Thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa

19/04/2015 09:39 AM
186

Bên cạnh một số thực phẩm không tốt cho hệ tiêu hóa thì cũng có những thực phẩm đặc biệt tốt cho việc tiêu hóa của bạn. Chúng ta cùng điểm lại những thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa luôn khỏe mạnh nhé!



NHỮNG THỰC PHẨM TỐT NHẤT CHO HỆ TIÊU HOÁ


Sữa chua

Có hàng nghìn tỷ vi khuẩn trong đường ruột của bạn giúp bạn tiêu hóa thức ăn, và sữa chua có chứa một số loại trong các vi khuẩn khỏe mạnh đó.

Sữa chua có vi khuẩn, trong đó bổ sung dưỡng chất thực vật bình thường trong đường tiêu hóa giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh.

Kim chi

Kimchi là một món ăn yêu thích của Hàn Quốc, thường được làm bằng bắp cải, củ cải, hành tây, cùng với rất nhiều các loại gia vị. Các thành phần chính là bắp cải, thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn lành mạnh trong ruột kết.

Và bắp cải là một loại chất xơ không tiêu hóa, do đó, nó giúp loại bỏ chất thải, có lợi cho việc đi tiêu.

Tuy nhiên, món này có thể có nhiều gia vị, vì vậy nó có thể không là một lựa chọn tốt nếu bạn không thích hợp với những món ăn cay.

Thịt nạc và cá

Nếu bạn đang đi ăn thịt, cá, thịt gà, và các loại thịt nạc khác thì bạn có thể yên tâm rằng cơ thể của bạn có thể xử lý các loại thịt nạc từ cá, gà tốt hơn rất nhiều so với các loại thịt khác.

Các loại thịt nạc cũng góp phần làm giảm nguy cơ ung thư đại tràng. Chú ý không nên ăn nhiều thịt đỏ vì các loại thịt đỏ có hàm lượng chất béo cao.

Các loại ngũ cốc

Ngũ cốc nguyên hạt, chẳng hạn như bánh mì lúa mì, yến mạch, gạo nâu... là một nguồn chất xơ giúp cho việc tiêu hóa rất tốt. Mỗi ngày bạn chỉ cần ăn 20 đến 30 gam là đủ.

Chất xơ cũng có thể giúp bạn cảm thấy no lâu hơn, không có cảm giác thèm ăn và cũng cung cấp lượng cholesterol thấp hơn. Nhưng nếu ăn nhiều ngũ cốc có thể gây đầy hơi, nóng bụng... và có thể làm chậm quá trình tiêu thụ thức ăn. Các loại hạt lúa mì là một không-không cho những người bị bệnh celiac hoặc không dung nạp gluten.

Chuối

Chuối giúp phục hồi các chức năng bình thường của ruột, đặc biệt là nếu bạn bị tiêu chảy (có thể do tiêu thụ quá nhiều rượu).

Chuối giúp khôi phục lại kali và điện giải trong cư thể có thể bị mất do chảy nước mũi. Trái cây này cũng có rất nhiều chất xơ để hỗ trợ tiêu hóa. Mỗi ngày bạn nên ăn một trái chuối.

Gừng

Gia vị này đã được sử dụng từ hàng ngàn năm như là một cách vừa an toàn vừa có tác dụng để làm giảm buồn nôn, ói mửa, say tàu xe, ốm nghén, nóng ruột, ăn mất ngon, và đau bụng...

Nhưng cũng chỉ nên tiêu thụ ở mức vừa phải. Nếu tiêu thụ ở với liều cao có thể phản tác dụng. Ăn gừng nhiều hơn 4 gam mỗi ngày có thể gây ra chứng ợ nóng



ĐIỂM MẶT NHỮNG LOẠI ĐỒ ĂN KHÓ TIÊU HÓA


Các loại thực phẩm chiên, sôcôla, khoai tây… mới nghe thì thấy toàn là những món ăn ngon nhưng điều đáng tiếc là lại không thích hợp cho tất cả mọi người.

Với những người có dạ dày yếu thì nên hạn chế ăn các món ăn này vì chúng khó tiêu hóa làm cho người ăn bị đầy bụng.

Hành tây

Hành tây, tỏi, tỏi tây chứa đủ các chất dinh dưỡng, có lợi cho sức khỏe và bảo vệ tim. Nhưng chúng cũng dẫn đến sự khó chịu về đường tiêu hóa, chẳng hạn như đầy hơi, chướng bụng.

Giải pháp: Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên bạn nên ăn các thực phẩm này ở dạng tươi sống và được nấu chín thì sẽ tốt cho sức khỏe hơn và không lo các tác dụng tiêu cực.

Chocolate

Ăn nhiều chocolate sẽ không chỉ thêm lượng calo không cần thiết mà còn gây ra bệnh trào ngược dạ dày. Điều này là do chocolate làm cho cơ vòng thực quản dưới không thư giãn, dẫn đến trào ngược axit, kích thích thực quản và cổ họng.

Biện pháp đối phó: Trong số nhiều loại chocolate, chọn loại chocolate đen sẽ tốt hơn. Điều này là do chocolate đen có chứa canxi, phốt pho, magiê, sắt, đồng và các khoáng chất khác có lợi cho cơ thể con người. Chocolate đen còn có lượng đường và chất béo thấp nhất.

Ngoài ra, chocolate đen có công dụng giảm huyết áp, xơ vữa động mạch. Tuy nhiên nếu ăn quá nhiều cũng không tốt.

Đồ ăn chiên

Gà rán, khoai tây chiên kiểu Pháp rất nhiều dầu và chất béo cao. Hai chất này tích tụ trong dạ dày có thể gây bệnh. Dầu ở nhiệt độ cao sẽ sản xuất "Acrylic" gây khó tiêu hóa.

Những ai bị viêm dạ dày, viêm ruột và các bệnh liên quan khác nên chú ý ăn ít dầu mỡ và các thức ăn chiên rán vì chúng sẽ gây ra một số triệu chứng như buồn nôn và tiêu chảy.

Giải pháp: Thay vì ăn những loại thực phẩm có nhiều chất béo thì bạn có thể ăn các loại thực phẩm ít chất béo hoặc không béo, chẳng hạn như bánh quy, bỏng ngô...

Đồ uống có tính axít

Đồ uống có tính axit có thể kích thích thực quản, kích thích các dây thần kinh cảm giác khiến các bộ phận này bị sưng đỏ.

Giải pháp: Nước cam có chứa nhiều vitamin C, thích hợp để uống thường xuyên, miễn là lựa chọn đúng thời điểm để tránh lo lắng thực quản bị kích thích. Nên uống nước cam, nước trái cây chua sau bữa ăn hoặc giữa các bữa ăn là tốt nhất.

Bông cải xanh và cải bắp

Bông cải xanh và cải bắp không chỉ giàu vitamin và được coi là chế độ ăn uống giàu chất xơ, cũng như chống ung thư, chống lão hóa rất tốt.

Nhưng ngay cả khi chế độ ăn uống giàu chất xơ và chất dinh dưỡng, các loại rau không thể hoàn toàn chắc chắn là tốt. Bởi vì các loại rau có nhiều chất xơ có thể kéo dãn dah dày, dễ dàng dẫn tới khí dư thừa tích tụ bên trong dạ dày.

Giải pháp: Giải pháp là đơn giản nhất là ăn cải đã được luộc chín nhừ, để cho các hợp khí lưu huỳnh trong rau bị vô hiệu hóa. Các loại rau này cũng phù hợp để làm salad và rau xào.

Đậu

Đậu là loại thực phẩm “khét tiếng” trong việc gây ra chứng khó tiêu. Đậu chứa các chất oligosaccharides như stachyose và raffinose, là vi khuẩn lên men, có thể gây trục trặc cho ruột, đầy bụng, đau bụng và các triệu chứng khác.

Bệnh nhân bị loét dạ dày nặng không ăn sản phẩm đậu nành bởi vì sản phẩm đậu nành có nhiều purine, có thể làm cho dạ dày tiết ra các dịch vị. Viêm dạ dày cấp tính và viêm dạ dày mãn cũng không ăn sản phẩm đậu nành, để không làm kích thích tiết axit dạ dày và gây đầy hơi.

Giải pháp: Nếu dùng đậu để nấu canh thì tốt hơn, vì khi nấu với nước, các chất xơ trong đậu sẽ có tác dụng với sức khỏe hơn cả.

Thực phẩm làm gia vị

Ớt đỏ hay hạt tiêu hoặc ớt jalapeno dễ kích thích các thành bên trong của thực quản, gây đau đớn khó chịu sau khi ăn, và làm tăng gánh nặng cho dạ dày.

Thậm chí nếu bạn muốn ăn thêm một số kem hay sữa chua để làm cho nó mát đi thì hiệu quả thậm chí là ngược lại, thậm chí bạn còn cảm thấy bị kích thích hơn.

Giải pháp: Đối với những ai có dạ dày không tốt thì tốt nhất nên hạn chế triệt để những thực phẩm cay nóng và các loại thực phẩm làm gia vị như ớt xanh và ớt đỏ.

CÁCH CHỮA ĂN UỐNG KHÓ TIÊU

Tình trạng khó tiêu xảy ra khi ăn uống quá nhiều, ăn nhiều chất béo, chất đạm, đường, bột nhưng lại ăn ít rau quả tươi...

Ăn uống không đúng bữa, ăn thức ăn dự trữ lâu ngày, uống nhiều bia rượu, cà phê, chè đặc, hút thuốc... cũng sẽ dễ dẫn đến tình trạng khó tiêu, đầy bụng, khó chịu, rối loạn tiêu hóa.
Về khía cạnh y học cổ truyền, rối loạn tiêu hóa có những biểu hiện đa dạng dưới đây:

Do tích thực: có biểu hiện như ợ nặng, không muốn ăn, dưới ngực tức khó chịu, hoặc đầy bụng khó tiêu. Với trường hợp này phải làm tiêu tích trệ (làm tiêu hết các thức ăn tích đọng trong dạ dày). Có thể dùng sa nhân 12g, củ gấu (giã dập sao vàng) 16g, vỏ quýt sao thơm 12g, chỉ xác 10g. Cho các vị trên vào 300 ml nước, nấu còn lại 150 ml nước để uống. Người lớn uống 2 - 3 lần trong ngày. Trẻ em chia uống 4 - 6 lần trong ngày.

Do đờm ngưng đọng: có biểu hiện như ở phía dưới ngực tức ách khó chịu, đờm nhiều, ngứa cổ họng, ho nhiều. Trong trường hợp này phải tiêu đờm, giáng nghịch (làm tiêu tán đờm và không cho khí nghịch lên). Có thể dùng trần bì (vỏ quýt) sao thơm 16g, bán hạ (tẩm nước ngừng) 12g, gừng sống 10g, cho tất cả vào 300 ml nước, nấu kỹ còn 100 ml nước thuốc. Người lớn chia uống 2 lần trong ngày, trẻ em chia uống 4 lần trong ngày.

Do thương thực, nôn mửa: biểu hiện nôn ra mùi chua, khẳm, ợ hăng, ợ chua, miệng hôi, đau bụng, chán ăn. Trong trường hợp này phải tiêu đạo, hòa trung (tiêu hóa thức ăn điều hòa tỳ vị). Có thể dùng hoắc hương 12g, vỏ quýt sao thơm 10g, củ sả 8g, vỏ rụt 12g, gừng tươi 12g, hạt củ cải 12g, sa nhân 6g. Cho tất cả vào 400 ml nước, nấu kỹ còn 200 ml nước thuốc. Người lớn chia uống 2 lần trong ngày, trẻ em chia uống 4 lần trong ngày.


Bán hạ và Hoắc hương - Ảnh: K.Vy 
Đau bụng do ăn đồ ăn sống, lạnh, ôi thiu: biểu hiện bụng đau dữ dội, gặp lạnh thì đau thêm, chườm nóng thì đỡ đau, miệng không khát, nước tiểu trong, phân sệt (hoặc loãng). Trong trường hợp này cần ôn ấm tỳ vị, tán hàn. Có thể dùng giềng sao khô 16g, củ gấu sao vàng 10g, sa nhân 6g, củ sả 8g, vỏ quýt sao vàng 18g. Cho tất cả vào 300 ml nước, nấu kỹ còn 100 ml nước thuốc. Người lớn chia uống 2 lần trong ngày, trẻ em 4 lần trong ngày.

Đau bụng tiêu chảy do hàn thấp: biểu hiện đau bụng lâm râm, đi tiêu nhiều lần (mỗi ngày 5 lần trở lên), phân loãng có nhiều nước, mùi phân chua hoặc khẳm, người mệt mỏi, không muốn ăn. Trong trường hợp này phải tán hàn trừ thấp. Có thể dùng giềng sao khô 20g, búp ổi sao khô 16g, củ gấu sao vàng 20g, củ sả sao vàng 12g, gừng tươi 8g. Tất cả cho vào 400 ml nấu kỹ, chắt lấy 200 ml nước thuốc, người lớn chia uống 2 lần trong ngày, trẻ em chia 4 lần trong ngày.

Hoắc loạn do hàn thấp: biểu hiện nôn mửa, đồng thời đi ngoài dữ dội, bụng đau quặn rất khó chịu, kèm theo mót rặn, mồ hôi toát ra chân tay lạnh, sau đi ngoài toàn nước đục, mùi không hôi lắm, người mệt mỏi. Trong trường hợp này cần phải tán hàn, trừ thấp ôn trung (ấm tỳ vị), giải trừ trọc uế. Có thể dùng hoắc hương 30g, hậu phác 20g, trần bì (vỏ quýt sao vàng) 20g, vỏ rụt (nam mộc hương) 30g, gừng tươi 10g. Cho tất cả vào 400 ml, nấu kỹ lấy 200 ml nước thuốc. Người lớn chia 2 lần trong ngày, trẻ em chia uống 4 lần trong ngày.


Giải quyết chứng khó tiêu tại nhà


Khó tiêu là căn bệnh khá phổ biến của lối sống hiện đại. Ngoài việc làm cho hệ tiêu hóa hoạt động mệt mỏi hơn bình thường, chứng khó tiêu còn khiến cơ thể mệt mỏi, khó chịu.

Bên cạnh đó, nếu tình trạng khó tiêu thường xuyên xảy ra, bạn buộc phải gặp bác sĩ vì nó có thể là dấu hiệu của những căn bệnh nguy hiểm khác đang tiềm ẩn trong cơ thể. Có nhiều nguyên nhân khiến thực phẩm không được tiêu hóa bình thường.
Tuy nhiên, những nguyên nhân thường gặp nhất vẫn là: dạ dày đang gặp rắc rối, bạn ăn quá nhanh hay thức ăn khó phân hủy, khẩu phần có quá nhiều chất béo, đường, bột và thiếu chất xơ (nguyên nhân rất thường gặp trong dịp Tết)… Để thức ăn được tiêu hóa nhẹ nhàng và thoải mái hơn, hãy thử áp dụng một số biện pháp để chữa chứng khó tiêu từ tự nhiên sau đây:


Gừng

Đây là loại gia vị nổi tiếng trong việc chữa trị những rắc rối cho bao tử và cải thiện sự hoạt động của hệ tiêu hóa. Bạn có thể dùng các loại thuốc viên được chế biến từ bột gừng, uống trà gừng, ăn kẹo gừng hoặc dùng mứt gừng… Sử dụng gừng dưới bất kỳ hình thức nào cũng có tác dụng chữa bệnh.

Cúc La Mã (cúc đại)

Cúc La Mã vẫn được dùng làm phương thuốc truyền thống để điều trị chứng khó tiêu. Chúng giúp bao tử dịu lại và làm nhẹ đường ruột. Để chữa bệnh, hãy uống vài ly trà hoa cúc trong ngày hoặc sử dụng loại cồn thuốc có chứa chiết xuất từ loại hoa này 3 lần /1 ngày.

Bạc hà

Tinh dầu bạc hà giúp xoa dịu các cơn co thắt cơ ở vùng ruột và còn ngăn ngừa chứng buồn nôn. Liều lượng thích hợp để chữa khó tiêu là 1 đến 2 viên thuốc có chứa khoảng 2 ml tinh dầu bạc hà (tương đương 1 muỗng canh), uống 3 lần mỗi ngày vào giữa các bữa ăn. Nếu thích uống trà, chỉ cần ngâm khoảng 1 muỗng rưỡi đến 2 muỗng canh lá bạc hà khô vào ly nước nóng và hãm trà, có thể uống lạnh hoặc nóng tùy thích. Tuy nhiên, cần lưu ý nếu bạn mắc chứng ợ nóng thì trà bạc hà không phải là lựa chọn thích hợp.

 Thì là

Nhai và nuốt một ít hạt thì là cũng là một biện pháp hay để ngăn chặn chứng khó tiêu. Trong hạt thì là có tinh dầu giúp làm giảm các cơn co thắt ở ruột, hạn chế triệu chứng của các cơn buồn nôn và kiểm soát sự đầy hơi trong bao tử. Thì là cũng thích hợp để chế biến thành trà bằng cách nghiền nát hạt thì là, hòa chúng vào ly nước nóng rồi hãm trong khoảng 5 phút, lọc lấy nước để uống.

 Giấm táo

Hòa 1 muỗng canh giấm táo với ½ ly nước ấm để uống. Giải pháp này đặc biệt có hiệu quả trong trường hợp bạn đã tiêu thụ bữa tối vượt quá khả năng tiêu hóa của bao tử. Ngoài ra, hớp từng ngụm nhỏ nước nóng đôi khi cũng giúp bạn giải quyết được chứng khó tiêu.

Một số bí quyết giúp phòng tránh chứng khó tiêu

Để tránh làm bao tử khó chịu, bạn hãy chú ý vài vấn đề sau:
Ăn chậm và nhai kỹ
- Lượng đường fructose trong nước ép trái cây có thể gây ra các cơn đau bụng và làm phát sinh hơi gas trong bao tử. Hơi gas sẽ di chuyển đến ruột và khiến các cơ quan này không hoạt động hiệu quả, gây đầy hơi và khó tiêu. Do đó, cần tránh việc uống nước ép trái cây trong bữa ăn nhằm hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của chúng.

- Nếu phó mát và những sản phẩm từ sữa làm bạn cảm thấy đầy hơi, rất có thể bạn đã bị dị ứng với chất lactose có trong các loại thực phẩm này. Cố gắng chọn những sản phẩm từ sữa không chứa đường sữa lactose trong khẩu phần ăn uống hàng ngày. Ngoài ra, phải ăn chậm để tránh bị các sản phẩm này làm đầy hơi.

- Ăn chậm và nhai kỹ luôn luôn là cách tốt nhất để phòng ngừa chứng khó tiêu. Nhai và nuốt thức ăn ngấu nghiến chỉ làm bạn nuốt thêm hơi gas nhiều hơn. Kết quả là cơ thể bạn sẽ phồng lên vì chứa đầy hơi trong bao tử.

- Ăn bữa chính cuối cùng trong ngày trước giờ đi ngủ khoảng 3 tiếng. Khi đã chuẩn bị để say giấc nồng, cơ thể sẽ không thể tiêu hóa tốt thức ăn nữa.




Giải phẫu học hệ tiêu hóa
Các thực phẩm giàu chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa
Các món cháo ngon tốt cho hệ tiêu hóa của bạn .
Thực phẩm tốt cho đường tiêu hóa khỏe mạnh
Cách làm sữa chua cho bé
Rối loạn tiêu hóa khi mang thai


(ST)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý