Khắc phục tình trạng bé biếng ăn nhanh chóng cho mẹ đỡ vất vả. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra chứng biếng ăn ở trẻ như lý do tâm lý, bệnh lý, thức ăn không ngon... Tuỳ theo từng nguyên nhân, cha mẹ cần thực hiện những biện pháp khắc phục khác nhau. Sau đây là ý kiến của bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Hương (Trung tâm Dinh dưỡng TPHCM) về vấn đề này.
Một số nguyên nhân gây biếng ăn:
1. Biếng ăn do tâm lý: Đây là nguyên nhân thường gặp nhất. Trẻ biếng ăn khi có cảm giác bị ép buộc, bỏ rơi, bị gò bó hoặc bị đánh lừa. Các tình huống thường gặp trong thực tế:
- Bị ép bú bình trong khi chỉ thích bú mẹ.
- Mẹ đi làm để trẻ cho người khác chăm sóc.
- Bị ép phải mang khăn ăn, phải ngồi một chỗ từ đầu đến cuối bữa ăn.
- Bị quy định phải ăn hết khẩu phần của mình trong một thời gian cố định.
- Không khí bữa ăn căng thẳng.
- Cha mẹ cho thuốc vào thức ăn, vào sữa.
2. Biếng ăn do sai lầm trong chế biến thức ăn và thời gian chuyển tiếp chế độ ăn.
- Những sai lầm trong chế biến thức ăn cho trẻ:
+ Hầm khoai tây, cà rốt, củ dền, đậu, thịt... xay nhuyễn và cho trẻ ăn hết ngày này qua ngày nọ, gây cảm giác ngán.
+ Chỉ cho trẻ ăn nước rau, nước thịt, không cho ăn xác, lâu ngày dẫn đến tình trạng thiếu các chất dinh dưỡng.
+ Cho trẻ ăn thức ăn xay nhuyễn đến lúc 2, 3 tuổi.
+ Pha bột vào sữa, pha sữa quá đặc, pha sữa bằng nước cháo hoặc nước hầm đậu, hầm xương... làm trẻ khó tiêu hóa.
+ Pha bột quá đặc khi trẻ mới tập ăn dặm.
- Thời gian chuyển tiếp chế độ ăn không phù hợp:
+ Ăn dặm quá sớm (trước khi trẻ tròn 4 tháng).
+ Ăn cơm quá sớm (trong khi răng trẻ chưa đủ để nhai cơm).
3. Biếng ăn do bệnh lý:
- Suy dinh dưỡng.
- Nhiễm ký sinh trùng; nhiễm trùng (viêm mũi, viêm họng, viêm amiđan...) và virus.
- Bệnh lý răng miệng (sâu răng, viêm lợi), loạn khuẩn đường ruột.
4. Biếng ăn sinh lý: Trẻ vẫn khỏe mạnh nhưng tự nhiên ăn ít đi trong vài ngày đến vài tuần. Các thời điểm này thường trùng với lúc bé biết lẫy, ngồi, đứng, đi... Sau đó, trẻ trở lại ăn uống bình thường.
5. Biếng ăn do thuốc: Do dùng quá nhiều vitamin, kháng sinh hoặc “thuốc kích thích ăn’’. Việc lạm dụng kháng sinh có thể gây rối loạn hệ vi khuẩn đường ruột, còn thuốc kích thích ăn sẽ làm cho trẻ biếng ăn thêm ngay sau khi ngừng thuốc (thuốc này chống chỉ định ở trẻ dưới 2 tuổi).
6. Biếng ăn “của cha mẹ”: Do cha mẹ quá lo lắng về sự tăng trưởng của con. Khi thấy con ăn ít hơn các trẻ cùng lứa tuổi, nhiều người nghĩ rằng con biếng ăn mặc dù trẻ vẫn tăng cân và tăng chiều cao tốt.
7. Biếng ăn bẩm sinh: Có khoảng dưới 5% trẻ sinh ra chỉ ngủ, chơi mà không bao giờ đòi bú.
Ngoài ra, trẻ còn có thể bị biếng ăn như sau khi tiêm phòng hoặc sau chấn thương.
Các biện pháp khắc phục
- Biếng ăn tâm lý: Cha mẹ cần hết sức bình tĩnh và kiên nhẫn tìm hiểu vì sao trẻ không chịu ăn. Cần tránh các hành vi ép buộc như đè bé ra đổ thức ăn, bóp mũi cho bé nuốt, đánh cho bé khóc để bé nuốt... Khi trẻ ốm, nếu trẻ khó uống thuốc, cha mẹ hãy trình bày với bác sĩ để bác sĩ cho thuốc dễ uống, không cần phải cho thuốc vào thức ăn để đánh lừa trẻ. Hãy cho trẻ ăn một cách thoải mái, bột, sữa có thể dây vào áo một chút cũng không sao.
- Biếng ăn do sai lầm trong kỹ thuật chế biến thức ăn và thời gian chuyển tiếp chế độ ăn: Tránh kéo dài thời gian cho trẻ ăn thức ăn xay nhuyễn. Không cho bé ăn thức ăn đơn điệu, nên đổi món thường xuyên cho bé.
3. Biếng ăn do bệnh lý: Bổ sung các vi chất dinh dưỡng mà trẻ thiếu; xổ giun cho trẻ 6 tháng một lần; giữ gìn vệ sinh răng miệng; điều trị bệnh nhiễm trùng.
4. Biếng ăn sinh lý: Trong giai đoạn biếng ăn sinh lý, các bậc cha mẹ không nên nóng lòng tự ý sử dụng các loại thuốc bổ hoặc thúc ép trẻ ăn. Hãy kiên nhẫn cho trẻ ăn từng bữa nhỏ, thay đổi các món ăn lạ... để chờ trẻ ăn trở lại.
5. Biếng ăn do thuốc: Sử dụng các men vi sinh hoặc sữa chua để cấy lại vi khuẩn đường ruột cho trẻ; tránh sử dụng thuốc bổ khi không có đơn của bác sĩ; tránh sử dụng thuốc kích thích ăn.
6. Biếng ăn bẩm sinh: Đối với các trẻ không đòi ăn bao giờ, cha mẹ phải chủ động cho trẻ ăn theo sự hướng dẫn và theo dõi của bác sĩ dinh dưỡng.
Con chán ăn, không có hứng thú khi ăn có thể do nhiều nguyên nhân. Trước hết, cần phải xem xét hệ tiêu hóa của trẻ có vấn đề gì hay không. Nếu hệ tiêu hóa của trẻ không tốt, trẻ biếng ăn trong một thời gian dài có thể dẫn đến suy nhược cơ thể. Cha mẹ cần đưa con đến bệnh viện để điều trị. Khi khỏi bệnh ắt cảm giác thèm ăn của trẻ sẽ được phục hồi.
Ngoài ra, sự thèm ăn của trẻ còn phụ thuộc vào lượng kẽm trong cơ thể của trẻ. Nếu trẻ chán ăn do cơ thể thiếu kẽm thì cha mẹ cần bổ sung kẽm cho con thông qua việc cho trẻ ăn một số những loại thực phẩm giàu kẽm như hải sản, gan động vật, thịt nạc, trứng cá, đậu phộng, quả óc chó…
Khi trẻ bị thiếu kẽm nặng thì cần phải đưa trẻ đi khám và bổ sung kẽm theo sự chỉ định của bác sĩ.
Khắc phục tình trạng chán ăn ở trẻ
Trước tiên, các bà mẹ cần tìm ra nguyên nhân nào gây ra tình trạng trẻ biếng ăn. Chẳng hạn, nếu trẻ biếng ăn do mắc các bệnh cấp tính thì phải điều trị bệnh. Khi bị bệnh (sốt, viêm họng, lở miệng hay đau răng…) trẻ có thể biếng ăn, do vậy bạn nên cho bé ăn thức ăn lỏng, dễ nuốt như: sữa, cháo, súp, yaourt,… thậm chí cho ăn kem cũng được.
Bé sẽ ăn ngon bằng vị giác, bằng tai, bằng mắt, khi được bốc, đưa lên miệng lưỡi. Khi có răng thì cần tạo điều kiện cho bé tập nhai. Có nhai mới tiết ra nước bọt, ăn càng ngon thêm.
Dạ dày của trẻ còn nhỏ, mỗi bữa bạn chỉ nên cho trẻ ăn từ 1/2 cho đến 1 bát (khoảng 200ml), chỉ nên cho ăn từng lượng nhỏ, trông đỡ ngán. Thức ăn cần trông “ngon mắt” để bé cảm thấy “muốn nhai”. Sữa mẹ mấy tháng đầu chỉ cho 67kcal/100ml và chỉ đáp ứng đủ nhu cầu tăng trưởng của bé từ 0-6 tháng. Vì vậy, từ 6 tháng trở đi cần cho trẻ ăn dặm thêm bột gồm 4 nhóm: thịt cá, rau, dầu, tinh bột. Dầu bổ sung vào bột sẽ bảo đảm việc cung cấp đủ nhu cầu năng lượng của bé. Bước đầu nên tập cho bé quen với dạng sệt của thức ăn nghiền nhuyễn. Khi có nhiều răng, bé có thể ăn đặc hơn: 9 tháng bé đã có 2-3 răng, nên bạn có thể xay nhỏ thức ăn như rau, thịt, cá… cho ăn cùng với cơm nấu nát; đến tuổi lên 2, lên 3 đủ 20 răng thì nên cắt “hạt lựu” các thức ăn để bé tập nhai.
Tính đa dạng cũng rất cần để tránh chán ăn: trẻ em dễ chấp nhận ăn riêng từng thức ăn như: trái cây, bánh quy, yaourt, cháo, nhưng chóng chán những hỗn hợp thức ăn.
Khuyến khích tính chủ động trong ăn uống: thay vì “kè kè” theo sau bé để đút, nên bày cho bé trò “tự xúc ăn” xem bàn tay bé có khéo cầm thìa, hàm bé nhai có giống bố, mẹ không? Khi bé làm được điều gì tốt bạn nên nhớ khen, bé sẽ rất thích, trở nên tự tin và tiếp tục thực hiện, thành thói quen.
Muốn bé mau tăng cân nên đáp ứng 3 nhu cầu chính yếu: ăn, ngủ, vận động – bổ sung cho nhau chứ không thay thế nhau.
Bạn cũng cần tạo điều kiện cho bé chơi, vận động ngoài trời ít nhất 30 phút mỗi ngày. Sẽ chẳng có bé nào đến bữa lại không đói, đến giấc lại không ngủ nếu bé được vận động đầy đủ. Ăn được ngủ được chắc chắn cháu sẽ lên cân “đều đều”.
Trong trường hợp những cố gắng trên vẫn không cải thiện được tình hình, bạn nên đến các bác sĩ nhi hoặc dinh dưỡng để được tư vấn thêm về cách nuôi dưỡng hoặc có thể được tư vấn về bổ sung thêm các vi chất dinh dưỡng trong một số loại vitamin tổng hợp nếu cần thiết.
Những cách khắc phục tình trạng lười ăn ở trẻ
Bé lười ăn
luôn là vấn đề khiến không ít mẹ đau đầu và mệt mỏi. Nhưng nếu bé nhà bạn ăn ít hơn những đứa trẻ khác mà vẫn phát triển bình thường thì không cần phải quá lo lắng.
Nguyên tắc 'mackeno'
'Mackeno' = 'Mặc kệ nó'. Nếu bé bạn không đói, đừng cố để ép bé ăn một món nào đó hay đồ ăn vặt. Nếu trong vòng 20 phút, mẹ không thể thuyết phục con ăn, hãy doạ rằng mẹ sẽ cất hết thức ăn đi, và thực tế hãy làm như vậy. Đặc biệt, tuyệt đối không dụ dỗ bé bằng bất kỳ hình thức nào như: cho tiền hay thưởng quà để dụ bé ăn. Vì hành động này thường chỉ hiệu quả trong một vài lần nhưng vô tình lại tạo cho bé thói quen vòi vãnh.
- Tùy theo độ tuổi, trẻ sẽ có nhu cầu dinh dưỡng, số lượng bữa ăn chính phụ và số lượng thực phẩm cần ăn trong mỗi bữa là khác nhau.
- Các mẹ cần tìm hiểu để cung cấp cho trẻ chế độ dinh dưỡng phù hợp.
- Khi bắt được nhịp lúc con cảm thấy đói, bạn hãy dần dần tìm cách cố định giờ ăn cho bé vào khoảng thời gian ấy.
- Trẻ quen với nhịp sinh hoạt điều độ sẽ ăn ngủ đúng giờ, giúp trẻ ăn ngon miệng, tránh được việc ăn uống thất thường lúc nhiều lúc ít.
- Thường xuyên làm đa dạng thực đơn, bổ sung thêm nhiều món cháo dặm, hay những món ăn dặm, ăn xế cho bé để bé được tiếp xúc với nhiều thực phẩm hơn
Thực hiện những món ăn theo yêu cầu của bé
Nếu bé nhà bạn cứ đòi ăn hoặc uống một món nào đó hoài bạn cứ việc chiều theo ý thích của bé (nếu món đó tốt cho bé). Một thời gian sau bé sẽ tự thấy ngán và muốn chuyển sang món mới
Giới hạn thời gian ăn cho bé
Thường trong mỗi bữa ăn bạn chỉ nen cho trẻ ăn trong vòng 30 phút vì nếu ăn lâu hơn sẽ không tốt cho dạ dày của bé
“Treo đầu rau bán thịt cá”
Là biện pháp ngoạn mục đòi hỏi khả năng trình bày và yếu tố nghệ thuật ẩm thực nhằm đánh lừa yếu tố tâm lý của bé. Ví dụ đố với những bé “kén cá chọn canh” thì việc chỉ biết có thịt mà không chịu ăn cá là chuyện thường ngày. Chúng ta có đủ sự tưởng tượng để “ngụy trang kiểu Úc” một loại thức ăn nào đó trong cái vỏ bọc khác. Đôi khi một cái tên gọi mới để thổi hồn vào món ăn cũ cũng cần thiết. Ví dụ: mẹ gọi đây là món “cá chiên” hay nên hình tượng hóa hoặc chế biến thành món “chả cá nhúng dầu, hay cá thu xối mỡ”? … Một cái tên lạ sẽ làm bé tò mò và muốn ăn thử...
Kích thích ngon miệng
Bằng cách nào ư? Hãy chú ý đến Kẽm, Vitamin nhóm B và Lysine là những vi chất có khả năng kích thích sự thèm ăn, khiến bé thấy ngon miệng hơn. Một cách khác cũng kích thích sự ngon miệng là đừng chỉ cho bé ăn bằng “miệng”. Chú ý đến mùi hương của món ăn, trình bày món ăn đẹp mắt, sinh động cũng là cách để bé hào hứng với bữa ăn của mình.
Không ti vi, không đi rong, không đồ chơi
Thói quen này cần thực hiện nghiêm túc ngay từ khi trẻ bắt đầu ăn dặm. Một đứa trẻ chưa từng được tập 'ăn chay' (không đồ chơi, không tivi) thì làm sao chúng hiểu giờ ăn phải thế nào? Tất cả đều do người lớn tạo thói quen. Nhưng nếu bạn đã trót làm - bé - hư khi ăn uống thì hãy kiên nhẫn sửa sai.
Hãy để trẻ tự ăn
Phần lớn trẻ sẽ ăn nhiều hơn nếu mẹ cứ để bé tự xúc. Nếu cha mẹ cứ bón cho con ăn mãi, dần dần bé sẽ nhận thấy rằng bữa ăn đúng là một 'cực hình' đầy khó chịu, chẳng khác gì phải gội đầu hay uống thuốc. Hãy làm sao để bé thấy rằng bữa ăn là niềm vui, là sự thích thú giống như bé đang chơi một trò chơi vui vậy.
. Đảm bảo giấc ngủ
Việc ngủ đủ giấc có mỗi liên hệ chặt chẽ với sự thèm ăn ở trẻ nhỏ. Nếu trẻ bị thiếu ngủ thì não sẽ bị ức chế, ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa và nhu động ruột. Chính vì vậy, để trẻ ngủ đủ và ngủ ngon giấc đóng vai trò rất quan trọng.
Hình thành cho trẻ thói quen ăn uống đúng giờ
Ngay từ khi trẻ còn nhỏ, cha mẹ nên tập cho con thói quen ăn uống đúng giờ. Không nên tạo cho trẻ thói quen ăn uống lung tung. Nếu rèn được cho con thói quen này thì mỗi khi tới bữa ăn, con sẽ tự động ngồi vào bàn và ăn một cách ngoan ngoãn.
Quan tâm tới hình thức chế biến món ăn
Trẻ em luôn thích những gì nhiều màu sắc, bởi vậy trước khi thử xem món ăn đó có ngon không, trẻ sẽ bị thu hút nếu món ăn mẹ nấu thật sặc sỡ và hấp dẫn. Việc tạo ra một bữa ăn đẹp mắt và ngon miệng sẽ giúp cải thiện chứng biếng ăn ở trẻ nhỏ.
Không nên ép trẻ ăn
Khi trẻ đã không hứng thú với món ăn, người lớn không nên cố ép con phải ăn bằng mọi cách. Việc cố gắng bắt trẻ phải ăn sẽ gây nên tác dụng ngược lại bởi trẻ sẽ sợ mỗi khi tới giờ ăn. Lâu dần, điều này sẽ gây ra sự ức chế cảm xúc khiến trẻ chán ghét giờ ăn cơm.
Hoạt động phù hợp
Các hoạt động ngoài trời sẽ giúp tăng tốc độ trao đổi chất, hỗ trợ tiêu hóa và giúp hấp thụ thức ăn. Tuy nhiên, không nên cho trẻ chạy nhảy quá nhiều và quá sức gây mệt mỏi cho cơ thể.
Không nên mắng con trong bữa ăn
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, khi tâm lý trẻ không vui, cảm thấy tức giận hay lo lắng điều gì thì cơ môn vị sẽ bị co thắt giữ thức ăn trong dạ dày và gây ra căn bệnh chán ăn, thậm chí là viêm dạ dày. Chính vì vậy, người lớn không nên trách mắng hay nặng lời với con trong bữa ăn.
Không nên cho trẻ ăn vặt
Việc cho trẻ ăn vặt và dùng các loại đồ ăn chứa nhiều calo như socola, kẹo hay đồ uống có ga sẽ khiến cho hàm lượng đường trong máu tăng cao gây ra cảm giác no ảo. Chính vì vậy, cứ đến giờ ăn, con sẽ không cảm thấy đói và chán ăn.
Món ngon cho trẻ gầy, biếng ăn
Khắc phục chứng biếng ăn của trẻ, đòi hỏi sự nỗ lực rất lớn của cha mẹ.
Biếng ăn là một chứng thường gặp ở trẻ nhỏ. Ban đầu có thể chỉ là cảm giác không muốn ăn, ăn ít dần, lười ăn sau chuyển thành biểu hiện ghê sợ thức ăn, thậm chí trẻ có thể chống đối kịch liệt khi cha mẹ ép chúng phải ăn một thức ăn nào đó.
Biếng ăn thực chất không phải là một bệnh mà chỉ là một chứng trạng do nhiều nguyên nhân gây nên. Để khắc phục tình trạng biếng ăn ở trẻ, mẹ có thể kích thích sự ngon miệng của bé bằng một số món ăn dưới đây:
Món cá chép hấp gừng. (Ảnh minh họa).
1. Cá chép hấp gừng
Nguyên liệu: Cá chép (300-500g/con), gừng (20 – 30g), vỏ quýt sạch (10g).
Chế biến: Cá chép rửa sạch mổ bụng bỏ hết ruột. Gừng băm nhỏ. Vỏ quýt cho vào túi vải cùng một chút gia vị rồi nhét vào bụng cá. Cho vào hấp cách thủy hoặc nấu chín cho trẻ ăn cả nước và thịt cá.
Chia 2 lần ăn trong ngày.
2. Cháo tim heo
Nguyên liệu: 100g tim heo, 50g gạo nếp, 1/2 hạt cau, cùng các gia vị.
Chế biến: Tim heo rửa sạch, băm nhỏ, ướp mắm muối, gia vị, rồi xào chín. Hạt cau giã nhỏ, lọc lấy 300 ml nước. Cho gạo nếp vào nước hạt cau ninh nhừ. Khi cháo gần chín thì cho tim heo vào, đảo đều, khi cháo sôi lên lại là được.
Cho trẻ ăn khi cháo còn nóng ấm, ngày ăn 2 lần vào lúc đói. Một tuần ăn ba ngày không liền nhau. Nên cho trẻ ăn trong vài tuần liền.
Món cháo ếch. (Ảnh minh họa).
3. Cháo ếch sa nhân
Nguyên liệu: Thịt ếch 100g, bột sa nhân 5g, lá sen 1 cái, gạo tẻ 150g, hành.
Chế biến: Gạo nhặt sạch, vo qua, cho vào xoong thêm nước, nấu nhừ thành cháo. Ếch làm sạch, băm nhỏ cho vào xào với 1 thìa cà phê dầu, hành. Sau đó cho ếch vào ninh cùng cháo, đên khi cháo nhừ tơi cho sa nhân vào, lấy lá sen đậy nồi. Hầm thêm 5 phút, để cháo nguội, bỏ lá sen, nêm gia vị.
Cho trẻ ăn vào bữa sáng.
4. Cháo cá lóc
Nguyên liệu: 300g cá lóc, 25g gạo tẻ, 25g gạo nếp, cùng các gia vị
Cách chế biến: Cá lóc làm sạch, cạo bỏ vảy, đem luộc chín, gỡ lấy thịt ướp mắm muối, gia vị. Xương cá giã nhỏ lọc lấy 300 ml nước. Cho gạo tẻ, gạo nếp vào nước xương cá ninh nhừ, khi cháo chín thì cho thịt cá vào quấy đều, khi cháo sôi trở lại là được.
Cho trẻ ăn khi cháo nóng ấm, ngày dùng hai lần vào lúc đói. Một tuần ăn 3 ngày (một ngày ăn, một ngày nghỉ). Ăn trong 2 tuần.
5. Cháo trứng
Nguyên liệu: 1-2 quả trứng gà, 20g gạo nếp xay, 20g đậu xanh, 20g đậu đen, gia vị vừa đủ.
Cách chế biến: Gạo nếp xay, đậu xanh, đậu đen đem xay thành bột. Dùng 300 ml nước cho các loại bột trên vào quấy đều, đem đun với lửa nhỏ. Khi cháo chín, cho trứng gà, gia vị vào quấy đều.
Cho trẻ ăn lúc cháo nóng ấm, ngày ăn 1 lần vào lúc đói. Cần ăn liền trong 1 tháng.
Chăm sóc bé sau khi ốm dậy
Chăm sóc trẻ sơ sinh mùa hè
Chăm sóc trẻ sơ sinh mùa đông
Kế hoạch chăm sóc bé -
Cách chăm sóc trẻ sơ sinh mùa lạnh
Chăm sóc trẻ mọc răng.
(st)