Cách chữa bênh trĩ ngoại tại nhà bằng thuốc nam hiệu quả.
Bệnh trĩ là một biểu hiện bệnh lý có liên quan đến đám rối tĩnh mạch ở vùng hậu môn trực tràng. Khi các đám rối tĩnh mạch này giãn lớn quá mức, hoạt động kém, gây ra hiện tượng ứ đọng máu thì sinh ra trĩ. Dưới đây là một số cách chữa bệnh trĩ bằng thuốc nam.
CÁCH CHỮA BỆNH TRĨ NGOẠI TẠI NHÀ
Một số người bị viêm đại tràng mãn, táo bón kinh niên, lao động nặng, ngồi, đứng lâu, bị u ở vùng trực tràng, có thai, xơ gan cổ trướng, bị viêm nhiễm vùng hậu môn trực tràng… có thể thấy bệnh trĩ kèm theo.
Bệnh trĩ được phân ra thành trĩ nội và trĩ ngoại.
- Trị nội được chia làm 4 độ:
Độ I: búi trĩ còn nằm trong ống hậu môn.
Độ II: mỗi khi đi cầu búi trĩ sa ra ngoài và sau đó tự tụt lên được vào ống hậu môn.
Độ III: khi búi trĩ sa ra ngoài phải dùng tay đẩy lên mới tụt vào trong ống hậu môn.
Độ IV: búi trĩ thường xuyên lòi ra ngoài hậu môn.
Khi trĩ nội phát triển thành nhiều búi trĩ xung quanh hậu môn, thì gọi là trĩ nội vòng.
- Trĩ ngoại: Búi trĩ nằm ở ngoài ống hậu môn và được da che phủ.
Một bệnh nhân có thể cùng một lúc bị trĩ nội và trị ngoại, khi đó gọi là trĩ hỗn hợp.
Phương pháp điều trị
Hiện nay nhiều nước vẫn còn chữa trị bằng những bài thuốc y học dân gian hoặc các loại thuốc tân dược, các thủ thuật và phẫu thuật dựa trên những kiến thức y học được nghiên cứu.
Thông thường, người bệnh trĩ thấy chảy máu tươi khi đại tiện, búi trĩ ló ra ngoài hoặc đau rát, sưng ở vùng hậu môn.
Nếu bệnh trĩ không gây ra các biến chứng như chảy máu, tắc mạch tạo cục máu đông, trĩ sa và làm nghẹt búi trĩ, nhiễm trùng lở loét… thì không cần điều trị. Cần có chế độ sinh hoạt phù hợp như tránh làm việc nặng, ngồi nhiều, tránh táo bón, cữ các chất kích thích như rượu, gia vị… để phòng ngừa các biến chứng của bệnh trĩ.
Hiện nay, việc điều trị bệnh trĩ Đông và Tây y đều có nhiều cách khác nhau: Như dùng thuốc (thuốc uống, đặt tại chỗ…) hoặc bằng dụng cụ (như tiêm chất xơ, đốt lạnh, thắt túi tĩnh mạch bằng vòng bao su…) hay bằng phẫu thuật để cắt các búi trĩ (dao điện, laser…).
Y học cổ truyền Việt Nam cũng có nhiều bài thuốc chữa bệnh trĩ: thuốc uống dạng nước, bột… hoặc thuốc cao, thuốc bột để bôi… như PG60, khô trĩ tán B, C, chè trĩ, mỡ trĩ, bột ngâm trĩ…
Mỗi phương pháp, bài thuốc, trường phái đều có những ưu nhược điểm, khả năng điều trị khác nhau.
