Em bé bị sặc sữa và những cách xử trí

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Em bé bị sặc sữa và những cách xử trí

19/04/2015 04:18 AM
529

Sặc sữa là trường hợp thường gặp khi bé bú bình hoặc bú mẹ. Với các bà mẹ khi cho bé bú đúng tư thế sẽ tránh được tình trạng sặc sữa, mẹ cũng tránh được các nguy cơ do bú gây ra như tắc sữa, viêm tuyến vú…

Làm gì khi trẻ bị sặc sữa?

Bé đang bú bỗng ho sặc sụa, tím tái và lịm đi. Đó là bé đã bị sặc sữa, một tai biến thường gặp khi bú bình. Sữa tràn vào khí quản, thậm chí vào tận phế nang làm tắc đường hô hấp hoặc cản trở quá trình trao đổi khí giữa phế nang và mao mạch, khiến trẻ có thể chết vì thiếu ôxy.

Gặp trường hợp này cần cấp cứu ngay vì đưa đi bệnh viện lúc này thường không cứu kịp. Người lớn phải khẩn trương làm cho sữa ra khỏi đường hô hấp, nhanh nhất đơn giản nhất là dùng mồm mình hút mạnh vào miệng và mũi bé. Hút càng nhanh, càng mạnh càng tốt, nếu để chậm sữa sẽ vào sâu trong khí quản khó rút ra, trẻ bị tắc thở lâu, khó cứu. Sau đó, hút kỹ những sữa còn đọng ở họng và mũi, nhổ đi. Khi hút xong nên kích thích mạnh vào đầu trẻ, để cháu bé khóc và thở được. Ngay sau đó mới khẩn trương đưa trẻ tới bệnh viện để tiếp tục cứu chữa và giải quyết hậu quả.

Sặc sữa có thể do nhiều nguyên nhân:

- Do lỗ thông đục ở đầu vú cao su to quá, sữa chảy nhanh, mạnh làm trẻ nuốt không kịp.

- Một số trẻ có thói quen vừa ăn vừa ngủ, miệng ngậm vú sữa vẫn chảy nhưng không nuốt. Khi thở mạnh, trẻ có thể hít sữa đưa lên mũi vào khí quản, phế quản gây ra sặc.

- Trẻ 3-4 tháng tuổi đã bắt đầu biết nói chuyện. Nếu người vừa cho bú vừa à ơi nói chuyện, trẻ mải hóng chuyện ngậm sữa trong miệng không chịu nuốt. Lúc thích chí, trẻ toét miệng cười, sữa tràn vào khí quản gây sặc.

Để đề phòng sặc sữa, không nên cho trẻ vừa bú vừa ngủ, không đùa với trẻ khi đang bú. Khi cho bú nên bế trẻ cao đầu, ở tư thế thoải mái, không nên để gập cổ hoặc ngửa cổ quá (gập cổ sẽ gây khó nuốt, còn ngửa cổ thì dễ bị sặc sữa lên mũi). Khi trẻ ho hoặc khóc thì phải ngừng cho bú ngay, không để sữa tiếp tục chảy xuống miệng trẻ.

Cách xử trí khi bé bị sặc sữa

Sữa mẹ quá nhiều hoặc núm vú cao su có lỗ thông quá rộng: sữa chảy nhiều, chảy mạnh khiến trẻ không nuốt kịp, ho sặc sụa, tím tái và lịm đi. Đó là bé đã bị sặc sữa. Sữa tràn vào khí quản, thậm chí vào tận phế nang làm tắc đường hô hấp hoặc cản trở quá trình trao đổi khí giữa phế nang và mao mạch, khiến trẻ có thể chết vì thiếu ôxy.

Gặp trường hợp này cần cấp cứu ngay vì đưa đi bệnh viện lúc này thường không cứu kịp. Người lớn phải khẩn trương làm cho sữa ra khỏi đường hô hấp, nhanh nhất đơn giản nhất là dùng mồm mình hút mạnh vào miệng và mũi bé. Hút càng nhanh, càng mạnh càng tốt, nếu để chậm sữa sẽ vào sâu trong khí quản khó rút ra, trẻ bị tắc thở lâu, khó cứu. Sau đó, hút kỹ những sữa còn đọng ở họng và mũi, nhổ đi. Khi hút xong nên kích thích mạnh vào đầu trẻ, để cháu bé khóc và thở được. Ngay sau đó mới khẩn trương đưa trẻ tới bệnh viện để tiếp tục cứu chữa và giải quyết hậu quả.

Một số nguyên nhân thường gặp:

- Với những trẻ 3-4 tháng tuổi, bắt đầu biết tiếp xúc với những người xung quanh, tai nạn sặc sữa vẫn còn xảy ra, nguyên nhân là do các bà mẹ vừa cho con bú vừa nói chuyện với trẻ, trẻ mải hóng chuyện có thể ngậm sữa trong miệng không chịu nuốt. Lúc thích chí trẻ cười, có thể gây sặc.

- Khi trẻ bú, nếu để trẻ gập cổ quá sẽ gây khó nuốt, hoặc ngửa cổ quá cũng dễ bị sặc.

- Khi trẻ ho khóc, phải ngừng ngay không cho bú nữa.

- Một số trẻ có thói quen vừa ăn vừa ngủ, điều này rất nguy hiểm vì khi đó sữa vẫn chảy nhưng trẻ không nuốt, khi thở mạnh có thể hít sữa lên mũi, gây tắc đường hô hấp.

- Một số trẻ không chịu bú bình, các bà mẹ dùng thìa hoặc chén đổ sữa vào miệng để ép uống khiến trẻ không nuốt kịp, dễ bị sặc.

- Với những trẻ bú mẹ thì tai biến sặc sữa hiếm gặp, có thể gặp trong trường hợp mẹ nhiều sữa mà con lại yếu nên sức ăn kém không nuốt kịp, sữa xuống nhiều gây sặc. Hoặc ban đêm mẹ vừa nằm ngủ vừa cho con bú, cho trẻ ngậm vú để khỏi khóc có thể làm trẻ bị sặc.

Xử trí ra sao?

- Cần biết rằng khi trẻ bị sặc là sữa đã vào khí quản làm tắc nghẽn đường hô hấp. Điều đầu tiên là phải làm cho sữa thoát ra khỏi đường hô hấp càng nhanh càng tốt.

- Cách nhanh nhất, đơn giản nhất có thể làm ngay là: dùng miệng hút mạnh vào mũi, miệng trẻ, hút kỹ những sữa còn đọng ở họng và mũi càng nhanh càng tốt. Nếu để chậm, sữa sẽ vào trong khí quản gây tắc nghẽn đường hô hấp có thể làm cho trẻ khó thở, tím tái.

- Nếu trẻ bị tắc thở lâu, khả năng cứu chữa càng khó khăn, khi hút xong nên kích thích mạnh để trẻ khóc và thở được, sau đó phải đưa ngay đến bệnh viện gần nhất để cấp cứu kịp thời.

Đề phòng tai biến sặc sữa:

Với trẻ được nuôi bằng sữa mẹ:

- Nếu sữa mẹ xuống quá nhiều mà trẻ chưa nuốt kịp, người mẹ có thể dùng hai ngón tay kẹp bớt đầu vú lại ngăn bớt sữa xuống.

- Khi cho bú, nên để trẻ nằm cao đầu, ở tư thế thoải mái.

- Phải cho trẻ bú từ từ, không nên vội vàng, nhất là đối với những trẻ còn yếu, sinh non tháng.

- Với những trẻ có thói quen vừa ăn vừa ngủ, người mẹ cần luôn kích thích để trẻ thức khi bú.

- Ban đêm muốn cho trẻ ăn, bà mẹ nên ngồi dậy ngay ngắn, bế trẻ lên bằng hai tay đặt trẻ ở tư thế thoải mái, lúc đó mới bắt đầu cho trẻ bú.

Với những trẻ có bú thêm sữa bình:

- Bình pha sữa của trẻ phải tiệt trùng bằng cách luộc kỹ, đảm bảo vệ sinh khi pha sữa, lỗ thông đầu vú không nên đục quá rộng, tốt nhất đục 1-2 lỗ bằng đầu kim băng ở bên núm vú.

- Khi cho trẻ bú, nên nghiêng bình sữa khoảng 45 độ để sữa ngập lỗ thông, trẻ không mút phải nhiều không khí, dẫn đến nôn sau bữa ăn.

- Khi cho con bú, người mẹ cần chú ý xem sữa có xuống nhiều quá không, trẻ có nuốt kịp không?

- Với những trẻ 3-4 tháng tuổi, khi cho con ăn, các bà mẹ không nên nói chuyện, đùa giỡn với con.

- Khi phải dùng thìa đổ sữa vào miệng trẻ, cần đổ từ từ, khi trẻ nuốt hết mới đổ thìa khác, không vội vàng, tránh đổ tràn cả vào mũi trẻ.

- Chỉ cho trẻ ăn khi trẻ hoàn toàn tỉnh táo, không quấy khóc, không giẫy đạp, nếu đang ăn mà trẻ có hiện tượng khác thường phải dừng ngay, không cố ép.

- Các bậc cha mẹ và người chăm sóc nên có sự quan tâm chu đáo với trẻ, vì chỉ một sơ suất nhỏ cũng có thể để lại những hậu quả lớn.



Làm gì khi bé bị sặc sữa?

Tôi năm nay 22 tuổi, mới có con lần đầu, mỗi lần cho bé bú rất vụng về, không biết làm gì cho đúng cách, nhất là khi bé sặc sữa, tôi rất sợ. Vậy rất mong được báo Sức khỏe & Đời sống, giúp tôi phải làm gì cho bé bú đúng cách và làm gì để đề phòng sặc sữa cho bé?

(Hồ Thanh Vân Tp.HCM)

Sữa mẹ là nguồn thức ăn quí giá, là nguồn dinh dưỡng cần thiết cho bé phát triển và còn là nguồn kháng thể để giúp trẻ chống lại nhiễm trùng trong giai đoạn đầu đời. Vì vậy, việc cho bé đúng cách để tận hưởng nguồn sữa mẹ quý giá trên là vô cùng cần thiết, nhất là một số bà mẹ chưa có kinh nghiệm nuôi con bằng sữa mẹ hay nữ chuẩn bị hoặc bắt đầu làm mẹ.

Khi cho bé bú, tốt nhất là ở tư thế người mẹ ngồi thoải mái trên ghế, nếu sức khỏe còn yếu có thể nằm trên giường với bé nằm bên cạnh. Tuy nhiên, nên hạn chế tối đa cho bé bú ở tư thế nằm, vì vòi Eustache của bé thường đậy chưa kín hẳn giữa tai – mũi - họng, nên khi bé bú ở tư thế nằm nghiêng, sữa dễ qua vòi này mà gây viêm tai giữa. Giúp bà mẹ bế em bé, hướng mặt bé về phía bầu vú, đầu và thân bé phải thẳng hàng, bụng bé áp sát vào bụng mẹ, bà mẹ dùng tay nâng bầu vú và đưa cả bầu vú chứ không phải chỉ có núm vú về phía miệng bé, bà mẹ không nên dùng hai ngón tay kẹp núm vú hay cố đẩy núm vú về phía miệng bé. Nên chạm nhẹ núm vú vào miệng bé để kích thích phản xạ tìm vú, và chờ cho bé há to miệng và sẵn sàng để bú thì nhanh chóng đưa vú vào miệng bé. Hướng môi dưới của bé nằm phía dưới núm vú, điều này giúp cằm bé chạm sát vào bầu vú và lưỡi bé nằm ngay dưới phần vú có chứa các xoang sữa, cũng như giúp cho núm vú chạm vào vòm hầu của bé để kích thích phản xạ mút.

