Món ăn ngon Bình Định thực khách khó lòng bỏ qua

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Món ăn ngon Bình Định thực khách khó lòng bỏ qua

19/04/2015 09:37 AM
322

Món ăn ngon Bình Định thực khách khó lòng bỏ qua. Bình Định không chỉ là đất võ mà còn là cái tên gắn với vùng biển đẹp, xanh trong, thanh bình vô khối món đặc sản “gây mê” du khách.

Bún chả cá Quy Nhơn

Bún chả cá không chỉ có ở Bình Định mà khắp các tỉnh ven biển đều có do đặc thù vùng miền. Bún chả cá nơi nào cũng ngon, cũng đậm đà hương sắc, nhưng lại mang đặc trưng riêng. Ở Quy Nhơn, bạn sẽ được hưởng cái nồng nàn của biển qua từng sợi bún, miếng chả cá nhiều gia vị.

Bún làm từ gạo tẻ vụ mùa thơm, hạt trắng đều vừa mới ra lò là ngon nhất. Còn chả lấy nguyên liệu là những loại cá quen thuộc như cá mối, cá nhồng, cá thu, cá rựa… Giờ đây, do nhu cầu của người dùng tay, nhiều công đoạn làm chả được phó thác cho máy móc, nhưng phải ăn rồi mới cảm nhận được rõ ràng chả ngon, phải được làm thủ công.

Người ta lóc thịt cá, trộn với tỏi ớt, tiêu, bột ngọt, dầu ăn, chút muối, đặc biệt thêm hành lá, thì là bằm nhuyễn rồi quết thật đều tay, khéo léo nặn thành miếng chả hay cây chả dài láng mịn, tròn dày.

Thường trong tô bún có cả 2 loại chả: chả chiên dai giòn, dậy mùi thơm; chả hấp thanh đạm, ít dầu mỡ, hấp dẫn không kém nhờ lớp trứng tráng mỏng, vàng ươm. Tất cả được trình bày ngon mắt trong tô rồi chan nước lèo trong veo, ngọt tự nhiên ninh từ xương cá kết hợp với xương bò, xương heo, củ cải, thơm, cà… để tăng vị. Bún chả cá Quy Nhơn ăn chung với rau sống tươi xanh rất ngon và đáng thử.

Nồng nàn ẩm thực Bình Định - 1

Bún chả cá trở thành một thương hiệu riêng của Quy Nhơn, nổi tiếng không kém bún Nha Trang (Ảnh: Internet)

Ở đường Nguyễn Huệ, Tăng Bạt Hổ… có khá nhiều quán được khách ưa chuộng. Dù cùng loại bún nhưng tùy quán mà giá cả khác nhau, từ 15.000 đồng/ tô trở lên. Tuy nhiên, không phải cứ đắt hơn là ngon hơn bởi chính yếu là phụ thuộc vào khẩu vị người ăn và bí quyết của người nấu nữa.

Nem chợ Huyện

Ca dao Bình Định có câu: "Rượu ngon Bầu Đá mê li/ Gặp nem chợ Huyện bỏ đi sao đành?". Chính thế, nó nem chợ Huyện mà thêm bình Bàu Đá thì còn gì bằng.

Nem chợ Huyện - một trong những món ngon Bình Định được chế biến từ thịt heo nạc tươi đã nạo bỏ lớp nhầy và lau bằng vải chứ không rửa nước. Sau đó, được thái, giã và quết với tỏi, muối, đường thật đều tay, cho thịt “chín”. Da heo lạng mỏng, xắt sợi hoặc hạt lựu trộn đều trong thịt vừa làm rồi gói bằng lá ổi bánh tẻ thành từng vắt, bọc ngoài cùng là lá chuối xanh.

Nồng nàn ẩm thực Bình Định - 2

Làm món nem chợ Huyện cũng lắm công phu và tốn nhiều sức, nhưng thành phẩm thì miễn chê!

Nem Bình Định cứng hơn, vị thanh và giản đơn hơn so với nem ở một số vùng khác. Nhưng chính vì thế nên nó dễ phù hợp với nhiều loại khẩu vị. Khi ăn, ngắm nhìn miếng nem đỏ hồng ngon mắt, cắn ngập chân răng để thấy vị thịt đậm đà, chua chua, ngọt ngọt với cái giòn sần sật của bì heo kết hợp chút chan chát mà ngọt hậu của lá ổi khiến người ta ăn mãi không chán.

Nếu muốn thơm lừng hơn nữa, hãy ăn nem nướng trên than hồng, kèm rau mùi, tía tô, rau răm, chuối, khế xắt nhỏ, dưa leo, chấm xì dầu sẽ được thỏa lòng. Đặc biệt, nem còn có thể cuốn cùng bánh tráng, rau xanh, chả ram cho vị riêng ngon lành chẳng kém.

Nem chợ Huyện bán khắp nơi trên đất Bình Định, thế nên, nhớ tranh thủ mua làm quà nhé.

Bánh ít lá gai

Đây là món bánh đặc trưng, là món ngon Bình Định. Đến nỗi, người xưa đã có câu: Muốn ăn bánh ít lá gai - Lấy chồng Bình Định sợ dài đường đi”. Ngày nay chẳng cần “dài đường”, vẫn có thể tìm mua thứ bánh này ở nhiều nơi khác, tuy nhiên, ngon nhất vẫn là cảm nhận nó trên chính mảnh đất sinh ra nó.