+ Tây y: Các phương pháp phẫu thuật hiện đại có thể giải quyết được mọi cấp độ bệnh trĩ, thời gian điều trị ngắn, tuy nhiên cũng có những nhược điểm như: khi cắt bỏ búi trĩ thường không bảo tồn được cấu trúc, sinh lý bình thường của hậu môn, có thể gây ra các biến chứng (bí tiểu, chảy máu, đại tiện mất tự chủ, gây biến dạng, hẹp hậu môn…), sau phẫu thuật thường rất đau, chi phí điều trị tương đối cao, do điều trị theo triệu chứng nên sau mổ dễ tái phát lại…
+ Đông y: Các phương pháp, bài thuốc Đông y, kinh nhiệm dân gian rất phong phú, tuy nhiên để điều trị bệnh trĩ ở mức độ nặng ( trĩ nội độ 3, độ 4, trĩ vòng, trĩ hỗn hợp) thì không nhiều, thời gian điều trị thường dài. Tuy nhiên Các bài thuốc Đông y có ưu điểm là điều trị từ nguyên nhân gây bệnh nên tính triệt để cao, ít tái phát, không có biến chứng, ít đau, chi phí điều trị thấp…
Điều trị bệnh trĩ bằng bài thuốc gia truyền Bảo Phúc
Về nguyên tắc muốn chữa triệt để bệnh trĩ cần giải quyết 3 vấn đề chính:
-
Phải khôi phục và tăng cường lưu thông khí huyết của bũi Trĩ và vùng hậu môn.
-
Phải hồi phục lại các vùng tĩnh mạch bị giãn, phình, trở về trạng thái bình thường.
-
Phải giải quyết triệt để hiện tượng bội nhiễm do biến chứng của bệnh Trĩ gây ra.
Qua hơn 100 năm kinh nghiệm điều trị bệnh trĩ, chúng tôi đã đúc rút được nhiều kinh nhiệm thực tiễn và lý luận sâu sắc. Bài thuốc của Bảo Phúc chữa bằng phương pháp xông, dựa trên khói thuốc và hơi nóng, xông trực tiếp vào vùng hậu môn, búi trĩ.
+ Bài thuốc của chúng tôi có thể giải quyết triệt để mọi dạng, mọi cấp độ của bệnh trĩ.
+ Bào chế từ thảo dược, tuyệt đối an toàn, không có bất cứ tác dụng phụ nào.
+ Thời gian điều trị tương đối nhanh ( thông thường xông trong khoảng 30 ngày là khỏi, bệnh nhẹ 20 ngày, bệnh quá nặng hơn 30 ngày)
+ Cách sử dụng dễ dàng, người bệnh tự điều trị tại nhà theo hướng dẫn, chủ động được thời gian, không ảnh hưởng đến cuộc sống, công việc.
+ Chi phí điều trị thấp hơn rất nhiều so với Tây y.
Nhược điểm:
+ Đối với những trường hợp trĩ quá nặng, ban đầu xông thuốc bệnh cương lên, sẽ khó chụi hơn 1 chút trong khoảng vài ngày.
Mẹo nhỏ chữa bệnh trĩ của mẹ bầu Tý
CÁC MẸO NHỎ CHỮA BÊNH TRĨ CHO BÀ BẦU
Mời các mẹ bầu cùng tham khảo nhé!
T ở công ty tôi cưới đã lâu mà vẫn chưa thấy có em bé. Đã 3 năm có lẻ với thuốc tây, ta đủ cả nhưng vẫn không khả quan vì có thể T bị bệnh trĩ. Đấy là T tâm sự với tôi vậy nhưng bác sĩ bảo bệnh trĩ không ảnh hưởng gì tới việc mang thai trong khi kiểm tra, theo dõi thấy sức khỏe của hai vợ chồng rất tốt. Cuối cùng, T bảo với tôi mặc cho ông trời định đoạt. Ấy thế mà mới đây T đến nói nhỏ với tôi là em bị chậm kinh mất một tuần rồi không biết có phải…
Tôi còn nhớ rất rõ nét mặt phấn khởi với những giọt nước mắt hạnh phúc khi em cầm que thử thai hiện rõ hai vạch màu hồng đưa cho tôi xem. Chẳng biết nói thế nào với niềm vui của em, T bấm ngay điện thoại gọi cho chồng mà nước mắt vẫn rơi. Tôi đứng bên cạnh mà còn thấy vui lây… Lần đầu có thai, T cẩn thận lắm, luôn kiêng khem lỹ lưỡng, giữ gìn thai nhi như một báu vật mà ông trời ban tặng. Nhưng khổ nỗi bệnh trĩ càng tái phát vì em bị táo bón khi bổ sung sắt, canxi nên suốt mấy tháng đầu em luôn thấy khổ sở. Em sợ hãi, than phiền với tôi khi mà sáng sáng phải mất hàng giờ ngồi nhà vệ sinh và nhìn thấy máu chảy. Em còn nói, lần đầu tiên thấy máu em đã bật khóc vì nghĩ cái thai đã bị hỏng.
Trĩ là căn bệnh phổ biến khi mang thai. (Ảnh minh họa)
Tôi cũng đã chia sẻ với em rất nhiều bằng một chút kinh nghiệm được tích lũy khi đang mang thai. Khác với táo bón nên bệnh trĩ có vẻ khó chữa trị hơn vì ngoài việc bổ sung các dưỡng chất, ăn hoa quả có tính chất mát còn phải luyện tập như đi bộ hay tập các bài tập liên quan tới phần xương chậu, cần tránh việc ngồi quá lâu một chỗ vì việc ngồi lâu sẽ làm tăng áp lực đối với các tĩnh mạch ở hậu môn và trực tràng, tăng mức độ nặng của bệnh trĩ đặc biệt với bệnh trị ngoại của em. Ngoài ra, với những người mắc bệnh trĩ cần phải giữ vệ sinh phần hậu môn luôn sạch sẽ, khô thoáng. Điều này rất quan trọng để tránh bị vi khuẩn xâm nhập…
Nhưng rồi có một lần tôi vô tình đọc được trên một tờ báo có bài chữa trĩ bằng kinh nghiệm dân gian như thế này “lấy một ít lá diếp cá đem giã hoặc xay lấy nước uống vì lá diếp cá vừa có tính mát vừa có chất xơ nên rất tốt cho người bị trĩ. Còn một ít đem đun lấy nước pha với một chút nước muối loãng rồi hàng ngày kiên trì ngồi ngâm hoặc xông khoảng 5-10 phút. Làm đều đặn hàng ngày sẽ khỏi”. Tôi cũng chỉ nói bâng quơ với T, ấy thế mà chẳng hiểu sao T về âm thầm làm hàng ngày. T cũng cẩn thận không dám uống nhiều sinh tố bằng lá diếp cá chỉ khoảng 3 lần một tuần nhưng còn việc xông lá thì ngày nào T cũng làm vào sáng sớm trước khi đi làm và lúc đi ngủ. Mặc dù bụng ngày một lớn dần, khó khăn cho việc ngồi xổm nhưng T vẫn làm.
Có lá diếp cá, bà bầu chẳng còn lo bị trĩ. (Ảnh minh họa)
Sau khi thấy ổn T mới kể với tôi và tỏ ra vui mừng vì quá trình đi vệ sinh không còn hiện tượng chảy máu, cũng không còn thấy búi trĩ to dài vướng víu nữa. Tôi nghĩ có thể vì T mong có con, mong được làm mẹ nên T đã làm tất cả để mong cái thai phát triển ổn định. Lòng kiên trì, tính bền bỉ đã giúp T vượt qua bệnh trĩ một cách dễ dàng chỉ với kinh nghiệm dân gian đơn giản, dễ làm mà hiệu quả. T còn bảo với tôi không chỉ uống, xông lá diếp cá, em còn áp dụng triệt để những điều tôi chia sẻ như chịu khó vận động nhẹ nhàng, tránh ăn đồ ăn có tính nóng ăn đồ mát, nhiều chất xơ, tạo thói quen đại tiện vào một giờ nhất định, vào các buổi sáng sớm, sau khi ngủ dậy. Sáng sớm em luôn có bài tập thể dục đơn giản như đứng hai chân hình chữ V, kiễng chân nhón gót, ép mông vì cho cơ nâng hậu môn để phòng trĩ đỡ sa giãn. Suốt những tháng cuối mang thai em luôn đều đặn với bài tập thể dục và xông lá diếp cá thế đấy.
T đang mang thai ở giai đoạn cuối thai kỳ, nhìn em mang cái bụng kềnh càng đến khó nhọc nhưng trên mặt em luôn rạng ngời niềm vui của người phụ nữ lần đầu tiên sắp làm mẹ khiến tôi cũng vui lây.
CÁC PHƯƠNG PHÁP DÂN GIAN CHỮA BÊNH TRĨ
Bài thuốc 1
Lấy 120g vỏ cây hồng, phơi khô sấy chín, giã nhỏ, uống với nước cơm, mỗi ngày uống 1 lần, uống liền trong 2 tuần sẽ chữa được trĩ chảy máu.
Bài thuốc 2
Khi đi tiểu tiện thấy máu tươi chảy ra như cắt tiết gà, nếu không chữa gấp vừa mất máu, mất sức, bệnh càng nặng thêm. Cần lấy ngay rau diếp cá tươi ăn sống hàng ngày, đồng thời rửa sạch diếp cá tươi, giã nát đắp vào chỗ trĩ.
Bài thuốc 3
Khi bị trĩ thấy đau nhức hãy dùng rau diếp cá nấu nước, lúc nước sôi già thì đổ ra chậu để xông, khi nước còn ấm, ngâm và rửa kỹ hậu môn. Lại giã diếp cá tươi đắp vào chỗ đau.
Bài thuốc 4
Hương nhu 500g nấu sôi, xông, ngâm và rửa kỹ thường xuyên.
CÁCH CHỮA BÊNH TRĨ BẰNG CÁCH ĐỘI THẦU DẦU
Số liệu thống kê của cơ quan y tế cho thấy có hàng triệu người dân Việt Nam đang ngày ngày âm thầm chịu đựng nỗi khổ vì những sự phiền toái và khó chịu từ căn bệnh trĩ. Ít ai biết ở Nghệ An, từ hàng chục năm nay đã có một bài thuốc truyền đời được cho là kỳ dị chữa bệnh trĩ cực kỳ hiệu quả: Đội lá thầu dầu.
|
“Bệnh khốn bệnh khổ”
Trĩ là bệnh tạo thành do tĩnh mạch trực tràng và hậu môn bị giãn từ áp lực trong ổ bụng, áp lực trong trực tràng và trong ống hậu môn tăng cao. Bệnh này có hai dạng trĩ nội và trĩ ngoại, triệu chứng dễ nhận biết là người bệnh bị chảy máu mỗi khi đi đại tiện hoặc hiện tượng búi trĩ “thò lò” ra ngoài hậu môn.
Mặc dù không gây nguy hiểm “cháy nhà chết người” nhưng người bị trĩ luôn cảm thấy cực kỳ khó chịu, thường xuyên có cảm giác vướng víu, đứng ngồi không yên. Theo thống kê của các cơ quan y tế, thời gian gần đây căn bệnh tế nhị này trở nên “nóng” hơn bao giờ hết khi có một số trường hợp suýt mất mạng chỉ vì chữa trĩ không đúng cách.
Nhưng từ lâu nay, trĩ chỉ là “bệnh vặt” với người dân huyện Nam Đàn (Nghệ An) bởi họ “cậy” vào bài thuốc của một lương y ở xóm 2 Tăng Tiến, xã Hùng Tiến (huyện Nam Đàn). Theo lời kể của những người từng chữa khỏi bệnh, bài thuốc này đặc biệt hiệu nghiệm, uống vào chỉ sau một ngày là có chuyển biến trông thấy, giúp cầm máu và đỡ đau rát, hết đợt điều trị là cũng hết cả trĩ nội lẫn trĩ ngoại.
Phần lớn bệnh nhân sau khi chữa khỏi đã nhiệt tình giới thiệu cho những người “cùng chung cảnh ngộ”, khiến ngôi nhà của vị lương y ở cách thành phố Vinh gần 20km lúc nào cũng đông người đến xin thuốc.
Ngôi nhà ở sâu tận trong ngóc ngách, không biển hiệu quảng cáo nhưng từ ngoài quốc lộ đã có thể hỏi đường từ những người dân. Cách ngõ nhà một đoạn đã nghe mùi thuốc bắc thơm lừng. Anh Hoàng Năng Thành (SN 1965) cho biết anh là người kế tục nghề thuốc của cha sau khi ông cụ mất cách đây một thời gian.
Anh đã phải chuyển từ Vinh về sống tại ngôi nhà ở quê để có điều kiện tiếp tục chữa bệnh cho người dân và gìn giữ những bài thuốc gia truyền. Hỏi về bài thuốc chữa trĩ, anh Thành cười: “Phải đến một nửa người đến lấy thuốc ở đây bị mắc bệnh này. Đây là chứng bệnh rất phổ biến và không khó chữa nhưng nhiều người để bệnh nặng mới bất đắc dĩ tìm thầy, chỉ vì… thấy ngại quá”.
|
Anh Thành cắt thuốc và giải thích công dụng của việc đội lá chữa bệnh |
Khi bị trĩ hành hạ, người bệnh chỉ còn biết “nghiến răng” nguyền rủa cái thứ “bệnh khốn bệnh khổ” rồi ngọ nguậy tư thế đi, đứng, nằm, ngồi cho đỡ đau, ngoài ra chẳng biết làm thế nào. Đã bị trĩ thì làm gì cũng không thoải mái, có người ngày nào cũng mất vài tiếng đồng hồ ngồi trong nhà vệ sinh.
Nhưng thực tế cho thấy phần lớn người bệnh khi bắt đầu phát hiện dấu hiệu lại không đi chữa ngay, một phần vì coi nhẹ bệnh không gây chết người, một phần vì tâm lý ngại nói bệnh ở chỗ tế nhị, nhất là phụ nữ. Để bệnh kéo dài sẽ chuyển nặng mất máu lâu ngày làm suy nhược cơ thể, gây phiền phức vô cùng cho mọi sinh hoạt, thậm chí có thể biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.
Anh Thành kể có người hơn 10 năm “sống chung với trĩ”, khi khỏi bệnh mới đau khổ tâm sự: “Biết thế chữa sớm vì thú thực, bao năm nay đi đến đâu cũng nể người ta mà ngồi nhin nhín, chứ tui có ngồi được đâu, khó chịu ghê gớm lắm”.
Kỳ dị ngày hai lần đội lá thầu dầu
Một điểm đặc biệt trong bài thuốc chữa trĩ ở đây là người bệnh đều được thầy căn dặn phải nhớ đội lá thầu dầu mỗi ngày nếu muốn bệnh khỏi nhanh. Hỏi những người đã chữa khỏi bệnh về tác dụng của hành động này, hầu hết đều lắc đầu không biết: “Thầy dặn sao thì làm vậy, nghe nói đội lá đó sẽ kéo trĩ đi lên”. Nhiều người không tin vào chuyện kỳ cục như vậy nên cho rằng chẳng qua đây là “mẹo” của thầy thuốc để củng cố tâm lý cho người bệnh, đồng thời “đánh bóng” cho phương thuốc có vẻ bí truyền.
Tuy nhiên lời giải thích của anh Thành lại khiến những ai có ý nghi ngờ đều phải “mắt tròn mắt dẹt” lắng nghe: Việc sử dụng lá thầu dầu là một thủ thuật chiếm vai trò quan trọng trong bài thuốc chữa trĩ. Đội lá không phải là “chiêu trò” gì mà có tác dụng thực sự.
Theo sách Đông y, lá thầu dầu (hay còn gọi là dầu vét) là vị thuốc có tính “thăng đề” (đi lên), khi người bệnh trĩ đội lá thầu dầu trên đầu, tính thăng đề của lá sẽ phát huy tác dụng, hỗ trợ việc đưa búi trĩ thòi ra trở về vị trí ban đầu. Một ngày cần hai lần đội lá, sáng và tối, mỗi lần cách nhau khoảng 12 tiếng, tốt nhất khi thư giãn hoặc làm việc nhẹ.
|
Lá thầu dầu |
Anh Thành chia sẻ thêm thực tế cũng không tránh được có người cho rằng đây chỉ là chữa mẹo. Không phải người bệnh nào cũng hỏi cặn kẽ vì sao phải đội lá và không phải ai anh cũng có điều kiện giải thích. Có người ở xa gọi điện về “khoe” một lần ông ta đội tới bảy lá (quan niệm con số 7 của đàn ông, con số 9 của đàn bà) vì nghĩ đội càng nhiều càng tốt.
Anh Thành khi ấy đã phải “đính chính” chỉ cần đội một lá trong vòng một tiếng là đủ, nếu đội nhiều đội lâu thì sẽ kích thích lớn đến thần kinh. Đội lá thầu dầu mang lại tác dụng tốt và thực hiện đơn giản, lá cây dễ kiếm, bứt một lá đặt lên đầu, đội thêm một chiếc mũ để giữ lá khỏi rơi, người bệnh vẫn đi lại sinh hoạt bình thường. Buổi tối khi có điều kiện nằm nghỉ ngơi, thay vì đội lá có thể đặt lá úp lên rốn sẽ cho tác dụng tốt hơn nữa.
Anh Thành cho biết tùy theo mức độ bệnh và cơ địa từng người, nhìn chung đối với những người bị bệnh trong vòng một năm trở lại, bài thuốc gia truyền của anh có thể giúp trị dứt điểm trong khoảng 12 ngày với 3 thang thuốc, kết hợp với các thủ thuật bên ngoài như đội lá thầu dầu. Cách sắc thuốc cũng yêu cầu tuân thủ quy định: Lần một, đổ 5 bát nước đun cạn lấy bốn bát; hai lần sau đó đều đổ bốn bát lấy 3,5 bát; sau đó tập trung cả mấy lần nước đã gạn rồi đổ thêm hai bát nước nữa đun sôi nhỏ lửa trong khoảng 30 phút là được.
Thuốc sắc từ mỗi thang uống được trong bốn ngày, mỗi lúc uống cần đun sôi lại để đảm bảo chất lượng. Theo giải thích của anh Thành, nếu uống thuốc đặc quá, cơ địa con người không hấp thụ hết sẽ bài thải. Nếu thuốc nhạt quá lại không đủ độ, vì vậy cách sắc thuốc như trên sẽ giúp thuốc uống lần đầu cũng như lần cuối, không đặc quá, không nhạt quá.
Việc điều trị lần một đơn giản hơn rất nhiều so với phải điều trị lại. Nếu sau khi khỏi, người bệnh không giữ gìn để tái phát thì việc chữa trị phức tạp hơn nhiều, cả liều lượng thuốc và thời gian đều phải kéo dài. Xuất phát từ nguyên nhân gây bệnh, những người có nguy cơ vướng phải bệnh trĩ là phụ nữ sau khi sinh, những người thường xuyên phải làm việc chân tay quá nặng và cả những người phải ngồi làm việc triền miên ít vận động, hoặc những “đệ tử” của bia rượu và các chất kích thích có hại…
Theo lời khuyên của lương y, những người thuộc các nhóm trên cần biết giữ gìn sức khỏe để không gặp phải căn bệnh khó chịu trên, nếu phát hiện có dấu hiệu cần chữa trị càng sớm càng tốt, và tránh để tái phát.
Cách chữa trị bệnh đau mắt hột
Cách chữa tàn nhang tại nhà vừa an toàn, hiệu quả ..
Bệnh xoang mũi và cách chữa trị
Bệnh phong thấp và cách chữa trị -
Nguyên nhân và cách chữa trị bệnh viêm gan B -
Cách chữa cảm cúm hiệu quả
Điều trị bệnh thối tai -
Bệnh ù tai và cách điều trị -
(ST)