Cách chọn trứng vịt lộn non nhiều dinh dưỡng. Trứng ngon phải là trứng mới. Bởi thế, hãy nhìn kỹ ngày sản xuất trên những hộp trứng thuộc loại “hàng hiệu”. Nhưng đôi khi, bạn muốn mua trứng chưa được đóng gói, vốn có giá thành rẻ hơn. Những cách dưới đây sẽ giúp bạn chọn
CÁCH CHỌN TRỨNG VỊT LỘN NON NHIỀU DINH DƯỠNG
Cách chọn trứng ngon
- Hãy soi quả trứng dưới ánh mặt trời hoặc dưới ánh đèn. Trứng tươi ngon thì khoảng trống trên đầu quả trứng rất nhỏ, bên trong quả trứng trong suốt, không có chấm đen, không có những mảng mờ mờ màu đỏ, bạn có thể nhìn thấy 2 lòng trắng/đỏ rất rõ ràng.
- Trứng gà mới có vỏ hơi thô ráp, bên ngoài trứng còn lớp phấn trắng. Còn vỏ trứng gà để lâu ngày thì trơn láng, có thể có những chấm đen, mốc do bị ẩm. Nếu là trứng đã rất cũ đến hư rữa bên trong thì vỏ trứng đen sạm lại rất rõ.
- Trứng ngon, mới thì thường nặng, trứng không ngon thì nhẹ. Nếu bạn không tin lắm vào cảm giác nặng nhẹ của đôi tay thì có thể ngâm trứng vào thau nước. Trứng tươi sẽ chìm xuống đáy chậu và nằm ngang; trứng cũ sẽ nổi lập lờ, nằm hơi nghiêng (trứng đã để chừng 5 ngày) hoặc dựng thẳng đứng (chừng 10 ngày). Còn quả trứng nào nổi hẳn lên mặt nước thì đó là trứng thối.
- Cầm 2 đầu quả trứng và lắc nhẹ gần tai. Cả lòng trắng và đỏ của trứng tươi đều rất đặc, vì thế khi lắc bạn không nghe tiếng chuyển động. Còn trứng cũ thì bên trong lỏng, khoảng trống phía trên lại rộng nên khi lắc thì nghe thấy động phát ra.
- Đối với trứng vịt lộn, nếu bạn thích ăn trứng “già”, hãy chọn quả có khoảng trống ở một đầu rộng. Ngược lại, trứng “non” thì đầy hơn, khoảng trống nhỏ.
àm sao chọn trứng tốt?
Tiếp tục câu chuyện trứng, hôm nay mình sẽ nói thêm về cách đánh giá trứng tươi trứng cũ, và cách giữ trứng lâu hư ở nhà.
Trứng trong siêu thị
Nếu trứng có đóng dấu xếp hạng AA, A, hoặc B… thì dĩ nhiên mình phải chọn AA, không có mới chịu xuống loại thấp hơn. Ngoài ra, còn phải để ý các chi tiết trên vỉ trứng như sau:
- Sell by: Đây là hạn chót trứng có thể được bày bán, sau ngày này thì cửa hàng phải bỏ đi, không bày trên kệ nữa. Thí dụ: Nếu hôm nay 24 tháng Hai đi chợ gặp vỉ trứng ghi Sell by 02-21-2012, thì có nghĩa là trứng đã quá hạn. Nhưng không có nghĩa là trứng không ăn được. Vì trứng có thể dùng trong vòng 3 tuần sau cái ngày “Sell by” đó nếu được giữ kỹ đúng mức trong tủ lạnh, nên nếu cần gấp lại gặp trứng rẻ, mua về ăn ngay thì không sao.
- Julian date: Nếu không có “Sell by”, thì vỉ trứng nào cũng phải để “Julian date”, đây là cái ngày mà trứng được đóng thùng, bỏ vỉ. “Julian date” không ghi theo lối thường, mà gồm 3 số từ 001 tới 365, tức là số ngày trong năm. Thí dụ, gặp “Julian date 036” thì phải hiểu rằng đó là ngày thứ 36 trong năm, có nghĩa là trứng được đóng thùng khoảng ngày 5 hay 6 tháng Hai năm đó. Trứng có thể được dùng trong khoảng 5 tuần sau ngày “Julian date”.
Chọn trứng tươi
Muốn chọn trứng tươi, bạn có thể áp dụng những tiêu chuẩn sau đây:
- Ngày “Sell by” càng xa và ngày “Julian date” càng gần càng tốt. Thí dụ: Đi chợ hôm nay, 24 tháng Hai (tức là ngày thứ 55 trong năm), gặp một vỉ trứng ghi “Sell by 02-28-2012”, và một vỉ ghi “Sell by 03-05-2012”, thì bạn mua vỉ nào? Hoặc một vỉ ghi 040 và một vỉ khác ghi 045, bạn chọn vỉ nào? Dĩ nhiên mình phải chọn “Sell by 03-05-2012” và “Julian date 045”. Bởi vì trứng trong những vỉ đó được đóng thùng sau, nên tươi hơn.
- Nếu trứng bán rời, không ở trong vỉ, hoặc muốn thử lại cho chắc ăn, bạn có thể cầm trái trứng giữa 2 ngón tay, rồi đưa về phía có ánh sáng để quan sát. Bạn sẽ thấy một bọng khí bên trong đầu trái trứng: Bọng khí càng nhỏ trứng càng tươi. Lòng trứng gần như trong suốt, không có chấm đen, không có mảng đỏ nhờ nhờ, 2 lòng trắng/đỏ phân biệt rõ ràng. Trái lại, trứng để càng lâu, bọng khí càng lớn, vì khí bên ngoài xâm nhập qua các khe xốp của vỏ trứng để vào trong. Thêm nữa, trứng tươi thì nặng, vỏ ráp, lắc không kêu óc ách, có thể còn lớp phấn trắng bao quanh. Ngược lại, nếu thấy trứng kêu óc ách, vỏ trơn tru, nhẵn láng, và nhẹ hơn so với những trái trứng khác cùng cỡ, thì trứng đó cũ rồi.
- Mua về nhà rồi, để một thời gian không biết trứng còn tốt không, và muốn thử lại trước khi lấy ra ăn, thì có thể nhúng trứng vào nước, rồi quan sát: Trứng chìm sâu dưới đáy nước là còn tốt. Nếu đứng dựng lên với đầu nhọn cắm xuống dưới, thì trứng không còn tươi lắm, nhưng ăn vẫn được. Còn nổi lều bều, nằm ngang trên mặt nước là những trái trứng đã hư, không dùng được nữa. Thử xong thì phải ăn ngay, không nên cất đi để dành, vì trứng nhúng nước đã mất đi màng bảo vệ ở ngoài vỏ.
- Trứng đã đập ra rồi mới để ý quan sát: Nếu thấy lòng đỏ thâu gọn, vun cao, lòng trắng gọn gàng, phân biệt thì đó là trứng tươi. Ngược lại là không tốt.
- Còn chọn trứng vịt lộn thì lại khác. Nếu thích trứng “già”, bạn nên chọn quả có khoảng trống rộng ở một đầu. Ngược lại, nếu thích trứng “non”, bạn chọn những trái có khoảng trống nhỏ, và lòng trứng đầy hơn.
Đó là sự khác nhau giữa trứng tươi và trứng cũ, nhưng cả hai đều là trứng thật. Nghe các cháu ở Việt Nam nói hiện nay còn có trứng giả của bọn gian thương tầu phù tải qua làm Hằng tức cười quá. Đúng là tức quá đến nỗi phải bật cười vì trứng rẻ như vậy mà còn làm giả thì không hiểu chúng toan tính cái gì? Chắc không nhắm vào lợi nhuận đâu, nhưng chúng muốn làm hại bà con mình đó thôi.
Cách giữ trứng
Ngoại trừ trường hợp muốn để dành thì phải làm “đông lạnh” như lần trước đã nói, còn bình thường bạn nên tìm cách sử dụng trong vòng 2 hoặc 3 tuần lễ sau khi mua về. Trong khi chờ đợi, phải giữ trứng trong tủ lạnh, và lưu ý các điều sau đây:
- Không nên rửa trứng trước khi đưa cất vào tủ lạnh. Là vì, trước khi mang ra thị trường, trứng đã được lau sạch. Mang ra rửa thêm sẽ làm vỏ trứng mất đi lớp “áo” bảo vệ khiến cho vi khuẩn có thể thẩm thấu qua lớp vỏ xốp để làm hư thối ruột trứng.
- Đặt trứng trong vỉ với đầu tròn quay lên (đầu nhọn cắm xuống) để giữ lòng đỏ ở vùng trung tâm.
- Để trứng cách xa những thực phẩm nặng mùi như hành tỏi, thịt cá có mùi tanh… vì vỏ trứng có thể thẩm thấu những thứ mùi ấy, và làm hư trứng. Thường là vậy, nhưng ở nhà Hằng có lần trái trứng bị tiếng oan: Vừa đập trái trứng ra thì nghe mùi hôi ở đâu bốc lên nồng nặc, em cứ tưởng là trái trứng đã hư, nhưng không phải: Ông cả đẫn đứng đằng sau, với bộ quần áo sửa xe còn lem đầy dầu nhớt, và miệng cười giả lả: “Ồ, trứng hả? Được quá!”.
Không biết nghe ai mà ổng tin cứ chắc như đinh đóng cột: Ăn trứng thì… bổ trứng!
Hướng dẫn cách luộc và ăn trứng vịt lộn ngon, bổ.
Hôm nay mình sẽ hướng dẫn mọi người cách luộc trứng vịt lộn ngon, và cách ăn trứng vịt lộn để bồi bổ cơ thể nhé.
Chắc hẳn trong số chúng ta, không ai là không thích ăn trứng vịt lộn. Nhưng không phải ai cũng biết cách luộc và ăn ngon, bổ đâu nhé.
Công thức để luộc trứng vịt lộn như sau:
1. Số lượng trứng: 10 quả.
2. Nước lạnh.
3. Nồi đun. (Yêu cầu nồi càng dày càng tốt, nếu là nồi áp suất thì tốt nhất.)
Rửa sạch trứng, xếp gọn gàng vào nồi. Đổ khối lượng nước = 2 lần thể tích trứng. (Cái này các bạn phải đo trước, vì khi đổ nước vào rồi trứng sẽ nổi lên, nếu chưa có kinh nghiệm thì sẽ khó áng chừng lắm.)
Cho nồi lên bếp, đun lửa mức trung bình. Nhìn đồng hồ, sau 8 phút là trứng chín. Tắt bếp và để nguyên đó 20 phút, rồi mới lấy ra ăn.
Công thức khi ăn trứng vịt lộn như sau:
1. Gia vị: 5g gừng tươi thái chỉ, 5g rau răm tươi cắt nhỏ và chút muối rang tán nhỏ
2. Ăn vào bữa điểm tâm buổi sáng.
Các món ăn kèm, bổ sung
Tốt nhất là 1 đĩa lạc luộc (hoặc lạc rang). Đơn giản hơn là uống 1 thìa canh dầu đậu nành (hoặc dầu lạc, dầu vừng, dầu oliu).
Lý do: Trứng vịt lộn có lượng sinh tố A (retinol) và tiền sinh tố A (beta caroten) khá cao - các chất này phải có đủ lượng dầu cần thiết để hòa tan, cơ thể mới hấp thu được trọn vẹn. Dầu thực vật có tác dụng tốt với cơ thể người là các loại dầu vừng, lạc, đậu nành (chứa nhiều acid béo không no và omega-3).
Số lượng hợp lý
1. Trẻ em 5-12 tuổi: 1 quả TVL/ngày.
2. Trẻ em trên 12 tuổi và người lớn: 1-2 quả TVL/ngày.
Nên ăn vào buổi sáng sớm có kèm món ăn bổ sung.
Liệu trình điều trị
Đối với trẻ còi cọc: Tối thiểu 15 ngày. Ăn thường xuyên mỗi ngày 1 lần cho đến 16 tuổi (90% số trẻ bồi dưỡng bằng TVL nhiều ngày, có cải thiện chiều cao và thể lực hơn hẳn dùng thuốc bổ khác; học tập, làm việc đều có tiến bộ).
Người lớn ốm yếu: nên dùng khoảng 60-90 ngày. Trong thời gian bồi dưỡng bằng TVL, cần kết hợp ăn uống đủ chất (nhất là rau, quả tươi sạch). Bỏ hẳn thuốc lá, thuốc lào, hạn chế bia rượu. Thường xuyên tập luyện thể dục vừa sức.
Thận trọng
Trong thời gian bồi dưỡng bằng TVL cần hạn chế ăn các loại gan (gà, vịt, lợn, bò...) hoặc uống thuốc có sinh tố A hàm lượng trên 1.000UI (Vì trong 100g trứng vịt lộn đã có 3.914UI sinh tố A, chưa kể tiền sinh tố A).
THAM KHẢO MỌT SỐ MÓN ĂN NGON TỪ TRỨNG
Ăn trứng vịt lộn đẻ con chân dài
Trứng vịt lộn có rất nhiều dưỡng chất tốt cho mẹ bầu và thai kỳ.
Khi mang thai, bạn thường được bác sĩ cũng như người thân khuyên nên ăn trứng vịt lộn. Món ăn này có công dụng giúp tăng trọng lượng, chiều dài của thai nhi và cải thiện sức khỏe cho mẹ. Tuy nhiên, nếu chỉ ăn trứng vịt lộn luộc thì dễ tạo cảm giác “ngán” cho mẹ bầu. Vậy bạn có thể chế biến được món gì từ trứng vịt lộn mà vừa đảm bảo dinh dưỡng lại vừa ngon miệng?
Tác dụng của trứng vịt lộn
Theo Đông y, trứng vịt lộn được coi là một bài thuốc bổ dành cho người suy nhược cơ thể, bị các chứng thiếu máu, còi cọc, đau đầu, chóng mặt,… bởi tác dụng tư âm, dưỡng huyết, tăng cường sức khỏe. Các nghiên cứu cũng chỉ rõ: trong một quả trứng vịt lộn có 182kcal năng lượng; 13,6g protein; 12,4g lipit; 82mg canxi; 212mg phốtpho; 600mg cholesterol… Ngoài ra, thực phẩm này còn có nhiều betacaroten (435µg), vitamin A (875µg), một số ít sắt, gluxit, vitamin B1 và C… Món ăn sẽ giúp tăng cường sức khỏe cho mẹ bầu trong thai kỳ.
Trứng vịt lộn là món ăn giúp tăng cường sức khỏe
cho mẹ bầu trong thai kỳ.(Ảnh minh họa).
Tuy nhiên, mẹ bầu cần lưu ý: trứng vịt lộn trước khi sử dụng cần được rửa sạch và nấu chín kỹ, đúng cách mới đem lại hiệu quả tốt. Bạn nên ăn nhiều nhất là 2 - 3 quả/ngày. Việc ăn liên tục trứng vịt lộn trong thời gian dài có thể làm tăng lượng cholesterol xấu trong máu, dễ dẫn tới các bệnh tim mạch, huyết áp cao, đái tháo đường,… ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của mẹ bầu. Tốt nhất nên ăn vào buổi sáng, tránh buổi tối vì có thể gây khó tiêu, ngủ không yên giấc. Mặt khác, khi ăn trứng vịt lộn, mọi người thường ăn kèm rau răm và gừng. Nhưng đối với phụ nữ mang thai thì không nên ăn trứng vịt lộn kèm rau răm do rau răm không tốt cho thai nhi, thậm chí có thể gây sảy thai trong mấy tháng đầu nếu bạn có cơ địa yếu, dây chằng lỏng lẻo.
Một số món ăn từ trứng vịt lộn
Trứng vịt lộn xào me
Nguyên liệu:
- 50g me
- 1 thìa đường
- 1 thìa nước mắm
- 1 thìa bơ
- 2 tép tỏi
- 3 quả trứng vịt lộn
- Lạc rang
Trứng vịt lộn xào me. (Ảnh minh họa).
Thực hiện:
- Luộc chín 3 quả trứng vịt lộn. Khi trứng chín kỹ, đập trứng ra bát.
- Đổ khoảng 100ml nước vào me và ngâm trong 3 phút rồi dầm nát me. Lọc lấy nước cốt me để riêng ra bát.
- Hòa tan 2 thìa đường, 1 thìa nước mắm vào nước me. Đun dung dịch trên lửa vừa đến khi nước cạn còn 2/3 thì tắt bếp.
- Phi thơm tỏi băm với bơ. Sau đó, cho trứng và một lượng nước me vừa đủ vào, đun trong khoảng 5 phút để trứng ngấm đều nước me.
- Trước khi ăn, bạn có thể rắc một ít lạc rang lên trên nhằm tăng thêm mùi vị cho món ăn.
Cháo trứng vịt lộn
Đây là món ăn thích hợp dùng để tẩm bổ cho những người vừa ốm dậy.
Nguyên liệu:
- 1 bát gạo tám thơm.
- 2 quả trứng vịt lộn
- Dầu ăn, gia vị, bột nêm, hạt tiêu.
- Rau răm.
Bạn nên thưởng thức món cháo trứng vịt lộn lúc nóng. (Ảnh minh họa).
Thực hiện:
- Đem gạo rang trên bếp, đảo đều tay, lửa nhỏ. Khi hạt gạo chuyển sang màu vàng, có mùi thơm thì tắt bếp. Bạn nên rang gạo trước khi nấu để cháo không bị sệt.
- Cho một lượng nước vừa đủ vào cùng gạo và nấu lửa nhỏ. Quấy cháo đều tay. Sau khoảng 30 phút đến khi hạt cháo vừa chín tới là được. Bạn không nên nấu cháo quá kỹ để ăn không chán.
- Đập trứng vịt lộn sống vào nồi cháo. Thêm dầu ăn, gia vị và bột nêm cho vừa miệng rồi đun sôi lại để trứng chín.
- Khi ăn, cho cháo ra bát, rắc một ít hạt tiêu lên trên. Bạn có thể cho thêm một ít rau răm ăn cùng.
Bạn nên thưởng thức cháo trứng vịt lộn lúc nóng để cảm nhận rõ vị thơm ngon đặc trưng của món ăn.
Những món ăn vặt ngon của người Việt
Với sự sáng tạo của người đầu bếp, những món như bắp xào hải sản, gỏi bánh tráng, trứng vịt lộn xốt me... tạo nên những món ăn vặt rất “Việt Nam”.
Gỏi bánh tráng hải sản
Nguyên liệu:
20g tôm
20g mực
2 quả trứng cút, 10g ruốc khô, 20g muối tôm, 50g bánh tráng
10g rau răm, 10g xoài sống, 5g nước tắc, 20g hành phi
5g đậu phộng rang, 10g dầu sa-tế, 5g nước dùng bò sánh
Cách làm:
Tôm lột nõn vỏ, bỏ chỉ đen, mực làm sạch, tất cả xắt hạt lựu. Trứng cút luộc chín, lột vỏ, bổ đôi. Ruốc khô nhặt sạn, rây bớt vụn.
Bánh tráng xắt sợi vừa ăn. Rau răm nhặt rửa sạch, vẩy ráo, xắt rối. Xoài gọt vỏ, bào sợi.
Bắc chảo nóng, cho tôm, mực vào xào chín, săn, khô.
Nước trộn gỏi: Cho hỗn hợp nước tắc, muối tôm, dầu sa-tế, nước dùng bò vào thố, khuấy đều tay.
Cho bánh tráng, hải sản, rau răm, xoài sống, ruốc khô vào thố nước trộn gỏi, trộn đều tay sao cho hỗn hợp thấm gia vị.
Bày hỗn hợp ra đĩa, rắc đậu phộng rang, hành phi và sắp trứng cút lên trên. Dùng ngay.
Mách nhỏ:
Bánh tráng trộn có nguồn gốc và phổ biến ở miền Nam. Nguyên liệu chính và làm nên vị lạ cho món gỏi là bánh tráng. Sau khi chế biến nên dùng ngay, nếu để lâu bánh dễ bị ỉu, không ngon.
Trứng uyên ương
Một tí chua chua từ me quyện cùng vị béo béo từ trứng sẽ tạo nên món ăn chơi rất tuyệt đấy. Cùng thử nhé!
Nguyên liệu:
2 quả vịt lộn
30ml cốt me
20g hành phi, 10g đậu phộng rang, 18ml nước mắm ngon
20g đường, 5g muối, 5g bột ngọt
Rau răm
Cách làm:
Trứng vịt lộn luộc chín, tách vỏ, để riêng vô chén.
Rau răm nhặt bỏ lá úa, rửa sạch, để ráo. Cho hỗn hợp nước cốt me, nước mắm, đường, muối, bột ngọt vào thố sành nhỏ.
Đun sôi hỗn hợp, bớt lửa cho sôi liu riu. Cho tiếp trứng vịt lộn vào thố, đun khoảng 5 phút hoặc đến khi thấy nước xốt me sánh lại là được.
Dọn trứng ra đĩa. Khi ăn rắc hành phi cùng đậu phộng rang giòn lên trên. Dùng nóng kèm với rau răm rất ngon.
Mách nhỏ:
Trứng vịt lộn không nên quá non hay quá già, sẽ không ngon. Nên chọn trứng được ấp từ 19 đến 21 ngày là vừa và ngon nhất. Khi cho trứng vào thố, liên tục múc nước xốt me rưới lên trứng để trứng thấm gia vị mới ngon.
Trứng ba tầng
Nguyên liệu:
200g đậu phụ non
1 quả trứng bắc thảo
1 quả trứng gà
15g chà bông, 5g bột chiên giòn, 5g bột xù, 10ml nước tương
Dầu ăn, xà lách, ngò rí, dưa chua từ củ cải trắng và cà rốt
Cách làm:
Đậu phụ non xắt khoanh vừa ăn. Trứng bắc thảo lột vỏ, xắt lát. Trứng gà tách vỏ, đánh tan. Xà lách, lá ngò rí rửa sạch, để ráo nước.
Lần lượt lăn từng miếng đậu phụ non qua bột chiên giòn, nhúng qua trứng gà rồi lăn qua bột xù.
Bắc chảo nóng, cho ngập dầu ăn, thả đậu phụ vào chiên vàng đều là được.
Bày đậu phụ ra đĩa. Trên mỗi miếng đặt một lát trứng bắc thảo. Cho tiếp một ít chà bông lên trên. Trang trí thêm với lá ngò rí. Món này dùng kèm với nước tương ớt cùng xà lách, dưa chua sẽ rất ngon.
Mách nhỏ:
Trứng bắc thảo là loại trứng được ngâm trong một hỗn hợp đặc biệt được làm từ đất sét pha kiềm và nước. Trứng này có vị lạt nhưng rất béo, có thể dùng ngay, không cần luộc.
Cách rán trứng ngon vào bếp ngay kẻo lỡ
Hướng dẫn làm trứng muối cực thơm ngon
Chế biến món ăn từ mực trứng ngon, bổ
Hướng dẫn làm thịt kho hột vịt ngon
Cách chế biến rau chân vịt
Trứng cút lộn xào me
Cách làm món vịt giả chồn cuốn hút cả nhà
(ST)