Đối với bé, cho bé bú ngay sau sinh càng sớm càng tốt, vì làm như vậy sẽ kích thích giúp mau lên sữa cũng như tận hưởng được nguồn sữa non quí giá. Cho bé bú theo yêu cầu, bất cứ lúc nào trẻ đói và đòi bú, không cần thiết cho theo giờ giấc nhất định, và cũng không nên giới hạn thời gian mỗi lần bú. Trước đây các nhân viên y tế thường khuyên các bà mẹ không nên cho bé bú lâu quá 5 - 10 phút, vì sợ bé bú lâu sẽ làm đau đầu vú. Tuy nhiên, chúng ta thấy rằng, nguyên nhân đau đầu vú là do ngậm bắt vú không đúng cách. Nên để cho bé bú đến khi nhận đủ lượng sữa theo yêu cầu, chờ cho bé bú hết sữa một bên rồi mới chuyển sang vú bên kia. Không nên ép trẻ bú quá no, vì dạ dày của bé lúc này còn thẳng chưa cong như người lớn nên bú quá no thì dễ bị trào ngược. Thông thường nên cho bé bú vú phải trước, đến bữa bú kế thì vú trái làm như vậy cả 2 vú đều được kích thích và sẽ tiết sữa đều cả 2 vú.

Về sặc sữa có thể do nhiều nguyên nhân như: do lỗ thông đục ở đầu vú cao su to quá, sữa chảy nhanh, mạnh làm trẻ nuốt không kịp. Một số trẻ có thói quen vừa bú vừa ngủ, miệng ngậm vú sữa vẫn chảy nhưng không nuốt; khi thở mạnh, trẻ có thể hít sữa đưa lên mũi vào khí quản, phế quản gây ra sặc. Trẻ 3 - 4 tháng tuổi đã bắt đầu biết nói chuyện, nên người vừa cho bú vừa nói chuyện, trẻ mải hóng chuyện, ngậm sữa trong miệng không chịu nuốt, lúc thích chí, trẻ toét miệng cười, sữa tràn vào khí quản gây sặc.

Về triệu chứng và nhận biết, khi đang cho bé bú bỗng ho sặc sụa kèm theo tím tái, đó là tình trạng bé bị sặc sữa. Tình trạng này là do sữa tràn vào đường hô hấp, có thể vào khí quản, đôi khi vào tận phế nang làm tắc đường hô hấp. Nếu cấp cứu không kịp thời bé sẽ tử vong vì thiếu oxy. Khi gặp tình trạng này, không ai khác, chính người mẹ phải cấp cứu một cách khẩn trương, thật bình tĩnh, nhanh chóng làm cho sữa ra khỏi đường hô hấp. Nhanh nhất, đơn giản nhất là dùng miệng mình hút mạnh vào miệng và mũi bé, hút càng nhanh, càng mạnh càng tốt. Nếu để chậm sữa sẽ vào sâu trong khí quản khó rút ra, trẻ bị tắc thở lâu, khó cứu. Sau khi hút xong, kích thích mạnh vào đầu trẻ, để bé khóc và thở được; sau đó mới khẩn trương đưa trẻ tới bệnh viện để tiếp tục điều trị. Tuyệt đối không đưa đi bệnh viện khi trẻ chưa thở lại được, vì não thiếu oxy trong vài phút sẽ không hồi phục, mà chỉ đưa đi bệnh viện khi đã khai thông cho bé thở lại. Để đề phòng sặc sữa, không nên cho trẻ vừa bú vừa ngủ, không đùa với trẻ khi đang bú, khi cho bú nên bế trẻ cao đầu, ở tư thế thoải mái, không nên để gập cổ hoặc ngửa cổ quá, vì gập cổ sẽ gây khó nuốt, còn ngửa cổ thì dễ bị sặc sữa lên mũi. Khi trẻ ho hoặc khóc thì phải ngừng cho bú ngay, không để sữa tiếp tục chảy xuống miệng trẻ.


Để bé không bị sặc sữa

Khi cho bé bú đúng tư thế sẽ tránh được tình trạng sặc sữa, mẹ cũng tránh được các nguy cơ do bú gây ra như tắc sữa, viêm tuyến vú…

Cho bé bú đúng tư thế

Tư thế đúng sẽ giúp cả hai mẹ con thoải mái. Mẹ bế bé, hướng mặt bé về phía bầu vú, đầu và thân bé phải thẳng hàng, bụng bé áp sát vào bụng mẹ, mẹ dùng tay nâng bầu vú và đưa cả bầu vú, chứ không phải đưa núm vú về phía miệng bé, lưu ý, mẹ không nên dùng hai ngón tay kẹp núm vú hay cố đẩy núm vú về miệng bé. Nên chạm nhẹ núm vú vào miệng bé để kích thích phản xạ tìm vú, và chờ bé há to miệng và sẵn sàng để bú thì nhanh chóng đưa vú vào miệng bé. Hướng môi bé nằm phía dưới núm vú, điều này giúp cằm bé chạm sát vào bầu vú và lưỡi bé nằm ngay dưới phần vú có chứa các xoang sữa, cũng như giúp cho núm vú chạm vào vòm hầu của bé để kích thích phản xạ mút.
 
Có nên cho bé bú nằm hay không? Tư thế cho bú có thể tiện cho mẹ vì không phải ngồi dậy, bế trẻ lên. Tuy nhiên, bú nằm cũng có nguy cơ, nhất là với trẻ sơ sinh. Theo nghiên cứu, trẻ còn nhỏ, vòi Eustache của bé thương đậy chưa kín hẳn giữa tai-mũi-họng, nên khi bé bú ở tư thế nằm nghiêng, sữa dễ chảy qua vòi này mà gây viêm tai giữa. Nguy hiểm hơn, những bà mẹ có bầu vú to, khi cho bú nếu ngủ quên có thể đè lên mũi gây ngạt thở cho bé.

Để bé không bị sặc sữa - 1

Nên để cho bé bú đến khi nhận được lượng sữa theo yêu cầu, chờ cho bé bú hết sữa một bên rồi mới chuyển sang vú bên kia, không nên ép trẻ bú quá no, vì dạ dày của bé lúc này còn thẳng chưa cong như người lớn nên bú quá cũng dễ bị trào ngược.

Thông thường, nên cho bé bú vú phải trước, đến bữa sau cho bú vú trái, như vậy cả hai vú sẽ đều được kích thích và sẽ tiết sữa đều cho cả hai vú.

Sơ cứu khi bé sặc sữa.

Khi cho bé bú đúng cách là đã giảm nguy cơ sặc sữa cho bé. Có nhiều nguyên nhân gây sặc sữa như lỗ thông đục ở đầu vú cao su quá to, sữa chảy nhanh, mạnh làm trẻ nuốt không kịp, một số trẻ có thói quen vừa ăn vừa ngủ, miệng ngậm núm vú sữa vẫn chảy nhưng không nuốt, khi thở mạnh trẻ có thể hít sữa đưa lên mũi vào khí quản, phế quản gây sặc.

Trẻ 3-4 tháng tuổi đã bắt đầu biết hóng chuyện, nên người vừa cho bú vừa nói chuyện, trẻ mải hóng chuyện, ngậm sữa trong miệng không chịu nuốt, lúc thích chí, trẻ toét miệng ra cười, sữa tràn vào khí quản gây sặc.

Để bé không bị sặc sữa - 2

Trẻ sặc sữa thường có dấu hiệu ho sặc sụa kèm theo tím tái, tình trạng này là do sữa tràn vào đường hô hấp, có thể vào khí quản, đôi khi vào tận phế nang làm tắc đường hô hấp, nếu cấp cứu không kịp thời bé sẽ tử vong vì thiếu ô xi. Khi gặp tình trạng này, người mẹ phải cấp cứu khẩn trương, thật bình tĩnh, nhanh chóng, làm cho sữa ra khỏi đường hô hấp.
 
Cách làm nhanh nhất, đơn giản nhất là dùng miệng mình hút mạng vào miệng và mũi bé, hút càng nhanh, càng mạnh thì càng tốt. Nếu để chậm, sữa sẽ vào sâu rong khí quản, khó rút ra, trẻ bị tắc thở lâu, khó cứu. Sau khi hút xong, cần kích thích mạnh vào đầu trẻ, để bé khóc và thở được, sau đó mới khẩn trương đưa bé đến bệnh viện để tiếp tục điều trị, tuyệt đối không đưa đi bệnh viện khi trẻ chưa thở lại được, vì não thiếu ô xi trong vài phút sẽ không hồi phục, mà chỉ đưa bé đến bệnh viện khi đã khai thông cho bé thở lại.


Làm gì khi trẻ bị sặc sữa?
Vì sao bé bị sặc sữa, nguyên nhân, cách xử trí đây
Sơ cứu khi trẻ bị sặc sữa
Trẻ bị sặc sữa

(St)
Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý