Cách làm vết thương không có sẹo đơn giản mà cực kì hiệu quả. Nước ép chanh, tỏi, mật ong, vitamin E là những phương thuốc thần diệu từ tự nhiên có thể giúp da lành sẹo. Hãy thực hiện khi bị vết thương bạn nhé!
CÁCH LÀM CHO VẾT THƯƠNG KHÔNG CÓ SẸO
Thực ra là thế này nè, các vết sẹo chỉ là một phần của quá trình chữa bệnh tự nhiên cho làn da khi bị thương hoặc để ngăn chặn nhiễm trùng thôi. Các vết thương sẽ liền sẹo và lên da non một cách nhanh chóng thông qua hình thức tạo keo (collagen).
Với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ hiếm khi bị hình thành sẹo từ những vết cắt nhỏ lắm. Chỉ với người lớn tuổi, hoặc người cao tuổi thì mới có nguy cơ cao nhận những vết sẹo trên cơ thể dù chỉ bị thương nhẹ.
Vậy tụi mình phải ngăn chặn sẹo như thế nào đây?
Ông bà ta vẫn dạy rằng "Phòng bệnh hơn chữa bệnh" đúng hem? Thế nên cách dễ nhất để không bị sẹo là ngăn chặn chúng đó! Vì thế, bạn nên chú ý chăm sóc các vết thương một cách thích hợp để ngăn ngừa sẹo. Có nghĩa là bạn nên để vết thương hình thành vảy, giữ cho vết thương luôn khô sạch và chắc chắn rằng bạn đang thực hiện một chế độ ăn uống khỏe mạnh nha!
Hoặc không thì có thể sử dụng tinh dầu này...
Ví dụ như dầu hoa cam, oải hương, tinh dầu quả chanh í.... tất cả những loại này đều có thể giúp chữa lành vết sẹo một cách tự nhiên đấy. Bạn chỉ cần trộn lẫn một vài giọt tinh dầu hoa cam với một trong các loại tinh dầu khác đã đề cập cộng thêm một chút mầm lúa mì. Sau đó, sử dụng hỗn hợp tinh dầu này, massage vào các vết sẹo trong một vài tuần để làm mềm mại nó nghen.
Hay là thử dùng lô hội cũng được đấy!
Lô hội là một loại thuốc tự nhiên tuyệt vời cho da. Nhân lúc vết sẹo vẫn còn tươi, bạn nên sử dụng các loại kem có chứa dầu lô hội hay nước ép lô hội để thoa trực tiếp vào vết sẹo một cách nhẹ nhàng để làm mềm chỗ bị sẹo. Mà lô hội hoạt động đặc biệt tốt cho những vết sẹo trên khuôn mặt như mụn đó!
Nhưng cũng nên lưu ý là, dầu lô hội không làm việc hiệu quả trên vết sẹo cũ đâu, nó chỉ có thể làm mềm những vết sẹo này một chút thôi.
Mà sử dụng Vitamin E cũng được
Cũng giống như lô hội, vitamin E là một loại thuốc rất tốt cho da. Áp dụng thoa vitamin E trên các khu vực bị ảnh hưởng, xoa bóp nó vào vết sẹo nhằm làm mềm các vết sẹo.
Đảm bảo rằng, trong suốt vài tuần đầu, bạn sẽ nhận thấy một sự cải thiện đáng kể đối với các vết sẹo đấy! Ngoài ra, Vitamin E cũng được biết đến để giúp ngăn chặn và kích ứng cho da khi bị thương nữa.
Còn nếu có điều kiện, hãy thử dầu thầu dầu xem sao?
Trong cuốn sách "Y khoa châu Á- truyền thống và hiện đại" của Paul Pitchford đã khuyến cáo rằng: bạn nên sử dụng dầu thầu dầu để làm mềm và loại bỏ sẹo.
Ông đề nghị nên ngâm một mảnh vải bằng flannel với dầu thầu dầu và đặt nó trên các vết sẹo 1-2h vài lần một ngày sẽ giúp các vết sẹo biến mất cực kì nhanh chóng.
Giáo sư Sawcer cũng khuyến cáo bạn nên áp dụng sử dụng hydrocortisone 1% một lần hoặc hai lần/ ngày nếu vết sẹo của bạn ngứa ngáy. Tuy nhiên với những nhân đang sở hữu những vết sẹo đỏ thì khó hơn bởi vì để che giấu một vết sẹo đỏ thì bạn cần phải nhờ đến phương pháp laser mới loại bỏ được nó.
cách tự nhiên làm mờ sẹo lâu năm
Đắp cây rau má nhá!
Cây Kola (côla) hay ở nước tụi mình thường gọi là cây rau má là một loại thảo dược truyền thống đã được sử dụng trong nhiều thế kỷ ở Trung Quốc, Ấn Độ và Indonesia nhằm chữa lành vết thương và những bệnh về da như bệnh vẩy nến và bệnh phong.
Theo Trung tâm Y tế Đại học Maryland thì cây rau má có chứa nhiều triterpenoids giúp tăng cường da và tăng lưu thông vào vùng da. Các hợp chất có trong cây rau má sẽ ức chế việc sản xuất quá mức của collagen trong các mô sẹo, nâng cao chất chống oxy hóa và thúc đẩy sự phát triển, tái tạo làn da mới cho những vết sẹo cũ của bạn.
Những đặc tính trên của cây rau má đã giúp giảm sự xuất hiện xấu xí của những vết sẹo lâu năm. Để có được kết quả tốt nhất trong việc ngăn ngừa sẹo, hãy áp dụng đắp cây rau má cho da càng sớm càng tốt sau khi bị thương bạn nhé!
Nếu ở quê, teen nhà mình có thể dàng tìm kiếm cây rau má ở khắp các bờ ruộng, bờ đê, bờ ao nhà bạn. Với những nhân ở thành phố, bạn có thể mua rau má ở các chợ cóc với giá cũng khá "bèo" thui.
Hành tây cũng rất "ổn" đấy!
Từ lâu hành tây luôn được coi là một loại thảo dược tự nhiên để loại bỏ vết sẹo. Chiết xuất hành tây là một chất chống viêm, giảm sự thâm của vết sẹo do dư thừa collagen trong mô sẹo, giảm thiểu sự xuất hiện của mức độ sẹo và ức chế phát triển sẹo.
Teen có thể sử dụng chiết xuất hành tây có sẵn ở dạng gel và trong một số loại thuốc mỡ theo toa để điều trị vết sẹo lâu năm xấu xí của mình nhé. Bạn có thể dễ dàng mua chúng ở các hiệu thuốc tây đấy! Tuy nhiên, với những nhân bị dị ứng với hành tây thì không nên sử dụng chiết xuất hành tây đâu nhá vì nó có thể gây dị ứng tồi tệ cho da của bạn hơn.
Tinh dầu cây ngải đắng (ngải cứu), cũng hem xa lạ với bạn phải không?
Tinh dầu cây ngải đắng thường được chưng cất từ lá của cây ngải đắng (ngải cứu) lâu năm. Đây là một chất khử trùng, một loại kháng sinh và là nguồn chất chống oxy hóa tự nhiên và hiệu quả.
Vì thế, khi bị sẹo, bạn có thể sử dụng tinh dầu cây ngải đắng để sữa chữa tình trạng xấu xí của các vết sẹo nhé, đặc biệt là với những vết sẹo cũ hoặc các vết sẹo quá khó coi.
Tinh dầu cây ngải đắng giúp cải thiện lưu thông và làm mềm vết thương, chữa lành và tái tạo da, phá vỡ các mô sẹo. Tuy nhiên, bạn chỉ nên sử dụng một lượng nhỏ vừa phải tinh dầu cây ngải đắng thui vì chúng có chứa thujone - một hóa chất có thể gây độc hại nếu bạn quá lạm dụng và sử dụng một số lượng cao.
Khi áp dụng những biện pháp tự nhiên để điều trị sẹo lâu năm, nhất định bạn không được nóng vội nhé vì chắc chắn bạn sẽ không thể làm mờ vết sẹo của mình ngay tức thì hoặc trong ngày 1 ngày 2 được. Bạn cần áp dụng kiên trì và liên tục thì mới có hiệu quả được
CÁCH CHĂM SÓC VẾT THƯƠNG TRÁNH SẸO
Có nhiều cách trị sẹo khác nhau, nhằm khắc phục tình trạng sẹo cho bạn khi vết thương đã lành. Vậy tại sao bạn không phòng tránh ngay từ khi vết thương chưa lành? Hãy học cách phòng tránh sao cho khi vết thương lành bạn không bị sẹo. Vì cơ thể của chúng ta có những hoạt động để tự làm lành vết thương: Các tế bào chết bị loại trừ, tế bào mới sinh ra giúp tái tạo sự toàn vẹn của tế bào da trên cơ thể. Chính vì vậy đây là giai đoạn dễ bị tác động, mọi yếu tố bên ngoài có thể ảnh hưởng tới quá trình liền sẹo này. Hãy học cách chăm sóc vết thương để liền sẹo nhanh.
Tri seo lom
Đầu tiên, phải đảm bảo vệ sinh thật tốt, rửa vết thương bằng thuốc sát trùng.
Nếu không có thì dùng nước sạch rửa vết thương, có thể dùng nước đun sôi để nguội hay nước máy vô khuẩn. Nên dùng các loại thuốc sát trùng thông thường hoặc xà phòng nhẹ rửa nhiều lần cho đến khi vết thương được làm sạch hoàn toàn. Vì khi bị thương vết thương hở rất dễ tiếp xúc với vi khuẩn gây hại có thể làm bạn nhiễm trùng. Không nên vì sợ đau hay vội vã mà bỏ qua giai đoạn này, bởi nó sẽ quyết định quá trình lành sẹo.
Tri seo mun
Bạn nên rửa vết thương với xà phòng và nước lạnh giúp bạn loại bỏ bụi bẩn
Sau khi làm sạch, có thể băng vết thương bằng gạc mỏng, sạch, không nên băng kín vì có thể làm nhiễm trùng nặng lên. Đối với các vết thương to, vấy bẩn nhiều hay vết bỏng nặng, phải đến cơ sở y tế để kiểm tra và xử trí đầy đủ. Khi nhiễm trùng, việc sử dụng thuốc tại chỗ hay toàn thân phải do thầy thuốc quyết định. Tuyệt đối không được tự ý bôi đắp hay uống thuốc vì có thể dẫn tới những biến chứng như dị ứng, hoại tử vết thương, bội nhiễm, nhiễm trùng huyết. Ngoài ra, việc dùng thuốc không đúng cách sẽ để lại sẹo xấu.
Bạn nên băng vết thương lại với băng gạc để tránh bụi bẩn có thể gây nhiễm trùng vết thương
Khi vết thương của bạn quá lớn bạn nên tìm đến với các trung tâm ý tế gần nhất để xử lý vết thương để tránh việc để lại sẹo.
Khi bị thương rồi, trong quá trình liền sẹo bạn cũng nên tránh ăn những thức ăn có thể gây sẹo cho bạn:
Ngoài ra có 1 số nguyên nhân khiến quá trình làm lành vết thương của bạn diễn ra chậm mà bạn nên tránh:
- Không được làm sạch đúng cách: Khi vết thương bị vấy bẩn quá nhiều, hoặc vết thương ngoằn nghèo, sâu, cơ thể không thể tự làm sạch, lúc đó vết thương không mọc được các mô hạt thay thế và rất có thể để lại sẹo.
- Nhiễm trùng: Khi vết thương bị nhiễm trùng, cơ thể không làm sạch ngay được vết thương bởi hoạt động của các vi khuẩn. Vi khuẩn có thể từ bên ngoài đưa vào, hoặc do băng bó không đảm bảo vô trùng, hoặc từ các vùng khác lan đến. Rất có thể gây nguy hiểm cho vùng da đó và nguy cơ để lại sẹo là khá cao.
CÁC SỬ DỤNG THUỐC ĐIỀU TRỊ SẸO
Sử dụng thuốc trị sẹo để xóa mờ những vết sẹo tại vùng da bị tổn thương là nhu cầu thẩm mỹ cho da. Tuy nhiên, không ít người còn rất mơ hồ về các dạng thuốc để điều trị sẹo sẽ được sử dụng tùy thuộc vào dạng sẹo trên da.
Điều trị sẹo cũng cần sử dụng các dạng thuốc điều trị phù hợp và đúng cách để đem lại hiệu quả tốt nhất. (Ảnh minh họa)
Sẹo là những mô sợi thay thế cho những mô da bị tổn thương. Các mô sợi này có cấu trúc là những sợi collagen, được tạo ra giúp phục hồi vùng da bị tổn thương. Hiện có nhiều dạng thuốc điều trị sẹo khá hiệu quả.
Sự hình thành sẹo là quá trình sinh học diễn ra một cách tự nhiên để làm lành các vết thương do tai nạn, bệnh tật, phẫu thuật… Quá trình này diễn ra nhanh hay chậm phụ thuộc vào các yếu tố: độ sâu và kích thước của vết thương, vị trí vết thuơng, tuổi tác, giới tính, chủng tộc, di truyền.
Các loại sẹo:
Sẹo được chia làm nhiều loại khác nhau tùy thuộc vào hình dạng và mức độ tạo sợi collagen:
Sẹo lõm: Sẹo có hình dạng lỗ trũng tròn thấp hơn bề mặt xung quanh. Sẹo hình thành khi quá trình làm lành vết thương bị phá vỡ, thường gặp ở dạng sẹo do mụn trứng cá hay thủy đậu.
Sẹo lồi: Sẹo có màu đỏ, dày và lan rộng ra bề mặt xung quanh, có cảm giác nóng, đau khi sờ vào. Nguyên nhân gây ra sẹo lồi là do sự sản xuất quá mức sợi collagen và thời gian lành vết thương càng kéo dài càng có nguy cơ gây ra sẹo lồi. Với người chủng tộc da đen, các vết thương thường có khuynh hướng tạo thanh sẹo lồi.
Sẹo phì đại: sẹo có hình dạng khối u màu đỏ, tập trung nơi vết thương, không lan rộng ra bề mặt xung quanh. Sẹo được hình thành do sản xuất quá mức sợi collagen.
Ngoài ra còn có sẹo co cơ ở người bị bỏng, sẹo rạn da ở phụ nữ mang thai, sẹo mụn...
Sẹo có thể gây ra những ảnh hưởng xấu về mặt thẩm mỹ, dẫn đến mặc cảm tâm lý và với trường hợp nặng gây ra những khó khăn trong cử động, sinh hoạt.
Thuốc điều trị sẹo
Dạng thuốc dùng ngoài:
Các thuốc điều trị sẹo thường ở dạng gel hay kem thoa tại chỗ, trong thanh phần thường có chứa các hoạt chất sau:
- Hoạt chất chiết xuất từ cây hành tây (Allium cepae), thuộc nhóm Flavonoid có tác dụng chống oxy hóa, giúp vết thương mau lành.
- Heparin là chất chống đông máu, tăng cường sự tưới máu đến vết thương, nuôi dưỡng mô da bị tổn thương.
- Allatoin là chất tự nhiên có nhiều trong động vật và thực vật, có tác dụng kích thích tăng sinh tế bào lành, làm thúc đẩy quá trình tạo biểu mô, làm lành vết thương.
- Aloe vera là hoạt chất chiết xuất từ cây lô hội, có tính sát khuẩn, giúp vết thương mau lành.
- Curcumin là hoạt chất chính có trong củ nghệ (Curcuma longa), có tính kháng viêm, sát khuẩn, làm lành vết thương, mờ sẹo.
- Trong cây rau má (Centella asiatica) có chứa acid madecassic giúp làm lành vết thương, mờ sẹo.
- Acid alpha hydroxyl có trong chanh, bưởi... có hiệu quả trong điều trị sẹo mụn, sẹo rạn da.
- Vitamin E có tác dụng chống oxy hóa, giúp dưỡng da mang lại hiệu quả trong điều trị sẹo.
Dạng thuốc tiêm:
Dạng thuốc tiêm chứa steroid (triamcinolone) giúp giảm đau và ngứa, làm phẳng và mềm vết sẹo, cũng được các thầy thuốc sử dụng trong điều trị seọ lồi, sẹo quá phát, hoặc dạng thuốc tiêm chứa collagen với mục đích làm đầy vùng da tổn thương, được sử dụng trong điều trị sẹo lõm.
Bên cạnh việc dùng thuốc còn có nhiều phương pháp khác được các thầy thuốc lựa chọn như: băng ép, điều trị bằng laser, bào mòn da..
CÁCH TRÁNH SẸO KHI CÓ VẾT THƯƠNG
Thật sai lầm nếu bạn bôi nghệ tươi lên vết thương để tránh sẹo, vì hậu quả là sẹo thậm chí trông còn đậm và rõ hơn.
Vi khuẩn có thể từ bên ngoài đưa vào, hoặc do băng bó không đảm bảo vô trùng, hoặc từ các vùng khác lan đến. Một nguyên nhân khác dẫn đến vết thương lâu liền sẹo có thể do vết thương không được tưới máu đầy đủ, thiếu dinh dưỡng, oxy.
Cách làm vết thương mau lành không để lại sẹo
Cách làm hết vết bầm tím nhanh không cần dùng
Cách trị nhiệt miệng đơn giản mà hiệu quả
Cách cầm máu nhanh sơ cứu các vết thương đúng
Vết thương
Cạch cầm máu nhanh hiệu quả nhất -
Cách chữa phỏng bô xe máy -
Cách làm mặt nạ khoai tây dưỡng da cực mềm
(ST)
.