Nguyên nhân của bệnh lupus ban đỏ và cách điều trị nhanh khỏi. Bệnh ban đỏ là bệnh do nhiễm phải nhóm khuẩn cầu chuỗi A. Vi khuẩn này tạo ra một chất độc gây ra các ban màu đỏ, do đó bệnh có tên là bệnh ban đỏ.
Nguyên nhân gây bệnh Lupus
Lupus ban đỏ hệ thống không có nguyên nhân đặc hiệu nào cả . Tuy nhiên có một số yếu tố kích hoạt từ môi trường xung quanh và một số yếu tố gen liên quan
Yếu tố kích hoạt từ môi trường
Cơchế bệnh thứ hai có thể do các yếu tố từ môi trường. Những yếu tố này không chỉ làm bệnh nặng thêm mà còn có thể kích hoạt quá trình hình thành bệnh. Chúng bao gồm: các loại thuốc (nhưmột số thuốc chống trầm cảm và kháng sinh), trầm cảm nặng, phơi nắng, hoóc môn, và viêm nhiễm. Tia UV kích hoạt việc hình thành các vùng phát ban lupus và một số bằng chứng cho thấy tia UV cũng có thể thay đổi cấu trúc ADN, dẫn đến việc hình thành các kháng thể tự miễn. Hoóc môn sinh dục (như estrogen) có vai trò quan trọng trong sự hình thành bệnh, và thực tế cho thấy trong thời kỳ sinh sản ở người, tần số bệnh này ở phụ nữ cao gấp 10 lần ở đàn ông.
Các nhà nghiên cứu cũng đang tìm kiếm mối liên hệ với nhiễm khuẩn (virus và vi khuẩn), nhưng chưa có nguồn bệnh nào có liên hệ chặt chẽ với lupus ban đỏ hệ thống. Một số nhà khoa học thấy rằng những phụ nữ bơm ngực bằng silicone tạo ra kháng thể chống lại collagen của chính họ, nhưng không rõ kháng thể này ở những người bình thường có xuất hiện nhiều hay không, và cũng không có dữ liệu nào cho thấy những kháng thể này gây ra các bệnh về mô liên kết như lupus ban đỏ hệ thống. Có một số bằng chứng nhỏ, nhưng đang càng ngày càng nhiều hơn, về mối liên hệ giữa bệnh này và việc sử dụng son môi, nhưng các nhà sản xuất son không tỏ ra quan tâm lắm đến điều này
Tương tác thuốc
Lupus do thuốc gây ra là tình trạng phản ứng thuốc ở những người đang điều trị các bệnh lâu dài. Lupus do thuốc gây ra cũng giống nhưLupus ban đỏ hệ thống. Tuy nhiên, các triệu chứng của lupus do thuốc gây ra thường biến mất khi dừng sử dụng loại thuốc gây ra lupus. Có khoảng 400 loại thuốc có thể gây ra tình trạng này, những loại phổ biến nhất là procainamide, hydralazine, quinidine, và phenytoin.
Yếu tố gen
Cơchế bệnh đầu tiên có thể phát sinh do gen. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng bệnh lupus ban đỏ hệ thống có mối liên quan về mặt di truyền học. Bệnh di truyền theo gia đình, nhưng không có một gen riêng lẻ nào được xác định là nguyên nhân gây bệnh. Nhiều gen có thể có ảnh hưởng đến nguy cơphát triển bệnh khi có những yếu tố môi trường kích hoạt. Những gen quan trọng nhất nằm ở vùng gen kháng nguyên bạch cầu người (HLA) trên nhiễm sắc thể số 6, những đột biến có thể là ngẫu phát (de novo) hoặc di truyền. Kháng nguyên bạch cầu người nhóm I, nhóm II, và nhóm III có liên quan đến bệnh, nhưng chỉ có nhóm I và nhóm II có góp phần độc lập tới việc tăng nguy cơbệnh. Những gen khác có thể chứa đựng nguy cơcho bệnh là IRF5, PTPN22, STAT4, CDKN1A, ITGAM, BLK, TNFSF4 và BANK1., một số gen có thể đặc hiệu cho từng nhóm dân cư
Không phải tất cả khuẩn cầu chuỗi đều tạo ra chất độc này và không phải tất cả trẻ đều bị nhiễm chúng. Có thể cả hai trẻ trong cùng một gia đình nhiễm phải khuẩn này, nhưng một trẻ (thường là trẻ dễ bị nhiễm độc) có thể phát triển thành bệnh ban đỏ trong khi trẻ kia thì không.
Các triệu chứng của bệnh
Nổi ban chính là dấu hiệu rõ nhất của bệnh ban đỏ. Nó thường bắt đầu bằng những đốm nhỏ như vết cháy nắng, sưng và có thể ngứa. Ban thường xuất hiện đầu tiên ở cổ và lưng và thường không ảnh hưởng đến các vùng quanh miệng.
Nó lây lan từ ngực và lưng, sau đó lây ra các phần còn lại của cơ thể. Ở các chỗ gập lại của cơ thể, đặc biệt ở nách, khuỷu tay, ban tạo thành các vết đỏ cố định. Ở các phần khác, ban thường đổi thành màu trắng khi bạn ấn vào chúng. Ban sẽ nhạt đi vào ngày thứ sáu sau khi nhiễm bệnh.
Ngoài nổi ban, các triệu chứng khác thường gặp cũng giúp nhận ra bệnh ban đỏ, bao gồm họng đau và đỏ, sốt trên 101 độ Fahrenheit (38,30C), sưng các tuyến ở cổ. Amiđan và phía sau họng có thể bị phủ một lớp trắng, hoặc đỏ, sưng và có nhiều chấm hơi trắng hoặc có mủ hơi vàng. Trẻ bị ban đỏ cũng có thể bị ớn lạnh, đau nhức toàn thân, nôn mửa và kén ăn.
Khi bệnh ban đỏ xuất hiện do viêm họng, triệu chứng sốt ngưng trong 3-5 ngày, và đau họng cũng sớm hết sau đó. Ban đỏ thường giảm đi sau 6 ngày bắt đầu các triệu chứng, nhưng da bị phủ ban có thể bong ra. Quá trình bong da này có thể kéo dài 10 ngày. Nếu điều trị bằng kháng sinh, bệnh này thường khỏi trong vòng 1 tuần, nhưng có thể phải mất vài tuần sau amiđan và các tuyến bị sưng mới trở lại bình thường.
Ở một số trường hợp (ít gặp), ban đỏ có thể phát triển thành bệnh chốc lở gây nhiễm trùng da, cũng do khuẩn cầu chuỗi gây ra. Ở những trường hợp này, trẻ có thể không bị đau họng.
Ngăn ngừa bệnh ban đỏ
Trẻ bị bệnh ban đỏ có thể lây vi khuẩn cho người khác qua chất dịch từ mũi và họng khi hắt hơi hoặc ho. Nếu trẻ bị nhiễm trùng da do khuẩn cầu chuỗi như bệnh chốc lở, nó có thể lây qua tiếp xúc với da.
Trong cuộc sống hàng ngày, không có biện pháp nào là tuyệt đối để tránh nhiễm trùng có thể dẫn đến ban đỏ. Khi trẻ bị bệnh ở nhà, cách an toàn nhất là cho trẻ dùng riêng các vật dụng dùng để ăn, uống… và rửa các vật dụng này trong nước xà phòng nóng. Rửa tay thường xuyên nếu phải chăm sóc trẻ bị bệnh.
Điều trị bệnh ban đỏ
Nếu trẻ được xác định mắc bệnh ban đỏ, bác sĩ sẽ cho trẻ dùng kháng sinh trong khoảng 10 ngày. Họ cũng có thể kê toa cho trẻ các loại thuốc để điều trị ban ở da…
Những thắc mắc thường gặp về bệnh Lupus ban đỏ
Lupus là gì ?
Lupus là một bệnh tự miễn dịch, gây ra nhiều triệu chứng khác nhau như : nổi ban da, rụng tóc, đau khớp, sốt, tràn dịch màng phổi, viêm màng ngoài tim. Đôi khi, bệnh còn gây ra tổn thương những cơ quan quan trọng như thận, và hệ thần kinh trung ương. Truớc đây, tổn thương thận chỉ được chẩn đoán vào giai đoạn trể của bệnh, trong khi đó người bệnh phải chịu suy thận, cho nên tiên lượng của bệnh trở nên xấu hơn.
Những ai có thể mắc bệnh lupus ?
Mọi người đều có thể mắc bệnh lupus. Tuy nhiên, nữ thuờng dễ mắc bệnh hơn nam giới với tỉ lệ là 9 :1 . Bệnh này thường gặp ở nữ trẻ tuổi. Bệnh lupus hiếm khi phát bệnh sau tuổi mãn kinh. Những phần sau sẽ nói rỏ hơn về bệnh lupus xảy ra ở trẻ em, nam giới và người lớn tuổi.
Nguyên nhân nào gây ra bệnh lupus ?
Nguyên nhân gây bệnh vẫn chưa rõ. Đây là bệnh có xu hướng di truyền yếu. Chẳng hạn, trong một số gia đình, mẹ bị lupus thì con gái sinh ra cũng bị luôn. Đã có nhiều công trình nghiên cứu nhưng người ta cũng chưa tìm được nguyên nhân gây bệnh là do vi trùng hay virút . Yếu tố môi trường cũng không chắc chắn. Dù bệnh khởi phát ra sao đi chăng nữa, vấn đề cơ bản là sự suy giảm chức năng của hệ miễn dịch. Bình thường, hệ thống miễn dịch sản xuất ra kháng thể chống lại các kháng nguyên bên ngoài xâm nhập như : vi trùng,. Ở những bệnh nhân bị lupus, hệ thống miễn dịch phản ứng một cách không thoả đáng bằng cách tự sản xuất ra kháng thể để chống lại các thành phần của chín mình ( tự kháng thể) . Những kháng thể này, đặc biệt là kháng thể kháng nhân ( kháng thể kháng ADN) là tác nhân gây ra đa số biểu hiện của bệnh.
Bệnh lupus có chữa khỏi được không ?
Không có biện pháp điều trị nào là điều trị hết vĩnh viễn bệnh lupus được: ngược lại, bệnh lupus ban đỏ là một bệnh mãn tính, nó có thể có giai đoạn lui bệnh dù được điều trị hay không điều trị. Bệnh lupus có thể có những đợt bùng phát cấp tính và giai đoạn hồi cũng tương đối lâu.
Làm thế nào để chẩn đoán và theo dõi bệnh lupus ?
Sau khi nghĩ đến chẩn đoán bệnh lupus, cần làm xét nghiệm máu giúp chẩn đoán xác định, xét nghiệm máu giúp chẩn đoán xác định cũng như giúp theo dõi tiến triển của bệnh. Xét nghiệm chuẩn để phát hiện bệnh lupus là FAN ( yếu tố kháng nhân), lấy một ít máu, xét nghiệm này không đắt và có thể làm được ở một số bệnh viện. Nếu xét nghiệm cho kết quả dương tính, cần phải làm thêm các xét nghiệm máu khác đặc hiệu hơn để xác định chính xác mức độ lan rộng của bệnh và kiểu bệnh.
Điều trị bệnh lupus như thế nào ?
Điều trị phải phù hợp với mức độ nặng và độ lan rộng của bệnh. Những dạng bệnh nhẹ thừơng dùng liều thấp corticoid để điều trị. (gọi là liều « sinh lý »), thuốc kháng viêm không steroid và thuốc kháng sốt rét coi như là thuốc điều trị cơ bản. ( thật ra điều khá lý thú là thuốc chống sốt rét có đặc tính điều hoà miễn dịch hiệu quả trong những dạng lupus da và khớp). Trong trường hợp lupus có tổn thương nặng hơn, cần phải cho bệnh nhân dùng liều cao corticoid trong một thời gian ngắn, và kết hợp với thuốc ức chế miễn dịch như cyclophosphamide (Endoxan®) hoặc azathioprine (Imuran®).
Chế độ ăn uống có ảnh hưởng đến bệnh lupus không ?
Không, không có chế độ ăn uống nào gọi là có lợi hay hại đến tiến triển của bệnh lupus ban đỏ rải rác.
Người bị bệnh lupus có thể có con được không ?
Đối với đa số người bệnh, câu trả lời là có. Vì vậy, quan điểm hiện nay là khác với những quan điểm lỗi thời là cấm nguời bị bệnh lupus không được có con . Tuy nhiên, cũng phải thận trọng ở một số ít người. Rõ ràng là đối với những người đang bị bệnh lupus tiến triển (đặc biệt là có tổn thương thận) thì tạm thời không nên mang thai.Ở một số phụ nữ bị bệnh lupus trong người có mang kháng thể đặc biệt gọi là kháng thể kháng phospholipides, dễ có nguy cơ xảy thai hơn và các vấn đề thai nhi nên cần phải theo dõi đặc biệt. Nhờ vào sự hợp tác chặc chẽ giữa bệnh nhân, bác sĩ chuyên về khớp, thận và sản khoa mà nhiếu người bị bệnh lupus ban đỏ rải rác mang thai một cách bình thường.
Con của người bị lupus có bị lupus không ?
Đa số trường hợp là KHÔNG. Bệnh lupus có tính di truyền yếu hơn nhiều so với những bệnh di truyền khác. Tuy nhiên, có một số gia đình, có nhiều thành viên bị bệnh lupus.
Là thế nào mà tôi có thể tự xoay sở. ?
Một trong những tiến bộ lớn về bệnh lupus trong vòng 20 năm trở lại đây là việc thành lập những nhóm trợ giúp xuyên quốc gia. Hiện nay, mỗi nước có những hịêp hội của mình đưa ra chuơng trình trợ giúp dưới nhiều dạng khác nhau . Nhiều nước cung cấp mạng lứới hỗ trợ có thể mang lại tiếp xúc trực tiếp này, nó có tầm quan trọng đối với người bệnh hơn là đối với bác sĩ y tá hay những nghề y tế khác.
Cảnh báo 10 vấn đề nghiêm trọng do bệnh lupus
Ít người ngờ rằng những bệnh nhân lupus (viêm da, ban đỏ) có nguy cơ mắc bệnh bạch cầu, ung thư hạch, ung thư phổi, và ung thư gan.
Lupus là một bệnh viêm da mãn tính. Viêm da có thể là biến chứng nghiêm trọng do các vấn đề ở hệ thống miễn dịch gây ra. Cũng giống như các tình trạng viêm khác, viêm da không chỉ ảnh hưởng đến các mô và cơ quan trong cơ thể mà nó còn có thể có tác động xấu tới tâm trạng của bạn.
Một người bị lupus sẽ phải đối mặt với khó khăn trong việc tập trung và ngủ nếu bệnh không được điều trị và kiểm soát vào đúng thời điểm. Để ngăn chặn sự thiệt hại nghiêm trọng về tinh thần và các cơ quan trong cơ thể, bạn cần nắm được các vấn đề sức khỏe có thể có liên quan hoặc do bệnh lupus gây ra.
1. Vấn đề về thận
Lupus có liên quan đến tổn thương thận và trong một số trường hợp đặc biệt, bệnh có thể gây ra tử vong do bị suy thận. Các dấu hiệu và triệu chứng của vấn đề về thận do lupus gây ra có thể bao gồm ngứa toàn thân, đau ngực, buồn nôn, ói mửa, và sưng chân.
2. Bệnh tim mạch
Lupus ảnh hưởng đến tim và các động mạch. Các triệu chứng phổ biến của các vấn đề tim mạch là cao huyết áp, xơ vữa động mạch, đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim và đột quỵ.
Những bệnh nhân bị lupus gần như có khả năng phát triển bệnh tim hoặc các vấn đề liên quan đến tim mạch cao gấp 8-10 lần so với người bình thường. Nguyên nhân là do, bệnh lupus có thể dẫn đến tình trạng viêm ở tim và động mạch.
3. Vấn đề về xương
Bệnh nhân bị lupus có nhiều nguy cơ bị gãy, vỡ xương do nguồn máu được cung cấp đến xương không đủ. Khớp hông và khớp gối thường bị ảnh hưởng nhiều nhất.
Lupus là một bệnh viêm da mãn tính. |
4. Vấn đề về phổi
Vấn đề về phổi như ho hoặc khó thở có thể phát sinh do viêm niêm mạc màng phổi hay do sự tích tụ của chất lỏng. Tình trạng viêm này cũng rất có thể do bệnh lupus hoặc nhiễm trùng khác gây ra.
Các triệu chứng phổ biến của các vấn đề về phổi là sốt, đau ngực và ho dữ dội. Hơn nữa, trong trường hợp tồi tệ, phổi không làm tốt chức năng cung cấp oxy vào máu gây nguy hiểm cho sức khỏe tổng thể. Khi các mạch máu của phổi bị ảnh hưởng cũng có thể dẫn tới bệnh cao huyết áp.
5. Tổn thương não
Những người bị ảnh hưởng bởi bệnh lupus thậm chí có thể phải đối mặt với tình trạng viêm trong não. Điều này có thể dẫn đến đau đầu, chóng mặt, thay đổi hành vi, ảo giác, và thậm chí cả đột quỵ hoặc co giật. Thông thường, những bệnh nhân lupus còn gặp vấn đề về trí nhớ và khó kiểm soát được suy nghĩ của mình.
6. Phức tạp trong thai kỳ
Lupus không gây ra bất kỳ vấn đề nào trong việc thụ thai, nhưng nó lại có ảnh hưởng đến thai kì. bệnh lupus có ảnh hưởng đến thai nhi đang phát triển, có thể khiến sản phụ sinh non do huyết áp cao hoặc tăng nguy cơ sẩy thai. Do đó, để tránh các biến chứng trong thai kì do bệnh lupus gây ra, người phụ nữ nên trì hoãn mang thai cho đến khi khỏi bệnh hoặc mức độ bệnh có thể kiểm soát được.
Bệnh lupus có thể xuất hiện ở bất kì nơi nào trên cơ thể. |
7. Thiếu máu
Lupus có thể làm rối loạn việc lưu chuyển máu nên gây ra các vấn đề về máu, bao gồm thiếu máu và tăng nguy cơ chảy máu hoặc đông máu. Nó cũng có thể gây ra viêm các mạch máu.
8. Khô miệng
Đây là một tình trạng rất hiếm, nhưng thực tế, bệnh lupus gây thiệt hại đến tuyến nước bọt và nước mắt là có thể xảy ra. Kết quả là, mức độ sản xuất nước bọt sẽ giảm, dẫn đến khô và ngứa miệng.
9. Ung thư
Những bệnh nhân lupus có nguy cơ mắc bệnh bạch cầu, ung thư hạch, ung thư phổi, và ung thư gan. Mặc dù nguy cơ này không cao nhưng người mắc bệnh lupus cũng cần chú ý để tránh tình trạng viêm trong các cơ quan này tăng lên, tình trạng viêm càng nặng thì càng dễ dẫn tới ung thư.
10. Nhiễm trùng
Bệnh lupus gây tổn thương hệ thống miễn dịch của con người. Do hệ thống miễn dịch suy yếu là người dễ bị các loại nhiễm trùng như nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm trùng đường hô hấp, nhiễm nấm men, herpes và bệnh zona.
Hỏi đáp liên quan
Hỏi: Bác sĩ cho cháu hỏi nguyên nhân gây bệnh lupus ban đỏ hệ thống là gì ạ? Cháu có một người bạn nữ học cùng lớp đại học và ở cùng phòng trọ với cháu vừa mắc bệnh Lupus ban đỏ. Nguyên nhân bệnh có phải là do sinh hoạt ở nhà trọ không đảm bảo vệ sinh không, và bệnh này có lây không thưa bác sĩ?
Bệnh lupus ban đỏ là một căn bệnh tự miễn, thường gặp ở nữ giới
Trả lời:
Nguyên nhân bạn của cháu bị bệnh lupus ban đỏ không phải là do điều kiện sinh hoạt ở nhà trọ không đảm bảo. Trong trường hợp này, chưa thể xác định được nguyên nhân nào gây bệnh lupus ban đỏ ở bạn của cháu. Tuy nhiên, điều kiện sinh hoạt ở nhà trọ sẽ có những khó khăn và có những yếu tố tâm lý cũng có thể ảnh hưởng đến việc phát sinh bệnh, chứ không phải do điều kiện sinh hoạt ở nhà trọ mà phát sinh bệnh.
Bệnh lupus ban đỏ là một căn bệnh tự miễn, có nghĩa là hệ thống bảo vệ tự nhiên của cơ thể (hệ miễn dịch) tấn công các mô của nó thay vì tấn công các nhân tố bên ngoài như vi khuẩn và virut. Bản thân bạn của cháu đã mang sẵn yếu tố gây bệnh lupus ban đỏ như: vấn đề di truyền, yếu tố của ánh nắng mặt trời, tia cực tím, yếu tố hormon sinh dục,.. khi gặp các yếu tố khởi động thì bệnh phát sinh.
Cơ chế bệnh sinh của Lupus ban đỏ là cho bệnh lý của nhiều gen được khởi động bởi các yếu tố môi trường và hormon giới tính, đưa đến sự mất cân bằng và mất kiểm soát của hệ thống miễn dịch. Đặc biệt là sự nhận diện của ta và không phải ta từ đó sản sinh tự phát các tự kháng thể chống lại ngay chính tế bào, tổ chức của mình, hình thành nên phức hợp miễn dịch kháng nguyên - kháng thể lắng đọng ở các cơ quan tổ chức liên kết, mạch máu tương ứng trong cơ thể gây nên bệnh cảnh lâm sàng đa dạng.
Do là bệnh lupus ban đỏ là bệnh tự miễn nên cháu cũng yên tâm, bệnh lupus ban đỏ không lây lan.
Bệnh Lupus ban đỏ
Bệnh nhân lupus ban đỏ có thể sống đươc bao lâu? -
Bệnh viêm bì cơ (Dermatomyositis)
Bệnh mề đay ánh sáng
Bệnh Duhring - Brocq (DH), nguyên nhân và cách
Dấu hiệu bệnh viêm cầu thận -
(st)