Chữa bệnh đường ruột mãn tính đúng phương pháp. Nói đến viêm ruột mạn tính là nói đến 2 chứng bệnh Crohn và viêm đại tràng loét. Đây là những viêm ruột mạn tính nguyên phát không rõ nguyên nhân. Cả 2 bệnh đều có liên quan với các biểu hiện toàn thân ngoài ruột.
TÌM HIỂU VỀ BỆNH VIÊM ĐƯỜNG RUỘT MÃN TÍNH
- Bệnh Crohn là một loại viêm hạt tổn thương toàn bộ thành ruột từng đoạn ngắt quãng ở hồi tràng.
- Viêm đại tràng loét là bệnh viêm mạn tính chủ yếu ở trực tràng, nhưng có thể lan ra toàn bộ đại tràng.
Bệnh Crohn (Crohn’s disease)
Bệnh thường tổn thương ở hồi tràng (ileuitis), hay gặp ở nữ, 20 – 60 tuổi.
Biểu hiện
- Niêm mạc và hạ niêm mạc sưng phù, làm mất các nếp niêm mạc. Nếp niêm mạc trông giống như các viên đá cuội xếp cạnh nhau.
- Bề mặt niêm mạc xuất hiện các điểm loét chảy máu, rồi hình thành các đường dò.
- Thành ruột dày, thắt hẹp do phù nề và xơ hoá. Những đoạn ruột bình thường to, mềm mại xen kẽ những đoạn ruột tổn thương cứng chắc, thắt hẹp (skip lesions).
- Các hạch mạc treo ruột sưng to.
- Tổn thương điển hình trong viêm ruột Crohn là tổn thương ở toàn bộ các lớp thành ruột, phù nề nặng ở hạ niêm mạc và hoại tử thành ruột tạo thành các lỗ dò. Sự xơ hoá và tạo sẹo làm thành ruột dày cứng chắc.
- Tổn thương viêm lan rộng ra thanh mạc gây dính các quai ruột, viêm phúc mạc cục bộ.
Biến chứng viêm ruột Crohn
- Hẹp tắc ruột
- Dính ruột
- Thủng ruột gây áp xe trong ổ bụng
- Dò và áp xe quanh hậu môn
- Đoạn ruột viêm dễ ung thư hoá
- Chảy máu do loét ruột
Bệnh viêm đại tràng loét (ulcerative colitis)
Tổn thương hay gặp ở trực tràng (proctitis) và các đoạn đại tràng khác.
Tổn thương lan rộng ở niêm mạc, bệnh nhân hay ỉa lỏng, phân có máu, nhày và mủ.
Có 3 hình thái lâm sàng:
1. Viêm cấp tính hoạt động (active acute disease)
2. Viêm mạn hoặc được điều trị (chronic quiescent or treated disease)
3. Viêm hoạt động mạnh (fulminant active disease)
1. Viêm cấp tính hoạt động (active acute disease)
- Bề mặt niêm mạc có nhiều vết loét nông nhỏ, có chảy máu.
- Tổn thương viêm chỉ khu trú ở lớp niêm mạc và mô đệm, không vượt qua lớp cơ niêm thành đại tràng.
2. Viêm mạn hoặc được điều trị (chronic quiescent or treated disease)
- Tổn thương loét không nổi bật, niêm mạc xung huyết đỏ, mỏng, trên bề mặt có những hạt nhỏ.
- Khi sinh thiết niêm mạc có hình ảnh viêm mạn tính.
3. Viêm hoạt động mạnh (fulminant active disease)
- Vết loét niêm mạc lan rộng
- Tổn thương phù, viêm xâm nhập xuống lớp cơ.
- Thành đại tràng giãn rộng (toxic dilatation), đại tràng phình to (acute toxic megacolon).
Biến chứng
Biến chứng tại chỗ:
- Chảy máu và thoát dịch tại ổ loét.
- Giãn phình đại tràng do nhiễm độc và thủng đại tràng.
- Loạn sản và ung thư hoá.
Biến chứng toàn thân:
- Ban đỏ nốt (erythema nodosum)
- Hoại tử mủ (pyodema gangrenosum)
- Viêm kết mạc mắt (iritis)
- Đau các khớp lớn (arthropathy of large joins)
- Viêm khớp cùng chậu (sacroilitis)
- Gù vẹo cột sống (ankylosing spondylitis)
- Bệnh gan mạn tính (chronic liver disease)
Bệnh sinh
- Yếu tố tinh thần (psychomsomatic cause): được biết ở một số cá thể
- Nhiễm khuẩn (infective cause): như E.coli
- Yếu tố miễn dịch (immunological cause): nhiều lympho bào trong ổ viêm.
CÁCH CHỮA BỆNH VÊM ĐƯỜNG RUỘT MÃN TÍNH
Sữa chua đậu nành chữa loạn khuẩn đường ruột
Do dễ hấp thu và giữ được sự cân bằng vi khuẩn, sữa chua đậu nành có thể giúp những bệnh nhân loạn khuẩn đường ruột khỏi bệnh và hồi phục sức khỏe nhanh chóng. Nghiên cứu cho thấy, sau 30 ngày dùng sữa chua loại này, hơn 90% bệnh nhân (cả người lớn và trẻ em) tăng 0,5-3 kg trọng lượng.
Loạn khuẩn đường ruột là kết quả của việc dùng kháng sinh kéo dài. Các biểu hiện đặc trưng là đi ngoài phân lỏng, phân sống, lổn nhổn những thức ăn không tiêu hoặc có nhiều chất lầy nhầy như mũi. Bệnh nhân dễ bị suy dinh dưỡng; sức chống đỡ của niêm mạc ống tiêu hóa giảm, tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại hoạt động.
Nhiệm vụ được đặt ra là phải điều trị tiêu chảy, lập lại cân bằng vi khuẩn đường ruột và khôi phục tiêu hóa. Đây là một công việc khá khó khăn. Tuy nhiên, trong những trường hợp này, việc bổ sung sữa chua đậu nành vào chế độ ăn của người bệnh lại có tác dụng rất tốt. Bệnh nhân sẽ hết đau bụng và đầy hơi, phân thành khuôn, đại tiện ngày 1 lần.
Liều lượng cụ thể:
- Người lớn dùng 500 ml/ngày, chia làm 2 lần vào lúc 8h và 15h.
- Trẻ em 13-20 tháng tuổi dùng 150 ml, thời gian như trên. Các bữa ăn khác của trẻ vẫn được duy trì bình thường.
Cách làm sữa chua đậu nành
Có thể chế biến sữa chua này từ hạt đậu tương hoặc bột đậu tương sống.
- Làm từ hạt đậu tương: Đậu hạt 100-150 g, đường 50-70 g, men Lactobacillus 20 g, nước 1 lít.
Đậu nhặt sạch tạp chất, ngâm nước ấm 20-30 độ C trong 6-8 giờ, đãi sạch vỏ rồi xay nước (có thể xay bằng máy sinh tố, máy xay thịt quay tay hoặc cối đá). Sau đó lọc bỏ bã qua vải phin mỏng, cho đường vào. Đun sôi dịch sữa, để nguội 30-40 độ C rồi cho men (đã đánh nhuyễn) vào. Đổ sữa vào cốc sạch, cho vào tủ ấm ở nhiệt độ 40-50 độ C trong 2 giờ (nếu không có tủ ấm có thể ủ trong nước ấm 40-50 độ C). Khi mặt sữa đông mịn, đều là được.
- Làm từ bột đậu tương sống: Bột đậu tương sống 60-65 g, đường 50-70 g, men Lactobacillus 20 g, nước 1 lít.
Hòa tan bột đậu tương trong nước ấm 30-35 độ C rồi lọc qua phin mỏng. Các bước tiếp theo được thực hiện giống như cách trên.
Sản phẩm đạt yêu cầu có màu trắng, đông mịn, đông đều từ đáy cốc lên mặt sữa, vị hơi chua, béo ngậy. Có thể bảo quản sữa trong tủ lạnh 1-2 ngày.
Chữa viêm đường ruột bằng... giun
Giun tóc không sống lâu trong cơ thể người.
Giun có thể xoa dịu cơn đau và giảm nhẹ các triệu chứng của nhóm bệnh viêm đường ruột, các nhà khoa học Mỹ khẳng định. Một loại nước uống có tên là TSO chứa hàng nghìn trứng giun tóc của lợn sẽ sớm ra đời nhằm phục vụ riêng cho những người bị viêm ruột.
Các nhà khoa học thuộc Đại học Iowa vừa thử nghiệm nước uống TSO chứa trứng giun tóc của lợn trên 200 bệnh nhân viêm đường ruột. Sở dĩ giun tóc được sử dụng vì chúng không thể sống lâu trong cơ thể người. Kết quả cho thấy các triệu chứng liên quan đến chứng bệnh viêm đường ruột như đau bụng, xuất huyết và ỉa chảy đã hoàn toàn biến mất ở phần lớn số người tham gia thử nghiệm.
Nguyên nhân gây ra chứng bệnh viêm đường ruột là hệ miễn dịch bị "quá khích", dẫn đến tình trạng viêm tấy trong hệ thống tiêu hóa. Hiện nay chưa có biện pháp chữa trị triệt để căn bệnh này, ngoại trừ liệu pháp sử dụng steroid tạm thời nhằm làm giảm viêm loét, song để lại rất nhiều phản ứng phụ nguy hiểm. Một số nghiên cứu trước đây cũng đã khẳng định những con giun sống rất hữu hiệu trong việc điều trị những căn bệnh thuộc nhóm viêm đường ruột như bệnh Crohn (tình trạng các đoạn ống dẫn tiêu hoá bị viêm loét và dày lên), viêm ruột kết và một số dạng viêm khác. Không ít nhà khoa học còn tin rằng, chính thói quen tẩy giun trong vòng 50 năm qua là nguyên nhân tiềm ẩn làm tăng số bệnh nhân viêm đường ruột ở châu Âu. Nghĩa là khi các bệnh truyền nhiễm do ký sinh trùng như giun đũa, giun tóc giảm xuống thì số người bị viêm đường ruột lại tăng lên. Trong khi đó, hiện tượng này lại hiếm gặp ở những nước đang phát triển, nơi các chứng bệnh do ký sinh trùng gây nên vẫn còn phổ biến.
Tiến sĩ Joel Weinstock, một chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu dạ dày và ruột tham gia nghiên cứu, cho biết nước uống TSO sẽ do một công ty của Đức có tên là BioCure đứng ra sản xuất và được Cơ quan Quản lý chất lượng y tế châu Âu kiểm định. Người bệnh sẽ chỉ cần uống TSO 2 lần trong vòng 1 tháng. Ngay sau khi được chứng nhận vào tháng 5 tới, TSO sẽ được bán rộng rãi trên thị trường châu Âu.
Mẹo nhai vỏ cây hết bệnh đường ruột
Một phụ nữ cho biết, bà đã tìm ra cách chữa căn bệnh viêm đường ruột của mình bằng cách… ăn vỏ cây hàng ngày.
Bà Marlene Barnes (72 tuổi) đến từ Cardiff, xứ Wales, đã bắt đầu nhai vỏ cây sau 48 năm chống chọi với căn bệnh Crohn (một bệnh viêm đường ruột). Sau 10 năm nhai vỏ cây như vậy, các bác sĩ xác nhận bà không còn biểu hiện nào của căn bệnh này.
Bà Barnes bị bệnh Crohn từ năm 14 tuổi và đã phải cắt bỏ một phần ruột già. Trong khi các bác sĩ chưa tìm ra cách chữa trị triệt để, bà Barnes đã quyết định sẽ làm mọi cách để chấm dứt tình trạng tồi tệ mình đang đối mặt.
“Tôi phải làm mọi cách để khỏi bệnh. Rồi tôi đọc được một tài liệu nói rằng vỏ cây có thể chữa bệnh. Do đó tôi đã thử, nó thực sự có tác dụng” – Bà Barnes nói.
Và thế là bà mẹ hai con này bắt đầu lấy vỏ cây trong công viên, sấy khô và dùng dần. “Lần đầu tiên ăn vỏ của một loại cây lấy từ công viên, tôi thấy thật kinh khủng. Tôi cảm giác có hàng tá những con chồn đang đánh nhau trong dạ dày mình, nhưng sau đó tôi thấy ổn hơn.
Thế là tôi bắt đầu thử ăn vỏ của rất nhiều loại cây khác nhau. Sau nhiều lần tự đầu độc mình, giờ tôi đã tìm ra thứ vỏ có thể giúp mình khỏi bệnh.”
Nhờ ăn vỏ cây, bà Barnes đã khỏi bệnh viêm ruột Crohn
Bà Barnes vẫn giữ bí mật về loại cây đã giúp mình khỏi bệnh, tuy nhiên bà sẽ bán công thức này vì theo bà, nó có thể chữa trị cả bệnh ung thư.
Chuyên gia nghiên cứu về căn bệnh Crohn, bác sĩ Simon Anderson, đến từ bệnh viện Guy’s & St Thomas (London) nói: “Chúng tôi luôn tìm kiếm các phương thức chữa bệnh mới. Tuy nhiên việc chữa bệnh bằng vỏ cây cần phải được kiểm chứng”.
ong Đông y có rất nhiều loại thuốc có tác dụng điều hòa và tăng cường chức năng tiêu hóa, có thể sử dụng để chữa trị những chứng bệnh, mà Tây y xác định là “rối loạn hệ vi khuẩn đường ruột”.
Các nghiên cứu hiện đại cho thấy, những vị thuốc mà Đông y thường dùng để chữa các chứng bệnh Tỳ Vị, có chứa sẵn những loại men tiêu hóa, hoặc có tác dụng kích thích sự sản sinh các loại khuẩn hữu ích trong đường ruột.
Ví dụ, trong “mạch nha” (mầm lúa mạch), “cốc nha” (mầm thóc), “thần khúc” (phối chế từ bột mì hay bột gạo cùng một số vị thuốc)... đều có hàm lượng lớn các loại men quan trọng nhất, như men amylase (phân giải chất bột), sucrase (chuyển hóa các chất đường về dạng dễ hấp thu), lipase (phân giải chất béo) và protease (phân giải chất đạm). Hay như, vị thuốc “sơn tra” (táo mèo) có tác dụng trợ giúp tiêu hóa các loại thịt, vì có hàm lượng lớn men lipase...
Để khắc phục tình trạng rối loạn khuẩn đường ruột, có thể sử dụng một số vị thuốc nam dưới đây:
Tỏi: Hàng ngày, trước bữa tối, ăn 2 - 3 lát tỏi, cùng với một cốc sữa chua. Hoặc: Tỏi 200g, giã nát, ngâm trong 1000ml rượu trắng, nút kín; mùa nóng chỉ cần ngâm 2 tuần là được, mùa lạnh lâu hơn.
Hàng ngày dùng 3 lần, mỗi lần 15-20 giọt. Có tác dụng chữa trướng bụng, đầy hơi và thức ăn tích trệ, do rối loạn khuẩn.
Mầm thóc: Thóc đãi sạch, ngâm nước cho ẩm, sau ủ kín, thỉnh thoảng tưới nước để giữ ẩm đều. Sau vài ngày hạt thóc nảy mầm, khi mầm bắt đầu xanh thì lấy ra, phơi khô, tán nhỏ, sảy hết trấu, để dùng dần.
Ngày dùng 10 - 15g, chia thành 2 - 3 lần, hòa với nước đun sôi uống, hoặc dùng nước chiêu bột thuốc. Mầm thóc có chứa các loại men, có tác dụng xúc tiến sự tiêu hóa nhiều loại thức ăn, đặc biệt là những loại có nhiều tinh bột. Có tác dụng bồi bổ, chữa ăn uống khó tiêu, chán ăn.
Bảo hòa ẩm: Sơn tra 10 g, thần khúc 12 g, lai phục tử 10 g, trần bì 10 g, bán hạ 10 g, phục linh 10 g, liên kiều 10 g. Sắc nước uống trong ngày. Có tác dụng rất tốt đối với những trường hợp thức ăn tích trệ, ỉa chảy, bụng trướng đau, hơi ợ ra như mùi trứng ung, đầu vã mồ hôi...
Dưới đây là một số bài thuốc từ mơ lông mà dân gian vẫn thường dùng:
Chữa kiết lỵ mới phát: Lấy một nắm lá mơ tươi, thái nhỏ trộn với trứng gà cả lòng đỏ và lòng trắng, lấy lá chuối bọc lại rồi nướng chín đều để ăn hoặc cho lên chảo rán vàng không cho dầu, mỡ. Ngày ăn 2-3 lần và ăn liên tục vài ngày là khỏi. Nếu bị chứng lỵ mới phát do đại tràng tích nhiệt thì lấy một nắm lá mơ và một nắm lá phèn đen, cả hai rửa sạch, nhúng qua nước sôi, vẩy khô, giã nát, vắt lấy nước cốt uống. Uống 2-3 lần.
Hoặc các bài thuốc nam phối hợp như:
- Lá mơ lông 100g, rau sam 400g, hạt cau 100g, củ phượng vĩ 100g, cỏ sữa nhỏ lá 400g. Tất cả sao tán bột dùng 20g/ngày dùng 5-7 ngày.
- Lá mơ lông 100g, phèn đen 20g, củ phượng vĩ 20g, sao tán bột, uống ngày 20g.
- Lá mơ lông 100g, cỏ nhọ nồi tươi 100g, lá phượng vĩ 100g sắc uống trong 5-7 ngày.
- Lá mơ lông 100g, cỏ sữa lá to 100g, rau sam 100g, ngân hoa 20g, búp ổi 20g, búp sim 100g, sắc nước sánh hơi đậm, uống trong ngày dùng 5-7 ngày.
Chữa tiêu chảy do nóng: Nếu mắc chứng tiêu chảy do nhiệt với triệu chứng khát nhiều, phân khẳm, nước tiểu vàng, bụng đau quặn kèm theo đầy hơi, hậu môn nóng rát, có thể dùng lá mơ 16g, nụ sim 8g sắc cùng với 500ml nước còn 200ml, chia làm hai lần uống trong ngày.
Chữa sôi bụng, ăn khó tiêu: Lấy một nắm lá mơ tươi ăn kèm trong bữa cơm hoặc giã nát vắt lấy nước uống, ăn như vậy trong khoảng 2-3 ngày là thấy kết quả.
Tìm hiểu về bệnh viêm đường ruột
Thuốc đông y chữa bệnh đường ruột hiệu quả cao
Tác dụng chữa bệnh của cây hoàn ngọc
Chữa trị bệnh viêm đường ruột kì lạ mà hiệu quả
Chữa bệnh đau dạ dày bằng phương pháp dân gian
Chữa bệnh đường ruột bằng phương pháp thực
Cách chữa bệnh viêm xoang mãn tính
(ST)