Thực phẩm tốt cho đường tiết niệu của bạn

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Thực phẩm tốt cho đường tiết niệu của bạn

19/04/2015 09:38 AM
1,287
Một chế độ ăn uống lành mạnh không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn có những tác động trực tiếp đến tình trạng của đường tiết niệu. Chúng ta cùng điểm lại những thực phẩm tốt cho đường tiết niệu nhé!

 

THỰC PHẨM TỐI ƯU KHI BỊ VIÊM ĐƯỜNG TIẾT NIỆU

 
Sữa chua: Có chứa nhiều vi khuẩn sống nhờ quá trình lên men, điều này rất có lợi trong việc cân bằng độ pH trong môi trường âm đạo. Trái lại nếu phải gánh chịu hệ lụy mất cân bằng âm đạo thì “cô bé” sẽ rất dễ bị khô rát, viêm nhiễm và “tiếp tay” cho những chứng bệnh phụ khoa.
Ngoài ra, trong quá trình mắc các chứng bệnh liên quan đến “cô bé” thì các bác sĩ chuyên khoa cũng khuyên bạn nên ưu tiên và tăng cường hàm lượng vi khuẩn sống probiotic trong cơ thể để cải thiện nhanh chóng quá trình điều trị bệnh.
Vậy nên khi mua sữa chua cũng như các chế phẩm từ sữa chua bạn nên chú ý đến hàm lượng vi sinh vật lên men sống trong đó để tận thu lợi ích tuyệt vời này.
Nước ép quả nam việt quất: Nước ép quả việt quất giống như một “kho” chứa vitamin và khoáng chất. Nó có khả năng giúp bạn phòng ngừa chứng bệnh viêm nhiễm đường tiết niệu.

Viêm nhiễm đường tiết niệu là một chứng bệnh “biến chứng” của những căn bệnh liên quan đến âm đạo ví như viêm nhiễm vùng kín, nhiễm trùng đường tiểu… Sở dĩ có công dụng đặc biệt này là nhờ vào hàm lượng axit có trong nó “đánh bại” những vi khuẩn gây hại, gây nên hiện tượng viêm nhiễm, nhiễm trùng.
Để nhanh chóng chấm dứt quá trình viêm nhiễm này thì bạn nên bổ sung thêm nước ép nam việt quất vào chế độ ăn uống nhưng đồng thời cũng nên cắt giảm những thức uống nhiều cồn và caphein, có thể khiến cho bàng quang bị sưng viêm tồi tệ hơn.
Rau củ, quả và các loại hạt: Là nhóm thực phẩm lành mạnh, không những giúp bạn rút ngắn được quãng đường giảm cân mà còn có khả năng “tăng sức đề kháng” cho âm đạo.
 
Vitamin E là loại vitamin điển hình được tìm thấy trong dầu oliu, quả bơ, hạt lạnh, lạc, vừng, dầu dừa, điều…
có vai trò tích cực giúp “cô nhỏ” điều tiết chất nhờn bôi trơn âm đạo, phòng tránh nguy cơ khô âm đạo gây cảm giác khô rát.
Bên cạnh đó những thưc phẩm nhiều vitamin, khoáng chất và chất xơ từ những loại rau xanh và trái cây cũng sẽ giúp bạn phòng tránh những hệ lụy của quá trình tiền mãn kinh.
Lời khuyên cho bạn khi ăn nhóm thực phẩm này là nên ăn đa dạng các loại rau xanh và trái cây về cả hương vị, màu sắc thay vì chỉ ăn rập khuôn một vài loại.
Nước: Là thành phần rất quan trọng với chức năng cơ thể nhất là đối với các cơ bắp, giúp cơ thể phòng tránh nguy cơ bị khử nước trong cơ thể. Mỗi ngày nên uống khoảng 8 cốc nước để cung cấp lượng nước cần thiết cho cơ thể và kích thích quá trình tiết chất bôi trơn cho âm đạo.
Thực phẩm giàu Phytoestrogen có khả năng tăng cường hormone cho phụ nữ, giúp chị em vượt qua giai đoạn tiền mãn kinh dễ dàng, đem lại hiệu quả trong quá trình cải thiện tình trạng khô âm đạo. Loại hormone này được tìm thấy nhiều trong sữa đậu nành, đậu tương, đậu phụ, các chế phẩm khác của đậu tương. 
Những loại quả như cherri, táo, hạt cũng chứa lượng lớn phytoestrogen.
Chú ý: Nên hạn chế quá trình ăn uống nhiều đường, chất béo có nguồn gốc từ động vật vì nó khiến cho môi trường âm đạo thay đổi, tình trạng nấm ngứa, viêm nhiễm sẽ càng trở nên tồi tệ hơn.

 

NHỮNG THỰC PHẨM CÓ LỢI VÀ HẠI CHO NGƯỜI BỆNH VIÊM ĐƯỜNG TIẾT NIỆU


 

Hỏi: Em năm nay 26 tuổi, cách đây 2 ngày em bị đi tiểu buốt, đi kiểm tra thì được biết mình bị viêm niệu đạo. Bác sĩ đã kê đơn để điều trị, hiện tại em cũng đã bắt đầu dùng thuốc. Em muốn hỏi về những thực phẩm có lợi và hại cho em trong việc điều trị bệnh này . Em xin cảm ơn!

Trả lời:

Nhiễm trung đường niệu được chia làm 2 loại: đường niệu trên (viêm ống niệu, viêm ống thận) và đường niệu dưới (viêm niệu đạo, viêm bàng quang). Những biểu hiện điển hình của bệnh là tiểu nhiều lần, tiểu gấp, tiểu bị đau, đau lưng, có thể bị sốt theo mức độ khác nhau.

Bệnh này phải uống nhiều nước, bảo đảm lượng nước tiểu phải đạt 2000ml/ngày, để giảm nguy cơ xâm nhập của vi khuẩn, đạt đến mục đích là thông rửa cho đường niệu sạch khuẩn. Trong thời kỳ mạn tính hoặc hòa hoãn tốt nhất là vào buổi sáng khi chưa ăn gì, uống vào 500ml nước (không có chất đường).

Vào mùa hè mồ hôi ra nhiều nên tăng cường lượng nước uống, đối với người bị viêm thận, phù thũng, ít tiểu, không nên uống nước nhiều, ít ăn cải bó xôi, để tránh bị sạn thận, kỵ ăn các loại có chất kích thích hoặc cay như hẹ, tỏi, tiêu, gừng…

Lúc đang bệnh không nên ăn những thứ cso tính ôn như thịt dê, cho, thỏ và những món ăn chiên.

Dưới đây là một số món ăn, bài thuốc được khuyến nghị dùng cho người bị nhiễm trùng đường niệu:

Canh thịt nạc, rau sam, đậu xanh:

Nguyên liệu: đậu xanh, thịt nạc heo mỗi thứ 150g, rau sam 200g, tỏi 4 tép, dầu, muối, mỗi thứ lượng thích hợp.

Cách chế biến: rau sam rửa sạch, cắt đoạn. Thịt nạc rửa sạch, cắt miếng, tỏi lột bỏ vỏ. Đậu xanh vo sạch, cho vào lượng nước thích hợp, nấu 15 phút, cho rau sam và thịt nạc vào, nếu khaongr 1 giờ, nấu đến khi thịt heo mềm, nêm gia vị vào là được. Món này chia ra ăn hết trong ngày.

Công dụng: thanh nhiệt dừng lỵ, giải độc mát máu, thích hợp cho người bị nhiễm trùng hệ tiết niệu cấp, viêm bể thận, cùng với bệnh lỵ vào mùa hạ, viêm vị tràng, thấp độc da, rôm nóng.

Canh bí đao đậu xanh

nguyên liệu, bí đao 1kg, đậu xanh 300g, nước dùng 500g, gừng sống 10g, hành 30g, muối 2g

Cách chế biến: lấy nồi nhôm rửa sạch, đổ nước dùng vào nồi nấu sôi, vớt bọt. Gừng rửa sạch, giã nát bỏ vào nồi. Hành cắt bỏ rễ, rửa sạch, bó lại bỏ vào nồi.

Đậu xanh cho vào nước, vớt vỏ đậu nổi trên mặt nước ra, sau đó bỏ vào nồi canh. Bí đao gọt vỏ, bỏ hạt, rửa sạch, cắt miếng bỏ vào nồi canh, nấu mềm, thêm vào ít muối là được. Món này chia ra ăn hết trong ngày.

Công dụng: thanh nhiệt, lợi niệu, giải nắng, thích hợp cho người bị khó tiểu do thủy thấp ngưng trệ mùa hạ gây ra, tiểu ít màu vàng, miệng khát bực bội, phù thũng, nhiễm trùng đường niệu nóng rát đau. Đây là món canh cao cấp để bảo vệ sức khỏe gia đình.

Chú ý: đậu xanh phải chọn dùng loại đậu mới trong năm là tốt

Bí đao phải bỏ vào sau khi đậu xanh đã nấu nhừ.

Trước khi ăn phải vớt bỏ hành.

Canh nấm tươi giá đậu nành

Nguyên liệu: giá đậu nành 250g, nấm rơm tươi 50g, muối, bột ngọt, mỗi thứ lượng thích hợp.

Cách chế biến: nấm rửa sạch, cắt miếng. Giá đậu nành bỏ rễ, rửa sạch, cho vào nồi, thêm vào lượng nước thích hợp nấu 20 phút, bỏ nấm vào, nêm gia vị vào nấu thêm 3 phút là được. Món này ăn hết trong ngày, nên ăn nóng.

Công dụng: thanh nhiệt lợi thấp, giải thủy trướng, tiêu tích nhiệt, thích hợp dùng hỗ trợ điều trị cho người bị nhiễm trùng hệ tiết niệu khi mang thai, cao huyết áp do mang thai, phù thũng khi mang thai.

Canh đậu xanh rau sam:

Nguyên liệu: rau sam tươi 120g (hoặc khô 60g), đậu xanh 60g.

Cách chế biến: rau xam và đậu xanh rửa sạch, nấu canh ăn. Món này mỗi ngày ăn 1-2 lần, ăn liền 3 ngày. Công dụng: thanh nhiệt giải độc, lợi nhiệt tiêu thũng, thích hợp cho người bị nhiễm trùng hệ tiết niệu, tiểu rít đau, nước tiểu có màu vàng đỏ, miệng đắng và khô.

Canh dưa chuột tôm khô:

Nguyên liệu: Dưa chuột 100g, tôm khô 50g, nước tương 10g, muối, nước gừng mỗi loại 1g, bột ngọt 1,5 g, nước dùng 250ml, gừng miếng vài lát.

Cách chế biến: Tôm khô ngâm nước nóng cho mềm, rửa sạch, bỏ vào bát, thêm nước và gừng miếng vào chưng 10 phút. Dưa chuột rửa sạch, cắt miếng dài khoảng 4cm, rộng khoảng 1,5cm, dày khoảng 0,5 cm.

Đổ nước dùng vào nồi, lấy tôm khô và ¼  nước trong bát cho vào nồi, bỏ dưa chuột vào, thêm nước tương, bột ngọt và nước gừng vào, đợi canh sôi, vớt bọt, múc vào bát lớn là được. Món này chia ra ăn hết trong ngày.

Công dụng: thanh hỏa giải độc, lợi niệu trừ thấp, thích hợp cho người bị nhiễm trùng hệ tiết niệu hỏa nhiệt nội thịnh, miệng khô đắng, cổ họng sưng đau, khát nhiều thích uống, mắt nóng.

Chú ý: người bị tỳ vị hư hàn không được ăn.

Canh đậu xanh của cải trắng:

nguyên liệu: củ cải trắng 1 củ to, giá đậu xanh 30g

Cách chế biến: củ cải rửa sạch, cắt miếng, bỏ vào nồi, cho giá đậu xanh vào, thêm nước vào nấu sôi, bớt lửa nấu thêm khoảng 30 phút là được. Món này chia ra ăn hết trong ngày.

Công dụng: thanh nhiệt giải độc, lợi thủy tiêu thũng, thích hợp cho người nước tiểu đỏ vàng, tiểu nhiều lần, tiêu đau do thấp nhiệt gây ra và sốt đau đầu, miêng khô nghẹt mũi do ngoại cảm thấp nhiệt gây ra.

Canh râu bắp đậu đỏ:

Nguyên liệu: lá xa tiền 60g, đậu đỏ 45g, râu bắp 45g, cam thảo sống 10g

Cách chế biến: lá xa tiền rửa sạch, cắt nhuyễn, cùng râu bắt, cam thảo bỏ vào nồi, thêm nước vào nấu lấy nước bỏ bã.

Đậu đỏ rửa sạch cho vào nồi, đổ nước thuốc vào nấu chín là được. Món này ăn được cả nước lẫn cái, mỗi ngày một thang, ăn liên tiếp 7-10 ngày.

Công dụng: lợi niệu tiêu thũng, tiêu viêm thấm thấp, thích hợp cho người bị viêm đường niệu cấp, mạn tính và viêm bàng quang.

Canh đậu xanh bồ công anh:

Nguyên liệu: bồ công anh, địa đinh hoa tím mỗi loại 30g, đậu xanh 60g.

Cách chế biến: bồ công anh, địa đinh hoa tím rửa sạch, cắt nhuyễn, cho vào nồi, thêm nước vào nấu lấy 1 bát lớn nước bỏ bã. Đậu xanh rửa sạch, cho vào nồi, đổ nước thuốc vào nấu mềm là được. Món này ăn cả nước lẫn cái, mỗi ngày 1 thang, dùng liên tiếp 5-7 ngày.

Công dụng: thanh nhiệt giải độc, tiêu viêm lợi niệu, thích hợp cho người bị viêm bể thận cấp, viêm bàng quang, viêm niệu đạo do thấp nhiệt, tiêu máu.

Canh cam thảo tam đậu:

Nguyên liệu: đậu xanh 20g, đậu đỏ, đậu đen mỗi loại 15g, cam thảo 4g.

Cách chế biến: tất cả những nguyên liệu trên rửa sạch, cho vào nồi đất, thêm vào lượng nước thích hợp, nấu đến khi đậu mềm là được. Món này chia 2 lần ăn hết trong ngày, ăn liên tiếp 5 ngày là một liệu trình.

Công dụng: lợi niệu, tiêu thũng, giải độc thanh nhiệt, thích hợp cho người bị nhiễm trùng hệ tieests niệu cấp, phù thũng, khó tiểu, miệng khô và đắng.

Cháo ngô:

Nguyên liệu: ngô, muối, đường, mỗi thứ lượng thích hợp

Cách chế biến: ngô rửa sạch, cho vào nồi, thêm nước vào nấu cháo, cho đường, muối vào điều vị là được. Mỗi ngày ăn vào buổi sáng sớm, nên ăn nóng.

Công dụng: điều trị nhiễm trùng hệ tiết niệu.

Trứng cút đường phèn:

Nguyên liệu: cẩu kỷ tử 30g, đường phèn 30 g, trứng cút 6 quả.

Cách chế biến: cẩu kỷ tử rửa sạch, đường phèn đập nát. Đổ vào nồi 1000ml nước, để lửa lớn nấu cho sôi, bỏ đường phèn vào, đập trứng cút bỏ vào, kho bỏ vào nồi nhớ để ý rồi vặn lửa nhỏ lại, bỏ cẩu kỷ tử vào nấu cho sôi thì được. Món này dùng ngày 2 lần, ăn không.

Công dụng: tẩm bổ gan thận, bổ ích khí huyết.

Rau cần củ năng xào thịt

Nguyên liệu: củ năng 100g, rau cần 200g, thịt heo nạc 300g, dầu ăn 50g, hành 20g, đường trắng, bột thủy đậu mỗi thứ 30g

Cách chế biến: Rau cần rửa sạch, cắt khúc dài 3cm, hành cắt khúc, củ năng gọt vỏ, cắt làm 2, thịt heo cắt miếng mỏng. Đổ dầu vào chảo, hơi nóng thì đổ thịt vào xào cho đổi màu, bỏ củ năng, hành, cần vào xào lộn, rồi bỏ bột thủy đậu, đường phèn vào thì được. Món này dùng ngày 2 lần, ăn trong bữa chính.

Công dụng: thanh nhiệt lợi thủy, hạ áp khử mỡ.

Trà sâm cẩu kỷ:

Nguyên liệu: cẩu kỷ tử 20g, Sâm Tây dương 10g

Cách chế biến: Sâm cắt miếng, cẩu kỷ tử rửa sạch, đường phèn đạp nát. Bỏ tất cả vào nổi, đổ vào 2000ml nước, nấu 20 phút thì được. Món này dùng ngày 2 lần, mỗi lần 1000ml nước.

Công dụng: bổ âm bổ thận, dùng cho nhiễm đường niệu mạn tính.
 

10 BÀI THUỐC TRỊ VIÊM ĐƯỜNG TIẾT NIỆU
 

 
Chúng tôi xin đưa ra 10 bài thuốc trị viêm đường tiết niệu để chị em tham khảo.

Viêm đường niệu thuộc phạm vi chứng lâm trong Đông y. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh của bệnh rất phức tạp, chủ yếu do thận hư và bàng quang thấp nhiệt, gặp phải các tác nhân làm suy giảm chính khí quá mức như phòng lao quá độ, tình dục không điều hòa, giận dữ, ăn uống thái quá, thiếu khoa học... làm cho bàng quang không khí hóa được, bên trong vừa hư, vừa bị tích tụ sinh ra nội thấp kiêm hiệp nhiệt. Thấp nhiệt tích tụ lâu ngày kết lại ở hạ tiêu làm nước tiểu sẫm, đỏ, tiểu tiện khó khăn, đau buốt. Xin giới thiệu một số bài thuốc nam thông dụng.

Bài 1:

Tiểu tiện khó khăn, nhỏ giọt, đái buốt, đái dắt do nhiệt gây ra dùng biển súc 16g độc vị uống hàng ngày hoặc biển súc 16g, hải kim sa (bòng bong) 10g, bông mã đề 10g, cam thảo 6g, sắc uống ngày 1 thang.

Bài 2:

Chữa viêm bàng quang dùng long đởm thảo 10g, hoàng cầm 10g, chi tử 10g, trạch tả 10g, mộc thông 10g, xa tiền tử 10g, đương quy 10g, sài hồ bắc 10g, sinh địa 12g, cam thảo 4g. Trường hợp thủy thũng đi tiểu khó dùng mã xỉ hiện (rau sam tươi) 50g, biển súc 30g, hoàng bá 10g, sắc uống ngày 1 thang.

Bài 3:

Nếu viêm bàng quang, viêm niệu đạo, đái buốt, tiểu nóng dùng biển súc 16g, mã đề 10g, hoạt thạch 8g, mộc thông 6g. Hoặc chi tử 12g, bạch mao căn 12g, cam thảo 4 g, Sắc uống ngày 1 thang.

Bài 4:

Trường hợp đái ra dưỡng chấp dùng biển súc tươi 60g, thêm hai quả trứng gà, sinh khương 8g, sắc uống mỗi ngày 1 thang liên tục 20 ngày. Hoặc dùng du long thái (dừa nước) 100-200g khô, thêm chút cam thảo sắc uống thay nước  hàng ngày.

Bài 5:

Nếu nhiễm khuẩn đường niệu, viêm bàng quang kèm theo bí đái do thấp nhiệt dùng diếp cá tươi 60g (nếu khô 20g), hạt mã đề 15g, kim tiền thảo 30g, sắc uống hoặc dùng cây trầu nước (hàm ếch) cả cây, sắc uống.

10 bài thuốc trị viêm đường tiết niệu - 1

Hoa mào gà cũng có tác dụng rất tốt cho người bị đường tiết niệu. (ảnh minh họa)

Bài 6:

Chữa các bệnh tiết niệu do nhiệt gây ra dùng cụm hoa mào gà 15g, biển súc 15g, thài lài 30g hoặc thấp nhiệt đi tiểu khó khăn, nhỏ giọt, nước tiểu đục, phải thông lâm hóa trọc dùng tỳ giải 10g, ích trí nhân 10g, thạch xương bồ 10g, cam thảo 6g, ô dược 6g, sắc uống ngày 1 thang.

Bài 7:

Nếu viêm đường tiết niệu đái buốt, đái dắt dùng hải kim sa 30g, hoạt thạch 30g, ngọn cành cam thảo 10g, tán thành bột mịn, ngày uống 6g với nước sắc 10g mạch môn.

Trường hợp tiểu tiện khó dùng rễ cối xay 30g, rễ cây ngái 30g, rễ cỏ xước 20g, bông mã đề 20g, thổ phục linh 50g, sắc uống ngày 1 thang.

Bài 8:

Chữa đái buốt, đái đục dùng vỏ rễ cây duối, rễ cây nhót rừng mỗi thứ 20g, sao vàng, sắc uống ngày 1 thang. Nếu kèm theo đái dắt nước tiểu vàng đỏ, có cặn, sỏi dùng bạch mao căn 30g, râu ngô 30g, bông mã đề 30g, cỏ nhọ nồi 20g, sắc uống ngày 1 thang.

Bài 9:

Trường hợp viêm tiết niệu đái ra máu dùng bạch mao căn 30g, rễ cây đại kế 15g hoặc có thể dùng cỏ nhọ nồi 30g, bông mã đề 30g. Nếu kèm theo có sỏi đường tiết niệu dùng cỏ nhọ nồi 20g, sinh địa 20g, lá tre 20g, mộc thông 16g, cam thảo đất 16g, sắc uống ngày 1 thang.

Bài 10:

Nếu đái ra máu, đau buốt, nhỏ giọt do thấp nhiệt dùng địa phu tử (cây chổi xuể) 10g, đông quỳ tử 10g, phục linh 10g, tri mẫu 10g, cỏ lá tre 10g, thông thảo 6g, hoàng bá 6g, cam thảo 6g, sắc uống ngày 1 thang.  
 

MỘT SỐ THAM KHẢO KHI BỊ NHIỄM KHUẨN ĐƯỜNG TIẾT NIỆU

Viêm nhiễm đường tiết niệu là rất phổ biến. Bệnh thường xuất hiện ở nữ giới: 50% phụ nữ bị ít nhất 1 lần trong cuộc đời.

Nhiều phụ nữ khi bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu cảm thấy rất khó chịu và đau. Đâu là nguyên nhân và cách khắc phục những nhiễm khuẩn này? Cơ chế của sự nhiễm khuẩn rất khó chịu này là đâu? Phần lớn các trường hợp gây ra bởi sự tăng sinh của vi khuẩn ở đường tiểu. Vì thiếu vệ sinh sạch sẽ hoặc vệ sinh không đúng cách, những vi khuẩn này có trong phân, đi qua niệu đạo (đường mà nước tiểu đi qua) cho tới bàng quang. Nguy cơ viêm nhiễm cũng tăng cao trong quan hệ tình dục. Uống không đủ hoặc nhịn đi tiểu cũng có thể tăng khả năng viêm nhiễm.

Sự nhiễm khuẩn về nguyên tắc có thể phát triển ở bất cứ đâu trong niệu đạo nhưng nó thường xuất hiện ở trong bàng quang. Lúc này, bệnh viêm bàng quang nếu được xử lý tốt thường sẽ không để lại hậu quả.

Trong một số ít trường hợp, nhiễm khuẩn có thể lan đến thận và kéo theo các tai biến nặng nề viêm cầu thận, suy thận... (thận có thể bị tổn hại suốt đời). Ngoài ra, từ nhiễm khuẩn thận có thể dẫn đến nhiễm khuẩn huyết. Tai biến chết người này tuy nhiên cũng rất hiếm gặp.

Vì hậu quả của nhiễm khuẩn đường tiết niệu có thể nghiêm trọng nên cần phải chữa trị ngay. Khám bệnh ngay khi các triệu chứng tồn tại hơn 24 giờ.

Làm gì khi nhiễm khuẩn đường tiết niệu? - 1

Sơ đồ cấu tạo hệ tiết niệu nam và nữ.

Biểu hiện của nhiễm khuẩn đường tiết niệu

Các triệu chứng phụ thuộc vào vị trí của viêm nhiễm.

Viêm nhiễm trong niệu đạo kéo theo cảm giác nóng rát khi tiểu tiện.

Nhiễm khuẩn ở bàng quang được đặc trưng bởi việc đi tiểu thường xuyên và đau, có thể kèm theo máu trong nước tiểu và bị ép nơi bụng dưới.

Nhiễm khuẩn trong thận có thể gây đau vùng lưng phía hai bên sườn, sốt cao, buồn nôn và nôn.

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu thường xuất hiện ở phụ nữ, vì niệu đạo của họ ngắn hơn và nằm gần hậu môn hơn.

Ở nam giới hơn 50 tuổi, nhiễm khuẩn đường tiết niệu thường liên quan tới sự phình to lành tính của tuyến tiền liệt hay việc bộ phận này bị viêm. Các chứng bệnh này cản trở sự tháo sạch của bàng quang. Vi khuẩn có thể sinh sôi nảy nở ở đây dễ dàng. Với nam giới trẻ hơn thì nguyên nhân thường do hoạt động tình dục.

Ở trẻ em, nhiễm khuẩn đường tiểu có thể là dấu hiệu của vấn đề giải phẫu đường tiểu. Trường hợp này cần các xét nghiệm bổ sung.

Ngăn ngừa nhiễm khuẩn đường tiết niệu

Uống nhiều nước. Càng uống thì càng tiểu tiện nhiều. Việc loại bỏ vi khuẩn sẽ dễ dàng hơn. Chúng sẽ không có cơ hội để sinh sôi trong bàng quang.

Khi đi vệ sinh, hãy luôn lau từ trước ra sau. Chỉ sử dụng giấy một lần. Điều đó tránh được việc vi khuẩn từ hậu môn xâm nhập niệu đạo.

Tiểu tiện sau mỗi lần quan hệ tình dục.



Thực phẩm tốt cho âm đạo
Thực phẩm tốt cho bệnh viêm khớp
Thực phẩm tốt cho bệnh nhân tiểu đường
Thực phẩm tốt cho bệnh tim mạch
Thực phẩm tốt cho ăn chay đủ dưỡng chất
Thực phẩm tốt cho đời sống vợ chồng
Thực phẩm tốt cho bệnh táo bón
Thực phẩm không tốt cho bà bầu


(ST)

 

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý