Cách chọn khuyên và chăm sóc khuyên tốt nhất. Để phân biệt khuyên trống mái có rất nhiều cách phân biệt dựa theo kinh nghiệm giúp người mói chơi có thể phân biệt
Chim vành khuyên là giống chim nhỏ tựa như chim Sâu mà người miền Nam hay gọi là chim khoen có lẽ là do vòng khoen màu trắng bao quanh mắt chim...
1. XUẤT XỨ:[/Chim khoen có tên khoa học là Zosteropidae, sống ở nhiều nơi trên TG. Hiện nay ở VN, các nghệ nhân thường nuôi :
- Vành khuyên vàng:
- Vành khuyên Xanh:
-Ngòai ra ở miền Bắc còn có loại chim khuyên nâu từ TQ nhập sang, và gần đây thì có thêm loại chim khuyên Xanh
- Thường thì nguời ta thích nuôi loại vàng vì dễ nuôi, có người lại ưng ý Khuyên Xanh vì ho răng giọng hót hay hơn.
- Khuyên vàng thường sống nhiều ở vùng Rừng Sác đến Cần Giờ, Duyên Hải. Giống này thích sống ở độ thấp, và cũn sinh đẻ vào đầu mùa mưa , khỏang tháng tư âm lịch
Chim khuyên xanh thì trái lại, chỉ thích nghi và làm tổ ở những cây cao, chúng ngay trong TP nơi có những tán cây cao trong Thảo Cầm Viên. Việc bắt chim Khuyên Xanh khó hơn chim Khuyên Vàng nhiều nên khuyên Xanh thường mắc hơn Khuyên Vàng. Mặt khác thì chim khuyên Xanh có giọng hót hay hơn Khuyên Vàng, khiến nhìu người mê, nhưng việc nuôi Khuyên Xanh lại công phu hơn khuyên Vàng nhìu, vì vậy đa số mọi người thích nuôi Khuyên Vàng là vậy.
2/ HÌNH DÁNG:
- Muốn phân biệt đc chim Khuyên Xanh hay Vàng người ta chỉ cần nhìn vào phần lông và ức ở bụng chim. Khuyên vàng thì bụng có sắc lông óng vàng, khuyên xanh thì bụng có sắc lông vàng lục
- Trở ngại lớn nhất của việc nuôi chim khuyên đó là phân biệt trống mái. Theo các nghệ nhân có nhiều năm kinh nghiệm thì họ thường phân bịệt trống mái nhờ vào các đặc điểm sau:
+ chim trống :mình thon, dài đòn, hàm dưới bạnh ra, chân cao, tiếng gắt, âm cao, lại siêng kêu
+ chim mái: chân thấp, thân mình bầu bĩnh, tiêng âm đục , trầm và ít kêu.
Nói là vậy nhưng tie71ng kêu của chim Khuyên chi kêu " chéo, chép", cả con mái và con trống chưa lên lửa đều kêu giống nhau nên người mới nuôi thường hay bị nhầm lẫn.
3. CÁCH THUẦN HÓA CHIM BỔI
Cũng như các loại chim khác, chim bổi bắt về rất nhát, và hay tìm kế trốn thoát. Ta phải trùm áo kín lồng và để chim ở nơi yên tĩnh,ít ngừơi qua lại. Trong lồng ta nên để 1 cón nước, 1 cóng bột đậu phộng trộng trứng, 1 cóng cào cào( một ngày khoảng 20 con là đủ), thêm 1/2 trái chuối xiêm, khoét lỗ ở giữa rùj nhét hột đậu xanh vô d0ể tập cho chim ăn đậu xanh ( vì chim bổi bắt từ rừng về ít con nào biết ăn bột đậu xanh lắm!). Cứ vài ngày ta lại tiếp thêm đồ ăn, nước uống cho chim, đến khi nào chim quen rùj thì ta hé áo lồng và nếu thấy chim đã bik ăn bột đậu xanh thì giảm chuối lại..
- Ngòai ra ta nên tắm cho chim bổi hàng ngày vì chim rất thích tắm và khi tắm thì chim sẽ thích nghi với môi trường nhanh hơn, mau wen người hơn. Mới đầu thì chim chỉ kêu " chíp chíp" nhưng khi đã lên lửa thì chim sẽ cất tiếng líu rất hay
4. THỨC ĂN
- SỐng ở ngòai trời, thức an ưa thích của chim là sâu bọ và trái cây chín ngọt, đạc biệt là chuối. vì vậy ta thường tập cho chim ăn đậu bàng cách nhét đậu vào chuối cho chim ăn. và sau đây là cách chế biến đậu xanh trộn trứng:
+100gr đậu xnah loại tốt ngâm nước 2 giờ, hớt ra, đãi sạch vỏ rùj hấp chín sau đó đem phơi khô. Tiến đến là say nhuyễn, trộn nhuyễn với 6 lòng đỏ trứng gà + một muỗng cafe đường cát trắng. Trộn xong ta đem phơi nắng cho thật khô hoặc rang trên chảo, lửa riu riu, đến khi nào bột tơi ra thì thôi. Thế là chỉ cần bỏ vào hộp kín, lấy cho chim ăn dần.
5.LỒNG CHIM & CÁCH CHĂM SÓC:
- Lồng chim khuyên thừơng là lồng nhỏ và có nan ít, nhỏ hơn lồng chim họa mi hay chích chòe. mỗi lần tắm cho chim ta phải chuyểng sang lồng tắm và vệ sinh sạch sẽ lồng cho chim. Khi đến kì thay lông thì ta nên để ý khi tắm lông chim sẽ rớt hoặc vương vãi khắp lồng. Chim thường thay lông từ vùng mặt ==> vùng đầu===> vùng cổ===>vùng ức bụng==> vùng cánh==> đuôi. Chi thay lông từ từ nên trong tự nhiên chim vẫn có thể bay đi kiếm ăn đc. uy nhiên trong khỏang thời gian này, sức khỏe chim bị suy yếu ta nên treo chim nơi yên tĩnh, đóng kín áo lồng tránh gió độc và cho ăn thêm nhiều cào cào. Đặc biệt là trong thời gian này vẫn tắm bình thừơng và chim sẽ ko hót, sau khi thay lông chim sẽ lên lửa lại. Và thực tế thi con chim nào lông mỏng sẽ hót sung hơn chim lông dày
V
IỆT NAM CÓ 3 LOÀI CHÍNH
Khu vực phía Nam
1) KHUYÊN VÀNG: phần lông ở dưới mỏ, ở ngực và bụng chim có sắc lông vàng óng.
Khu vực phía Bắc
1) KHUYÊN XANH: Loài này lông dưới mỏ màu vàng lục, lông bụng có sắc màu trắng pha vàng nhạt
2) KHUYÊN NÂU : Đây là loài chim sống xứ lạnh, từ Trung Quốc đến tận vùng siberie của Nga. Ở Mông Cổ...Hai đùi chân có màu nâu đục ( hót chuyện to - hình dáng to - nhưng ít được nuôi -> líu không hay )
Có điều đáng nói là chim ở miền bắc đem vào không rõ có phải do không hợp khí hậu hay không mà nuôi chim không được sung, ít líu
Thường thì người miền nam thích nuôi khuyên vàng hơn, vì dễ nuôi, dễ thuần. Có người lại thích khuyên xanh vì cho rằng giọng líu của khuyên xanh hay hơn.
- Chim khuyên vàng sống nhiều ở vùng rừng Sác đến Cần Giờ, Duyên hải. Giống này thích sống ở độ thấp, và sinh sản vào đầu mùa mưa, khoảng tháng 5 dương lịch. Đây là mùa săn bắt, và cũng là lúc nghệ nhân lo sắm lồng để chọn chim nuôi.
- Chim khuyên xanh trái lại chỉ thích nghi ở những cây cao, và làm tổ trên những cây cao. Mùa sinh sản tháng 5 dương lịch Chúng phân bố khắp nơi kể cả ngay tại thành phố, những con đường có những cây cao.
Kể ra bắt được chim khuyên xanh, vất vả còn hơn khuyên vàng! có lẽ cũng do ở điểm ấy mà khuyên xanh có giá cao hơn khuyên vàng.
Mặt khác theo đánh giá chung, chim khuyên xanh có giọng líu vượt trội hơn khuyên vàng. Giọng trong trẻo và dài hơi hơn, nên ai đã từng nuôi thì “ghiền” luôn, không thể chê được. Có điều phải nhìn nhận là khuyên xanh nuôi chậm có lửa hơn khuyên vàng.
Nói chung thì từ trước tới nay, điều đè nặng lên tâm lý người nuôi chim hót là "ngại" nuôi chim khuyên, vì thấy khó khăn trong việc nuôi và chăm sóc. Bởi nuôi một con chim cho đến lúc nghe "líu" không phải là chuyện dễ dàng gì. Mà sở hữu được con chim hay, bóng bộ đẹp thì lại càng muôn vàn khó khăn…
Về hình dáng con chim khuyên, thân mình có nhỉnh hơn con chim sâu, chân cao hơn và đòn dài hơn một chút.
Chim sâu một số vùng phía Bắc còn gọi là chim “tanh tách” ( màu lông sắc xám nhạt - chân trắng hồng...)
<<================Tự động nối 2 bài viết liên tiếp=================>>
Và như trên đã nói, muốn phân biệt khuyên vàng và khuyên xanh, người ta chỉ quan sát vào phần lông ở họng và bụng chim.
Một điều đáng quan ngại nhất trong việc nuôi chim khuyên nữa là khó phân biệt được trống mái. Chỉ có những người nhiều năm kinh nghiệm trong nghề nuồi chim này may ra mới điểm mặt được ngay con nào là trống, con nào là mái mà thôi.
Thế nhưng, chính họ cũng thú nhận là không dám cam đoan đúng hẳn. Thành thử người mới nuôi lần đầu thường bị lầm, do đó mới sinh nản chí.
PHẦN 1 : Cách chọn chim Vành Khuyên hót
Chim Vành Khuyên ( Thuộc bộ Sẽ) được phân bố đều trên thế giới . Tại Việt Nam có 3 họ:
1 -Chim Vành Khuyên Nâu - Sống tại các tỉnh miền nam Trung Quốc(Giáp các tỉnh miền Bắc nước ta) và các tỉnh phía Bắc. Chim có hình giáng to (Trường chim) nhưng giọng hót không hay chính vì vậy rất ít người nuôi.
2 - Chim Vành khuyên Xanh - Sống tại hầu hết các tỉnh bắc Trung bộ , Trung bộ, Nam Trung Bộ. Chim có hình dáng thon nhỏ và có giọng hót rất hay ( Do là bộ Sẽ lên ngoài giọng hót của Khuyên. Chim còn học được các giọng hót của các loài chim khác ví dụ như Chích chòe )
2 - Chim Vành khuyên Vàng - Sống tại các tỉnh miền Nam nước ta. Chim có giọng hót rất hay nhưng tinh thần hót đấu không bằng chim Vành khuyên Xanh.
Để chọn được chim Vành khuyên hót dân chơi chim thường chọn chim theo bộ ( Bộ đầu quả táo, bộ đầu xà, bộ lưng quy đầu xà, bộ đuôi chuột nhưng phải ngắn vì khi líu chim thường líu xòe rất đẹp)
Cách chọn chim trong ***g mộc: Ngoài chợ chim người bán chim thường nhốt hàng trăm con chim mộc vào 1 ***g làm sao có thể chọn được 1 con chim hay thật là rất khó nhưng theo kinh nghiệm của người nuôi lâu năm. người ta thường bắt ra khoảng 10 con chim nhanh nhẹn khỏe mạnh trong ***g có bộ gần giống như kể trên sau đó tách ra những con có mỏ mỏng có giọng quát to( vì hầu hết những con có giọng quát to là chim đực). Nếu còn nghi ngờ thì phải bắt ra tay để thổi tu nếu con nào có tu cuồn cuộn thì là chim đực, chim cái hoàn toàn không hót tu nhỏ. Chú ý những con mái già tu cũng cuồn cuộn đấy .
Còn cách phân biệt chim già và chim bánh tẻ cũng rất cần thiết vì chim bánh tẻ thường thuần dưỡng dễ hơn chim già thường rất lâu công và khó nhưng ngược lại chim già thường có giọng hót hay hơn có vần có điệu và líu rất dài khoảng từ 15 mỏ trở lên tối đa lên đến 40 mỏ.Cách phân biệt ta lên nhìn vào chân chim con nào chân có vẩy sừng cứng và nhiều là chim già.
Ngoài ra yếu tố may mắn đóng góp 10%
1> Mẹo chọn chim bản lĩnh: Khi chọn mộc tốt nhất anh em nên ngồi chọn 1 mình đừng thấy đông người mà chen vào chọn, chẳng chọn được đâu. Khi ngồi 1 mình, tập trung nhìn con chim sẽ chuẩn. Trong khi bắt mộc, để theo dõi con chim đã ưng ý mình anh em thử theo những cách sau nhé:
Lấy bàn tay đập vừa đủ lực vào ***g, khi đó theo dõi xem con nào còn bám cầu. Những con còn bám trên cầu ngoại trừ những con yếu ra thì là những con bản lĩnh.
Xin ít chuối tây, bỏ miếng vào trong bu, hoặc chim đói bạn cho cám vào, bạn sẽ thấy ngay 1 đến 2 con cực gấu, nó sẵn sàng chiến đấu với những con bén bảng đến gần. Những con đấy là những con bản lĩnh đấy.
Mẹo chọn bộ chim mau hay:
Theo tôi 1 bộ chim hay bao gồm:
Mỏ phải mỏng cả trên và dưới nếu được, còn ko thì mỏ duới mỏng cũng ổn rồi.. Mỏ mỏng thì mỏ nhẹ, mỏ nhẹ thì sẽ dễ mở miệng ra hót. Tiếp đến Mỏ phải đóng sâu vào mặt, càng sâu càng tốt. Đóng sâu thì độ mở mỏ con chim càng rộng, tiếng tốt, hơi lấy nhiều hơn, đặc biệt là khi đi thi dễ nhìn mỏ hơn. Nếu nhìn thẳng mặt con chim thì mỏ phải có độ mở, độ rộng hay còn là hàm rộng.
Hầu phải nở. có nghĩa là nếu nhìn nghiêng thì độ vát từ mỏ xuống ít, ko vát nhiều. Hầu nở trước hết là khi nhìn nó líu hoặc chuyện thì sướng, thứ đến là con chim có hơi tốt, hầu thắt thường hay bỏ đòn, khôg đủ hơi.
Mắt chọn con chim mắt treo cao lên trán, có độ lồi, nếu đựoc họa kép thì càng tốt, ko đựoc thì cũng ko quan trọng.
Trán phải rộng, thường thì trán tròn hay bẹt tôi ít quan tâm vì nó đi lièn theo hàm rồi.
Cổ không nên chọn cổ dài (dễ ngoái lộn), cổ vừa, ngắn tý cũng đựoc nhưng to
Ngực con chim phải có bộ ngực đầy đặn, nở nang, sáng mầu
Lưng nhìn nghiêng con chim có độ cong trên lưng chút là tuyệt, chứ đừng vớ những em lưng phẳng, thứ 1 là phong thái về sau sẽ kém thứ đến là chim hèn. Chim lưng gù đuôi cụp là bộ chim quý, những con đấy hay cả trăm con. Dân gian còn có câu LƯNG QUY.
Hậu nở, bản đuôi to dầy. Những con thế lực tốt, sâu, líu ko biết mệt mỏi.
Đấy là một vài điều về chọn chim mộc mình muốn chia sẻ, tuy nhiên có nhiều con chim chẳng thuộc bộ dạng nào nhưng líu thì khỏi nói, hoặc có nhược điẻm này điểm kia nhưng lại mau và chịu đấu. Những trừong hợp đó thì đúng là khó nói thật. Nhưng dù sao ta cũng sẽ tìm đựoc điểm hay về bộ dạng của con chim đó để tích thêm vào kho tàng bộ dáng của mình.
Nhưng theo tôi, có lẽ quan trọng hơn cả là chim bản lĩnh + MỎ, ĐẦU, MẮT.
Còn nhiều nét về chim hay nữa nhưng có lẽ mỏi tay quá, hẹn anh em lần khác.
Chúc anh em chọn đựoc những con chim hay.Bài viết của bạn rất hay,chọn đc chú chim mộc như vậy là căn bản và tương đối rồi .Nhưng muốn chọn con khuyên xuất xắc nhất trong số đó thì phải có sự so sánh,mà điều này trong nghề ko phải ai cũng biết và chia sẻ cả.
Tập hợp một số trái cây dành cho Chim Vành Khuyên.
Ngoài cám dành cho chim , thì trái cây là một phần không thể thiếu trong khẩu phần ăn , nó bổ sung thêm những chất dinh dưỡng cho chim. Mà ngay cả ngoài tự nhiên chim cũng thường đi tìm để ăn. Sau đây là một số loại trái cây mà chim vành khuyên rất thích.
Nếu ai biết những loại khác xin bổ sung thêm. Đây là ý kiến cá nhân, lấy từ thực tế từ những người đã và đang nuôi chim vành khuyên nên không khỏi sai sót. Có thể đúng cho chim của họ, nhưng cũng có thể không đúng cho chim của bạn. Mong mọi người góp ý để hoàn thiện và áp dụng.
Chuối Tây ( chuối sứ) : rất tốt cho chim, đi phân khô, , không bị ỉa chảy. Cam : giúp cho chim giải nhiệt, nóng, đặc biệt để giải độc cám công Trung Quốc.Cà chua : được nhiều người dùng cho chim, giúp chim lên màu đẹp.Dưa leo: giúp chim mát, lông mượt. Ở trong nam rất nhiều người sử dụng cho chim vành khuyên.Cà rốt: được nhiều người dùng cho chim, giúp chim lên màu đẹp. Cho ăn tươi hoặc xay nhỏ, trộn vào cám đều được.Chuối (ko quá chín, vừa xanh vừa vàng là được, giống như hình trên) , dưa leo, cà rốt : cắt lát nhỏ, dày khoảng 1,5cm, gắn vào trong ***g cho chim ăn
Cam, cà chua: cắt khoảng 1/4 trái, dùng tăm gắn vào nang ***g cho chim ăn
Phân biệt khuyên bằng tiếng kêu:
+ Khuyên trống thì có nhiều loại tiếng gọi: gọi đôi, gọi đơn, gọi giật . Khuyên mái thì chỉ có một tiếng gọi đơn. Khuyên trống âm thường đanh hơn và có âm vực cao cuối tiếng, mái thì tiếng kêu tắt dần (chiu...ịu) và thường kéo dài.
- Chim trống kêu tiếng gắt, âm cao lại siêng kêu.
- Chim mái thì kêu tiếng đục, âm trầm và ít kêu.
Thế như đó cũng lại là một điều khó. Vì tiếng kêu của chim khuyên chỉ có "Chep! chép!".... đó là tiếng của khuyên mái, nhưng đồng thời cũng là tiếng kêu của con chim trống khi chưa đủ lửa.
+ Mùa chim đi theo đôi nếu con nào mà cứ kêu creee creee (tiếng rế) giậm chân trên cành rồi bành bành cái cổ, xòe xòe cái cánh là con đực đang ve mái. nhưng loại âm thanh này không chỉ riêng con đực có…
+ Chim hót chuyện là chim trống (100%)
- Phân biệt theo vóc dáng :
+ Chim trống thì mình thon, dài đòn, hàm dưới banh ra và chân cao.
+ Chim mái thì chân thấp, thân hình bầu bĩnh.
- Phân biệt theo phong thái:
Theo họ thì: con đực thường có dáng đứng cao hơn con mái và tư thế chân choãi ra như hình ( /\ ), còn khuyên mái thì thế đứng gần như song song. Chim trốnng hay bay, nhảy và kêu nhiều hơn chim mái.
- Phân biệt bằng cách xem tu: ( Tu là : phần lông vàng ở hậu môn ). Phương pháp này phải phân biệt theo mùa.
Đầu mùa xuân chim ghép đôi và sau khi sinh sản xong tu của chim mái cũng vẫn to gần như chim đực. Nên tỉ lệ chính xác sẽ ko cao cho vì thế chúng ta hay bị nhầm. Vào mùa thu, tu con mái sẽ nhỏ và ngắn thấp hơn so với con đực. Thông thường tu con đực cao nhọn và xuôi về phía đuôi. Kết hợp quan sát hai bên lườn chim, nếu thấy có lông tơ mọc nhiều đa phần là đực.
- Phân biệt theo màu lông:
Chim trống thì có mầu lông khác hơn chim mái ở những điểm sau: Lông trên lưng tươi và sáng hơn, lông cổ và phía dưới vàng tươi (chim mái vàng nhạt). Hoạ dày và trắng hơn chim mái. Lông bụng màu trắng sáng còn chim mái thì mầu trắng hơi xỉn. Lông sườn con đực đậm và vạch vàng dưới bụng (có khi suất hiện ở cả con mái) nhưng ở con trống thì to hơn và đậm hơn.
- Khuyên con nào nhìn sáng, lông mượt, bó sát người và lông đuôi có bản to, cuối đuôi tẽ ra 2 bên, lõm vào ở giữa thì tỉ lệ để có khuyên trống là rất cao.
Cũng như các loại chim rừng khác, chim khuyên ở rừng mới bắt về rất nhát, chúng cũng bay nhảy để tìm kế thoát thân.
++ Với chim già, không cách thuần nào nhanh hơn bằng cách đặt xuống đất, trùm 1/2 áo lồng và để ở chỗ đông người qua lại, ít người tò mò và không mèo không chó. Trong thời gian khoảng 15 ngày đầu tiên, hạn chế tối đa tiếp xúc với chim, đừng nghĩ va chạm nhiều với chim già mà nó đã dạn dĩ hơn, nuôi chim già đòi hỏi 1 quá trình công phu và vất vả, người nuôi chim già phải kiên nhẫn và biết chờ đợi, sau khi chim đã quen với chế độ mới, bạn nâng dần độ cao đặt lồng và vẫn hạn chế tiếp xúc với chim . Sau một thời gian khoảng tầm 1 tháng, nâng độ cao lên tầm 1m30, và liên tục để ở vị trí này. Khi chim đã bắt đầu quen với chế độ nuôi nhốt, nếu áp dụng cách này có 2 cái lợi rất lớn, chim không bị sốc mạnh do khủng hoảng về tâm lý và lông lá vẫn ngon lành chứ ít khi bị tan nát .
++ Với chim bánh tẻ, loại này dễ nhằn hơn, bạn nên cho vào lồng tập thể từ 2-3 con và cùng một lồng, với 1 con đã thuần hóa, biết ăn cám thành thục. Lồng chim thuần hóa cần chọn loại lồng rộng, là loại lồng kỹ. Tránh tình trạng thuần hóa chim xong thì lông lá cũng xác xơ...
Nên áp dụng nhốt chung vào sáng sớm khi chim bổi còn đói. Chú chim đã thuần của ta sẽ chỉ cho lũ chim bổi cái thứ trong cóng có thể ăn được. Nhanh đạt được kết quả mà không hại chim. Thời gian đầu cứ khoảng 2-3 giờ ta lại cho một miếng hoa quả ( chuối , dưa hấu...) to nhỏ thuỳ theo số chim mình thuần.(trung bình 1 con 1 miếng to bằng đầu ngón tay cái).Chim bổi sẽ thích nghi dần dần với việc ăn cám. Khoảng 30 phút ta lại bỏ hoa quả ra 5 đến 10 phút, rồi lại cho vào…dần dần tăng thời gian lên. Nhằm cho chim bổi làm quen dần với cám. Chú ý để lồng chim nơi thoáng mát ít người qua lại. Vì khi đó chim bổi rất nhát. Nếu để nơi không yên tĩnh chúng không có thời gian học ăn. Nhanh thì chỉ trong một đến hai ngày lâu nhất khoảng một tuần là lũ chim bổi có thể ăn cám, khi đó ta có thể tách và nhốt riêng.
*Lưu ý
- Khoảng một tuần đầu chim bổi còn ăn rất vụng về ( hay rơi cám ) nên ta có thể nghiền nhỏ cám để cho chim dễ ăn hơn. Nhưng khi nghiền cám nhỏ sẽ ảnh hưởng rất lớn tới nước uống. Bởi khi chim ăn rồi uống nước, sẽ dẫn tới tinh trạng cám vương vãi vào cóng nước. (Kể cá khi bạn sử dung cóng mút lỗ nhỏ, sẽ làm thối hỏng nước uống nếu để quá lâu). Bạn nên thường xuyên thay nước ít nhất là 1 ngày 1 lần, hoặc cho 1 lượng vừa đủ trong một ngày.
- Chim bổi vẫn thích tắm, ta vẫn nên cho chim tắm. Đôi khi nhờ vào sự tắm táp đó sẽ giúp cho chim thích nghi với môi trường sống mới, chim mau dạn, lông lá sạch sẽ và mau biết ăn thức ăn mới hơn.
- Chim bổi không hót cũng không líu, chúng chỉ thường kêu những tiếng " chip! chíp!", nên hiểu là chúng sợ hãi và bất ổn tinh thần.
Nuôi một vài tháng, có khi đến ba bốn tháng ta mới bắt đầu nghe chim “ hót chuyện “ Nghĩa là hót rỉ rả với nhiều âm điệu líu lo, đó là thời kỳ chim đã ổn định rồi.
<<================Tự động nối 2 bài viết liên tiếp=================>>
BỘ MÌNH THON – ĐẦU RẮN
Thân hình nhỏ dài cao, thường những con nhỏ thì vai của nó hẹp hơn chú ý điểm này là sẽ thấy. Đầu mặt nhỏ nhọn nhìn con chim sẽ dữ tướng hơn, họa mắt có 2 loại họa đơn và họa kép, họa kép. Mỏ con chim nhỏ trông như gai bưởi là đẹp, mắt con chim đóng sát đỉnh đầu trông sẽ dữ tướng hơn.
BỘ NGŨ ĐOẢN
Bộ này còn hiếm hơn bộ nhỏ dài - tướng chim : mỏ ngắn, vóc dáng ngắn, chân ngắn, cổ ngắn, đuôi ngắn…
Những con này cũng được liệt vào bộ dạng cổ quái sẽ có những điểm hay riêng của nó .
BỘ TO DÀI
Những con khuyên to dài cũng được coi là ít gặp, vóc dáng to như con khuyên nâu. Có những con to gần bằng con thạch yến. Dòng này đa phần là tiếng líu ngắn, líu không đảo giọng - tuy nhiên, cũng có thể có những kiệt suất.!
BỘ VAI TO - ĐẦU TRÒN
Những con chim này thường thì nhìn không được đẹp. Nhìn sẽ ko dữ chim, vóc dáng con chim xấu, người chơi hay gọi là mình “ củ đậu “ . Theo kinh nghiệm thì những con chim này nuôi khá mau líu, dễ chơi. Tất nhiên là cũng có con hay con dở.
*Lông đuôi của con chim đủ 12 cái là chuẩn. Có những con 11 cái thì vẫn được, có những con chỉ có 9 cái, sau này chim căng đuôi tóp lại sẽ mất cân đối.
Hàm con chim rộng cổ con chim dài hơn gọi là cổ thừa theo kinh nghiệm thì những con chim này sẽ máu. Đầu con chim nhìn ngang (chú ý vào đỉnh đầu và mỏ) trông như một đường thẳng thì đầu và mặt của con chim sẽ rất đẹp. Nhưng nếu một con chim tiếng hay dễ nuôi mà vóc dáng có xấu một tí thì vẫn chấp nhận được. Những con chim có vóc dáng đẹp thường thì nuôi rất “õng ẹo” mà chưa chắc tiếng đã hay hơn những con xấu, Để tìm được một con chim đẹp mà tiếng lại hay nữa thì quả thực là rất khó và mất nhiều thời gian. Có khi còn cần tới cả cái duyên của người chơi chim nữa .
Khuyên hót chuyện là lúc họng chúng phồng lên xẹp xuống và phát ra những âm thanh ríu rít ko được to. Nếu ở nơi có tiếng ồn, có lẽ phải lắng tai mới thấy được. Còn khuyên líu là khi mỏ chúng mở rộng phát ra âm thanh to theo hồi, thường đứng tại chỗ,đầu cổ vươn cao, đuôi cặp xuống âm thanh phát ra từng hồi, nhưng rất dứt khoát mạch lạc.
Để dánh giá được âm thanh tất nhiên là ko dễ nhưng tiêu chuẩn của một giọng hót có thể chia ra là âm thanh và giai điệu. Hồi líu dài hay ngắn có đảo giọng hay không? Có những con 1 hồi ( 1 mỏ ) líu từ 5-6 “tiếng” (tiếng ở đây nghĩa là một âm thanh phát ra) sẽ khác với những con líu hồi 10-15 tiếng. Có những con chỉ líu một hồi không hề đảo. Hồi líu và giọng líu như vậy giai điệu nghe sẽ có đôi chút đơn điệu và gây nhàm chán. Với chim thi đấu thì lại là chuyện khác. Nghệ nhân thường thích những chú siêng líu (mau mỏ) và chịu đấu. Mỗi mỏ chỉ cần đạt điểm - tức là 1 lần mở mỏ được 5 -7 tiếng. Như vậy chú chim sẽ không hao tổn sức lực.
Về phong cách líu của một con khuyên hay thì được chia làm một số loại cơ bản sau.
- Líu nhiều ( treo lên là líu liên tục, nghỉ 10-15 giây lại líu ngay )
- Líu dài ( có những con líu 15 tới trên 20 tiếng 1 mỏ )
- Líu đanh ( tiếng líu to, rõ, vang, giật và gắt )
- Âm sắc giai điệu phong phú ( thường xuyên đảo giọng, kết hợp những âm thanh khác nhau, âm vực cũng khác nhau....như giọng choè, giọng sâu, giọng mi…)
- Và nếu một con khuyên mà hộ tụ được nhiều yếu tố trên, thì phẩm chất của nó càng đáng quý !
Sống ở ngoài trời, chim khuyên ăn sâu bọ và trái cây chín ngọt, chuối là món ăn khoái khẩu nhất của chúng. Nhưng khi bắt nhốt vào lồng, ta phải tập cho chim ăn thức ăn mới, vừa bổ dưỡng cho chim, vừa tiện lợi cho mình.
Nghệ nhân thường tập cho khuyên ăn những thức ăn sau đây:
- Cào cào non. Châu chấu cơm
- Bột đậu xanh trộn trứng.
- Thỉnh thoảng cho ăn thêm hoa quả.
Cào cào non là món ăn ko thể thiếu hàng ngày, khoảng trêm dưới 5 con là đủ,hoặc nếu cho ăn rế thì khoảng 1-2 con trên một ngày.Tuỳ từng thời điểm mà ta cho số lượng khác nhau. Cào cào và rế được nhốt vào một chiếc lồng nhỏ đặc biệt (có bạn tại các cửa hàng bán lồng chim). Chiếc lồng nhỏ này được gắn vào phía trong lồng.
Về bột đậu xanh trộn trứng thì chế biến như sau:
C 1. Lấy 100g đậu xanh loại tốt ngâm nước trong 2 giờ, vớt ra đãi vỏ sạch rồi hấp chín, sau đó đem phơi khô. Đậu khô thì đem xay nhuyễn, trộn vào bột 6 lòng đỏ trứng gà (hoặc vịt ) và một thìa “café” đường trắng. Trộn xong ta đem phơi nắng thật khô, có thể bắc chảo lên sấy trên lửa liu riu, đảo đều tay, cho đến lúc bột tơi, và ráo nước.
Dùng dụng cụ xay thành dạng viên nhỏ, bằng đầu tăm có thể to hơn 1 chút .Cho vào hộp đậy kín để cho chim ăn dần.
C2. Trộn theo tỷ lệ 1/6 ( tức là 1lạng đỗ xanh thì cho 6 lòng đỏ trứng gà luộc).trứng gà luộc lên chỉ lấy lòng đỏ.Đỗ xanh bỏ vỏ, đồ lên như xôi xéo bóp nhuyễn với lòng đỏ trứng gà và 1 chén mật ong. Nếu vào đợt thay lông cần tẩm bổ thêm thì mua thêm 2 lạng nhộng về sao khô cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn trộn cùng cám.Trộn cùng và bóp tơi cám. Dây bột và ép cho thành những viên nhỏ cho vào chảo bắc lên bếp nhỏ lửa đảo đều tay sao cho vàng ươm chín tới, có mùi thơm là được. Hoặc làm theo cách là cho vào nồi cơm điện.
Cho ra tờ báo để cho nguội bớt và đổ cám vào hộp kín bảo quản
Mà có 1 cách khác ko sợ sao cám bị cháy là đảo trên 1 cái chảo gang trong có sỉ than đã giã nhỏ rồi cho cám lên sao trên tờ giấy bản. Có 2 ưu điểm là:
- là cám khó bị cháy.
- giấy bản còn có nhiệm vụ hút nhưng chất dầu.
C3. Đậu xanh 1 lạng đồ chín. Trứng gà sống lấy lòng đỏ, tỷ lệ từ 2 đến 15 lòng.
Cho lòng đỏ vào trộn đều với đỗ xanh cộng 1-2 thìa “café” đường và sấy khô. Cách sấy khô tiện nhất là để một nồi nhỏ đựng nước phía dưới đun cho hơi nước bốc lên và phía trên để nồi to hơn hoặc mâm đựng cám. Như thế rất khó bị cháy. Khi nào khô thì cho vào máy sinh tố xay nhỏ. Đem đảo lại và cho thêm khoảng một thìa “café” mật ong (tỷ lệ này mỗi người không giống nhau, miễn là ổn định). Đảo cho mật ong trộn đều với cám và khô là xong. *Chú ý đứng cho mật ong sớm (khi cám đang nóng) vì dễ cháy và mất chất.
Nếu khi khuyên thay lông thì không nên cho ăn sâu khô, còn muốn kích cho căng thì cho thêm sâu khô nhưng khi chim phải ráo lông mới tốt.
Một điều hết sức lưu ý: Đó là việc cám cho khuyên chỉ cho đúng một loại trong suốt thời gian nuôi chim, chỉ thay đổi chế độ dinh dưỡng trong từng thời kỳ của chim. Tránh việc đổi cám sẽ làm chim bị suy dẫn đến thay lông bất thường, bỏ líu, nặng hơn chim có thể bỏ ăn và chết.
Hiện nay trên thị trường có bán rất nhiều loại cám,dành cho chim khuyên. Một trong những loại mà nghệ nhân hay dùng thì có thể nói tới cám Thuý Tuấn, Tuấn cóng...
Khi 1 chú chim đến ngưỡng của nó, thì nó chẳng sợ con nào cả. Cái khó là làm thế nào để chú chim căng kịch mà không dùng cám tàu (loại cám kích - chim mau líu nhưng cũng mau xuống). Đồng thời điều chỉnh chế độ nuôi của từng giai đoạn trong năm, để duy trì được chú chim 1 cách lâu dài.
Người ta nuôi chim khuyên trong những chiếc lồng xinh xắn, nan lồng nhỏ nên nhìn con chim bên trong rất rõ ràng.
Bình thường thì việc chăm sóc cho chim khuyên sống thì không có gì đáng quan tâm. Nhưng chơi để cho đáng ra chơi, thì là một vấn đề lớn. (Ở đây tôi sẽ chỉ bàn tới thú chơi thuần tuý). Bởi chơi chim không chỉ của riêng ai, không dành riêng cho một tầng lớp, mộtđịa vị nào cả. Chỉ cần bạn có đam mê, có nhiệt huyết. Như vậy thôi là đủ bạn ạ!Đó mới là điều đáng quý, đáng trân trọng !
Quay trở lại về vấn đề đang bàn…
Trước hết là chế độ nuôi chim xuống lông và mọc lông:
Chim thường thay lông từ vùng mặt, vùng đầu, kế tới vùng cổ, vùng ức bụng rồi mới đến phần cánh và sau cùng là phần đuôi. Lông cũng không rơi rớt từng chùm, mà là từ từ, cái nào rơi trước thì ra lông mới trước. Nhờ vào cách thay lông đó, nên trong thiên nhiên, chim vẫn bay đi kiếm ăn được. Thời kì này, chim yếu và thường ăn ít hơn, vì thế cái chính là làm thế nào để chim ăn nhiều và khoẻ, cùng với các biện pháp đề phòng gió máy.
+ Để chim ăn nhiều thì trước hết phải tăng cường hoa quả (loại chim rất thích ăn) và đạm tươi (châu chấu, cào cào và sâu).
+ Để đề phòng gió thì nên để những nơi có độ ẩm cao một chút. Yên tĩnh và trùm khăn lồng lại, hạn chế việc tiếp xúc với chim.Lúc này nhu cầu chất dinh dưỡng tăng cao đáng kể, vì vậy chúng ta cần bổ xung mạnh mẽ, cám có thể tăng thêm trứng (đối với cám đậu xanh) và những thực phẩm có tính mát. Hoa quả có màu sắc sặc sỡ và có thể thêm 1 chút cà rốt nhằm mục đích cho chim lên màu đẹp hơn. Vào thời điểm này chúng ta bắt đầu cho chim tắm nắng và tăng số lần cho chim tắm nước trong 1 tuần lên. Cũng như các loại chim khác, mỗi lần cho chim tắm (phải sang lồng tắm) Khi đó, làm vệ sinh lồng cho sạch sẽ. Tắm xong ta cho chim sang lồng rồi tìm chỗ mát mà treo.
Khi chim bắt đầu lên lông trở lại, cũng có nghĩa là chúng bắt đầu có lửa . Tuy nhiên giai đoạn này chúng ta không nên cho chim ở cạnh những chú khác căng quá,vì điều này rất có thể sẽ ảnh hưởng đến tương lai của nó.
Chế độ nuôi chim khi bắt đầu vào lửa :
Trong suốt thời gian chim thay lông, chim sẽ không hót vì..."mất lửa". Khoảng 1 tháng sau khi mọc lông, đây là quãng thời gian chim bắt đầu vào lửa, thời kì này có thể nói là nuôi dễ nhất vì chim đang đạt trạng thái cân bằng, tuy nhiên mục đích của chúng ta là làm thế nào để kích chim có lửa. Chính vì thế chúng ta nên tăng cường một số thành phần có tính nóng trong cám như : bột tép , đường , bột sâu khô…(riêng với bột sâu khô : cho ít ,vì bột sâu khô tính nóng). Khi những chú chim sổ ra những tràng ban đầu thì có thể nói mục tiêu của chúng ta đã hoàn thành một nửa .
Chế độ nuôi chim khi căng lửa :
Đây mới là thời gian nuôi khó nhất .Chúng ta sẽ có 2 mục cần quan tâm ở thời kì này đó là dinh dưỡng và chế độ đi dượt. Rất khó để nói chính xác bởi mỗi con chim có cái ngưỡng và thể trạng riêng của nó, không con nào như con nào. Dưới đây chỉ là những gì mang tinh chất tham khảo. Điều này cũng là cái khó,nhưng đồng thời chính lại là cái cuốn hút đối với người chơi chim.
+ Về dinh dưỡng : chim căng lửa cần tiêu thụ một lượng năng lượng rất lớn cho việc hót, nếu để ý các bạn có thể thấy khi chim căng lửa chúng thường ăn ít hơn, vì thế các thành phần của cám phải thật hợp lí với nhu cầu của từng con. Một điều cần chú ý không nên để chim nóng quá,(quá lửa) thường có dấu hiệu dựt lông, máy cánh và bay nhảy rất nhiều, và ít líu. Hoa quả là thứ không thể thiếu khi nuôi khuyên. Không chỉ mùa căng mà mùa nào bạn cũng cần phải cho ăn. Vì tác dụng của hoa quả là làm cho lông đẹp và rất có lợi cho tiêu hóa của khuyên. Chuối, táo, mã thầy, dưa hấu..vv…
Không nên cho chim ăn quá nhiều cam, phân thường rất nát. Có thể sẽ làm ảnh hưởng tới hệ tiêu hoá của chim và rất mất công vệ sinh lồng ....
Theo cách dùng hoa quả tốt nhất là nên cho ăn cách ngày và ăn 1 lượng cố định (đừng cho nhiều quá hoặc ít quá ) VD : như chuối bạn có thể cho 1 miếng khoảng = 1 đốt ngón tay, nên thay đổi các loại quả khác nhau, nhất là những loại quả tự nhiên hoang dại
Không nên cho chim uống nước hoa quả thay cho nước thường. Chế độ nuôi khuyên có tốt hay không. Tốt nhất nên nhìn vào phân chim. Nếu bạn nuôi tốt, phân chim thường khô và có hình dạng viên, thành viên và nhỏ chứ không bị nát.
+Về chế độ đi dượt : Trong thời gian vài tuần đầu không nên cho chim đi dượt quá nhiều. 2-3 lần 1 tuần là vừa đủ…Khi đi dượt, nên để ngoài xa trước cho chim quen không khí. Thời gian sau nên cho lại gần hơn.
Các nghệ nhân thường treo chim mình gần các lồng chim lạ, trước hết là để chim sung hơn, thích "líu" hơn, bắt chước giọng chim khác mà líu hay hơn và dày dạn kinh nghiệm hơn, trước khi vào những trận chiến thật sự. Điều cần là nên cáp hai con có cùng độ sung như nhau, nếu chim yếu lửa mà treo gần chim mạnh lửa thì chim yếu sẽ sợ sệt và không dám líu và có khi là "tịt" luôn. Vì như chúng ta đã biết, giọng hót của chim, dù là loại chim gì, cũng được coi là sự biểu dương sức mạnh, để giữ gìn lãnh địa của mình, và để rủ rê chim mái. Nuôi chim khuyên người ta quý nhất ở tiếng "líu". Líu được coi là cách hót bài bản, có đủ âm điệu trầm bổng liên tục. Khi con chim khi đã thuần thục, và đủ lửa,đây là thời gian người nuôi chim ưng ý với con chim của mình nhất. Khi con chim cất lên tiếng líu, nó đứng yên một chỗ như tập trung hết trí lực và tâm hồn của mình ngân lên ngàn khúc ca của núi rừng: có gió, có nắng,có tiếng suối róc rách, thì thầm... Trong cái khoảnh khắc đó, con chim như không còn nhỏ bé, tầm thường nữa. Mà xứng là một nhạc sỹ tài hoa đang nắn nót cung đàn muôn điệu của mình.
Những dấu hiệu nhận biết chim sắp thay lông :
Ngoài tự nhiên mùa chim thay lông bắt đầu vào khoảng tháng 8 và kết thúc vào tháng 11 dương lịch (có dao động chút ít). Nhưng với chim nuôi trong lồng thì lại là chuyện khác. Có những con thay lông rất sớm hoặc rất muộn. Cá biệt có con chẳng phải mùa thay lông, chúng vẫn cứ thay.(bởi sức khoẻ của chúng phụ thuộc vào người nuôi rất nhiều).
Cho nên ta cần biết một số phương pháp sau, để nhận ra dấu hiệu khi chúng sắp thay lông.
+Phân lỏng : ứng với chim thuộc. Khi chim đang căng mà thấy dấu hiệu chim đi phân lỏng có nghĩa là lửa trong người nó đã hết và sắp sửa bắt đầu thay lông, nhưng dấu hiệu này chưa phải là dấu hiệu đặc trưng
+Lông xuống màu : khi bạn nuôi quen 1 chú chim, đảm bảo bạn sẽ nhận thấy dấu hiệu này ngay. Với những chú lông vàng óng ả thì bạn sẽ lập tức nhận thấy màu lông của nó xỉn đi trông thấy
+Vỡ vành mắt : Đây là dấu hiệu rõ nhất của chim thay lông, lúc chim căng bạn để ý thấy họa của nó rất dày và "bống" lên (tức là gồ cao hơn so với đầu ). Khi chim thay lông, vành mắt trở lên lem nhem và mỏng đi rất nhiều
+Có hiện tượng lông vương vãi ở đáy lồng, hoặc khi tắm thì lông rớt vào khay nước.
+Và chú chim ít líu đi trông thấy, thậm chỉ có chú kể cả kêu cũng ít đi.
Thay lông điểm: Thường những chú thay lông điểm là những chú đang trong giai đoạn có lửa. Hiện tượng thay lông điểm xảy ra vì những chú chim trong đợt thay lông trước, có những sợi chưa thay hết. Có đến 99% những chú thay lông điểm không có gì đáng ngại. Tuy nhiên bạn cần phải phân biệt giữa thay lông điểm và chim yếu quá, mọc lông rồi lại rụng. Cách chữa trị hiệu quả là thả vào lồng tập thể cho nó sống với đồng loại,
khoảng 3 hoặc 4 tháng sau tách ra thường thì chú chim sẽ đẹp lại.
Thay lông bất thường :
Đây là hiện tượng rối loại trong cơ thể, thay lông bất thường thường là do 1 số lý do sau :
Chim bị hoảng quá.
Chim bị ốm , trúng gió.
Chim bị các biện pháp công kích, đổi cám, đổi chế độ chăm sóc quá đột ngột.
Chế độ làm cám không hợp lí.
Chúng ta cần phải xác định các nguyên nhân 1 cách cụ thể thì mới có thể đưa ra các phương án thích hợp. Khi giải quyết được các lí do này, 1 thời gian nó sẽ trở lại bình thường và nếu bạn nuôi ổn định thì kỳ thay lông sau nó sẽ thay đúng vụ.
Cách để chim rũ hết lông:
Tham khảo:
+cho chim ăn thêm nhiều hoa quả mát, sẽ thay lông nhanh.
+Cho ăn hoa quả, bỏ hẳn cám, trùm khăn lồng ướt đặt vào chỗ tối.
Nhưng cái gì cũng nên có mức độ của nó! Đối với 1 chú chim khỏe, thường rụng lông chậm hơn và lên lông nhanh hơn so với những chú chim yếu. Việc duy trì 1 chế độ phù hợp có lẽ là cách chim để chim thay lông nhanh nhất. Nếu chế độ ổn định khoảng 2 - 2,5 tháng là chú chim sẽ xong xuôi 1 bộ lông, và đấy là cách các bạn lên làm.
Hỏi – Đáp
Cho mình lời khuyên về mấy chú đang thay lông nhà mình. 1 chú lông cánh, lông đuôi rụng hết sạch rồi mà chả thấy mọc lại mấy gì cả.. mọc lên rất chậm. Ỉa chảy toé loe. Còn 1 chú thỉnh thoảng rớt vài cái lông cánh, cũng ỉa toàn là nước không à.
*Lông đuôi chim của bạn chỉ rụng chứ không mọc có thể do 1 số lý do sau
-Mất mầm lông : do tổn thương vùng chân lông kiến cho lỗ chân lông bị biến dạng ....
-Gãy lông : chân lông bị gãy sát gốc
-Hóc lông :
Sức khỏe kém :
Lời khuyên cho bạn chân tình như sau :
Nếu chú chim của bạn hay, hoặc bạn có tình cảm với nó đến mức không thể bỏ được thì bạn phải chấp nhận nuôi rất mất thời gian. Quan trọng nhất là phải cải thiện sức khỏe, chim bị đi ngoài thì sức khỏe rất kém, bản thân chú chim còn không đảm bảo thể lực thì sao có thể thay lông được khi chú chim khỏe dần dần, bạn chờ đến lúc chim thay lông vụ sau là được .....
nếu có thời gian bạn có thể thực hiện lịch nuôi (1 ngày) như sau và phải nuôi thật ổn định :
-Vệ sinh lồng thường xuyên.
-Cho chim tắm.
-Phơi nắng ban mai tầm 1h/ ngày (với thời tiết mùa hè . mùa đông thì nên phơi lâu hơn và tránh gió).
-Bổ xung thực phẩm tươi (hoa quả,sâu bọ).
-Cho chim ngủ đúng giờ và dậy đúng giờ.
Chú chim của tôi đã thay lông song, vẫn nuôi bắng cám trứng Một tháng nay, tôi thấy hoạ bắt đầu kém đi, nhẩy rất nhiều, trừ khi nó líu thì đứng,
*Chú chim này có thể trong giai đoạn đang căng lên, nếu họa mắt chim rụng thì có thể là vấn đề bạn điều chú chim quá căng hoặc quá trùng, hoặc chim dụi mắt vào cầu nhiều do thiếu tắm hoặc tắm cóng, không ngoài khả năng chim của bạn đã bị thay điểm do thời tiết không thuận lợi, hoặc chú chim chưa thay xong hẳn lông vẫn còn tiếp tục rụng lớp lông cũ.
Phải tìm nguyên nhân dẫn tới việc rụng hoạ,thì mới khắc phục được bạn ạ!
Bạn có thể cho chia sẻ cách điều chim cho mọi người cũng biết được ko, tức là muốn cho con chim căng lúc nào thì căng, hoặc muốn xuống lúc nào thì xuống. Bạn có thể giải thích rõ hơn được ko tôi hy vong những kinh nghiệm của bạn có thể giúp ích cho những người mới chơi như chúng tôi.
*Thật ra điều chim là một nghệ thuật mà tất cả mọi người đều có thể là nghệ nhân, bởi vì mỗi người có một cách điều khác nhau, trong đó lấy cơ sở như thế này :
Muốn chim căng lên : chúng ta có thể cho ăn sâu, ăn cám kích, cám líu…tức là làm cho cơ thể của con chim nóng lên.(mỗi con có cái ngưỡng riêng).
Muốn chim trùng xuống : ta có thể cho tắm, cho ăn hoa quả mát, hoặc cho đạp mái ( vụ này mình nhìn tất mắt rồi, hiệu quả lắm, người nuôi cũng là một quái kiệt ) nhưng hậu quả cho chim đạp mái là nó xịt hẳn luôn.
Anh em cho tôi hỏi chút vì có trường hợp này tôi chưa lý giải cặn cẽ được.
Anh bạn tôi nuôi 1 chú khuyên đã hơn 2 vụ rồi. Lông rất ốp, đầu mặt đẹp và đang rất căng (nhìn phân khô cong và cái họng đen xì, cặp mắt bống và lồi rõ rệt) nhưng líu thì ....chán lắm - mặc dù chơi toàn cám Tầu 1 mặt.
Tuần trước tôi lấy nó về, tôi chuyển ngay sang cám đậu với chủ quan chấp nhận thay lông…Vậy mà không hiểu sao chỉ hơn tuần nó thay đổi rõ nét. Phân vẫn rất tốt, líu thì đặt đâu líu đó, chưa mở áo lồng vẫn líu,...với những con tôi đang chơi có thể cho là líu ác nhất. Chỉ duy nhất nó nhảy như một con điên...Vừa nhảy vùa líu với bất cứ tư thế gì...Và tự nhiên lộn cầu ngoái ngửa (tự dưng mắc phải)....Vì anh bạn nói chưa thấy như vậy trong thời gian nuôi.
*Chim của bạn mới qua giai đoạn hoàn thiện lông, bây giờ nó đang trong giai đoạn căng mái (hay còn gọi là căng nhảy), qua giai đoạn này mới là giai đoạn chim căng đỉnh.
*Con thứ 1 có mắt màu xánh, đại quý tướng, bạn kiếm đâu ra con chim tuyệt thế, nhìn con chim như thế là biết chủ nhân nuôi chim thế nào rồi. Nói chung là mình thấy các tiêu chuẩn thi đấu đều hội tụ ở con thứ nhất nhiều hơn ...
Con thứ 2 dài đẹp nhưng trông không bắt mắt bằng con thứ nhất. Mặc dù dài đẹp nhưng trông không chắc chắn, chim thi đấu không nên là chim quá dài mà thân hình phải cân đối ...
*Em số 1 được một điểm duy nhất là mỏng mỏ. Quá nhiều điểm không được - non rừng - mắt đóng thấp - cổ thắt - cánh ngắn - hậu lép. Nói chung là thi đấu không tốt
*Theo kinh nghiệm của em áp dụng từ chọn chim họa mi sang có được không các bác?
- Nhất mắt. nhì lông
Mắt: Chim già rừng khuôn mắt to đóng rồn về đằng trước, giữa lòng đen và lòng trắng phân biệt rõ.
lòng đen to mặt bống, mắt đỏ.
Lông : bản lông to ngắn sợi lông thô, mỏng lông (lông thưa)
*Giữa con chim hoạ mi chiến và vành khuyên hót đấu cũng có những điểm tương đồng, tuy nhiên cũng tuỳ thuộc vào bộ của từng con chim để có cách lựa chọn hợp lý. Chim vành khuyên có rất nhiều loại bộ khác nhau nhưng quan điểm của tôi thích nhất 2 bộ :
+ Bộ chim đầu quả táo hay còn gọi là đầu gồ. Loại này dữ chim, đấu rất lâu, tiếng nghe chắc nịch chói tai, tuy nhiên lại hơi nhảy trong quá trình líu đấu. Chỉ xét trên phương diện nhìn bằng mắt thôi nhé vì cũng có nhiều chim vành khuyên dị tướng (tướng chim mái) nhưng mà hay kinh khủng.
- Mắt chim : to, lòng đen bé nhỏ, còn lại là màu đỏ ngầu, hai bên mắt đóng cao lên trán chim, đóng càng cao càng tốt.
- Cổ, ngực chim to, ngực vươn ra phía trước
- Cánh trai dài, nếu dài hơn phần phao câu chim thì càng tuyệt
- Đuôi chim theo tôi không nhất thiết cứ phải bản đuôi to dầy mới líu lâu bền, miễn là đi theo bộ chim này thì đuôi không được phép quá ngắn.
Ý kiến bổ xung của tôi nhé! Tổng quát con chim thuộc loại đầu quả táo, tiếng thường tốt, mau mỏ…Thân chim thường nhỏ, chân cao, đuôi có thể to nhưng thẳng hàng với lưng.Mỏ nhỏ mỏng và lông mỏng nên dễ chơi. Tuy nhiên vì bộ chân cao nên chim hay nhẩy. đấu tốt nhưng không bệt cầu, giọng to, gắt nhưng âm vực không rộng. Phản ứng rất nhanh với âm thanh của đồng loại. Ngồi gần thì thấy chói tai nhưng treo cao và treo xa thì dễ nghe, loại này nhiều con đấu tốt nhưng thường thì phung phí sức lực vào việc nhẩy nhiều nên thời gian đấu không kéo dài. Tuy phong thái nhanh nhẹn nhưng không tập trung vào chuyện líu đấu. Thay lông rất nhanh và hồi phục trạng thái líu nhanh sau khi thay lông, mắt thường là to và cấu tạo mắt hơi lồi nên nhìn lộ mắt vì là thuộc loại lông mỏng đầu quả táo nhỏ nên mắt chính là điểm nhấn trên toàn bộ đầu con chim, bề mặt sương sọ nhỏ và nhô cao nên cấu tạo họng cũng nhỏ nên giọng gắt và âm lượng không sâu và rộng. Riêng bộ chim này tôi đã nuôi thử nghiệm 2 con trong 8 năm và có ghi chép lại toàn bộ thông tin về bộ chim này trong suốt quá trình nuôi và tổng kết là loại dễ chơi nhưng là chơi ở mức trung bình thôi không thể là chim đấu đỉnh cao được...
+ Bộ chim đầu xà hay còn gọi là đầu rắn. Thường thường thì bộ chim này rất dễ chơi, thay lông gần xong là có thể nghe líu được rồi. Lúng căng đỉnh thì líu bệt cầu. Tuy nhiên tiếng líu của bộ chim này không to, vừa đủ nghe và cũng ít đảo giọng trong quá trình líu
- Mắt chim : Theo tôi bộ chim này mắt hoạ đơn thì hay hơn, tuy nhiên nhất thiết mắt phải đỏ ngầu và phải đóng cao.
- Cổ, ngực chim cũng giống như bộ chim ở trên phải to và vươn về phía trước
- Cánh chim hình con trai ốp sát vào hai bên mạng sườn của chim và nếu dài hơn phao câu thì càng hay.
- Đuôi chim theo bộ này nhất thiết bản đuôi phải to và dài thì trong lúc líu đấu mới lâu và bền được.
Loại chim này thường tạo cho anh em sự thu hút về nó hơn các loại chim khác bởi vì họa mắt rất to và mắt thường là ở vị trí gần đỉnh đầu nhất vì bề mặt sương sọ phẳng và rộng hơn họng cũng rộng hơn suy ra âm vực rộng và to. Thâm chim dài đẹp đuôi có thể to và bé nhưng thường là hạ thấp so với lưng, hay còn gọi là lưng quy hay lưng gù, ngực rộng và nhô ra phía trước. chân thấp và nói chung là phong thái ít nhẩy hơn tuy nhiên loại chim này có nhược điểm đó là khó thuần dưỡng nhiều con nuôi 3 năm mà dẫy như chim mộc dở, bản tính dữ dằn (thể hiện qua đầu mặt). Nên khi căng bản tính hung dữ thích đánh nhau hơn là đấu líu, khi chim căng mang đi thi nếu treo gần nhưng con chim cang và dữ khắc thì % đánh nhau quên đấu líu là rất cao. tuy nhiên loại này đấu líu rất tốt, bệt cầu và có thể đạt kết quả cao nếu biết cách điều tiết trong quá trình nuôi để chim không bị căng quá dễ đánh nhau quên cả đấu líu.
*Mình không biết nhiều về bộ. Nhưng tướng chim sau đây theo mình là rất đáng để anh em xem xét .
Loại 1
Đầu nhỏ , nhưng trán rộng
Mỏ ngắn , không mỏng mà có hình búp chuối (phải cân đối với mặt không được to quá
Cánh khá dài và trùm che kín toàn bộ lưng
Cổ chum , vai xuôi (nhìn như cổ và vai là một )
Hậu dầy , chân ngắn .
Mình đã quan sát khoảng 5 chú có dáng bộ thế này và rút ra nhận xét như sau :
Chim cực lỳ
Líu mau ,hồi ngắn , âm vực to rộng , bền và nội lực cực khoẻ , chim ít nhảy , ít kêu , xung lên là bắn .
Những chú chim này ít bị tác động bên ngoài hơn và thiên về nhạy cảm theo thái độ âm thanh của đối thủ , không bị tác động bởi tiếng kêu mà rất nhạy cảm với tiếng líu và thái độ líu (như thể nó sẽ líu đè bằng được con bên cạnh vậy), còn nhảy lên quác quác thì rất ít .
Cá nhân mình nghĩ đây là tướng chim rất hợp với việc đi thi và có giải
Chưa thể nói loại nào hay hơn nhưng đây là tướng chim rất khó tìm , mà nếu ai tìm được nên giữ lại nuôi nhé
Trình độ còn hạn chế có đôi ba ý kiến để góp vui mong anh em chỉ giáo thêm
*Về việc này thì quan điểm của tôi là còn tùy từng bộ chim mà thôi...chim đầu quả táo chân cao thì thường đi với lông mỏng thì mau mỏ...
tướng chim to dài lưng quy chân thấp mà lông dầy thì chơi cũng được nhưng lâu lên căng nhưng căng rồi lại chơi được lâu, còn bộ tướng như thế mà lông mỏng thì tuyệt vời tuy nhiên loại này rất hiếm..nếu kiếm được một con thì không cần suy nghĩ nhiều..cứ chơi vô tư...tuy nhiên việc phân biệt lông như thế nào hay thế nào là lông dầy và thế nào là lông ngắn phù hợp với mỗi bộ dáng thì lại là chuyện khác.
*Mỗi người 1 cách thức chọn khác nhau. Đã có nhiều con chim đoạt giải với dáng vẻ và hình thức khác nhau. Với cách thức chọn của mình thì con chim đạt tiêu chuẩn là con chim ngũ đoản (Đầu ngắn, người ngắn, đuôi ngắn, chân ngắn, mỏ ngắn ) Đặt biệt quan trọng với cái mỏ . Hàm phải rộng mỏ dưới phải thật mỏng. Khi líu phải thật đanh thét gây sự chú ý và líu.Hồi líu ngắn khoảng 5 đến 6 tiếng rất có lợi cho khi thi. Khi đạt được tất cả các yếu tố này thì bạn mới năm trong tay 40% chiến thắng. 30% là do sự chăm sóc của bạn có đạt đến mức tối đa căng cho con chim ko. 20 % Là sự luyện tập của con chim. 10 % còn lại là sự may mắn trong thi cử .
Với nhiều anh em mới chơi, chắc hẳn những gì mà mọi người đã phân tích ở trên có phần hơi trừu tượng, mình xin đưa ra tỷ lệ như sau để anh em dễ bề xem xét nhé !
Mỏ dài : là loại chim có chiều dài mỏ lớn hơn khoảng cách từ gốc mỏ đến gáy.
Mỏ trung và mỏ ngắn cũng dùng tiêu chuẩn này để so sánh.
Lưng gù : phần thân cách gốc đuôi khoảng 1/4 chiều dài lưng. Ở đấy nếu lưng có 1 cái ụ nhô lên và cao hơn hẳn phần thân trước đó thì là lưng gù
Chân ngắn : thật ra không có chim nào gọi là chim chân ngắn cả, chẳng qua là dáng đứng của chim, với những con chân cao chim thường có xu hướng đứng nghển cổ trên trời, với những em chân được gọi là ngắn thường có xu hướng thân nằm song song với đáy lồng
Trán rộng : rất khó phân biệt ,
với chim đầu dẹt khi nhìn trán chúng ta nên nhìn từ trên xuống (là khoảng cách giữa 2 gốc nhọn hoạ mắt của 2 con mắt).
Với chim đầu tròn hoạ tròn nên nhìn thẳng và đó là khoảng cách từ 2 đỉnh cao nhất của hoạ.
Cả 2 tiêu thức nhìn chung đều để so sánh với chiều dọc của đầu (tính từ gốc mỏ đến gáy chim và chiều rộng của hàm ). Nếu chiều dài là 4/5 thì có thể coi đó là chim trán rộng được.
Muốn nhìn lông dày hay mỏng nên nhìn vào lông lưng chứ đừng quan tâm đến lông bụng. Lông lưng mỏng nhưng lông bụng dày là những chú nhanh miệng mà có nội lực khá tốt. Vào mùa thay lông nếu muốn kiểm tra lông dày hoặc mỏng nên nhìn vào phần lông 2 sườn , phần này thường có xu hướng thay xong trước các bộ phần khác nên sẽ dễ phân biệt hơn
hình dáng phải là những con có dáng dài, khi đứng líu đầu với đuôi tạo một đường thẳng chếch 45 độ. Đầu bằng, loại này kè đấu dữ chim hơn mọi loại khác, mắt chim phải căng, con ngươi lồi ra ngoài, vành mắt sắc nét, màu càng trắng sứ càng tốt. Phần lớn những con họa đơn líu đấu tốt hơn họa kép. Cổ vươn cao lên trên khi líu đấu, ức vai nở. Cánh xệ xuống 2 bên dưới, đầu mẩu 2 cánh vút ra sau hơi chếch lên trên. Khấu đuôi to, dài và dày, khi líu đấu đuôi phải vít xuống dưới, càng vuông góc với đáy lồng càng tốt. Về bộ lông thì những con lông thưa bao giờ cũng có nội lực tốt hơn con lông dày. Đây chỉ là quan điểm của tôi.Phần quan trọng là các bạn nên thực tế là tốt nhất.
*Tướng chim đấu ko nhất nhất phải quá đẹp, em thấy những con chim như sau là nhất:
1:đầu tròn, mắt sếch, cổ vại, ngực vai to, lông cánh ko quá dài, bao đuôi to, chân quỳ.
2: đầu rắn, cổ thắt, lưng gù, vai xuôi cánh xệ, hậu nở, chân những em này phải to và quỳ, thường là chim xòe và líu hay bệt, nhưng giọng thì ko có áp lực bằng em số 1, nhưng nhanh đấu hơn em số 1, và rất nhiều tài
.đây là cách nhìn sau một thời gian quan sát và học hỏi cùng thực tế đã xem nhiều như vậy, thấy rất hay..nói chung là nhiều bộ nữa nhưng hai bộ này cho là nhất.
*Xin đưa thêm một con nữa cho anh em cùng nhìn nhận và phân tích:
*Các bác nói nhiều về vóc dáng, thân, đầu, mỏ, chân... nhưng chọn được như vậy thì chỉ có cách tìm một em khoen đã thuộc hạng cây đa cây đề. Động vào các em chân dài ấy tiền triệu là cái chắc.Theo kinh nghiệm “gia truyền” của em, một con khoen hay là một con đi ăn lẻ và ăn tít ngọn cây rất cao. Bọn này vừa dữ chim vừa hót hay vừa líu bền, toàn thuộc hàng cao thủ, chứ chim khoen nhốt cả lũ bán ở hàng chim cảnh là bọn đi ăn thấp tịt, loại ấy bẫy dễ như không, vào vườn vải vườn nhãn bẫy một lúc thì đầy, khó có chim hay lắm, khả năng có được con hay là dưới 1%, nhà em có mấy cái cây cao tít, em đặt bẫy trên cành cây gần trần thượng. Thuần được con nào con ấy đều toàn loại mặt rô khó trị cả, ra sới hót ầm ầm.Tuần trước em mang một con mới ba tháng tuổi lồng, lại đang thay lông mà vẫn quay cầu tít thò lò xách đi chơi nó đập bẹt dí một cao thủ hai năm ngay tại sân khách, mà lại là hàng đỉnh.
Tôi có một thắc mắc mong các bạn giải thích giúp! Tôi đã tìm hiểu rất kỹ và có theo dõi các cuộc thi khuyên trước. Khi chọn lựa vài chú khuyên về nuôi phải chọn lựa theo các tiêu chuẩn như trên, thì chú chim mới có thể nuôi chơi và đi thi được phải không? Một người mới chơi như tôi để chọn lựa là một việc rất khó, nhất là ở trong lồng mộc rất nhiều chim...Tôi có đi xem tham khảo 1 số cuộc thi tôi thấy vài chú khuyên đoạt giải không hề có các tiêu chuẩn như trên vậy mà vẫn đoạt được giải cao. Phải chăng các bạn còn dựa vào tiêu chuẩn nào để có thể đánh giá 1 chú khuyên có thể thi và đoạt giải được! Đúng là chơi khuyên khó thật nhất là với những người mới chơi như tôi. Bạn nào nhiều kinh nghiệm có thể giải thích giúp ?
*Trước hết mình cũng xin khẳng định với bạn rằng, những tiêu chí này chỉ là cái mốc để tham khảo thôi, dĩ nhiên trong cuộc sống chẳng có gì là tuyệt đối. Những chú chim được giải chỉ chiếm = 1/20 số chim trên giàn, tiêu chí anh em đưa ra thì lại nhằm vào số đông. Hơn nữa có chú chim thì lộ tướng, có chú thì ẩn tướng, nhiều khi hạ lồng xuống bạn thấy chim thật bình thường, Nhưng khi giáp giàn thì tài năng nó mới được bộc lộ. Ngày xưa mình chọn chim thường thích bắt chim có bóng bộ sáng, nhưng bây giờ thì tư tưởng đấy đã thay đổi rất nhiều rồi, chim thi đấu được hay không quan trọng nhất là chim có chịu đấu hay không? và có đúng độ hay không? Bạn không thể bắt 1 chú không chịu đấu để đi thi được và bạn cũng không thể đem 1 chú chim chưa đúng độ đi thi phải không? Mỗi người một sở thích và 1 quan điểm chơi khác nhau. Và mỗi người cũng có 1 bộ chim khác nhau. Bộ nào thì cũng đều có những con hay kiệt xuất ....Về phần tiêu chí đánh giá một chú chim, mình có thêm vài tiêu chí sau cũng khá hay mong anh em góp ý ....
Thể lực : thể hiện ở sự dẻo dai của chim, hay còn gọi là sức bền, tiêu chí này chỉ có thể bộ lộ khi cho chú chim đi dượt theo kiểu chạy đường trường
Tính cách : chim hay thường có 2 loại ; một loại là chim ganh, một loại là chim bơ .....
Chim ganh : là chim đấu theo kiểu tàn sát, tức là nó sẽ hót đến khi nào bỏ đòn, do thể lực không cho phép hoặc chim bên cạnh không dám líu nữa....
Chim bơ : là loại chim ít bị áp lực khi lên giàn, loại này thường líu rất mau và dầy, không líu đè và tính chất líu giống chim gọi bầy, loại này sẽ thể hiện được khả năng nếu chim đứng biên ......
Những khái niệm trên cũng là những tiêu chí chọn chim thi đấu, nhưng nó không thể hiện ở hình dáng nhiều, mà thể hiện thông qua cảm quan của người chủ, những đánh giá này chỉ có thể chuẩn xác khi nuôi chim một vài vụ lông !
Xin cảm ơn bạn đã chia sẻ kinh nghiệm. Nhưng mình thấy có nhiều người đi mua chim đấu đoạt giải lớn, thế mà khi mua về cũng có thi được đâu, vậy vấn đề chính nằm ở con chim phải đấu? Tại sao mua chim đắt lại ko đoạt giải mà những con chim đó đã từng ăn giải vậy vấn đề nẳm ở đâu vậy bạn . Nếu những người ko có điều kiện mua chim đắt phải đi bẫy chim về ko đấu được thì phải đi mua chim? Vì tôi cũng ko có điều kiện để mua chim đoạt giải… Chỉ giúp tôi cách bẫy chim có thể thi đấu được ở đâu, để tôi có thể đi bẫy?
*Mình trả lời bạn thế này nhé :
70% sự thành công của một người nuôi chim và của 1 con chim đó chính là hiểu tính cách của nó; kể cả những anh chơi khuyên lão làng…Vấn đề là đấu như thế nào, có con đấu nhiều, có con đấu ít, có con chịu được áp lực giàn thi , có con thì không ...
Nếu bạn muốn được giải khi đi thi!? Lời khuyên chân tình nhất, chính là bạn phải học hỏi thật nhiều, tích lũy vốn kinh nghiệm để chơi được 1 con chim bằng lối chơi của mình. Khi đó bạn mới có thể tiến xa hơn được, bạn mua 1 con chim hay rồi nhờ 1 người khác nuôi hộ vẫn có thể thành công và ăn giải nhưng chơi thế không sướng…Hơn nữa, nhiều khi chim ăn giải vì nó có một chút yếu tố may mắn nữa và cái duyên của người cầm chim. Nhiều người mua chim hay về và chơi không thành công có nhiều yếu tố, thứ nhất họ chưa thực sự là chủ con chim của mình. Chế độ nuôi của họ với chủ cũ không giống nhau, địa thế chỗ treo chim không giống nhau, môi trường nuôi không giống nhau… Vì thế con chim mới chưa thể thích nghi và quan trọng họ chưa có đủ thời gian để hiểu hết con chim đó. Không phải họ không giỏi chơi chim mà chỉ đơn giản họ chưa đủ thời gian để con chim đó thích nghi với điều kiện mới .vv....
1. Bênh ký sinh trùng :
Chim bị giun sán sống ký sinh ở đường ruột. Chim kém ăn,ốm, khát nước, xù lông, xệ cánh, đi phân lỏng có mùi hôi không màu. Cách chữa :
- 1- 2 mg Pipérazine hoặc 2mg bột trái cau già ( cau ăn trầu );
- 15ml nước pha đường 25% ;
Cho chim uống liên tục trong 2 ngày ( liều trên dùng trong 1 ngày )
2.Bệnh tiêu chảy do E.coli :
Do chim đề kháng kém, dư đạm, béo, tiêu hóa không hết tạo cho chủng E.coli gây bệnh tiêu chảy, phân thay đổi màu. Cách chữa :
- 1 – 2 mg Ampicilin;
- 15ml nước pha đường 25%;
Cho chim uống liên tục trong 3 ngày .
3.Bệnh tụ huyết trùng ( vi khuẩn ):
Chim cứ rũ, lim rim, khó thở, chân co rút, đi phân chảy có nhớt và màu xanh. Cách chữa :
- 1 – 2 mg Streptomycine hay Kanamycine hoặc Teramycine;
- 15ml nước pha đường 25%;
Cho chim uống liên tục trong 4 Tngày .
4.Bệnh do vi rút :
Chim bệnh thường rút cổ, ngủ gục, bỏ ăn, khó thở, sút cân nhanh, run rẩy, đi phân lỏng, trắng, dính xung quanh hậu môn. Cách chữa :
- Chủng ngừa bằng vaccin;
- Điều trị bằng vitamin hoặc mật ong pha loãng dùng cho tới khi chim hết bệnh.
5. Bệnh do bị “ Sốc “ :
Chim phản ứng với bất kỳ lý do nào bằng việc đi phân lỏng, nhưng sức khỏe trông như bình thường. Điều trị bằng cách đưa chim trở lại tinh thần ổn định và bồi dưỡng cho chim sẽ hết bệnh mà không phải dùng thuốc, như dùng thêm sữa, đường, mật ong
- Việc sử dụng thuốc khánh sinh đều cẩn trọng về liều lượng và theo dõi kỹ lưỡng, tránh bị phạm thuốc hay quá liều.
- Khi cho chim uống thuốc để ý chim có uống không, nếu không chim sẽ chết khát.
- Vài lần khuấy thuốc bị lắng đọng ở đáy cóng.
- Nếu cho chim uống hết thuốc thì cho thêm nước tuyệt đối không để thiếu nước.
- Cho chim ăn bình thường, không cho ăn trái cây xanh, chua hoặc giảm chất đạm, béo như bột có nhiều trứng để chim sớm bình phục.
- Tách chim bệnh nuôi riêng ra nếu ở lồng tập thể để tránh lây lan qua chim khỏe mạnh.
- Làm vệ sinh lồng và khu vực nuôi chim.
- Cho các chim khỏe mạnh còn lại uống liều thuốc phòng ngừa
Trước khi mua chim khuyên, nên khám sức khỏe chim bằng cách nhìn sắc thái biểu hiện sự khỏe mạnh linh hoạt. Điều quan trọng nhìn phân chim hoặc vạch bụng chim xem , nếu chim bệnh bụng bị sưng đỏ, ruột sưng nổi lên thấy rõ, chim ốm lườn bén ngọt, phân trắng dính hậu môn .
Khi đã biết cách phân biệt chim khỏe, chim bệnh, biết cách định bệnh và điều trị thì việc chữa bệnh không còn khó khăn và đáng lo ngại nữa .
Chừng đó, khi ta có con chim khuyên quý hay lỡ mua con chim khuyên hay cực kỳ bị bệnh, tốt nhất nên chữa trị càng sớm càng tốt, không nên bán đi vô tình làm lây lan bệnh hay kéo dài làm tồi tệ thêm sức khỏe dẫn tới chim bị chết oan uổng. Hơn nữa ta cứu được một con chim quý hết bệnh, chim mạnh khỏe trở lại líu lo cho ta thưởng thức, thì Niềm vui đó còn gì sung sướng hơn !
Kinh nghiệm nuôi chim vành khuyên
Kinh nghiệm nuôi chích chòe than
Kỹ thuật nuôi chích chòe lửa
Kỹ thuật nuôi bồ câu đạt năng suất cao
Nuôi chim họa mi hót hay bằng cách nào
Bí quyết nuôi chào mào
Kinh nghiệm nuôi chim cu gáy
Nuôi chích chòe lửa để căn nhà của bạn thêm sinh động
Bí quyết chọn gà chọi hay -
(ST)