Nồng nàn ẩm thực Bình Định - 3

Nồng nàn ẩm thực Bình Định - 4

Bánh ít lá gai ngon thơm dân dã (Ảnh: Internet)

Bánh ít có nguyên liệu gần gũi với người dân nơi đây. Lá gai vốn được trồng phổ biến, thành rào hoặc từng khóm cạnh bờ ao luộc chín, giã nhuyễn cùng bột nếp tươi và đường kính trộn đều. Nhân bánh gồm đậu xanh, dừa khô nạo cơm, đường, thêm nước muối và gừng.

Chỉ thế thôi mà qua bàn tay khéo léo của người phụ nữ, chúng biến thành những chiếc bánh hình dáng đặc biệt như kim tự tháp đều chằn chặn gói trong lá chuối mềm dai.

Bánh vừa hấp xong, đem ra ăn nóng hôi hổi hoặc để nguội đều ngon. Bánh đen nhánh, bọc kín lấy nhân, khi ăn thật dẻo, thật mịn mà không dính răng, nhai một chút sẽ thấy bột nếp dẻo quánh, đậu bùi ngọt và dừa béo thơm hòa với mùi lá gai. Thật khó quên.

Bánh tráng nước dừa

Bánh tráng nước dừa của riêng Bình Định là món đạm bạc, rẻ tiền nhưng thơm ngon và đậm cái tình của người dân. Làm từ củ mì (củ sắn) nạo nhỏ, lọc kỹ. Cùi dừa bào mỏng, lấy nước cốt. Tất cả trộn với nhau cùng vừng, gia vị, tráng như bình thường rồi phơi nắng.

Nồng nàn ẩm thực Bình Định - 5

Bánh tráng nước dừa khi nướng phồng lên dậy mùi và ăn giòn béo ngậy, bùi bùi, ngon khó tả! (Ảnh: Internet)

Nghe thì đơn giản nhưng người tráng bánh phải luyện dữ lắm mới cho ra hàng trăm chiếc bánh như một, giống như khuôn từ kích cỡ, độ dày mà không làm sứt mẻ khi gỡ bánh và đè bánh.

Bánh mua về nướng than hồng, phồng ra thơn nức mùi dừa và vừng, cong cong nhìn đến là thích mắt. Rồi cứ thế, mọi người bẻ bánh ngay tại chỗ, ăn khi còn nóng mới thú vị. Bánh vừa giòn, vừa béo, vừa bùi bùi, nghe đâu đó còn có hương hành, vị tiêu cay nóng, bột ngọt ngọt, vô cùng hấp dẫn.

Bún tôm

Xưa kia, người dân quanh đầm Châu Trúc, Phù Mỹ, Bình Định thường đánh bắt cá đem muối mắm, phơi khô. Do đầm nhiều tôm quá mà ăn hoài các kiểu cũng ngán, họ chế, lấy tôm nấu nước ăn với bùn, sau này thành đặc sản của vùng.

Nồng nàn ẩm thực Bình Định - 6

Bún tôm ngọt ơi là ngọt, ngon ơi là ngon (Ảnh: Internet)

Bún tôm nhất định phải chọn tôm đất từ đầm Châu Trúc còn tươi sống, nhảy tanh tách, làm sạch rồi giã nhuyễn cùng hành tím, tiêu, bột ngọt, nước mắm ngon. Một số người còn cho lòng đỏ trứng và rượu trắng cho màu tôm đẹp mắt, vị thịt tôm càng đậm đà, khác biệt.

Khi có khách, chủ hàng mới gẩy ít thịt tôm đã làm, vắt bún, thêm hành tươi, rau thơm, ớt kim và chút chanh tươi rồi đổ lên trên nước lèo nóng hổi. Tô bún bưng ra nghi ngút khói, thơm lừng vị riêng dìu dịu, thanh tao.

Ăn vào thấy cay xè ớt, chua chua chanh, ngọt ngọt beo béo thịt tôm, thơm thơm mùi húng quế và tiêu sọ mới rắc. Bún tôm, thứ món ngon Bình Định này mà ăn vào trời lâm râm mưa thì quả là “quên sầu”.

Bánh xèo

Cách làm tương tự như nhiều địa phương khác nhưng nguyên liệu của bánh xèo Bình Định có khác một chút, khiến người ăn thấy mới lạ. Người Bình Định cho thêm vào nhân bánh cả rau củ như nấm, hành tây và thịt bò.

Nồng nàn ẩm thực Bình Định - 7

Bánh xèo Bình Định có thêm rau và thịt bò khác biệt (Ảnh: Inte

Làm bánh xèo, khâu quan trọng là lựa chọn nguyên liệu. Tôm đất không quá lớn, không quá nhỏ để giữ cho bánh có vị ngọt dai, thơm đặc trưng, đặc biệt, tôm phải còn sống, nên bánh xèo này còn được gọi là bánh xèo tôm nhảy; bột gạo lựa kỹ không hôi; nước mắm nguyên chất mới được.

Khi có khách, chủ hàng cho bột gạo nguyên thủy, không gia giảm thêm bột nghệ hay phụ gia tạo màu được đổ lên bếp, rồi rải phía trên là tôm, giá đỗ, thịt heo, thịt bò, chút nấm, hành tây xắt mỏng… một lát mùi thơm dậy lên là được. Bánh xèo được cuốn bánh tráng cùng rau sống, rau thơm, xoài, dưa leo xắt mỏng, chấm trong bát mắm chua chua ngọt ngọt đủ chanh, tỏi, ớt rất tuyệt vời.

Cá chua

Đây là tên một loại cá thơm ngon của riêng Bình Định. Cá chua được chế biến nhiều món: cá chua hấp, cá chua nấu lá giang, cá chua nấu mẳn (chỉ nấu với nước và hành, không phụ thêm gia vị), nhưng được ưa chuộng và giữ vị tốt nhất là cá chua nướng ăn kèm muối ớt.

Nồng nàn ẩm thực Bình Định - 8

Cá chua nhỏ người nhưng ngon thịt.

Cá chua ngon hay không phụ thuộc vào thời điểm trong năm và độ tuổi của cá. Cá còn nhỏ thì thịt chưa thật đậm, nhưng da cá mềm và đầu cá bùi ngon; khi cá già, da trở nên cứng và xác hơn, bù lại, thịt săn, ngon khỏi nói.

Đến Bình Định mùa xuân – hạ, nhớ nếm thử cá chua để biết cá không hề chua mà ngon thơm và ngọt lành.

Bún song thằn/ song thần

Bún song thằn có cái tên đặc biệt như vậy là do khi làm bún, người ta bắt dây bún từng đôi một. Lâu dần, có người đọc trại đi thành bún song thần, nghe vừa uy nghiêm, vừa huyền bí.

Nồng nàn ẩm thực Bình Định - 9

Bún song thằn có giá trị dinh dưỡng cao.

Nó nổi tiếng vì nguyên liệu chính để làm bún là đậu xanh. Do vậy, bún song thằn có hương vị thơm ngon và giá trị dinh dưỡng cao. Xưa nay, dân gian còn truyền câu: “Nón ngựa Gò Găng/ Bún song thằn An Thái/ Lụa đậu tư Nhơn Ngãi/ Xoài tượng chín Hưng Long” để thấy món này được đánh giá cao thế nào.

Bún song thằn phải dùng nước sông Kôn mới cho ra vị đúng như ý. Khác bún tươi, ăn ngay khi làm, bún song thằn phải qua khâu phơi phóng mới thành phẩm. Nhưng cũng chính vì thế, nó kết hợp được với nhiều nguyên liệu khác cho ra món ăn ngon lành và đa dạng như nấu với tôm, thịt nạc, lòng gà ăn ngọt và mát.

Tắm biển, hải sản và nhiều đặc sản thế này chắc chắn đem lại thời gian xả stress hữu ích cho bất cứ ai. Xứ Nẫu đang chờ bạn khám phá đấy.

Giản dị mực sữa rim

Không nổi tiếng như các vùng biển khác, biển Bình Định có một vẻ đẹp bình dị. Con người nơi đây cũng vô cùng hiếu khách. Nếu một lần tới nơi đây bạn sẽ rất ấn tượng bởi vẻ hoang sơ của biển cả và hơn thế là những món ăn dung dị làm đắm say lòng người.

Những chú mực sữa mini, thân trắng nõn nã, thịt mềm, thơm phưng phức được những ngư dân chăm chút phơi nắng cho vừa khô. Tiếp đó là món “nước sốt” hảo hạng được chế từ hỗn hợp đường-tiêu-nước mắm, ít ớt khô, mấy trái me. Nhúng cả thân hình còm còm của chú mực sữa này vào tạo thành món mực rim tuyệt vời. Mực ngấm đều gia vị, ăn chua chua, cay cay, mặn mặn làm mồi nhậu với rượu bầu đá thì hết sẩy.

 Mê say rượu bầu đá

Rượu Bầu Đá (RBĐ) là đặc sản của quê hương Bình Định, có xuất xứ từ thôn Cù Lâm, xã Nhơn Lộc (An Nhơn). Nấu rượu là nghề truyền thống của người dân nơi đây. Tương truyền từ ngày xưa, khi Bình Định còn là kinh đô của Chiêm Thành, RBĐ là thức uống chỉ được dùng để tiến cống lên vua Chế Mân, và nguồn nước dùng để nấu rượu cũng chỉ duy nhất lấy từ một bầu đá trong vùng. Không dùng loại nước này, RBĐ sẽ bị thay đổi mùi vị và màu sắc, mất đi cái đặc trưng cần có của rượu.


Xưa nay RBĐ chỉ sản xuất bằng thủ công, đặc biệt là tất cả các dụng cụ dùng để nấu đều làm bằng sành, thủy tinh và tre nên có hương vị đặc trưng. Muốn có rượu ngon, khi chưng cất không được vội vàng, phải dùng lửa liu riu mới vắt cạn được tinh chất gạo.

Người nấu rượu lâu năm có thể không cần nếm cũng có thể thẩm định được chất lượng của rượu bằng cách lắng nghe tiếng rơi của rượu trong vại sành lúc chưng cất. Theo những người sành về rượu, thì RBĐ có những nét riêng không có nơi nào có được.

Đưa rượu lên rót, tiếng rượu thánh thót trong veo, hơi rượu thơm nồng dịu, nước rượu trong như pha lê. Rượu rót ra chén sủi tăm, ngát hương, uống vào cho cảm giác lâng lâng, bay bổng. Chính nhờ những đặc trưng này mà danh tiếng của RBĐ vang xa, RBĐ đã có mặt khắp nơi trong cả nước và được người tiêu dùng chấp nhận.



Món ngon miền đất võ Bình Định

Chưa phải là địa danh du lịch nổi tiếng nhưng Bình Định có rất nhiều điểm thú vị để bạn khám phá. Mời bạn thưởng thức một số món ngon ở miền đất này qua ảnh của bạn Nguyễn Trọng Khoa.

Cá dìa nướng muối ớt.

Cua Huỳnh Đế.

Tôm nướng.

Lẩu hải sản thập cẩm.

Cá ninja ăn ngon như thịt gà ta.

Gỏi da cá nhám.

Cá mặt quỷ.

Cá bốp kho tộ.

Bánh hỏi cháo lòng.

Các loại bánh truyền thống của Bình Định.

Bánh ít lá gai.


Ăn rong ở Quy Nhơn




Đi ăn rong cũng là một cái thú. Lang thang trên những con đường, tình cờ ghé vào một quán nhỏ ven đường ăn lót dạ. Và thật thú vị khi ta phát hiện ra được một quán ngon, “làm quà” để tặng người thân và bạn phương xa bằng câu nói “có quán này ngon lắm, ăn thử hông?”, hoặc “khi nào bạn về, mình sẽ dẫn bạn lang thang, đi ăn rong trên phố xá Quy Nhơn”...

Hàng bánh ít, bánh tai vạc, bún dây lúc nào cũng đắt hàng.

* Bánh canh, bánh cuốn và bún chả cá Quy Nhơn

Đó là những món ăn mà bạn có thể dễ dàng tìm thấy ở bất kỳ quán ăn nào trên đường phố Quy Nhơn. Đó là “đặc sản” của phố biển quê hương.

Bánh canh làm từ những sợi bột dài trắng tinh làm từ bột gạo hoặc bột mì nhất. Còn bánh tráng cuốn, ở Bình Định mới có thứ bánh tráng vừa mỏng, vừa dai vừa miệng người ăn đến vậy. Nổi tiếng và được nhiều người biết nhất là quán bánh canh Bà O (45 Phan Đình Phùng). Chẳng biết bà tên thật là gì, chỉ biết bà dân gốc Huế, khách vẫn kêu O, lâu rồi thành quen. Bánh canh của bà là bánh canh làm từ bột gạo, cọng tròn dài vừa đủ ăn. Bánh canh chả cuốn, thêm một quả trứng cút, nửa lát chả lụa sóng sánh trong vị nước lèo đậm đà. Thêm chút hành lá, chút tiêu, chút ớt tương sánh đỏ. Vậy là ta đã có một tô bánh canh ngon lành, giá 5.000 đồng/tô, chả cuốn 3.000 đồng.

Gần hai năm trở lại đây, xuất hiện món bánh canh cua O Huệ (28 Trường Chinh)- đặc sản của xứ biển du lịch Nha Trang. Chẳng biết lấy nguồn từ đâu, nhưng lúc nào tô bánh canh cũng có vài miếng nạc cua thêm vài lát chả cá. Vị cá - cua kết hợp, thêm cọng bánh canh bột mì nhứt dai dai... khiến thực khách Quy Nhơn thấy lạ miệng.

Còn bún cá ư? Hầu như mọi con đường ở Quy Nhơn đều có bán. Nhưng nhiều người vẫn “chấm” quán 159 đường Nguyễn Huệ. Ngoài nguyên liệu chính là chả cá, tô bún còn được chủ quán “điểm xuyết” thêm một vài tai nấm rơm làm cho tô bún “ngọt” hơn. Dĩa rau sống được chủ quán chăm chút từng chút một, từ hoa chuối chát xắt nhỏ đến các vị húng, quế, xà lách thái nhỏ, tạo cho thực khách cảm giác rất ngon miệng. Một người bạn dân Hà Nội của tôi đến Quy Nhơn nằng nặc đòi dẫn đi ăn bún cá dù buffee sáng tại khách sạn chẳng thiếu thứ gì. Vừa ăn vừa hít hà, anh phán “ngon quá” và làm liền một lúc hai tô.

Mùa sứa rộ (cuối xuân đầu hè), bạn muốn thưởng thức món bún sứa cho mát dạ, hãy nhớ ghé đến quán Vân Vi ở 142 Lê Hồng Phong.

* Bánh xèo

Nói đến bánh xèo, thể nào giới sinh viên Trường Đại học Quy Nhơn và những người sống ở Khu 6 (đoạn đường Nguyễn Thái Học, Ngô Mây, Hoàng Văn Thụ) sẽ nghĩ ngay đến quán Cây Me (số 546 Nguyễn Thái Học) bởi nó khá ngon.

Trước đây, ở góc ngã tư đường Trần Cao Vân - Phan Bội Châu có đến ba, bốn quán bánh xèo nằm liền kề nhau, rất đông khách. Nhưng kể từ khi một cô chủ quán xinh gái theo chồng bỏ cuộc chơi (làm nhiều nam thực khách tiếc ngẩn ngơ) thì góc quán bánh xèo này thưa hẳn. Trong hai quán còn lại ấy, giờ thực khách đến quán Thu Vân nhiều hơn (90C Trần Cao Vân). Phải chăng là vì cô ấy trẻ hơn người chủ quán kia?

Nếu bạn là người hay la cà, chịu bỏ thời gian đi tìm hiểu các ngóc ngách, hẻm nhỏ của Quy Nhơn, xin mời đến căn hẻm nhỏ mà có thể đi vào bằng hai đường Đinh Bộ Lĩnh hoặc Trần Hưng Đạo (hẻm 90 Trần Hưng Đạo). Cua qua ba, bốn dạo, hỏi thăm quán chị Mai, chuyên bán bánh vào buổi chiều. Bánh xèo đúc ngon, cô chủ quán niềm nở, đón tiếp chu đáo nên dẫu có ngồi chờ 1-2 tiếng, khách vẫn cứ vui lòng đợi thêm. Lưu ý: nhắm mình ăn được bao nhiêu thì kêu đúc bấy nhiêu phòng khi quán không kịp phục vụ. Đang ăn “dở mồm” mà phải chờ... để ăn tiếp thì mất cả ngon.

* Các loại bánh khác và chè

Quy Nhơn chẳng có nhiều loại chè, loại bánh kiểu “cung đình”, thưởng thức “hương hoa” như ở Huế mà chỉ có các loại bánh “ăn chắc, mặc bền” như chính tính cách của người dân Bình Định vậy.

Quán bánh bèo nóng ở số 742 Trần Hưng Đạo mà mọi người vẫn thường gọi là bánh bèo Cây Mận. Đơn giản, vì quán có hai cây mận trước sân. Bánh bèo nóng mới đúc, rắc thêm ít tôm chấy (tôm quá mắc nên thay bằng cá nhưng đảm bảo không để lại mùi tanh) lên trên, thêm ít bánh mì chiên giòn, hành phi... bảo đảm người đói bụng, lâu ngày thèm bánh bèo có thể “dứt” một lúc hai, ba chục chén bánh bèo.

Tại góc đường Mai Xuân Thưởng, trước hiên nhà số 100, có cô chủ chuyên bán nhiều loại bánh. Từ bánh ít nhân mặn, bánh bèo, bánh hỏi, bánh tai vạc, bánh gói đến bún dây, chả ram... để cho thực khách tha hồ mà chọn lựa, thích gì ăn nấy. Cỡ từ 3 giờ chiều trở đi, quán lúc nào cũng đông khách, không chỉ các bà, các cô, học sinh ăn lót dạ trước khi vào tiếp các cua học thêm mà cánh đàn ông, con trai cũng có mặt. Hóa ra, thú đi “ăn hàng” cũng không phải là “độc quyền” của giới nữ.

Người “hảo ngọt” thích ăn chè, hẳn thể nào cũng biết đến quán chè của Cô Bảy- ngay gần ngã tư đường Tăng Bạt Hổ - Lê Hồng Phong (Quy Nhơn). Chè đậu xanh bông cau vàng ươm, hột đậu mềm nhưng không nát. Chè đậu trắng, đậu đỏ, đậu ván, đậu đen, rồi chè ỉ... loại nào cũng ngon. Ăn miếng chè ngọt thanh chứ không gắt như những quán khác. Vì tín nhiệm Cô Bảy nên nhiều gia chủ đã đến tận nhà (hẻm 53 Diên Hồng) mua chè trước để về cúng rằm, tất niên.

Ở đường Ngô Mây, HSSV rất kết quán chè Nhớ ở số nhà 134. Quán chỉ chuyên bán chè thập cẩm (đủ loại), chè trái cây hay đông sương. Chè ở quán này ngon, rẻ nên nơi đây là “điểm hẹn” không chỉ của các đôi bạn yêu nhau mà còn của các bạn sinh viên đến “khao” học bổng, hoặc “chung độ” sau chầu cá độ nào đó.

Đất Quy Nhơn vốn “nổi tiếng” về giá cả phải chăng, rẻ hơn các thành phố khác. Bởi thế cho nên, chỉ 1.000 đồng bạn có thể thưởng thức được một chén chè nóng, vị ngọt thanh tao của chè Cô Bảy, dĩa bánh tai vạc, bún dây 2.000 đồng, tô bún cá ngon nhất cũng chỉ có 6.000 đồng (có thể lên vào dịp Tết).

Chiều. Dạo quanh thành phố bằng xe máy, xe đạp, lang thang trên từng con phố nhỏ trong không khí bình yên của phố biển, rẽ vào quán bên đường hay trong hẻm nhỏ thưởng thức thú ăn rong. Chà, thật chẳng có gì tuyệt bằng!

Không tin, thử thì biết!


Thông tin nhà hàng,quán ăn,quán cà phê ở Bình ĐỊnh


Tham khảo thêm kinh nghiệm du lịch Bình Định và các tỉnh miền Trung -

Bài viết được sưu tầm từ nhiều nguồn

Đầu tiên là món nem nướng ăn kèm với xì dầu dằm ớt xanh và tỏi sống đặc sản của đất Bình Định. Món nem này nổi tiếng nhất là trên đoạn Trần Bình Trọng, đoạn giao nhau với Phan Bội Châu. Quán này lúc nào cũng đông khách, và theo thời giá tháng 2/2009 là 2000đ một miếng nem như vậy.

Kế bên quán nem là quán sinh tố cực nổi tiếng bởi theo như nhiều cư dân Quy Nhơn thì nơi này bán sinh tố ngon nhất (nhưng chỉ 6000đ/ly). Ở Quy Nhơn phân ra hai loại sinh tố: một là sinh tố xay làm từ trái cây xay nhuyễn, hai là sinh tố dằm làm từ các loại trái cây cắt miếng to không xay với sữa và dừa sấy khô. Tất cả đều rất thơm ngon. Chả thế mà đến đây lúc nào cũng phải đợi cả, vì đông khách lắm.

Tiếp theo là món bánh canh "chửi" nằm trên đường Phan Bội Châu cách quán nem khoảng 50 mét. Tại sao lại gọi là bánh canh "chửi", vì bánh canh khá ngon, vì quán khá đông khách, nên ở đây, chủ quán mới là… thượng đế. Một tô bánh canh bột gạo chả cá nóng hôi hổi cực ngon chỉ có 4000đ-5000đ. Ở đây còn bán cả chả ram (chả giò/nem rán) 700đ/cuốn khá ngon.

Đối diện quán này là quán kem 3000 (tức tất cả các loại kem ở đây đều có giá 3000đ) với món kem trộn độc đáo gồm 2 viên kem trái cây và 1 bánh plan rất ngon. Ở đây còn bán kèm gỏi gan bò với đu đủ 5000đ/dĩa, và mực ngào đường cũng khá ngon.

Gần gần đó khoảng 100 mét theo đường chim bay, tọa lạc trên đường Tăng Bạc Hổ, đối diện trường Lê Lợi là quán ốc và xìa (tức sò lông) ngon cực. Giá cũng cực rẻ: 5000đ/ dĩa ốc và 6000đ/dĩa sò.

Cũng là ốc nhưng không ngon bằng, tuy vậy cũng tạm được là quán nằm trên đường Mai Xuân Thưởng, sát Sacombank. Bù lại, ở đây có bán kèm rượu nếp (cơm rượu) ăn với đá lạnh rất ngon, chỉ 3000đ/ly.

Nói đến gỏi gan bò với đu đủ thì quán cóc trên đường Phan Đình phùng nổi tiếng từ lâu, bán kèm nem chua và chè đạu xanh, chè bắp rất ngon.

Khi nào buồn buồn thì có thể ra biển ngồi những quán dọc bờ biển đoạn gần khách sạn Hải Âu mà nhâm nhi vài con mực nướng, cá nướng, với cốc, xoài, ổi, ăn bánh tráng nước dừa với nước sốt ớt hay uống nước mía với giá khá bình dân.

1-/- Cuối đường Phan Bội Châu : ăn gỏi -  kem trộn – bánh canh – chả ram

2-/- Bánh bèo cây mận Đống Đa hoặc đường Lý Thường Kiệt ( đầu đường sân bay ).Hoặc Bánh Bèo chuồng heo hẻm 440 Nguyễn Thị Minh Khai

3-/- Ốc bưu đường Mai Xuân Thưởng ( đối diện Sacombank )

4-/- Vịt lộn đường Tăng Bạc Hổ ( ngay Sở Nội Vụ – ở gần ngã tư Tăng Bạc Hổ và Lê Hồng Phong )

5-/- Bún chả cá Ngọc Liên đường Nguyễn Huệ ( gần Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bình Định )

6-/- Hải sản thì dọc đường Xuân Diệu ven biển hay Quán Hải Sỷ đối diện trường THPT Lê Quý Đôn là ngon rẻ

7-/- Xôi chiên và Cơm cháy chiên ngay đầu đường Lý Thường Kiệt

8-/- Quán Chè Nhớ đường Ngô Mây ( các loại chè )

9-/- Quán chè Chuối Nướng đường Nguyễn Công Trứ bên cạnh Trường Tiểu Học Lê Hồng Phong

10-/- Tiệm Bánh Mì Chấm Trà Thế Giới đường Nguyễn Công Trứ đối diện Trường Tiểu Học Lê Hồng Phong

11-/- Bánh mì nướng lu gần Trường THPT Lê Quý Đôn

12-/- Kem Ngọc Nga ngay Trung Tâm Tượng Đài Quang Trung

13-/- Quán Gà Chỉ Sáu Cao gần Khu Du Lịch Ghềnh Ráng

14-/- Bánh xèo Tôm Nhảy Phước Sơn Tuy Phước .Nếu không có điều kiện đi xa thì ăn ở Ngã Tư Trần Cao Vân và Phan Bội Châu hay Đầu đường Bạch Đằng sau lưng Điện Lực Bình Định cũng OK

15-/- Khu ăn uống linh tinh về đêm là Đường Ngô Văn Sở gần Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh

16-/- Bún khô và cuốn thịt nướng ở đường Bùi Thị Xuân gần Trường Tiểu Học Lê Hồng Phong

17-/- Bánh canh cua Bà O đường Phan Đình Phùng ( góc ngã tư Bạch Đằng - Phan Đình Phùng )

18-/- Bánh hỏi cháo lòng đầu cầu Diêu Trì,hoặc quán ở đừơng Ngô Quyền

19-/- Xôi Thơm - 155/8 Nguyễn Thái Học

20-/- quán bánh canh ở đường  Phan Đình Phùng  giáp với  đường Bạch Đằng . món cút ram ở Ghềnh Ráng . Các món ăn đêm rất là rẻ cho sinh viên ở đường Ngô Văn Sở , bánh xéo tôm nhảy ở Phước Sơn

QN thành phố biển, chúng ta bắt đầu từ đặc sản biển, nhữn quán đặc sản biển, theo hiểu biết của MGC thì được bắt đầu từ cầu chữ Y, đồng thời với nó và quán Hải Hồ đối diện khách sản thuỷ thủ-cảng QN. Hiện nay những quán này vẫn tồn tại, và nhìn chung nếu ăn đồ chẳng hạn như đồ luộc thì phải là hải sản tươi thì mói ngon hãy đến hải hồ, nhất là món mực ống luộc cuốn bánh tráng mắn gừng, có thể nói ngon nhất QN, nhung mắc tiền, và quán này giá bán đều đắt hơn các quán khác. bắt đầu cái thời QN có nhiều người quan tấm đến các quán đặc sản biển, là khi xuất hiện các quán ở Trần Độc, 1 rồi 2 quán mọc lên, còn nghèo nàn về cơ sở vật chất, quán Đông lúc đó cũng chỉ là quán cóc, vài ba cái bàn nhỏ, vói mấy cái ghế đẩu nhỏ thấp lè tè, không nhu hoành tráng như hiện nay. từ cái thời trần độc đó, bắt đầu cho ky nguyên đạc sản biển ở QN, lúc này có thể nói là cao trào của nguời dân QN đua nhau đặc sản biển, cũng có lí do của nó, vi gí cả ở đây rẻ, mà ăn cũng ngon, và có lẻ quán Đông, 2000 là những chổ khả dỉ nhất ở khu vục này bây giờ, ĐÔng vói cá sơn cá mú hấp, 2000 với mực chiên tỏi...dù rằng ở đây có đến 5 hay 6 quán gì đó.

cái kỷ nguyên trần độc đó đã phát triển ra các địa điểm khác ở QN, như Phan Đình Phùng, ở đây thục sự mà nói thì nấu món nhậu không ngon, có chăng chỉ là địa điểm. ah, nếu muốn ăn mắt cá ngừ đại dương hầm thuócc bắc thì tìm đến tàu QN trên đường đống đa

lại nói đến các quán nhậu truyền thống, kiểu lẩu thập cẩm, lẩu bò mà thơig gian khoảng hơn 10 năm trước rất thịnh hành, thì không thể không nói tới quán Sơn, quán Năm Bửu ở khu vực bạch đằng, và tới giờ nó vẫn còn tồn tại ở khu vục này cũng khoảng 5 hay 6 quán lẫu, ở Sơn và Năm Bửu ta có thể tìm thấy món ngậu pín, ngon nhất nhì QN. có thể ăn có heo ở đây, ếch chiên bơ cũng rất ngon. và không thể quên quán lẫu bò đối diện cổng sân vận động trên đường phan bội châu, giá cả phải chăng, ngon. ah, còn có quán trên ở trong hẻm dường Diên Hồng, bán về Lươn rẻ bất ngờ, rượu ở đây uống tạm đưọc

nói đến tiết canh vịt, những món nhậu về vịt, khoảng hơn 10 năm truớc ở khu vực đầu đường lê hồng phong coq quán Thu Thảo, và một 2 quán gì nữa, quên tên mất, hình như thu thảo quán vẫn còn tồn tại, nhưng không được như truớc. nhắc đến vịt thì phải nhắc đến chim cút, có một dạo quán chim cút ở tại lò cút, nẳm trong nới hẻo lánh tận ghềnh ráng, vòng vèo qua cả mấy mồ mả dọc đường thì đến một sân vườn rộng, cút ở đây ăn tuơng đối ngon, và đặc biệt là giá rẻ.

Một thiếu xót lớn nếu ta không nhác đến thịt chó, tôi nhớ cái thời tôi còn nhỏ các anh các chú ở nhà thường nhắc đến thịt chó biên cương, thịt chó Lê thánh Tôn, nhưng sau đó co nhiều quán khác mọc lên như trong ghềnh ráng, khu đất quân đội trên đường Nguyễn Lữ noíi dài, mà hiện nay quán Kinh Bắc có lẻ là ngon nhất theo hương vị miền Bắc, xứ sở thịt chó. 

"sống ở trên đời có miến thịt chó

chết xuống âm phủ không có mà ăn"

không thể không có dê, vì dê luôn tồn tại trong mỗi conngười chúng ta. Hai Thái là hiểu biết của tôi, có thể còn nhiều nữa, những trong pham vi được ăn và thưỏng thức thì tôi chỉ biết Hai Thái - QuY đức, Mai Xuân Thưởng.

lại nhắc đến quán Rắn, không biết cái quán rắn trên Trần Thị Kỷ có còn không? hoạc quán rắn ở gềnh ráng. Ăn rắn tưong đối ngon, không biết sao tôi vẫn ấn tượng khi ăn cháo rắn, mấy cái trứng rắn ngon tuyệt.

đã nói rắn thì phải có rừng, một ngôi sao mới về rừng đang xuất hiện ở QN, đặc biêtk là kỳ tôm, chồn, treo, quán tên là Kỳ tôm, nằm tuốt trong hẻm ở chuồng Gà - Nguyễn thái học, ở đây có rưọu ngon. có nhiều quán rừng khác, trên Phan Đình phùng cũng có, và không thể không nhắc đến 3 cây xoài ngã 3 ônng thọ. một quán lâu năm, ăn 33, treo, chồn chọn con cân ký, nhưng ăn ở đây tương đối đắt tiền. 

nếu rẻ thì đến quán gỏi biển QN, đong xị rượu (tuy rằng rượu dở nhất QN) nhưng bù lại có món gỏi bò ngon, cay xè. còn nữa quán lòng nướng của Tư cháo Lòng ở ngoài đầm đống đa, gần chợ đầm, có thể mệnh danh là đệ nhất lòng nướng QN. 

nói lại quên mấy quán trên nguyễn công trứ, Nguyễn thái học, trần phú, nhưng ở đây cũng không có nhiều nổi bậc. 

Đã nhắc đến Chuồng Gà sao không nhắc đến quán không tên ngay gần sân bay, ngay chỗ Thanh Tra nhà nước ấy, siêu rẻ và ngon, dân nhậu bình dân và chỉ ngồi từ 3 4h đến chập tối là hết hàng. 

- Quán chín râu trên đường Trần Quang Diệu hay Bùi thị Xuân (quên mất tên đường) đoạn gần ngã 3 với Lý thường Kiệt. quán này dzo làm kía lẫu thì ok, rượu uống cho xong, ăn lẫu mà uống bia thì nặng bụng lắm.

- quán bia 4 kẹo ở Biên phòng đầu đường NT học, dzô làm vài cái chân gà chiên mắn, ngắm pà con đi, chai bia QuyNhơn giá bình dân. giá cả chịu được. 07 trần phú ngồi cũng được, nhưng mồi nhắm thì không có gì.

- Quán chín Quẩn trên nguyễn công trứ có món gỏi trộn cũng tương đối ngon.

- hồi trên LHPhong chỗ svđ có quán cháo bò tương đối ngon, làm dĩa gân bò +xi rượu = mát trời ông địa

- trong khu đầm đống đa hồi có quán vịt nằm ở con đường rất là hẻo lánh, nhưng rẻ mà ngon, chắc bây giờ sập tiệm do dịch cúm.

- quán lươn trong hẻm diên hồng gần trường Ngô mây giá cũng rất rẻ. có rượu tiết lươn, và món lươn hấp cũng ngon lắm

- mấy cái quán lẫu ở khu vục bạch đằng, trần cao vân giá cả cũng phải chăng

hồi truóc có mấy quán ốc biển, càn cua ở khu đông sân bay, không biết giờ còn không? hồi ở ngã đường nguyễn thái học với ngô mây cũng có cái quán nhậu thập cẩm bình dân không biết giờ sống chết ra sao.

mấy quán trên phan đình Phùng , thit rừng toàn để tủ lạnh nên không còn tươi nên rất dỡ mà lại đắt tiền.

Quán chim cút Ghềnh Ráng có tên là Minh Đệ, nay chuyển chỗ rồi, ra phía ngoài một tí (vào đó, thấy không khí tiếp thị cứ như chiến tranh, hãi lắm!). Quán ngon còn có món cá đuối ở Võ Đình Tú, xách một xị Bàu đá tới, uống rất bắt mồi! Thịt cầy thì trước kia có 72 Lam Sơn, nay thì Kinh Bắc chỗ chú em Chiến cũng được! Ra Cao Bá Quát thì chứng kiến cha con ông chủ cá độ bóng đá, vui ra phết. Muốn mát, ra tàu Hoa Hoa hay các nhà hàng nổi Quy Nhơn. Quán Trầu Cau ở Mai Xuân Thưởng hơi bị chán, cứ chăm chăm rót bia mà chẳng để ý phục vụ gì cả. Lòng nướng thì duyệt được ở bên hông trường TH Lê Hồng Phong. Ở eo cũng tạm tạm! Óc heo thì lên Hóc Bà Bếp, rẻ cực! Mà quan trọng là rượu, các chú ạ! Rượu ở Quy Nhơn, 90% là rượu cồn Nguyễn Văn Bé, tốt nhất là có Bàu đá ở nhà (như tớ chẳng hạn), chiết ra chai mang ra quán uống cho bảo đảm


-  Cuối đường Phan Bội Châu : ăn gỏi -  kem trộn – bánh canh – chả ram 

-  Bánh bèo cây mận Đống Đa 

+ Bánh bèo Lý Thường Kiệt ( đầu đường sân bay ).

+ Bánh Bèo chuồng heo hẻm 440 Nguyễn Thị Minh Khai 

- Ốc bưu đường Mai Xuân Thưởng ( đối diện Sacombank ) 

- Vịt lộn đường Tăng Bạt Hổ ( ngay Sở Nội Vụ – ở gần ngã tư Tăng Bạt Hổ và Lê Hồng Phong ) 

- Bún chả cá Ngọc Liên đường Nguyễn Huệ ( gần Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bình Định ) 

+ Bún cá Thảo Nguyên - 40 Tôn Đức Thắng 

- Hải sản thì dọc đường Xuân Diệu ven biển 

                               + Quán Hải Nam (Sỷ) 

+ Cine 

+ Quy Nhơn 

+ Ba Tín - 32A Xuân Diệu 

Nhà Hàng Bảy Hoa Tọa lạc tại 100 Xuân Diệu 

-Nhà hàng cơm các loại Quê Hương Lê Hồng Phong + Tăng Bạt Hổ 

- Xôi chiên và Cơm cháy chiên ngay đầu đường Lý Thường Kiệt 

- Quán Chè Nhớ đường Ngô Mây ( các loại chè ) 

- Quán chè Chuối Nướng đường Nguyễn Công Trứ bên cạnh Trường Tiểu Học Lê Hồng Phong 

- Tiệm Bánh Mì Chấm Trà Thế Giới đường Nguyễn Công Trứ đối diện Trường Tiểu Học Lê Hồng Phong 

- Bánh mì nướng lu gần Trường THPT Lê Quý Đôn 

- Kem Ngọc Nga ngay Trung Tâm Tượng Đài Quang Trung 

- Quán Gà Chỉ Sáu Cao gần Khu Du Lịch Ghềnh Ráng 

- Bánh xèo Tôm Nhảy Phước Sơn Tuy Phước 

+ Gia Vỹ - đường Diên Hồng 

- Khu ăn uống linh tinh về đêm là Đường Ngô Văn Sở gần Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh  

- Bún khô và cuốn thịt nướng ở đường Bùi Thị Xuân gần Trường Tiểu Học Lê Hồng Phong  

- Bánh canh cua Bà O đường Phan Đình Phùng ( góc ngã tư Bạch Đằng - Phan Đình Phùng ) 

- Bánh hỏi cháo lòng đầu cầu Diêu Trì 

- Xôi Thơm - 155/8 Nguyễn Thái Học 

- Cơm Tấm - Gà Bảy Quán - Mai Xuân Thưởng + Trần Phú



Những món ăn vặt ngon ở Hà Nội
Món ăn ngon ngày giáng sinh -
Món ăn ngon Hội An, không thể bỏ qua khi đến phố .
Những món ăn ngon khi đi dã ngoại cực chế biến .
Món ăn ngon từ lò vi sóng
Những món ăn ngon không sử dụng nhiệt l



(st)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý