy tinh, đầu tiên bạn cần phải làm sạch nó bằng nước lã, sau đó tiếp tục dùng nước nóng.
- Đồ thủy tinh đựng rượu như chai, chén có thể dùng giấy cũ thấm rượu trước khi dùng nước rửa.
-Với gạt tàn thuốc lá bằng thủy tinh, bạn có thể dùng vải ướt tẩm muối để lau, sau đó dùng nước sạch rửa.
- Với dụng cụ thủy tinh đắt tiền, bạn hãy dùng kem đánh răng và bàn chải cọ rửa sau đó dùng nước lạnh xả lại.
- Sau một thời gian sử dụng, cốc chén thủy tinh thường ố và mờ, không còn vẻ trong vắt như trước dù bạn vẫn rửa bằng nước rửa bát. Để chúng sáng bóng lại như mới, bạn hãy rửa bằng nước nóng và nước rửa bát rồi tráng bằng nước có pha giấm. Bạn cũng có thể ngâm những chiếc cốc ố vào nước pha dấm (hoặc có vắt chanh) rồi dùng vải mềm kỳ cọ.
- Với chai lọ thủy tinh, bạn khó cho cả bàn tay qua miệng chai để lau rửa bên trong. Vậy hãy cho vào đó một ít gạo, nước sôi và lắc thật mạnh, những vết bẩn lưu cữu cũng sẽ “bay đi”.
- Với những cửa kính bằng thủy tinh, mặt gương có vết bẩn do bàn tay dính mồ hôi chạm vào, bạn hãy dùng các lát khoai tây tươi xoa lên. Mặt gương, kính sẽ sáng và bóng lại.
Các vật dụng khác
Sau đó dùng khăn này quấn quanh đồ thủy tinh. Để trong ít phút. Bỏ khăn ra và rửa lại bằng nước ấm, đồ dùng thuỷ tinh của các bạn sẽ sáng bóng.
- Làm sạch gương: dùng khoai tây cắt khoanh dày rồi chà lên mặt gương. Sau đó dùng giấy báo vò nát và lau lại, mặt gương sẽ sạch như mới.
- Rửa chén dĩa dính nhiều dầu mỡ: thêm vài muỗng giấm (hoặc chanh) vào nước rửa chén sẽ giúp tẩy dầu mỡ nhanh hơn.
- Ấm trà và ly bị ố vàng: lấy tro bếp hoặc than củi để chà rửa.
- Khử mùi hôi tủ lạnh: đặt những lát chanh thái mỏng hoặc một miếng bánh mì vào trong tủ sẽ có tác dụng khử mùi rất tốt. Việc lau chùi tủ lạnh có thể dùng bàn chải đánh răng để chà sạch những vết dơ trong góc khuất hoặc kẽ nhỏ.
- Làm sạch inox: dùng một miếng vải mềm tẩm chanh hoặc giấm, lau kỹ theo vòng tròn sẽ giúp vật dụng sạch và sáng.
- Đánh bóng đồ dùng bằng đồng: Lấy muối hột giã nhỏ trộn với giấm, dùng khăn thấm dung dịch này để lau. Sau đó rửa lại bằng nước rồi lau khô, vật dụng sẽ sạch bóng.
- Chai lọ bằng pha lê, thủy tinh: cho vào lọ, bình đó một ít cát mịn hoặc vỏ trứng bóp nát. Sau đó đổ vào một ít nước, lắc mạnh. Tiếp theo rửa sạch lại với nước.
- Gạch men bị ố vàng: rửa sạch bằng xà phòng, lau sạch rồi rắc lên một ít muối hột. Sau đó nấu sôi nước giấm và rưới lên trên mặt men, đợi vài phút rồi dùng khăn khô lau.
- Làm sạch rêu bám trên nền gạch: Lấy vôi bột hòa với nước đến khi dung dịch này sền sệt như nước cháo thì dùng quét lên chỗ rêu đóng. Để qua một đêm cho lớp rêu này bong ra rồi dùng bàn chải cứng chà sạch.
Nếu tủ lạnh nhà bạn bị dơ, hãy trộn 1/2 chén giấm và 1/2 chén nước lại với nhau. Dùng hỗn hợp này lau sạch các ngăn bên trong rồi đến bề mặt ngoài tủ. Tủ lạnh sẽ sạch và không còn mùi hôi của thức ăn vương lại.
Nếu muốn đánh bật vết dầu mỡ có trong lò nướng, bạn đổ trực tiếp một chút giấm lên vết bẩn. Để 15 phút rồi lau sạch lại với miếng bọt biển. Các vết dầu mỡ sẽ sạch ngay.
Cách làm sạch cao răng tại nhà không hề tốn kém
Bí quyết làm trắng da cấp tốc không cần đến trung
Mẹo làm trắng răng nhanh chóng hiệu quả
Mẹo lau nhà sạch
Cách diệt kiến trong nhà
(ST)