Cách chăm sóc em bé sơ sinh phát trển khỏe mạnh. Các bậc cha mẹ mới học các kỹ năng họ chưa từng có trước đây. Không phải tất cả đều tự nhiên mà đến, nên điều quan trọng là bạn không nên ngại để tìm, kiếm, hỏi về các lời khuyên và hướng dẫn từ bạn bè hoặc người thân có nhiều kinh nghiệm.
CÁCH CHĂM SÓC ĐỂ TRẺ SƠ SINH PHÁT TRỂN KHỎE MẠNH
Cho bé ăn
Ngay sau khi bé ra đời, bạn càng cho bé "ti" sớm bao nhiêu thì càng tốt bấy nhiêu, nhất là cho bé tận dụng được nguồn sữa non của mẹ.
Bà mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ, chị em đi trước để biết được tư thế chuẩn khi cho bé bú. Việc bú đúng tư thế sẽ giúp bé ăn dễ dàng, mẹ tiết nhiều sữa hơn.
Tư thế bế bé được khuyên: Bế làm sao cho đầu và lưng bé thẳng hàng, bụng con áp sát vào bụng mẹ, miệng trẻ đối diện bầu vú mẹ. Bà mẹ nên cho bé ăn theo nhu cầu, bú đều cả hai bên bầu ngực.
Ngay sau khi bé ra đời, bạn càng cho bé "ti" sớm bao nhiêu thì
càng tốt bấy nhiêu, nhất là cho bé tận dụng được nguồn sữa non của mẹ (Ảnh minh họa)
Ngủ
Sau khi ra đời, bạn hãy làm tất cả các cách có thể để khiến bé ổn định giờ giấc ngủ nghỉ một cách nhanh nhất theo đúng lịch trình. Một lịch ngủ nghỉ cụ thể, đúng lúc sẽ khiến bé có giấc ngủ sâu hơn, sức khỏe, trí thông minh được cải thiện rõ rệt.
Chăm sóc da
Kem chống nắng không được khuyên dùng cho trẻ em dưới 6 tháng tuổi. Vì thế, cha mẹ nên giữ bé trong bóng râm hơn là cho bé phơi nắng trong những ngày trưa nắng chói chang bởi lúc này làn da của bé rất nhạy cảm. Bạn nên cho bé tắm nắng để hấp thụ vitamin D trước 9 giờ sáng.
Cấu trúc da của bé mỏng manh, ít đàn hồi nên rất dễ bị tổn thương do trầy xước vì vậy cha mẹ nên cẩn thận khi tiếp xúc với da bé. Nên mặc quần áo bằng vải cotton dày, có thể mặc đồ len nhưng tránh để len dính vào da vì chúng có thể gây ngứa cho bé.
Chơi
Ngay cả khi bé nằm trong nôi, cha mẹ vẫn có rất nhiều trò chơi dành cho bé: trốn tìm, làm mặt cười, cho bé sờ sờ bóp bóp mấy chiếc đồ chơi mềm mềm kêu tít tít chẳng hạn. Tuy những trò chơi này khá đơn giản nhưng nó phù hợp với bé, có tác dụng giải trí cho bé sơ sinh, kích thích não bộ phát triển. Bé sẽ phản ứng với sự kích thích và tận hưởng sự tương tác này một cách vô cùng thích thú.
Du lịch
Bạn nên biết rằng, trẻ khỏe hơn, phát triển mạnh mẽ hơn trên mỗi chuyến đi. Vì thế, hãy năng cho con đi thật nhiều nơi, trải nghiệm những không gian mới ngay từ thuở nhỏ. Tuy nhiên bạn vẫn cần phải đảm bảo bé được giữ ấm trong những ngày lạnh và khô thoáng trong những ngày nắng nóng.
Bạn cần phải giữ nguyên thói quen ăn uống, sinh hoạt của con trên cả lịch trình của chuyến đi, bất cứ một sự thay đổi nào cũng chưa chắc đã làm bé hưởng ứng. Việc giữ nguyên nếp sinh hoạt sẽ khiến bé thích thú và có một tâm trạng tốt nhất sẵn sàng nhập cuộc.
(Ảnh minh họa)
Khóc
Bé khóc – một hiện tượng vô cùng bình thường, bạn nên biết rằng, khóc chính là phương tiện để bé giao tiếp, truyền tải thông tin với thế giới xung quanh.
Sau khi bạn kiểm tra mọi vấn đề xung quanh bé: tã bé có bị bẩn hay không, bé đói, môi trường quá náo nhiệt ồn ào và làm bé khó chịu… bạn hãy tìm cách thay đổi và chiều lòng bé. Bạn nên nhớ rằng bé có hơn 40 tuần nằm an toàn, ấm áp và yên tĩnh trong bụng bạn vì thế sau khi chào đời, thế giới này còn bao điều lạ lẫm với bé.
Nếu bé khóc, bạn có thể quấn bé thật kỹ, giữ ấm bé và du dưỡng, vỗ về, an ủi bé.
Khóc chính là phương tiện để bé giao tiếp, truyền tải thông tin với thế giới xung quanh (Ảnh minh họa)
Tắm
Tắm rất cần thiết cho sự phát triển của bé sơ sinh. Tuy nhiên, nếu tắm quá nhiều và quá thường xuyên, điều này sẽ loại bỏ hết các chất nhờn tự nhiên có chức năng bảo vệ da, làm cho da của con rất dễ bị tổn thương và phản ứng với các chất kích ứng, dị ứng ở bên ngoài.
Bên cạnh đó, trong những ngày lạnh giá hoặc tiết trời thất thường như hiện nay, các bác sỹ nhi khuyến cáo cha mẹ không cần thiết phải tắm hàng ngày cho bé. Tắm cho bé chỉ từ 3- 4 lần 1 tuần là hợp lý.
Những ngày bé không tắm, cha mẹ vẫn nên làm vệ sinh sạch sẽ cho bé ở tay, chân, miệng, lau sạch mỗi khi bé đi vệ sinh.
NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý KHI CHĂM SÓC BÉ SƠ SINH
Trong suốt những tuần đầu tiên, các bậc cha mẹ mới học các kỹ năng họ chưa từng có trước đây. Không phải tất cả đều tự nhiên mà đến, nên điều quan trọng là bạn không nên ngại để tìm, kiếm, hỏi về các lời khuyên và hướng dẫn từ bạn bè hoặc người thân có nhiều kinh nghiệm.
CÁCH ẴM BÉ
Trẻ em mới sinh rất yếu ớt, bạn phải thao tác thật nhẹ và cẩn thận. Điều tối quan trọng cần ghi nhớ khi ẵm bé là thiếu đỡ đầu bé. Đầu của bé tương đối nặng trong khi các cơ ở cổ không đủ khỏe để giữ đầu không lắc lư, do đó đặt một tay dưới đầu bé khi ẵm để tránh các thương tổn.
Khi bé được nâng lên an toàn, có hai tư thế ẵm giữ bé chắc chắn, đặc biệt khi đi lại. Tư thế thứ nhất là ẵm sao cho đầu bé được đặt trên chỗ co của khuỷu tay bạn, và hai tay bắt chéo đỡ bên dưới thân người bé. Tư thế thứ hai là, ẵm bé quay lưng ra trước, đặt đầu bé dựa trên vai bạn. Tư thế này giúp bé giảm sự đầy hơi. Không nên cho trẻ nhỏ ẵm thử bé.
Hình trên bên trái: Điều rất quan trọng là phải nâng đỡ đầu bé của bạn trong suốt vài tuần đầu tránh kéo và gây tổn hại đến các cơ vùng cổ. Ẵm bé chắc chắn với một tay đỡ dưới đầu bé.
Hình trên bên phải: Bé sẽ cảm thấy an toàn khi được ẵm dựa vào vai bạn. Đỡ cả người bé bằng một tay đặt dưới mông, và nâng đầu. Đây là một tư thế tốt giúp bé giảm lượng hơi đầy sau khi ăn.
Hình bên phải: Khi tắm, đỡ vai và đầu bé trên cẳng tay bạn, nâng mông bé bằng phần còn lại của tay. Vẩy nước chậm lên người bé bằng tay còn lại.
Từ trên xuống: tay đặt dưới đầu, đầu dựa trên vai bạn, tay đặt dưới mông, luôn nâng đỡ đầu, dùng nước ấm nhưng không nóng.
TẮM CHO BÉ
Mỗi ngày, bạn nên rửa mặt, cổ, tay và mông bé cẩn thận, gọi là từ đầu tới chân, có thể dễ làm nhất trên một tấm thảm có thể thay đổi được. Chỉ cần tắm bé hai ngày một lần là đủ, nhưng nhiều bé rất thích thú khi được tắm, do đó bạn nên tắm bé mỗi ngày. Phải luôn chắc rằng bạn chuẩn bị đủ mọi thứ bạn cần gần tầm taytrước khi bắt đầu tắm cho bé – khăn tắm, tã lót và quần áo sạch. Nên giữ nước ấm nhưng không nóng, kiểm tra bằng cổ tay hoặc khuỷu tay.
Trong khi tắm, cần đảm bảo rằng đầu bé luôn được nâng đỡ. Không bao giờ để bé một mình khi tắm dù chỉ một giây. Sau khi tắm xong, nhẹ nhàng nâng bé ra và vỗ nhẹ cho da khô, đặc biệt là các chỗ da bị nhăn. Việc đó dễ làm nhất khi cho bé nằm, và đó cũng là lúc lý tưởng để bôi kem hay phấn lên da bé.
- Bạn cần thay tã cho bé khi tã ẩm ướt hoặc dơ. Phải đảm bảo mọi thứ bạn cần đều gần trong tầm tay
- Chén đựng nước ấm để rửa vùng dùng tã
- Tã sạch.
-
CHO BÉ BÚ SỮA NGOÀI (BÚ SỮA BÌNH)
Bạn cần khoảng 6 bình sữa và các núm vú cao su để chuẩn bị cho bé bú cả ngày. Cần dùng các dụng cụ được khử trùng bằng hóa chất để chống nhiễm trùng. Có nhiều loại núm vú khác nhau về hình dáng và kích thước, nên bạn cần thử để tìm ra một cái thích hợp nhất cho bé.
Không cần thiết phải giữ ấm bình sữa như truyền thống. Nếu bạn hâm nóng bình sữa, kiểm tra nhiệt độ bằng cách đổ ra một ít lên lưng bàn tay. Tìm một tư thế tiện lợi để bạn có thể nâng niu bé khi cho bú. Khi cho bú, giữ bình sữa nghiêng và để bé tự bú. Sau khi bé bú xong, bỏ hết phần sữa còn lại trong bình. Không bao giờ thay đổi sự cô đặc sữa bạn đã làm, và không được làm sữa quá đặc vì bé có thể bị nghẹt thở.
Khuyến khích người bạn đời của bạn có trách nhiệm chăm sóc bé như bạn – anh ấy có thể cho bé bú sữa bình để bạn được nghỉ ngơi.
THAY TÃ
Thay tã được thực hiện dễ nhất trên một tấm thảm di chuyển được trên mặt sàn. Cần có một chén nước ấm, vải len cotton hoặc khăn em bé, và một tã sạch. Nếu bé dơ, dùng tả lau hết phân.
Thay tã ngay khi tã dơ tránh cho bé bị phát ban. Lau toàn bộ vùng đeo tã, chùi sạch từ trước ra sau. Bạn nên để bé trong tình trạng không có tả một lúc sau khi thay cho da bé được tiếp xúc với chút không khí. Dùng nhiều kem chống nhiễm trùng da trước khi mặc tã mới vào.
CHO BÉ NGỦ
Trẻ sơ sinh nên nằm ngửa khi ngủ để giảm nguy cơ chết đột ngột trong lúc ngủ. Phòng ngủ không được có khói thuốc, và không quá nóng. Đắp chăn nhẹ cho bé, để chừa phần đầu. Đặt chân bé áp vào thành cũi để bé không ngọ nguậy vào bên dưới chăn. Không dùng gối, chăn bông, quần áo em bé lồng vào nhau hoặc chăn mền cuộn tròn. Tránh dùng khăn trải giường bằng chất dẻo, dây nhợ nối tiếp lằng nhằng, hoặc các dải ruy băng dễ thay đổi, vì bé sẽ có nguy cơ vướng vào chúng
Việc chăm sóc một em bé mới sinh đòi hỏi rất nhiều thời gian và kinh nghiệm. Không chỉ với những bà mẹ trẻ mà đôi khi với những bà mẹ đã có nhiều kinh nghiệm cũng phải đối mặt với khá nhiều vấn đề. Do đó để giữ sự an toàn cho em bé, các bậc cha mẹ đều nhờ sự trợ giúp của gia đình, bạn bè hoặc thuê y tá.
Bác sỹ là nguồn thông tin tốt nhất cho các bà mẹ trong vấn đề chăm sóc trẻ mới sinh. Trong những ngày đầu, em bé dễ bị nhiễm trùng hơn. Do đó mà bạn cần phải chăm sóc em bé cẩn thận và hạn chế số lượng khách đến thăm bé để đảm bảo an toàn vì rất có thể lây nhiễm nhiều mầm bệnh. Dưới đây là những lưu ý cơ bản cho tất cả các bậc cha mẹ để có thể chăm sóc, xử lý các vấn đề phát sinh của bé mà không cảm thấy sợ hãi.
. Tránh nhiễm trùng cho bé
Trẻ sơ sinh rất nhạy cảm với các loại nhiễm trùng bởi vì hệ thống miễn dịch của bé chưa phát triển đầy đủ. Do vậy khi đến gần hoặc trông giữ bé bạn cần phải rửa tay thật sạch với xà bông tiệt trùng. Ngoài ra cần phải chăm sóc vệ sinh cho bé cẩn thận ở các vùng dễ nhiễm trùng như rốn, mắt. Phòng ở cũng cần phải ấm, thoáng, sạch sẽ.
. Bảo vệ đầu, cổ
Trẻ sơ sinh có xương sống rất yếu và dễ gãy vì chưa phát triển đủ. Vì vậy cần phải cẩn thận khi đỡ đầu và cổ cho bé. Khi bế bé bạn phải luồn một tay dưới cổ để đỡ lấy đầu bé. Còn tay kia luồn dưới lưng và mông bé để đỡ phần thân dưới một cách chắc chắn.
Khi đặt bé nằm xuống, bạn cũng phải nhớ giữ đầu bé. Đưa cánh tay đỡ lấy xương sống, cổ và đầu bé. Cũng có thể dùng khăn choàng quấn bé hơi chặt một chút để đầu bé được nâng giữ cho đến khi bạn đặt bé vào nôi hoặc vào giường, lúc đó bạn mới nhẹ nhàng cởi khăn quấn ra.
Không được lắc bé
Khi bạn muốn bé thức giấc, không bao giờ được lắc bé. Nếu bị lắc, hộp sọ của bé sẽ bị tổn thương. Các mạch máu bị rách, chảy máu và gây thương tổn trong não không thể chữa được và dẫn đến tử vong. Cách tốt nhất là không bao giờ được lắc bé kể cả khi vui đùa hay trong bất kỳ trường hợp nào.
Giữ an toàn trong khi di chuyển bé
Khi có ý định cho bé đi đâu bạn phải giữ bé an toàn. An toàn từ người giữ, ghế xe, đến đường đi không nên gập ghềnh. Một chuyến đi gập ghềnh có thể gây ra thương tích cho trẻ. Khi di chuyển bé, hãy giữ cổ ở tư thế tương đối cố định để tránh những tổn thương đến vùng đầu và cổ.
Không tung hứng bé
Không được chơi với em bé sơ sinh như bạn đang tung hứng một quả bóng trong không khí. Ở trẻ sơ sinh, kích thước đầu và trọng lượng chiếm khoảng 1-4 so với toàn cơ thể. Trong đầu, có những khoảng trống giữa não và xương sọ cho phép não tiếp tục lớn và phát triển.
Não của trẻ khá mềm với màng não mỏng. Khối cơ của cổ lại quá yếu không đủ sức nâng đỡ đầu, nên khi bị rung lắc sẽ có khuynh hướng gập tới gập lui hay xoay qua xoay lại một cách không kiểm soát được.
Khi bị rung lắc, xương sọ mềm và dẻo của trẻ không chịu được những lực này, sẽ chuyển lực tới não, khi não không có sự di chuyển đồng bộ và gây ra sự va đập trở lại tới xương sọ, làm dập não, tăng áp lực, phù và chảy máu trong não. Các tĩnh mạch lớn dọc theo phía ngoài não cũng mỏng manh và dễ rách, gây chảy máu, máu tụ dưới màng cứng, ngoài màng cứng, dưới màng nhện, tăng áp lực nội sọ.
Chuyện gì xảy ra ngay sau khi sinh?
Dựa vào mong muốn của bạn hay quy tắc của bệnh viện, nơi bạn sinh con, cuộc kiểm tra đầu tiên có thể diễn ra ở bệnh viện hoặc tại nhà bạn:
* Chiều cao, cân nặng, chu vi đầu nên được kiểm tra
* Thân nhiệt, nhịp thở, nhịp tim
* Bác sĩ sẽ kiểm tra màu da và hoạt động của bé
* Nhỏ thuốc nhỏ mắt đặc biệt để chống nhiễm trùng
* Có thể bổ sung vitamin K để chống chảy máu
Con bạn có thể sẽ được tắm lần đầu tiên và cuống rốn sẽ được rửa sạch.
Bác sĩ thăm khám
Ở các bệnh viện sẽ có bác sĩ chuyên chăm lo cho việc sinh nở của bạn. Nếu bạn có vấn đề gì trong khi sinh, ví dụ như thai nhi có vấn đề gì hay cần phải sinh mổ thì bác sĩ sẽ luôn ở bên để chăm sóc sức khỏe cho cả hai mẹ con.
Bác sĩ đó sẽ kiểm tra sức khỏe toàn diện cho em bé trong vòng 24h sau khi sinh. Đây cũng là cơ hội tốt để hỏi những câu liên quan đến việc chăm sóc em bé.
Phần lớn các em bé khỏe mạnh đều có lịch thăm khám định kì là 1-2 tuần sau sinh.
Khám sức khỏe cho bé
Lần này, con bạn có thể gặp những chuyện sau:
* Đo chiều cao, cân nặng, chu vi đầu để đánh giá xem con có thể làm được gì sau khi sinh
* Quan sát thị giác, thính giác và phản ứng của con
* Kiểm tra sức khỏe toàn diện xem con có khuyết tật gì hay cơ quan chức năng có hoạt động tốt hay không.
* Bác sĩ hỏi về bạn đang làm gì với bé, bé ăn, ngủ ra sao
* Đưa ra lời khuyên về việc các tháng sau bé sẽ ra sao và bạn nên làm gì
*Thảo luận về môi trường ở nhà sẽ tác động như thế nào đến bé
Hãy nói với bác sĩ bất cứ thắc mắc nào và ghi lại những hướng dẫn cụ thể liên quan đến việc chăm sóc bé. Hãy giữ hồ sơ y tế cho bé bao gồm cân nặng, tiêm phòng, và bất kì căn bệnh nào được phát hiện.
Tiêm phòng cho con
Trẻ sinh ra đã có sự miễn dịch tự nhiên đối với một số căn bệnh truyền nhiễm bởi vì chất kháng thể từ mẹ được truyền sang con qua cuống rốn. Loại miễn dịch này chỉ mang tính tạm thời nhưng bé sẽ tự phát triển hệ miễn dịch của riêng mình để chống lại nhiều loại bệnh truyền nhiễm khác. Bé được bú sữa mẹ sẽ nhận được kháng thể và enzyme trong sữa, giúp bảo vệ bé khỏi một số căn bệnh truyền nhiễm và dị ứng.
Sau khi sinh một thời gian rất ngắn, bé sẽ được tiêm phòng. Tiêm phòng viêm gan B sẽ được thực hiện 3 lần. Cũng có vaccine kết hợp được tiêm cho con ở lần thăm khám sau 2 tháng. Do đó, một số bé không hề được tiêm phòng cho đến tận khi 2 tháng tuổi.
Khi nào nên gọi bác sĩ?
Vấn đề nho nhỏ cũng có thể biến thành vấn đề to tát đối với các em bé mới sinh. Do đó, bạn nên gọi bác sĩ ngay khi có vấn đề gì lăn tăn. Một số vấn đề có thể gặp trong tháng đầu tiên:
* Tình trạng uể oải có thể khó phát hiện vì phần lớn trẻ sơ sinh đều ngủ rất nhiều. Nhưng nếu bạn nghi ngờ con bạn ngủ nhiều hơn những đứa trẻ bình thường thì hãy gọi cho bác sĩ. Đôi khi đây lại chính là dấu hiệu của bệnh.
* Vấn đề về mắt có thể gây ra do tắc đường ống của ống dẫn nước mắt. Đôi khi, nó gây ra dịch nhày kết lại ở mắt, khiến con không thể mở được mắt. Và sự tắc nghẽn này gây ra nhiễm trùng. Nếu bạn nghi ngờ có sự nhiễm trùng nào đó, như viêm kết mạc thì hãy gọi cho bác sĩ ngay lập tức.
* Sốt cao ở trẻ: Khi thân nhiệt của trẻ lên tới 38° C thì hãy gọi cho bác sĩ.
* Chảy nước mũi có thể khiến trẻ khó thở, đặc biệt là khi cho con ăn. Bạn có thể hút nước mũi giúp con dễ chịu hơn rồi gọi cho bác sĩ. Thậm chí cảm lạnh cũng có thể rất nguy hiểm đối với bé sơ sinh.
Em bé sơ sinh
Chăm sóc trẻ sơ sinh mùa hè
Cách chăm sóc trẻ sơ sinh mùa lạnh
Cho con bú đúng cách -
Chăm sóc trẻ sơ sinh mùa đông
Chăm sóc răng miệng cho trẻ sơ sinh
Cách vệ sinh vùng kín cho bé gái sơ sinh
Cách vệ sinh vùng kín cho bé gái sơ sinh
(ST)