Cách chống say sóng biển rất nhanh khỏi. Tuy say sóng cũng như các cơn say tàu xe khác có thể hết trong vòng vài giờ ngay sau khi thoát khỏi tàu, xe. Người ta có thể nói, các nghiên cứu cho thấy khi ta bị say sóng, cơn say gây ảnh hưởng đến hầu hết các chức năng của cơ thể.
CÁCH CHỐNG SAY TÀU BIỂN NHANH KHỎI
Bài 1: Ảnh hưởng của say sóng
Trước hết say sóng tác động đến chức năng hệ thần kinh thực vật. Cơ quan cảm nhận đầu tiên tác động này là cơ quan tiền đình - óc tai. Khi cơn say sóng xuất hiện, gây ra rối loạn nhân cảm của cơ quan này, dẫn đến rối loạn đáp ứng của hệ thần kinh thực vật. Dấu hiệu của tình trạng này biểu hiện ở các mức độ khác nhau tùy theo từng cơ thể. Ở mức độ nhẹ, người bệnh chỉ có cảm giác hơi chóng mặt, tăng bài tiết dịch và buồn nôn. Ở mức độ nặng, người bệnh chóng mặt nhiều, bài tiết dịch tiêu hóa tăng mạnh, nôn nhiều, kèm theo mạch, nhịp tim và huyết áp giảm...
Tiếp đến là các biểu hiện rối loạn chức năng của hệ thần kinh thực vật. Ở những người bị say sóng, việc điều hòa các phản xạ, vận động, phản xạ tư thế và chỉnh thế bị rối loạn làm cho người bệnh không còn kiểm soát được các vận động của bản thân, các động tác bị thiếu chính xác, sai lầm, sai hướng giống như khi bị tổn thương tiểu não. Do đó, khi bị say sóng, người bệnh đi lại rất khó khăn, các động tác kém chính xác, thậm chí nếu say sóng nặng phải nằm yên một chỗ, không di chuyển được và phải phục vụ tại chỗ.
- Đối với chức năng vỏ não: Khi bị say sóng, các thông tin truyền về võ não bị rối loạn cho nên việc kiểm soát các vận động của cơ thể cũng bị ảnh hưởng theo, các mệnh lệnh của vỏ não nhiều khi không được các cơ quan chức năng đáp ứng. Khi bị say sóng nặng, trí nhớ cũng rối loạn, các quyết định hành động nhiều khi thiếu chính xác, hay nhầm lẫn.
- Đối với hệ tuần hoàn: Do cường hệ thần kinh phó giao cảm nên hệ tuần hoàn cũng bị ảnh hưởng từ rất sớm, nhẹ như: tần số tim giảm nhẹ, mạch chậm, huyết áp giảm nhẹ... đến nặng như tụt huyết áp mạnh vì nôn nhiều, gây nên tình trạng sốc.
- Đối với hệ hô hấp: Say sóng nhẹ chỉ gây nên rối loạn nhịp thở nhưng nặng gây thở nhanh, nông. Mặt khác khi nôn nhiều, cơ bụng co cũng gây tình trạng khó thở.
- Đối với hệ tiêu hóa: Gây ra tình trạng như buồn nôn, tăng bài tiết dịch tiêu hóa, tăng co bóp cơ trơn hệ tiêu hóa, đặc biệt gây phản xạ trào ngược làm cho tình trạng nôn dữ dội hơn.
- Đối với hệ bài tiết: Hậu quả của quá trình trên gây tình trạng mất nước, điện giải, giảm thể tích tuần hoàn đến giảm quá trình lọc của cầu thận. Quá trình bài tiết mồ hôi cũng bị rối loạn: da lạnh nhưng vã mồ hôi...
- Đối với chức năng vận động: Nếu sang sóng nhẹ chỉ hạn chế vận động nhưng nặng hơn, người bệnh vận động sẽ rất khó khăn, động tác kém chính xác và cuối cùng phải nằm một chỗ thậm chí mất hoàn toàn khả năng vận động và phải nhờ sự trợ giúp từ người khác.
Bài 2: Vì sao ta bị say sóng - giải thích nguyên nhân
Khi bạn ngồi trên tàu, bạn cảm thấy hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, người mệt mỏi, khó chịu, thì đó là lúc chứng say sóng đang "hành hạ" bạn và phá vỡ chuyến đi biển thú vị của bạn. Do đâu mà bạn bị say sóng, trong khi những người khác vẫn đang ung dung ngắm biển và nói cười vui vẻ về những điều hấp dẫn nhìn thấy trên biển?
Các nghiên cứu cho thấy cơ chế say sóng là do tác động của sóng biển. Những tác động này gây ra những rối loạn chức năng tiền đình, do đó làm rối loạn chức năng của hệ thần kinh thực vật và kéo theo nó là hàng loạt các rối loạn các chức năng khác của cơ thể. Một trong các yếu tố chính làm phát sinh say sóng là thời tiết. Khi gặp điều kiện thời tiết và khí hậu không thuận lợi, con người càng dễ bị say sóng. Sóng càng lớn hoặc tàu càng nhỏ thì tỷ lệ phát bệnh càng cao.
Ngoài ra, yếu tố tâm lý kém, đặc biệt đối với những người thuộc nhóm thần kinh, tâm lý không vững vàng cũng là nguyên nhân quan trọng gây ra tình trạng say sóng
Bài 3: Những quan niệm sai lầm về cách chống say sóng
Say tàu, say xe, say máy bay… là tình trạng rất thường gặp ở người dân nước ta với tỷ lệ cao hơn nhiều quốc gia khác. Điều đáng ghi nhận là phần lớn số người xanh mặt trước khi lên xe, hay lảo đảo khi đến nơi là do yếu tố tâm lý!
Rất nhiều người mang định kiến khó phai của chứng say sóng sau một lần ói mửa đến mật xanh qua chuyến du hành nào đó. Từ đó nạn nhân chỉ cần nghĩ đến mùi xăng dầu, nghe tiếng động cơ hay thận chí cần chiếc xe sàng qua sàng lại một chút là đã chuẩn bị bao nylon. Đó là chưa kể đến số đối tượng vốn không bị say sóng nhưng có “tinh thần đồng đội” cao đến độ sẵn sàng vào cuộc “đột quỵ” khi nghe trên xe có người “cho chó ăn chè” hay chỉ cần ngửi được mùi dầu gió phảng phất trong xe. Tôi đã tổ chức nhiều chuyến du lịch với hầu hết du khách đều phải uống thuốc say sóng dù không hiệu quả. Ấy thế mà trên chuyến về không người nào phải dùng thuốc nhờ mỗi thành viên được chuẩn bị đúng cách trước đó. Điều này cho thấy yếu tố tâm lý quan trọng đến thế nào trong chứng say sóng.
Cũng vì vai trò quyết định của hệ thần kinh mà lữ khách nếu muốn đến nơi tươi tắn cần nắm vững một số biện pháp dọn đường thông qua ngõ tiêu hóa. Trước hết, rất nhiều người vì quá sợ ói mửa nên để bụng đói khi lên đượng. Sai trầm trọng! Bụng đã trống lại thêm dịch vị được bài tiết liên tục từ nỗi lo chuẩn bị hành lý, giấy từ, tiền bạc, vé xe… Thì chứng buồn nôn không mời cũng đến sớm. Phải ăn sáng, nhưng không nên ăn quá no, quá béo trước khi lên xe để tránh cảnh quá tải khiến thức ăn dễ dội ngược lên thực quản, nhưng nhịn đói thì trật là cái chắc. Cũng có người chọn giải pháp chỉ uống sữa để lót dạ cho nhẹ. Nặng thì có. Vì sau ít phút trấn an, chính sữa là yếu tố vừa tăng nước chua, vừa hối thúc dạ dày co thắt. Chỉ cần xe gặp ổ gà thì biết ngay hậu quả “tức nước vỡ bờ” (!).
Thuốc say sóng vẫn còn là món không thể thiếu trong hành trang của nhiều người. Mặc dầu được cải tiến rất nhiều nhưng thuốc say sóng, loại nào cũng thế, ít nhiều cũng làm cho người uống phải vật vờ. Tác dụng này càng rõ nét hơn nữa nếu uống lúc bụng đói. Chưa hết, uống thuốc say sóng ngay trước lúc lên xe, hay thậm chí ngay sau khi xe đã lăn bánh là một biện pháp vụng về, nếu người dùng thuốc đúng là có bệnh say sóng, vì cảm giác bồng bềnh đã ngấm ngần trước lúc đó rất lâu, khi khách chưa bước lên xe. Do đó, nếu phải uống thuốc thì phải uống cho sớm với bụng no. Hay hơn nữa là dùng thuốc với liều phân nửa, nhưng ngay từ đêm hôm trước để vừa có thể ngủ ngon, vừa tạo cảm giác thư giãn. Đừng quên, chính tình trạng mất ngủ đêm hôm trước là đòn bẩy cho chứng say sóng.
Ngoài thuốc, không quá khó để trấn an đường tiêu hóa nếu biết cách ứng dụng một số món ăn, thức uống rất thông dụng trong cuộc sống hàng ngàt. Về mặt dược lý, khó có thuốc nào chống say sóng hay hơn gừng! Kẹo gừng, mứt gừng, càng cay càng tốt, trước và trong suốt chuyến du hành là biện pháp để khách du lịch an tâm thưởng thức cảnh đẹp bên đường thay vì chỉ lo chúi đầu về phía trước. Đáng tiếc là đến hôm nay vẫn chưa có công ty du lịch nào mời khách chén trà gừng có pha chút mật ong trước khi xe lăn bánh, để vừa xoa dịu đường tiêu hóa, vừa cung cấp năng lượng cho hệ thần kinh. Bên cạnh tinh dầu cây thuốc, sinh tố B6 là hoạt chất đặc biệt cần thiết cho người dễ say sóng. Khoai lang luộc vừa mềm là món ăn nên được chú trọng không chỉ trong chuyến đi mà ngay từ ngày hôm trước.
Trong suốt chuyến đi, trong cảnh lao đao của máy bay, tàu, xe, thì khẩu phần với nhiều món béo, món tanh là điều phản khoa học. Chuyến đi về mặt cơ chế chẳng khác nào một loại stress. Nhờ món cay, món nóng, món có nước mà hệ thống nội tiết của trục tuyến yên – giáp trạng - thượng thận mới có thể hoạt động hài hòa giúp du khách bình tĩnh và thoải mái khi bị nhốt nhiều giờ trên xe, trên tàu. Tô mì gói với nước thật sôi nhìn qua tuy đúng là bình dân nhưng lại là giải pháp khéo nhất.
Sau hết, đừng vì sợ ói mà nhịn uống. Sai ghê gớm! Chính vì thiếu nước mà hệ thần kinh trở nên nhạy cảm quá độ. Đừng tưởng bó hoa là quan trọng, chính ly nước lớn ngay khi đến nơi là biện pháp giúp du khách phục hồi sức khỏe nhanh nhất. Lẽ tất nhiên nếu muốn du khách uống đủ nước khi đi đường thì công ty du lịch trước hết phải giải quyết cho xong vấn đề “đầu ra”! Với chất lượng của nhiều chỗ dừng chân hiện nay trên đường xuyên Việt thì khách nào còn dám uống nước cho đủ khi cảm giác buồn nôn chợt bộc phát không vì bệnh say sóng mà vì phòng vệ sinh.
Bệnh say sóng tuy phổ biến nhưng giải pháp lại không quá phức tạp nếu du khách nằm lòng một vài nguyên tắc quan trọng về cách ăn uống suốt hành trình. Muốn bao tử đừng kiếm chuyện khi lên xe xuống tàu phải biết khéo léo đút lót cho…đường tiêu hóa! Chuyến đi chắc chắn không trở thành khó nuốt nếu du khách đừng quên ít món…dễ ăn!.
Bài 4: Tổng hợp các biện pháp chống say sóng
Trước hết, thời tiết là yếu tố chính làm bạn say sóng. Khi gặp thay đổi thời tiết và khí hậu không thuận lợi, bạn rất dễ mệt mỏi và bị say. Hơn nữa, thời tiết không tốt có thể khiến biển động và việc đi biển sẽ vất vả. Vậy tốt nhất là không nên đi biển khi thời tiết xấu.
Trước khi lên tàu, sẽ là sai lầm nếu bạn quyết định nhịn đói để tránh bị nôn ói. Đừng để cảm giác nôn nao của cơn đói "cộng hưởng" với những cơn sóng khiến bạn gục ngã. Bạn nên để ý ăn đồ khô, nhẹ bụng như bánh mì, xôi, bánh bao... Không nên ăn đồ nước, nhiều dầu mỡ khó tiêu, uống nước có ga, chất kích thích...
Bạn nên lưu ý là tàu càng to thì càng "đằm" nên sẽ bớt tròng trành hơn tàu nhỏ. Khi lên tàu, bạn hãy ngồi ở khu vực giữa, tầng thấp. Đó là những vị trí ít tròng trành hơn cả. Nên tránh xa chỗ có mùi xăng, dầu. Nên thả mắt nhìn xa, không đọc sách, báo, máy tính cá nhân, chơi game trên tàu...
Ngoài việc dùng thuốc chống say thông thường, dân gian có một phương thuốc hay cho say sóng, đó là gừng tươi. Trước khi lên tàu nửa tiếng, bạn hãy uống 1 cốc nước ấm gừng giã. Trong chuyến đi nên ngậm 1 lát gừng tươi.
Bài 5: Các loại thuốc nên chuẩn bị
- Thuốc chống say: Trong trường hợp bị say có nôn mửa liên tục, bệnh nhân cần được tiêm bắp một ống nautamin 60 mg hoặc uống 1-2 viên nautamin 90 mg để chống nôn, chống say. Ngoài ra, có thể tiêm dưới da 1-3 ống atropin 1/4 mg trong 24 giờ để chống tiết dịch, phối hợp với uống 1-2 viên gardenan 0,1 g để an thần. (Theo kinh nghiệm cá nhân của tớ thì thuốc nautamin dạng viên nén rất tốt.
Một vài biện pháp chống say sóng:
- Trước khi đi tàu, không nên ăn thực phẩm nhiều dầu mỡ hay nhiều acid như nước cam, nước bưởi… vì những thực phẩm này khó tiêu hóa. Nhưng cũng không nên nhịn đói trước khi lên tàu. Một bao tử đầy thức ăn hay rỗng tuếch đều làm bạn khó chịu như nhau thôi.
- Uống nhiều nước khi ở trên tàu vì cảm giác say sóng cũng làm toát mồ hôi, dẫn đến mất nước, và mất nước làm suy yếu khả năng phòng vệ của cơ thể.
- Trước và trong khi đi tàu, tốt nhất bạn nên ăn bánh mì, ngũ cốc hay các loại trái cây ít acid như chuối, bơ, lê… Khi đi tàu, một ít bánh qui lạt (nhạt) có thể làm bao tử dịu lại, còn coca cũng có thể có tác dụng với một số người vì trong thành phần coca có một chất thường dùng trong dược phẩm chống nôn ói. Ngoài ra bạn cũng có thể thử kẹo gừng hay kẹo bạc hà thử xem nhé.
- Trên tàu, nên chọn ngồi nơi thoáng khí và có tầm nhìn. Hãy cố gắng ngồi yên một chỗ và hướng tầm nhìn vào những thứ có vẻ như đang chuyển động, ví dụ như đường chân trời đang tiến lại gần hay những đợt sóng dập dềnh, hoặc là những áng mây bay trên bầu trời.
- Không tập trung chú ý vào những thứ bất động như sách, báo hay những vật bên trong tàu, đặc biệt là cố gắng tránh nghĩ đến việc say sóng hay ở gần những người đang có dấu hiệu say sóng.
Hướng dẫn cách chữa say sóng khi đi du lịch biển?
Một vài biện pháp chống say sóng:
- Trước khi đi tàu, không nên ăn thực phẩm nhiều dầu mỡ hay nhiều acid như nước cam, nước bưởi… vì những thực phẩm này khó tiêu hóa. Nhưng cũng không nên nhịn đói trước khi lên tàu. Một bao tử đầy thức ăn hay rỗng tuếch đều làm bạn khó chịu như nhau thôi.
- Uống nhiều nước khi ở trên tàu vì cảm giác say sóng cũng làm toát mồ hôi, dẫn đến mất nước, và mất nước làm suy yếu khả năng phòng vệ của cơ thể.
- Trước và trong khi đi tàu, tốt nhất bạn nên ăn bánh mì, ngũ cốc hay các loại trái cây ít acid như chuối, bơ, lê… Khi đi tàu, một ít bánh qui lạt (nhạt) có thể làm bao tử dịu lại, còn coca cũng có thể có tác dụng với một số người vì trong thành phần coca có một chất thường dùng trong dược phẩm chống nôn ói. Ngoài ra bạn cũng có thể thử kẹo gừng hay kẹo bạc hà thử xem nhé.
- Trên tàu, nên chọn ngồi nơi thoáng khí và có tầm nhìn. Hãy cố gắng ngồi yên một chỗ và hướng tầm nhìn vào những thứ có vẻ như đang chuyển động, ví dụ như đường chân trời đang tiến lại gần hay những đợt sóng dập dềnh, hoặc là những áng mây bay trên bầu trời.
- Không tập trung chú ý vào những thứ bất động như sách, báo hay những vật bên trong tàu, đặc biệt là cố gắng tránh nghĩ đến việc say sóng hay ở gần những người đang có dấu hiệu say sóng.
Chứng say sóng sẽ đỡ đi khi bạn rời khỏi môi trường mặt biển. Thật không may là phần lớn mọi người đều không thể chờ đợi đến lúc thấy đỡ hơn. Cố gắng tránh những cơn say sóng dễ hơn là tìm cách chữa nó sau khi các triệu chứng trên đã xuất hiện.
Bước 1
Hãy đặt chỗ ngồi ở khoang giữa của tàu. Ở phần chính giữa thân tàu luôn ít chuyển động hơn so với phần trước (mũi tàu) hay phần sau (đuôi tàu).
Bước 2
Dán một miếng cao dán vào sau tai khoảng 8 tiếng trước khi bạn lên thuyền. Miếng dán này rất dễ sử dụng và có thể dính được trong khoảng 3 ngày. Tuy nhiên, nó có thể làm bạn thấy buồn ngủ và hơi khô miệng.
Bước 3
Nếu bạn là người có tiền sử bị say sóng, hãy uống các loại thuốc có thành phần Dimenhydrinate (Ví dụ: Dramamine) hoặc Meclizine hydrochloride (Ví dụ: Bonine) vài giờ trước khi lên thuyền. Chúng có tác dụng cản cơn say sóng nhưng cũng làm bạn cảm thấy hơi buồn ngủ. Hai loại thuốc này đều có bán trên phần lớn các loại tàu, nhưng nếu bạn không uống chúng sớm trước khi lên tàu thì sẽ không có tác dụng triệt để.
Bước 4
Hãy đeo một chiếc vòng chống nôn (Sea bands) vào cổ tay khi lên tàu. Chiếc vòng này sẽ làm tăng sức nén lên phần mạch cổ tay có liên đới đến sự buồn nôn. Vì đât không phải là thuốc nên nó an toàn cho tất cả mọi người.
Bước 5
Khi đang ở trên thuyền, hãy cố gắng nhìn về phía đường chân trời hoặc đi bộ quanh thuyền nếu bạn có thể. Vì nằm xuống chỉ làm cho chứng buồn nôn và chóng mặt nặng hơn. Hãy di chuyển cho tới khi cơ thể bạn thích nghi được với chuyển động của con thuyền.
THAM KHẢO CÁCH CHỮA SAY KHI ĐU DU LỊCH
Chống say tàu xe hiệu quả không dùng thuốc
Say tàu xe không phải là một bệnh
Tìm hiểu về cơ chế chống say tàu xe.
Say tàu xe là do rối loạn hoạt động ở tai trong làm ảnh hưởng đến cảm giác thăng bằng của cơ thể dẫn đến buồn nôn, nôn ói, chóng mặt, mệt mỏi. Đây là triệu chứng quan trọng và điển hình nhất của các chứng say tàu xe. Đối với những người bình thường, sự khó chịu sẽ chấm dứt khi xong chuyến đi. Tuy nhiên, đối với những người bị bệnh tim mạch hoặc tiêu hoá, các triệu chứng có thể trầm trọng hơn hoặc thậm chí kéo dài sau chuyến đi.
Nhiều người sai lầm vì tưởng say tàu xe là một chứng bệnh nên đến bác sĩ khám để nhờ chữa dứt điểm luôn. Nhưng, say tàu xe không phải là mộ bệnh.
Như ở trên đã nói say tàu xe là do rối loạn hoạt động ở tai trong làm ảnh hưởng đến cảm giác thăng bằng của cơ thể. Tai là cơ quan không chỉ đảm nhận chức năng nghe mà còn giúp điều chỉnh thăng bằng, định hướng cho cơ thể. Khi đi tàu xe, máy bay, do có sự chuyển động, bộ phận tai trong (gồm ốc tai, tiền đình) ở một số người nhạy cảm bị kích thích. Sự kích thích này không tương hợp với việc nhìn của mắt, dẫn đến buồn nôn và say. Vì say tàu xe không phải là bệnh nên không thể trị hết hẳn được. Theo đông y, khi đi xe, một số người bị gió lạnh nhập phải hai huyệt phong phủ (che gió) ở phía sau ót khiến say xe. Một số trường hợp bị tác động bởi môi trường chung quanh (như khi ngồi cạnh người nôn ói khiến họ bị nôn theo)… Tuy nhiên, say tàu xe chỉ là một triệu chứng nhất thời, thường chấm dứt khi chuyến hành trình kết thúc và không để lại di chứng lâu dài với sức khỏe.
Những cách chống say tàu xe hiệu quả:
- Ngủ đủ giấc, ăn bớt đi hơn so với khẩu phần hàng ngày và ăn trước 2 tiếng khi lên xe.
- Tránh xa mùi thuốc lá, mùi nước hoa hay các chất tạo mùi khó chịu trên xe.
- Đồ uống có ga và một số chất kích thích đầy hơi như: đồ nếp, đậu tương, lạc…
- Khi đi tàu, thuyền thì nên tìm chỗ ngồi nơi thoáng mát, ngoài trời.
- Nếu phải di chuyển trong thời gian lâu thì nên tìm chỗ ngồi phía giữa thân tàu vì chỗ này ít bị chòng chành nhất.
- Trên máy bay thì tốt nhất nên chọn chỗ ngồi giữa hoặc trên cánh, tránh ngồi ở phần đuôi máy bay.
- Trên ô tô, xe lửa thì nên ngồi cạnh cửa sổ, mở cửa kính để có gió.
- Không uống rượu hoặc hút thuốc lá trước hoặc trong lúc đi.
- Phương pháp quấn khăn khô để giữ ấm từ phía sau ót ra trước ngực cũng có tác dụng rất hữu hiệu giúp không bị say tàu, xe đối với một số người (hiệu quả hơn 90%).
- Dùng một số biện pháp dân gian: ngửi chanh, gừng, bánh mì… giảm tải mùi khi xe vận hành.
- Theo kinh nghiệm dân gian thì lấy 1/2 củ khoai lang gọt bỏ vỏ, rửa thật sạch, cắt miếng nhỏ, nhai nát để nuốt nước cũng có thể phòng chống được say tàu xe.
- Theo đông y thì trước khi khởi hành khoảng 30 phút nên dùng một khúc gừng tươi bằng cỡ ngón tay cái, gọt bỏ vỏ, rửa sạch, giã nát hoặc nhai nát rồi uống với một cốc nước ấm. Trong suốt hành trình, thỉnh thoảng nên ngậm trong miệng một lát.
- Ngoài ra, có thể thực hiện cách xoa dầu gió vào hai huyệt thái dương, hai huyệt nội quan (giữa hai gân tay, phía trên và cách lằn chỉ cổ tay 3-4cm, huyệt nhân trung (giữa đường rãnh môi trên), hai huyệt phong trì (chỗ lõm phía sau gáy, trên cổ). Cũng có thể lấy hai lát gừng tươi buộc vào hai huyệt nội quan.
Tự chữa say tàu xe, không dùng thuốc và không phản ứng phụ!
Cô Ph. 48 tuổi, đã có 5 con, người khoẻ mạnh, quanh năm suốt tháng hiếm khi thấy ốm đau, chỉ hiềm một nỗi mỗi lần có việc phải đi xe hơi là bị chóng mặt, nôn ói, người vả ra như bị tước hết sinh khí. Sống ở miền Nam, lần nầy, cô có việc phải ra Quảng Ngải để rước cô con dâu và đứa cháu nội vừa mới sinh được một tháng. Là người láng giềng, lại xem nhau như thân thuộc, cô thường gọi tôi là anh xưng em. Biết được chuyến đi và nghe cô than thở về nổi khổ bị say xe trên đường dài, tôi đã truyền cho cô một “bí kiếp” hộ thân. Đó là một mảnh giấy nhỏ ghi dãy số 720.640. Cô được căn dặn khi ngồi trên xe, thỉnh thoảng, khi rổi rảnh, hoặc lúc nhớ ra hãy nhẩm niệm trong tâm những con số “bảy hai không sáu bốn không bảy hai không sáu bốn không . . .”.
Hôm nay, cô kể lại, lúc ngồi trên xe thỉnh thoảng cô lại lẩm nhẩm trong miệng dãy số đó, mỗi đợt khoảng 5, 7 lần. Kết quả là suốt trên đường không bị buồn nôn, khó chịu như những lần trước. Sau chuyến đi cũng cảm thấy khoẻ hơn trước nhiều. Đặc biệt, cô con dâu 28 tuổi, vừa sinh con đầu lòng xong, cũng là người vẫn bị chứng say xe từ nhỏ. Nghe mẹ nói, cô cũng bắt chước niệm thử và cũng không bị say xe. Dãy số đã có hiệu quả tốt đối với cả 2 mẹ con.
Cơ chế chống say tàu xe.
Theo các nhà khoa học, say tàu xe là do rối loạn hoạt động ở tai trong làm ảnh hưởng đến cảm giác thăng bằng của cơ thể dẫn đến buồn nôn, nôn ói, chóng mặt, mệt mỏi. Đối với những người bình thường, sự khó chịu sẽ chấm dứt khi xong chuyến đi. Tuy nhiên, đối với những người bị bệnh tim mạch hoặc tiêu hoá, các triệu chứng có thể trầm trọng hơn hoặc thậm chí kéo dài sau chuyến đi.
Triệu chứng quan trọng và điển hình nhất của các chứng say tàu xe là buồn nôn, nôn ói. Theo Đông y, đây là biểu hiện của khí từ dạ dày nghịch lên. Theo học thuyết kinh lạc, dạ dày bị chi phối bởi kinh Dương Minh, một kinh nhiều khí nhiều huyết có chức năng phòng vệ cơ thể chống lại những biến động của môi trường bên ngoài. Do đó, về mặt cơ chế, chống say tàu xe phải bao gồm việc ổn định nội khí ở hạ tiêu và làm cho khí của kinh Dương Minh di chuyển thuận từ trên xuống dưới (thường gọi là thuận khí hay chống khí nghịch).
Chữa say tàu xe bằng tượng số bát quái.
Trong cách chữa trên, nhẫm đọc dãy số 720.640 là nhằm vận dụng phối hợp một số quy luật của khí công, chu dịch và y học truyền thống. Theo tượng số bát quái, số 7 là tượng số ứng với dạ dày thuộc dương thổ, số 2 là tượng số thuộc kim ứng với ruột già. Nhẫm đọc 720 sẽ gây ra hiệu ứng thuận khí ở kinh Dương Minh. Trong liệu pháp tượng số, khi nhẩm đọc một nhóm số, khí của con số trước sẽ chuyển cho khí ứng với con số sau. Như vậy, khi nhẫm đọc 720, khí ở kinh Dương Minh thay vì nghịch lên phía trên sẽ chuyển thuận xuống vùng ruột già theo quy luật tương sinh (Thổ sinh Kim). Do đó, đối với chống say tàu xe, nhóm số 720 là số chánh. Ngoài ra, số 6 là tượng số của Thận, số 4 là tượng số của Can, nhóm số 640 thêm vào có tác dụng dưỡng huyết, bổ Can Thận âm. Một trong những lý do của hư Hoả, của khí nghịch là âm hư. Ở đây, dùng 640 với mục đích bổ âm để tàng dương. Theo liệu pháp tượng số bát quái, số 0 được thêm vào các nhóm số để gia tăng tính hoạt hoá của hai khí âm hoặc dương. Dấu chấm ở giữa là dấu chỉ ngưng một tíc tắc khi đọc nhằm ngăn cách 2 nhóm số với tác dụng khác nhau. Trên thực tế, người bệnh có thể đọc liên tục bảy hai không sáu bốn không bảy hai không sáu bốn không . . . Say xe chỉ là những triệu chứng rối loạn khí hoá. Do đó, sự phối hợp của 2 nhóm số vừa giáng khí vừa tàng dương có thể nhanh chóng tạo sự ổn định chân khí nơi hạ tiêu để chống say xe.
Tác dụng dưỡng sinh của dãy số 720.640.
Nhóm số 640 có thể dưỡng âm bổ thận. Nhóm số 720 ngoài hiệu ứng giáng khí nghịch còn có tác dụng kích hoạt dương thổ, tăng cường khí hoá ở Tỳ Vị, giải phong hàn ở kinh lạc. Sự phối hợp của 2 nhóm số gồm đủ hai thuộc tính âm dương nên không sợ phản ứng phụ mà còn có những tác dụng dưỡng sinh nhất định. Ngoài ra, dãy số 720.640 còn có thể dùng để chữa một số trường hợp bệnh lý do âm hư gây ra như nhức đầu, mất ngủ, viêm xoang mãn tính hoặc một số trường hợp đau lưng, đau khớp do phong hàn.
Những mẹo chống say tàu xe hiệu quả
Say tàu xe có thể gặp ở cả nam và nữ, cả người lớn và trẻ em. Dưới đây là những các phòng chống say tàu xe dành cho trẻ em và người lớn.
Đối với trẻ em
- Trước khi đi, không nên ăn đồ béo, nhưng cần ăn chút gì đó vì tình trạng say xe sẽ tệ hơn khi bụng đói.
- Nếu con dễ say xe, động viên con nhìn ra bên ngoài xe. Trẻ không nên nhìn vào những vật đang chuyển động, như ô tô khác, mà nên cố gắng tập trung vào thứ gì đó đứng im, như một điểm ở đường chân trời.
Rất nhiều trẻ nhỏ say khi đi tàu xe. |
- Đảm bảo là có gió và không khí trong lành cho bé, và ý tưởng tốt là nên mở cửa ra một chút.
- Không để trẻ đọc khi xe đang đi.
- Một số người thấy rằng giữ yên đầu có thể cải thiện tình trạng dễ say xe.
- Cố gắng để bé không nghĩ tới chuyện say xe bằng cách hướng bé nghĩ tới những thứ khác.
- Nếu bé mệt vì say xe, nên tạo không gian yên tĩnh, không phàn nàn, than vãn về tình trạng của con, dừng xe (nếu đi xe riêng) và để bé đi dạo một chút trong không khí trong lành.
- Thuốc chống say xe có thể giúp trẻ, nhưng cần thận trọng, hỏi ý kiến bác sĩ trước khi định dùng cho con, nhất là trẻ nhỏ hay trẻ sơ sinh.
Đối với người lớn
Trước ngày đi: cần thư giãn, tránh mệt mỏi vì khi thần kinh bị căng thẳng thường dễ gây nôn ói.
Ngày đi: nên ăn nhẹ, không nên uống bia, rượu trước và trong khi đi.
Chọn chỗ ngồi: nếu du ngoạn đường dài bằng thuyền, tàu thì nên ngồi ở giữa là nơi ít chao đảo để giảm bớt khó chịu. Trên xe nên ngồi cạnh cửa thông gió. Hiện nay có một điều bất tiện là đa số xe du lịch thường dùng máy lạnh, đóng kín các cửa. Nếu bạn là người bị say tàu xe, tốt nhất nên yêu cầu hướng dẫn viên du lịch để mở hé phần cửa kính sát chỗ ngồi của mình.
Tư thế ngồi rất quan trọng để tránh say tàu xe. |
Tư thế ngồi: tránh tư thế ngồi cúi đầu (đọc sách, báo…) khi tàu, xe đang di chuyển lắc lư. Cần giữ cho đầu thẳng, ngửa nhẹ ra sau. Nên nhìn cảnh vật trước mắt, không nên nhìn cảnh vật hai bên đường vì khi tàu xe chạy nhanh ngang qua tầm nhìn sẽ dễ gây chóng mặt vì mắt là cơ quan báo hiệu vị trí của cơ thể trong không gian, truyền tín hiệu thần kinh lên não. Thở chậm và sâu. Nên tránh khói thuốc lá. Đắp khăn lạnh lên trán và cổ.
Mẹo giúp tránh say tàu xe.
Mẹo chữa say tàu xe hiệu quả
Cách chống say xe hiệu quả
Uống thuốc chống say tàu xe có hại không?
Biện pháp chống say tàu xe cực hiệu quả
Bí quyết chống say tàu xe rất nhạy, cực đơn giản
Thuốc chống say tàu xe cho phụ nữ cho con bú
Chống say tàu xe bằng gừng bài thuốc dân gian
(ST)