Cách trị bệnh ho tốt nhất nhanh khỏi mà không tốn tiền. Giao mùa khiến nhiều người mắc chứng ho đờm, khàn tiếng, mất giọng. Tuy chỉ là “bệnh vặt” nhưng nếu không điều trị dứt điểm dễ gây viêm thanh quản mãn dẫn tới xơ dây thanh, u nang dây thanh...
CÁC CÁCH TRỊ HO TỐT NHẤT KHÔNG TỐN NHIỀU TIỀN
Trị chứng khàn tiếng, ho đờm do thời tiết
Theo GS.TS Ngô Ngọc Liễn, Chủ tịch Hội Tai mũi họng Hà Nội, chứng khàn tiếng kéo dài, dễ tái phát mỗi khi thay đổi thời tiết, chuyển mùa dẫn tới mất tiếng. Chứng này rất hay gặp với người có dây thanh quản nhạy cảm, hay bị viêm họng khó chữa dứt điểm, hoặc khi phát âm to, liên tục… Ngoài ra, những người làm việc lâu ở môi trường ô nhiễm, hít phải hóa chất, bị nhiễm cúm… cũng dễ khiến dây thanh bị viêm nhiễm. Nếu chủ quan để lâu không chữa trị có thể dẫn đến viêm thanh quản mãn dẫn tới xơ dây thanh, polip dây thanh, u nang dây thanh. Với nam giới nếu hút thuốc lá, uống rượu còn có thể dẫn đến ung thư thanh quản.
Theo BS Vân Thanh (BV Chợ Rẫy TP HCM), nước trà, nước cốt chanh - muối, hay mật ong - dầu ô liu - nước chanh… là cách dân gian trị khàn tiếng tạm thời như do viêm họng, thời tiết thay đổi. Còn khàn tiếng lâu ngày không khỏi tốt nhất nên đi khám để tìm nguyên nhân chữa trị, đặc biệt với người lớn tuổi, người hút thuốc lá... để tránh trường hợp đáng tiếc.
Người bệnh cần theo đúng y lệnh, điều chỉnh sinh hoạt hợp lý. Hằng ngày cần vệ sinh răng miệng, súc họng bằng nước muối ấm (hoặc nước trà đặc pha muối, nước ấm pha mật ong, ngậm mật ong chanh, thuốc súc họng bán sẵn) để tránh nhiễm khuẩn.
Khi thay đổi thời tiết ẩm, lạnh cần giữ ấm cổ, mũi thở thông. Đặc biệt, uống đủ lượng nước cơ thể cần cũng sẽ giúp rút ngắn thời gian bị khan tiếng. Hạn chế đồ uống có chứa cafein, đồ uống có cồn, đồ uống lạnh, món ăn lạnh vì sẽ làm các dây thanh âm nhạy cảm, khó phục hồi.
Theo Đông y, khàn tiếng thường đi kèm với nhiễm khuẩn đường hô hấp trên. Dân gian có một số bài thuốc dễ làm như: Dùng 1/2 kg giá đậu xanh, rửa sạch, giã nát, thêm chút nước sôi khuấy đều. Mỗi lần ngậm 10- 20ml nước đó, nuốt dần (hoặc nhai giá sống), dùng khi mới bị khan tiếng rất hiệu quả. Món chè đậu xanh nguyên vỏ, canh đậu xanh nguyên vỏ vừa bổ dưỡng vừa có thể chữa khàn giọng.
Trị chứng ho đờm
Theo BS Duy Anh (BV E Hà Nội), ho có đờm là triệu chứng còn lại sau khi bị viêm họng, viêm xoang, ngạt mũi... gây nặng ngực, khó thở, mệt mỏi do chất nhầy xuất tiết vướng và ngứa ngáy ở cổ. Trẻ em sẽ khó ăn uống, dễ bị nôn.
Chứng ho đờm có một số thuốc viên, sirô có thể cắt đứt cơn ho tận gốc, hoặc tiêu nhầy, long đờm, giảm độ nhầy dính để tống đờm ra ngoài. Thuốc rất dễ dùng cho cả người lớn, trẻ nhỏ và người già, nhưng cần đi khám để bác sĩ kê đơn, không tự ý dùng vì có những thuốc có thể phá hủy lớp chất nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày, rất nguy hiểm cho người bị loét dạ dày. Hoặc loại thuốc có antihistamin sẽ làm đặc đờm và ho nhiều hơn.
Về ăn uống, khi bị ho đờm chủ yếu cần uống nhiều nước (trẻ từ 10 kg trở lên cần uống 1-1,5 lít/ngày) để làm đờm đặc loãng ra, dễ thở và tống bớt độc tố ra ngoài. Tránh chất uống có cồn, cà phê. Nên ăn những món mềm, loãng để dễ nuốt (như súp, cháo, sữa…) và các món giàu vitamin A, C (có trong chanh, cam…), kẽm, sắt (cà rốt, rau dền, bí đỏ, đu đủ, lê, táo, thịt bò, gà, trứng…) để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Không nên ăn những món ngọt nhiều mỡ (bánh rán, chiên xào, đồ chế biến sẵn), sữa nguyên kem, pho mát… vì làm ho đờm có thể nặng hơn, khó tiêu và tăng tiết đờm.
Khi bị ho đờm, nếu nằm điều hòa chỉ nên để ở 26 - 27 độ C. Nếu nằm quạt nên để quạt chếch người, hướng xuống dưới chân, cách chỗ nằm hơn 1m (nhớ phủ một khăn bông lên ngực). Bạn cũng nên giữ gìn nhà cửa sạch sẽ, thông thoáng và có nhiều ánh sáng chiếu vào để tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh.
TỰ LÀM THUỐC TRỊ HO THEO CÁCH DÂN GIAN
Các bài thuốc này được cử nhân Đỗ Thị Phương Nga, Trưởng điều dưỡng, khoa Hô Hấp, Bệnh viện Nhi Đồng 1 giới thiệu.
Quả tắc (quất) chưng đường phèn
Nguyên liệu chính là quả tắc chín. Cách chế biến đơn giản, chỉ cần bổ đôi quả tắc, tách hạt rồi cho vào chén cùng đường phèn. Có thể hấp trong nồi cơm (ngay khi cơm cạn nước) hoặc hấp cách thủy. Sau khi hấp chín, lấy nước cho trẻ uống. Với trẻ em, phụ huynh dùng 2-4 quả tắc là có thể dùng cho 3 lần uống trong một ngày. Với người lớn, người bệnh có thể ăn luôn cả quả tắc sau khi chưng.
Tinh dầu trong quả tắc sẽ kích thích hệ hô hấp, giúp long đờm và tống đờm ra ngoài. Vitamin C trong quả này còn giúp cơ thể tăng sức đề kháng và chống cảm cúm.
Húng chanh (Tần dày lá)
Lấy vài lá vừa đủ dùng, rửa sạch, giã nát, sau đó chế khoảng 10 ml nước sôi vào. Chờ khoảng 10 phút cho nước hòa với lá húng chanh rồi vắt lấy nước. Ngày uống hai lần. Do húng chanh có vị đắng nên có thể pha thêm tí muối hoặc tí đường phèn để dễ uống.
Tinh dầu trong húng chanh có tác dụng ức chế một số vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp. Bài thuốc này có thể uống kéo dài.
Hoa hồng bạch (hoa hồng trắng)
Đây là loại hoa có chứa nhiều vitamin, đường, tinh dầu giúp trị họ cho trẻ rất hiệu quả. Dùng khoảng 4 g cánh hoa hồng trộn với đường phèn cho vào chén hấp trong nồi cơm hoặc chưng cách thủy cho hoa hồng ra nước rồi uống.
Cách thứ hai: Lấy cánh hoa hồng còn tươi, một quả tắc chín, 1/2 thìa đường hoặc mật ong. Cho tất cả vào chén và hấp cách thủy lấy nước uống. Có thể uống 4 lần trong ngày.
Củ tỏi
Giã nát tỏi trộn với 2 thìa cà phê mật ong rồi mang hấp cách thủy. Không nên hấp quá lâu để tỏi bị chín quá. Tỏi có tác dụng diệt khuẩn, sát trùng và kháng viêm. Ngoài ra tỏi còn có các vitamin A, B, C, D, PP và các khoáng chất khác rất có lợi cho cơ thể. Sau khi chế biến, cho trẻ uống 2-3 lần trong ngày.
Lá hẹ
Đây là loại thực phẩm có tác dụng kháng khuẩn, chứa nhiều chất xơ, canxi và vitamin. Chọn ít lá hẹ và lượng đường phèn vừa đủ. Cho tất cả vào bát hấp cách thủy sau đó chắt lấy nước cho bé uống. Ngoài ra, phụ huynh cũng có thể dùng hẹ để nấu súp rồi cho trẻ húp và ăn cả lá hẹ.
THAM KHẢO 1 SỐ BÀI THUỐC TRỊ HO HAY DÙNG
Trộn 2 thìa mật ong với hành đã được cắt lát rồi đậy kín lại để khoảng 4 đến 5 tiếng. Sau đó lấy cứ mỗi 3 - 4 tiếng, bạn ăn một thìa, sẽ thấy dễ chịu ngay. 2. Cách khác chữa ho khi bị lạnh là dùng một củ hành, 5 lá húng quế, 2 nhánh đinh hương và 5 quả hồ tiêu cho vào 200ml nước. Đun cô lại một nửa lượng nước sau đó nhấp ít một hỗn hợp nước nóng này, ngày 3 lần bạn sẽ thấy đỡ ho do cảm lạnh. 3. Nếu ho do dị ứng gây viêm tấy họng thì lấy 1 quả ổi đem nướng lên. Ăn ổi nướng ngày một lần, ăn 3 - 4 ngày bạn sẽ thấy khác ngay. Rất đơn giản và sử dụng lâu dài cho người hay bị viêm họng dị ứng. 4. Nghệ cũng dùng để chữa ho. Lấy một nửa cốc nước nóng cho một ít muối vào sau đó cho nửa thìa bột nghệ. Khuấy đều và uống ngày một lần, uống khoảng 3 ngày. Cách này rất hiệu quả để bảo vệ họng khỏi bị viêm. 5. Đau họng do ho thì có thể pha 1 thìa bột nghệ vào một cốc sữa và đun lên. Nhấp ít một sữa nóng vào sáng và tối sẽ hạn chế được ho và đau họng. 6. Chữa viêm họng không thể không kể đến tác dụng của gừng. Lấy một thìa nước gừng và một thìa mật ong trộn với nhau. Ăn hỗn hợp gừng và mật ong sau đó uống một cốc sữa nóng để giảm ho và các vấn đề về họng. 7. Một cách khác là dùng nửa cốc nước nóng thêm với 3 thìa nước chanh, 1 thìa mật ong, 1 thìa nước gừng. Khuấy đều lên và nhấp từng ngụm nhỏ một, ngày 3 lần sẽ giảm ho nhanh chóng. Các cách này để chữa ho thông thường hoặc có thể dùng kết hợp khi bạn dùng kháng sinh để nhanh khỏi hơn. Tuy nhiên trong trường hợp nặng bạn cần đến bác sĩ để được lời khuyên tốt nhất
THAM KHẢO TRỊ HO BẰNG TRÁI CÂY Chỉ bằng cách sử dụng những loại quả trong vườn nhà, các mẹ sẽ chữa được bệnh ho đấy. Ho, cảm lạnh là một trong những chứng bệnh hay gặp ở bà bầu. Bên cạnh những khó chịu thông thường như gây rát cuống họng, mệt mỏi, khó ở, bà bầu còn có nguy cơ bị đau quặn bụng, nguy hiểm hơn là sinh non nếu cơn ho quá mạnh và kéo dài. Tuy nhiên, do thời gian bầu bí kiêng khem dùng thuốc, nên việc đẩy lùi cơn ho đôi khi lại rất gian nan. Đây cũng chính là lúc các mẹ bầu nên thử dùng các bí quyết trị ho an toàn từ thiên nhiên, như tận dụng dược tính của các loại hoa và trái cây để làm dịu cơn ho. Trị ho an toàn từ các loại quả Trong dân gian có nhiều bài thuốc trị ho hiệu quả và an toàn từ những loại cây trái có sẵn trong vườn nhà mà các mẹ có thể tham khảo như sau: Quả cam Sau khi đã rửa sạch, dùng đũa khoét một lỗ nhỏ chính giữa quả cam và bỏ vào đó chút muối, sau đó cho cam vào lò nướng trong vòng 15 phút. Ăn cam ngay khi còn nóng, vừa lấy ra khỏi lò. Ngoài ra có thể cắt nhỏ vỏ cam và bỏ vào ấm trà dùng hãm để uống. Nho Hòa một thìa canh mật ong vào một ly nước ép nho, uống 3 - 4 lần mỗi ngày sẽ giúp làm nhẹ bớt những cơn ho khan. Chanh, quýt và quất Đây là những loại quả có công dụng trị ho rất hiệu quả dành cho các mẹ bầu. Để trị ho với quất, có thể chị em đã rất quen thuộc với bài thuốc quất chưng mật ong: thái lát mỏng từ 3 – 4 quả quất đã rửa sạch vỏ, bỏ hạt, cho vào bát, đổ mật ong ngập phần quất, trộn đều và đem hấp hoặc chưng cách thủy từ 10 - 15 phút. Sau đó để nguội và dùng dần, mỗi ngày uống khoảng 2 - 3 lần với 1- 2 thìa cà phê. Khi uống có thể thêm vài hạt muối, không nuốt ngay mà nên ngậm 5 giây trong miệng, để quất trôi từ từ qua cổ họng, giúp giảm viêm họng, giảm ngứa rát, khản tiếng … Các mẹ cũng có thể hấp chín hỗn hợp khoảng 3 quả quất tươi, 6g cam thảo, 20 cánh hoa hồng bạch, 5 lá húng cahnh, 8g đường phèn dùng để uống hàng ngày cũng có thể trị được ho nhẹ. Ngoài ra, sau khi ăn xong quýt, phần vỏ chị em cho vào một chén nhỏ cùng với cam thảo, rễ cỏ tranh, mỗi thứ 8g và đổ khoảng 3 thìa mật ong lên trên. Đem hấp cách thủy và uống trong ngày, không để qua đêm. Khi uống có thể pha loãng với nước đun sôi để ấm cho dễ nuốt. Với chanh, có rất nhiều cách chế biến thành những thức uống vừa ngon vừa giúp bà bầu trị ho. Cho một muỗng canh mật ong trộn đều với hai muỗng nước cốt chanh, pha một ly trà ấm hòa chút mật ong và thêm vài lát canh, hay trộn mật ong với ít nước chanh thêm chút gừng băm nhỏ, một chút quế vào cốc trà, hoặc dùng quả chanh khô hấp chín với 6g cam thảo và 3 thìa mật ong v.v… đều có tác dụng chữa ho an toàn và hiệu quả. Quả mâm xôi Pha trà kết hợp với quả mâm xôi hoặc mứt từ quả mâm xôi là loại thức uống hoàn hảo cho mẹ bầu chống viêm họng gây ho và giúp toát mồ hôi, từ đó mau hết cảm khi bầu bí. Quả việt quất Do có tính kháng khuẩn cao nên quả việt quất cũng là lựa chọn đáng cân nhắc cho mẹ bầu bị ho. Chỉ cần ép lấy nước, thêm chút đường và nước ấm là các mẹ đã có ngay một cốc nước việt quất vừa thơm ngon vừa chữa ho hiệu quả. Quả lê Lê sau khi gọt vỏ cắt thành từng miếng nhỏ vừa ăn trộn với đường phèn và bỏ vào đun cách thủy, sau đó ăn dần giúp giảm bớt các cơn ho triền miên ở bà bầu. Quả ổi Nếu bị ho do dị ứng gây viêm tấy họng, mẹ bầu chỉ cần lấy 1 quả ổi đem nướng và ăn ngay sau đó, mỗi ngày ăn 1 quả và ăn liền trong vòng từ 3 - 4 ngày sẽ rất công hiệu với những mẹ bầu hay bị ho do viêm họng dị ứng. Các loại quả khô Nước nấu từ các loại quả khô rất bổ dưỡng, có thể làm giảm bớt các triệu chứng ho và cảm lạnh. Đầu tiên đun sôi lê và táo trong vòng 30 phút, sau đó cho thêm mận khô. Trước khi tắt lửa khoảng 5 phút bỏ thêm mơ, nho khô vào là mẹ bầu đã có ngay một nồi nước hoa quả vừa ngon, bổ vừa có công dụng trị bệnh. Củ cải trắng Cắt củ cải trắng thành miếng nhỏ vừa ăn, bỏ vào một chiếc bình sạch, khô, đổ chút mật ong, đậy kín khoảng 3 ngày sau đó thêm chút đường phèn. Mỗi lần ăn, mẹ bầu chỉ cần lấy một ít pha cùng với nước ấm để uống có tác dụng trị ho khá hiệu quả.
Hết ho nhờ các loại hoa trong vườn nhà Không chỉ có rau quả mới trị được bệnh ho cho bà bầu, trong dân gian còn lưu truyền nhiều bài thuốc trị ho được bào chế từ những loại hoa rất gần gũi với chị em chúng mình. Hãy cùng tham khảo danh mục các loại hoa có thể chữa được bệnh ho an toàn cho bà bầu và cách chế biến khá đơn giản như sau: Hoa mướp Dùng 12g hoa mướp rửa sạch, hãm với nước sôi trong bình kín chừng 15 phút sau đó thêm chút mật ong, uống thay trà trong ngày, mỗi ngày dùng khoảng 2 lần giúp thanh nhiệt, giải độc, chữa ho có đờm do cảm. Hoa cúc vàng Dùng khoảng 30g hoa cúc vàng và rễ cỏ tranh hãm với nước sôi trong bình kín, sau 15 phút là có thể pha thêm đường vào để dùng thay trà mỗi ngày. Trà hoa cúc không chỉ giúp mẹ bầu chữa được ho mà còn có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu tốt. Hoa bách hợp Trộn đều 30g hoa bách hợp và 50g mật ong, sau đó đem hấp cách thủy và chia ăn 2 lần trong ngày, dùng trong khoảng 7 ngày có tác dụng chữa chứng ho đờm, giúp mẹ bầu thanh nhiệt cơ thể. Hoa cúc bách nhật Loại hoa màu tím này thường được trồng làm cảnh hoặc mọc hoang, có tác dụng chữa ho kèm khó thở do co thắt phế quản khá hiệu quả. Để dùng loài hoa này trị ho, các mẹ có thể lấy khoảng 100 – 150 g sấy khô tán bột, uống mỗi ngày 3 lần, mỗi lần dùng 6g hòa với nước đun sôi để nguội. Hoa đu đủ đực Khác với các hoa đu đủ cái vốn nhỏ và hầu như chỉ có một bông hoa, hoa đu đủ đực thường buông từng chùm dài. Đem 20g hoa này hấp với đường phèn cũng có thể trị được ho cho mẹ bầu, và có thể kết hợp thêm với 10g lá hẹ, 10g hạt chanh trong mỗi lần hấp để tăng công dụng trị bệnh. Mặc dù các loại hoa hay quả có công dụng chữa ho hiệu quả, ít gây kích ứng và khá an toàn, nhưng không phải loại hoa hay quả nào cũng phù hợp với tất cả mẹ bầu. Vì vậy trước khi thử một phương pháp chữa trị theo kinh nghiệm dân gian, các mẹ cần phải tham khảo ý kiến và kinh nghiệm của nhiều người, hay của bác sĩ Đông y để tránh gây hại cho mẹ và bé. Ngoài ra, trong thời gian bị ho, nếu ho liên tục kèm sốt, có thêm đờm vàng hoặc xanh … cần đến bác sĩ khám và chữa trị vì ho nặng, ho quá nhiều có thể ảnh hưởng đến bé yêu trong bụng. |