Nguyên nhân của bệnh nhiệt miệng và mẹo dân gian chữa nhiệt miệng hiệu quả. Nhiệt miệng là tên gọi theo dân gian, đây là bệnh viêm loét niêm mạc miệng do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Nhiệt miệng tuy không phải là một bệnh nặng nhưng gây khó chịu, đau đớn trong việc ăn uống và vệ sinh răng. Bệnh có thể tránh khỏi nếu biết phòng ngừa, ăn uống và nghỉ ngơi đúng cách.
Nguyên nhân gây bệnh
- Vệ sinh răng miệng kém
- Thiếu hụt protein trong khẩu phần ăn
- Răng giả không vừa hoặc bị bỏng khi ăn các đồ ăn
- Thức uống nóng hoặc do những nguyên nhân ảnh hưởng tới cả cơ thể như thuốc phản ứng viêm, xạ trị
- Do nóng trong người hoặc ăn những đò ăn nóng như Mít, xoài…
- Có thể do sâu răng, viêm quanh răng, viêm tủy răng....
- Do các sang chấn từ bên ngoài
- Do sang chấn từ bên ngoài
- Do nhiễm khuẩn, virut,...
- Hiện nay người ta còn nhận thấy những người bị stress nặng và liên tục thì nhiệt miệng cũng xảy ra nhiều hơn
- Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sinh bệnh như: áp lực tinh thần lớn, công việc căng thẳng stress khiến cho chức năng miễn dịch bị suy giảm; các rối loạn bài tiết bên trong, phụ nữ đang trong thời kỳ kinh nguyệt; dị ứng với thuốc hoặc thực phẩm… trong đó suy giảm miễn dịch được xem là nguyên nhân quan trọng dẫn đến nhiệt miệng
- Các trường hợp suy giảm chức năng khử độc của gan, các chất độc (chủ yếu là kim loại nặng như Asen , chì … ) tích tụ lại ở niêm mạc đường tiêu hóa (chủ yếu là niêm mạc miệng ) khi lượng chất độc đủ lớn tạo nên ổ hoại tử rồi vỡ ra tạo thành vết loét (nhiệt miệng )
- Bệnh có nhiều liên quan đến hệ thống miễn dịch của cơ thể, bệnh mang tính chất tự miễn, tức là tự cơ thể hình thành dị nguyên (có một số trường hợp liên quan đến độc tố tồn tại nhiều trong máu, chức năng khử độc của gan kém) rồi cơ thể lại phải tự sinh ra kháng thể để dung giải chất độc đó đi, phản ứng này sinh ra ổ hoại tử, từ đó vỡ ra hình thành nên vết loét, đồng thời vết loét lại thường xuyên bị ướt do nước bọt cộng với dịch thức ăn phức tạp cho nên rất lâu lành.
- Nhiễm khuẩn: Do mất cân bằng sinh học của tạp khuẩn trong miệng bao gồm: các vi khuẩn ái khí, kỵ khí và nấm cộng sinh.
- Yếu tố nội tiết: Thể hiện khá rõ ở phụ nữ dễ bị áp-tơ (nhiệt miệng) trong thời kỳ sau đẻ, thời kỳ mãn kinh hoặc trong khi mang thai.
- Một số yếu tố nguy cơ: Thiếu hụt các chất tạo máu: iron, folic acid, vitamin B12. - Bất thường miễn dịch.
- Nhiễm khuẩn: herpes simplex virus (HSV), human herpesvirus (HHV), varicella-zoster virus (VZV), cytomegalovirus (CMV), Streptococcus sanguis, Helicobacter pylori,...
.
Biểu hiện của bệnh
Biểu hiện của bệnh là: trong niêm mạc miệng xuất hiện một hoặc nhiều đốm trắng to 1 – 2 mm, đốm trắng to dần hơi mọng nước, vài ngày sau đồng loạt vỡ ra tạo thành vết loét. Vết loét to dần, có khi tới 10 mm làm ảnh hưởng nhiều đến ăn uống sinh hoạt và giao tiếp.
Nếu không có biến chứng vết loét tự lành sau 10 – 15 ngày rồi lại tái diễn đợt khác tương tự.
Triệu chứng nhiệt miệng
Nhiệt miệng thường xảy ra ở chỗ bị tổn thương nhẹ niêm mạc, như bị răng cắn. Mặc dầu có kích thước nhỏ, nhưng nhiệt miệng khá đau, ảnh hưởng đến ăn, dinh dưỡng. Cảm giác nóng rát thường xảy ra trước khi loét.
Ở người bị nhiệt miệng nặng, nhiệt miệng đau, kéo dài thường kèm ớn lạnh, sụt cân. Niêm mạc thường rát hoặc sẩn đỏ, nhỏ, đau xuất hiện trước khi loét. Thường kích thước < 1cm, bao phủ bởi lớp fibrin, màu trắng đỏ, bờ rõ, rải rác, thỉnh thoảng bờ phù, nền trắng hồng, viền đỏ. Thường một vết loét. Thỉnh thoảng số lượng nhiều, nông, thành nhóm như dạng herpes. Loét kích thước lớn có thể lành với sẹo lõm màu trắng.
Vị trí bị loét thường gặp ở niêm mạc miệng hầu, sinh dục hậu môn, tiêu hoá. Song niêm mạc miệng thường gặp ở niêm mạc má, môi, ít gặp hơn ở lưỡi, sàn miệng. Loét nhỏ < 1 cm, thường số lượng ít 1-5. Loét kích cỡ trung bình đến 3cm: 6-10.
Loét dạng herpes: số lượng đến 100. Gặp toàn thân trường hợp loét số lượng nhiều, có thể có hạch cổ to. Nói chung, các vết loét niêm mạc miệng tự lành trong vòng 1-2 tuần, và từ 1-2 tháng đối với những vết loét quá lớn. Nếu vết loét lớn không hết và rất đau đớn thì hãy đi khám bác sĩ để tìm ra bệnh gây tổn thương này.
Nơi xuất hiện các vết lở thông thường là mặt trong má, ở môi - lợi, ở đầu lưỡi… Bệnh thường không gây sốt, không gây sưng hạch vùng lân cận và tự khỏi. Biểu hiện tại chỗ thường là các triệu chứng viêm nhiễm, sưng nóng đỏ/đau, lở loét rất khó chịu nhất là khi nhai nuốt, ăn uống. Đặc biệt, khi không được chăm sóc đúng cách, vết lở có thể chuyển sang viêm cấp, thường tấy đỏ và rất đau, thậm chí sốt cao, nổi hạch góc hàm, ăn uống cực kỳ khó chịu, khiến gây cảm giác chán ăn
Bệnh nhiệt miệng lành tính. Vết lở tự lành, không để lại sẹo. Tuy nhiên, việc chịu đựng từ lúc miệng bắt đầu lở và đau đến lúc vết lở lành lại là cả một quá trình… không dễ vượt qua.
Cách chữa trị
Thông thường những loại viêm loét nhẹ chỉ cần uống kháng sinh, vệ sinh răng miệng, giảm đau, chống dị ứng, tăng cường sức đề kháng, bổ sung sinh tố nhóm B là khỏi trong vòng 10 ngày. Nhưng đôi khi có những nhiễm trùng nặng như áp xe vùng miệng sâu, viêm tấy lan tỏa hay gặp ở những vùng dưới lưỡi, dưới hàm, bên hầu kèm theo toàn thân suy nhược, nhiễm khuẩn nặng thì cần phải cấy máu nếu nghi ngờ nhiễm khuẩn huyết và phải làm kháng sinh đồ.
Trường hợp lở loét tái phát nhiều lần hoặc kéo dài không khỏi có kèm theo các triệu chứng toàn thân khác như mệt mỏi, gầy (sút cân), biếng ăn, có những biến chứng tại chỗ như sưng thành một đám cứng không có giới hạn, chảy máu hay có những dấu hiệu của nhiễm trùng nặng như môi khô, lưỡi bẩn, mạch nhanh, sốt cao thì cần đi khám để xác định số lượng, vị trí, kích thước, mật độ màu sắc, bờ của tổn thương liên quan đến tổ chức ở dưới, tính chất xuất tiết của tổn thương, cần thiết sẽ sinh thiết làm xét nghiệm tế bào học để chẩn đoán.
Một số cách chữa nhiệt miệng tại gia:
- Uống bột sắn dây ngày 2 lần sẽ giúp bạn giảm đau rát và mau khỏi trong trường hợp bị bệnh nhiệt miệng độ nhẹ.
- Để điều trị, bạn cần uống vitamin C liều cao, B2. Vitamin A cũng rất tốt vì giúp cơ thể tái tạo niêm mạc nên chóng khỏi bệnh.
- Ăn nhiều rau cải xanh hoặc cải bắp, uống nước cam, chanh.
- Bạn nên nấu nước rau má, rau ngô uống hằng ngày thay cho nước lọc và phải uống đủ 1,5-2l/ngày
- Kiêng đặc biệt nước đá lạnh.
- Khi ăn xong súc miệng ngậm nước muối ấm pha loãng.
- Uống nhiều nước hơn bình thường một chút.
- Hạn chế ăn các loại gia vị cay nóng như ớt, tỏi, gừng, tiêu… nên ăn nhạt. Các loại thịt nên ăn như cá nước ngọt, ba ba, vịt, ngan… Hạn chế ăn thịt chó, các loại mắm.
- Sử dụng Gel bôi trị nhiệt miệng: Sản phẩm VNP nhiệt miệng chứa thành phần Chlorhexidine digluconate có tác dụng trị những vết loét cục bộ trong miệng, nhiễm khuẩn, viêm quanh chân răng, phòng ngừa viêm lợi,...
Thông thường những loại viêm loét nhẹ chỉ cần uống kháng sinh, vệ sinh răng miệng, giảm đau, chống dị ứng, tăng cường sức đề kháng, bổ sung vitamin nhóm B là khỏi trong vòng 10 ngày. Song đôi khi có những nhiễm trùng nặng như áp xe vùng miệng sâu, viêm tấy lan tỏa hay gặp ở những vùng dưới lưỡi, dưới hàm, kèm theo toàn thân suy nhược, nhiễm khuẩn nặng thì cần phải được điều trị cẩn thận theo hướng dẫn của bác sĩ.
Ngoài ra, trong mọi trường hợp nhiệt miệng, yếu tố được đặt lên hàng đầu là cần tăng cường vệ sinh răng miệng để tránh bội nhiễm, hạn chế diễn biến xấu. Người bệnh được khuyên sử dụng những loại kem đánh răng có tinh chất chiết xuất từ thiên nhiên để tránh gây ảnh hưởng đến niêm mạc miệng, đồng thời làm mát hơn cho miệng từ bên trong.
Tuy bệnh nhiệt miệng không phải là một loại bệnh nặng nhưng gây khó chịu, đau đớn c
Cách phòng ngừa và điều trị bệnh nhiệt miệng
Những thực phẩm giúp phòng nhiệt miệng: dâu tây, có nhiều vitamin C, trà xanh, rau xanh.
Nếu không điều trị đúng và sớm, vết loét có thể bị viêm cấp, tấy đỏ và rất đau, thậm chí gây sốt và nổi hạch tại góc hàm. Bệnh tái phát do nhiều nguyên nhân gây nên như tình trạng cơ địa, căng thẳng, uống bia rượu, ăn uống bừa bãi, sinh hoạt vô điều độ…
Muốn ngăn ngừa hoặc điều trị nhiệt miệng, làm giảm độ tái phát của bệnh, cần uống nhiều nước, ăn nhiều rau củ quả tươi, hạn chế tối đa làm việc quá căng thẳng (dẫn đến stress). Với thể tái phát nhiều lần liên tiếp, đau nhiều… thì cần đi khám bệnh.
Thông thường những loại viêm loét nhẹ chỉ cần uống kháng sinh, vệ sinh răng miệng, giảm đau, chống dị ứng, tăng cường sức đề kháng, bổ sung vitamin nhóm B là khỏi trong vòng 10 ngày.
Song đôi khi có những nhiễm trùng nặng như áp-xe vùng miệng sâu, viêm tấy lan tỏa hay gặp ở những vùng dưới lưỡi, dưới hàm, kèm theo toàn thân suy nhược, nhiễm khuẩn nặng thì cần phải được điều trị cẩn thận theo hướng dẫn của bác sĩ.
Trong mọi trường hợp nhiệt miệng, yếu tố được đặt lên hàng đầu là cần tăng cường vệ sinh răng miệng để tránh bội nhiễm, hạn chế diễn biến xấu, đồng thời làm “mát” hơn cho miệng từ bên trong. Trà xanh là một trong những dạng tinh chất được khuyến khích dùng để phòng ngừa bệnh nhiệt miệng vì hoạt chất kháng oxy hóa trong trà xanh có tác dụng thu ngắn thời gian phát tán của siêu vi.
Khi bị nhiệt miệng bạn có thể uống bài thuốc đông y, có tác dụng thanh nhiệt giải độc gồm các vị: kim ngân hoa 10g, hoàng bá 12g, cát căn 12g, bạch thược 10g. Sắc uống ngày 1 thang chia làm nhiều lần thay nước và uống liên tục 7 ngày. Hoặc uống vitamin C, PP, B6, B2 và uống nhiều nước.
10 "mẹo" dân gian đánh bay nhiệt miệng mùa nắng nóng
Một số thống kê cho thấy, có khoảng 20% dân số bị nhiệt miệng thường xuyên. Nhiệt miệng không phải là một bệnh nặng nhưng gây khó chịu, đau đớn, bất tiện cho người bệnh khói, ăn uống và vệ sinh răng.
Theo quan điểm của y học hiện đại, chứng lở miệng do nhiều nguyên nhân gây nên: có thể là vi khuẩn, virus, hay do sự phản ứng của khoang miệng với thành phần hóa học nào đó trong kem đánh răng. Chế độ ăn thiếu axit folic ở phụ nữ mang thai cũng có thể gây lở miệng.
Còn theo đông y, bệnh phát sinh do hỏa độc, nhiệt độc, thấp nhiệt ở tỳ, vị, tâm, can, thận, hay gặp nhất là ở tỳ vị.
Nguyên nhân gây nhiệt miệng
- Hỏa độc, nhiệt độc ở tỳ, vị: Do cảm phải nhiệt độc từ bên ngoài như nắng nóng… xâm nhập vào tỳ, vị. Hỏa độc, nhiệt độc bốc lên sinh lở loét, đau nóng rát, miệng hôi, khô miệng, lưỡi đỏ. Đông y gọi là khẩu sang.
- Thấp nhiệt ở tỳ, vị: Do ăn uống nhiều chất béo, cay, khó tiêu… nhiệt độc cộng với tân dịch (nước miếng) ở miệng, lâu ngày nung đốt niêm mạc miệng, lưỡi (gọi là thấp nhiệt) gây nên những vết loét, nứt nẻ, những đám nấm trắng ở miệng lưỡi, dân gian quen gọi là đẹn, tưa lưỡi… Đông y gọi là nga khẩu sang (lở loét, sần sùi giống miệng con vịt), tuyết khẩu (vì miệng có màu trắng (của nấm) giống như tuyết).
Để ngăn ngừa chứng lở miệng, nên ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, đặc biệt là các vitamin và khoáng chất. |
Bài thuốc dân gian điều trị nhiệt miệng
1. Ngậm chất chát trong miệng: chất chát có tính sát trùng và làm săn da. Tốt nhất là ngậm nước trà tươi, trà đen đặc, quả sung, rau dấp cá, húng chanh (tần dày lá), vỏ xoài… có tác dụng kháng khuẩn, kháng virus, làm săn da, trừ thấp nhiệt ở bộ tiêu hóa, khử mùi hôi.
2. Uống nước khế chua: Khế tươi 2 - 3 quả, giã nát, đổ ngập nước sôi vào đun sôi một lúc, chờ khi thuốc nguội thì ngậm và nuốt dần, ngậm nhiều lần trong ngày. Lựa loại khế chua, giúp sinh tân dịch nhiều hơn, thanh nhiệt cũng tốt hơn khế ngọt.
3. Cỏ mực: Rửa sạch, chỉ lấy lá, giã nát, ép lấy nước cốt, hòa với ít mật ong. Dùng bông thấm thuốc bôi vào chỗ sưng đau, lở loét. Ngày bôi 2 - 3 lần.
Cỏ mực tính mát, có tác dụng thanh nhiệt. Màu đen của vị thuốc thuộc thủy, dùng để thanh nhiệt tả hỏa (viêm nhiệt, sưng lở loét). Kết hợp với mật ong vừa có tính sát trùng, vừa có tính thẩm thấu, hút chất nước ở vết thương khiến cho vi khuẩn, nhất là nấm không có điều kiện phát triển. Vì vậy, dân gian có kinh nghiệm dùng bài thuốc này chữa đẹn, đẹn vôi, tưa lưỡi của trẻ nhỏ, có công hiệu tốt.
4. Lá rau ngót: Rửa sạch, chỉ lấy lá, giã nát, ép lấy nước cốt, hòa với ít mật ong. Dùng bông thấm thuốc bôi vào chỗ sưng đau, lở loét. Ngày bôi 2 - 3 lần. Có tác dụng giống như cỏ nhọ nồi. Theo Đông y, lá và rễ đều có tác dụng mát huyết, hoạt huyết, lợi tiểu, giải độc.
5. Lục nhất tán: hoạt thạch 6 phần, cam thảo 1 phần, trộn với mật ong cho sền sệt, dùng bông thấm thuốc bôi vào chỗ sưng đau, lở loét. Ngày bôi 2 - 3 lần.
Bài thuốc này dùng cho trẻ nhỏ rất thích hợp. Hoạt thạch thanh nhiệt, tả hỏa; cam thảo giải nhiệt độc; 2 vị này phối hợp, là bài thuốc Đông y thường dùng để trị các chứng thử nhiệt (nắng nóng vào mừa hè) gây miệng lưỡi viêm, loét, họng đau… Kết hợp với mật ong, càng tăng tác dụng sát trùng, giải độc, tiêu viêm.
6. Thuốc đắp ở chân: ngô thù du, tán bột nhuyễn. Mỗi lần dùng 8g (2 thìa cà phê thuốc bột), cho vào một cái chén, dùng dấm nấu cho sôi, đổ dần dần vào bột thuốc, quấy đều cho đến khi thành dung dịch sền sệt là được. Dùng dung dịch thuốc này, bôi vào giữa lòng bàn chân, rồi dùng băng băng lại, để khoảng 2 giờ thì gỡ ra. Ngày làm 1 lần vào buổi tối càng tốt.
Phương pháp đắp ngô thù du ở lòng bàn chân, Đông y gọi là cách “dẫn hỏa hạ hành”. Hỏa ở đây là nhiệt đang làm lở loét, viêm sưng ở miệng, lưỡi. Khi hỏa nhiệt ở miệng lưỡi bị thuốc ngô thù du dẫn xuống, sẽ làm cho miệng lưỡi hết sưng và khỏi. Có nhiều khi hiệu quả đến một cách nhanh chóng không ngờ.
Theo Đông y, vỏ dưa hấu có tính hàn, thường để điều trị các bệnh nóng trong, có tác dụng thanh nhiệt giải độc... |
7. Cùi dừa: Nghiền nát vài mảnh cùi dừa, sau đó ép lấy nước và dùng để súc miệng khoảng 3 đến 4 lần mỗi ngày.
8. Cà chua: Các bài thuốc Đông y cho thấy cà chua là loại quả có tính bình, vị chua, hơi ngọt, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc nên nhai cà chua sống là cách làm rất công hiệu trong trường hợp này. Hoặc bạn cũng có thể ngậm nước ép cà chua mỗi ngày khoảng 3 – 4 lần, sẽ có tác dụng rất tốt.
9. Vỏ dưa hấu: Theo Đông y, vỏ dưa hấu có tính hàn, thường để điều trị các bệnh nóng trong, có tác dụng thanh nhiệt giải độc nên có thể dùng vỏ dưa hấu để chữa nhiệt miệng, lở miệng.
Lấy 50g vỏ dưa hấu đem sao vàng, tán thành bột, trộn cùng một ít mật ong và bôi vào chỗ lở 1-2 lần/ ngày.
10. Củ cải trắng: Giã củ cải sống 300g rồi vắt lấy nước hòa thêm một ít nước lọc, súc miệng ngày 3 lần, dùng 2 ngày khỏi.
Chú ý:
-Để ngăn ngừa chứng lở miệng, nên ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, đặc biệt là các vitamin và khoáng chất để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể. Những người bị lở miệng tái phát quá nhiều và khó lành cần đi khám để phát hiện và điều trị từ các bệnh nguyên nhân, chẳng hạn như luput ban đỏ hệ thống.
- Để phòng ngừa bệnh, cần ăn nhiều rau, trái cây, uống nước, tránh tình trạng cơ thể bị nóng gây ra bệnh và làm cho bệnh nặng thêm. Muốn có một mùa hè vui vẻ, dễ chịu, phải biết phòng ngừa, ăn uống và nghỉ ngơi đúng cách.
Hỏi đáp liên quan
Thưa bác sĩ, cháu năm nay 21 tuổi, bị nhiệt miệng thường xuyên khoảng 2 năm nay. năm trước tình trạng này xảy ra nhẹ và khỏi khi cháu uống PP, B1, C. và khoảng 1 vài tháng lại bị lại một lần, năm nay cháu bị xảy ra thường xuyên, cứ khoảng 1 tuần cháu lại bị một lân. và các thuốc trên không làm cho tình trạng của cháu thuyên giảm đi được chút nào . cháu dùng cả dạng thuốc bôi, thuốc uống khác, các loại nước mát như bột sắn, nước lá, dr Thanh... nhưng vẫn không thấy giảm . tình trạng nhiệtmiệng kéo dài và nặng có lần cháu bị nhiệt hết ở lưỡi và lợi , ăn và uống, nói đều khó khăn . Thưa Bác sĩ có phải cháu bị nhiệt như thế cũng là ảnh hưởng của Gan, Thận không ạ, vì cháu thấy da cháu vàng và sạm . đi vệ sinh rất nhiều lần trong ngày ( <10/1ngày) .
(Thanh Hoài)
Trả lời:
Hiện tượng mà bạn gọi là lở miệng đó là do một loại virut có tên là Herpes simplex 1 (HSV 1). Đây là một viruts gây nhiễm trùng ở miệng.
Điểm đáng chú ý là HSV có khẳ năng gây ra những nhiễm trùng mạn tính thông qua việc virut đưa AND của mình vào trong bộ gen của tế bào chủ. Một lúc nào đó, thường là khi cơ thể mệt mỏi, AND của virut rời bộ gen của tế bào chủ và gây ra những nhiễm trùng khác xa với bệnh ban đầu
Khả năng gây bệnh:
-Nhiễm trùng tiên phát thường trước tuổi dậy thì.
-Bệnh lây qua các chất tiết của mụn nước.
-Nhiễm trùng ẩn xảy ra trong các hạch giao cảm ở đầu.
-Viêm lợi miệng là một nhiễm trùng tiên phát, các triệu chứng chỉ xuất hiện trong khoảng 15% người bị nhiễm trùng. Đặc điểm là gây viêm lợi miệng và viêm niêm mạc miệng, có thể thấy khó chịu ở vùng niêm mạc miệng 1 đến 2 ngày, sau đó xuất hiện các mụn nước, đau và loét. Bệnh thường kéo dài khoảng 5 đến 15 ngày. Virut được giải phóng ra trong vòng 4 ngày.
-Nhiễm trùng thể ẩn trong hạch của dây thần kinh số 5. Các triệu chứng khi tái phát thường nhẹ hơn tiên phát. Bệnh thường xảy ra với trẻ em dưới 6 tuổi.
-Herpes môi là sự bùng phát của nhiễm trùng, xảy ra trong suốt cuộc đời của người bị nhiễm virut. Tổn thương xuất hiện trong môi và kéo dài khoảng một tuần. Tổn thương bùng phát thường ở một bên. Nói tóm lại, tổn thương tiên phát xuất hiện trong miệng, còn tổn thương thứ phát xuất hiện ngoài miệng. Sự bùng phát của nhiễm trùng mạn tính thường có liên quan đến kỳ kinh của nữ, các stress về tình cảm, ánh nắng và sốt. Những người bị suy giảm miễn dịch qua trung gian tế bào thường dễ bị bệnh toàn thân mạn tính.
Điều trị: Dùng các chế phẩm bôi tại chỗ có thuốc gây tê nhẹ, giảm đau, rát, giảm viêm như Zytee, Kaminstad…Uống nhiều nước, nhất là các nước hoa quả, tăng cường sinh tố B1, B6, C, A, PP trong giai đoạn viêm và tránh các căng thẳng thần kinh không cần thiết là những yếu tố quan trọng giúp tránh tái phát bệnh. Bạn cũng nên đi khám bệnh tổng quát, trong đó chú ý đến việc kiểm tra các chỉ số xét nghiệm có liên quan đến gan mật nếu nghi ngờ da vàng và đặc biệt có kết hợp với tình trạng ỉa lỏng kéo dài.
Cách trị nhiệt miệng đơn giản mà hiệu quả
Nhiệt miệng ở trẻ em
Nhiệt miệng ăn gì nhanh khỏi -
Cách chữa nhiệt miệng
Cách điều trị bệnh nhiệt miệng
Bài thuốc Đông Y điều trị nhiệt miệng mùa nóng .
(st)