NGUYÊN NHÂN GÂY TẮC TIA SỮA:
Bạn cứ hình dung ống dẫn sữa như những ống cao su thiên nhiên. Tạo hóa khi sinh ra tuyến sữa muốn cho gọn nên đã cho chúng có cấu trúc ngoằn ngoèo để tăng dung tích chứa. Nếu chẳng may có một chỗ bị gập lại giống như bạn lấy tay gập ống cao su thì đương nhiên nước ngừng chảy. Nói vậy sẽ có bạn thắc mắc “chả lẽ tất cả cùng tắc?”. Không phải thế, lúc mới tắc bạn nặn sữa vẫn còn, em bé bú được chút chút. Sau ống dẫn bị tắc căng phồng lên, chèn ép toàn bộ đường đi các ống dẫn khác, thế là hai cái bầu tắc tị, ứ sữa.
Ngoài ra còn có một số nguyên nhân sau đây gây tắc tia sữa sau khi sinh:
- Không day đều bầu sữa để thông tia sữa ngay sau khi sinh.
- Không vắt bỏ sữa thừa khi trẻ bú không hết. Sữa đọng lại lâu ngày gây ôi, tắc và ung nhũ.
- Cảm nhiễm hàn tà, làm cho sữa khó lưu thông.
- Tinh thần không thư thái làm can khí uất, ảnh hưởng đến chức năng vận hóa của tỳ, sữa ứ đọng hóa hỏa sinh nhũ ung.
- Ăn uống thất thường gây tổn thương tỳ vị, vị nhiệt ủng trệ, nhiệt tích tại nhũ lạc, gây sưng đau vú.
- Cơ thể sau sinh chính khí suy.
- Sau khi cho trẻ bú không vệ sinh lau rửa đầu vú sạch.
DẤU HIỆU NHẬN BIẾT BỊ TẮC TIA SỮA:
Khi phát hiện ra bầu vú có dấu hiệu căng to hơn so với bình thường và càng lúc càng tăng dần thì phải chú ý quan sát xem bề mặt vú có đỏ và sờ có đau không? (cần so sánh 2 bên với nhau thì mới thấy sự khác biệt, tuy nhiên cũng có khi cả 2 bên cùng bị nhưng trường hợp này ít gặp hơn và nếu có thường không đối xứng). Có cảm giác sốt hay không?
Nếu có, thì đó có thể là những triệu chứng đầu tiên của hiện tượng tắc tia sữa. Khi đó, mẹ của bé phải nhanh chóng tìm cách làm tan sữa đã vón kết và hạn chế việc tạo lập thêm những vị trí tắc mới, khơi thông dòng chảy tự nhiên của sữa. Vấn đề đặt ra là làm cách nào để tan sữa vón kết mà không làm tổn thương những nang và ống dẫn sữa bình thường khác.
Không điều trị kịp thời dễ dẫn đến viêm tuyến sữa
Viêm tuyến sữa sau sinh là bệnh thường gặp, nhất là các sản phụ sinh con lần đầu khi bị tắc sữa. Vi khuẩn gây bệnh đa số là khuẩn cầu nho màu vàng kim và khuẩn liên cầu tính dung huyết, thông qua vết nứt trên núm vú hoặc đường tuần hoàn máu bị nhiễm.
Đặc biệt ở những sản phụ núm ti thụt vào hoặc bằng phẳng quá, to quá, biến dạng, khiến bé bú khó khăn nên bé sẽ cắn mút đầu ti, hình thành nên những vết thương nhỏ và loét, dần dần dưới kích thích bú sữa của bé, đầu ti của sản phụ sẽ nứt rộng hơn hoặc sữa không thông nhưng con vẫn cứ bú, nhai đi nhai lại, gây tổn thương. Khi đầu vú đã nứt thì càng bú càng đau, sản phụ sẽ cho con bú không đều, thậm chí không cho bú nữa, khi đó một lượng lớn sữa, các sản vật của sữa sau khi phân giải là nơi thích hợp nhất cho vi khuẩn bên ngoài xâm nhập được vào tuyến sữa qua vết nứt của đầu vú, sẽ sinh sôi nhanh chóng trong tuyến sữa, dẫn đến viêm tuyến sữa.
Bị tắc sữa, không chữa kịp thời sẽ dễ gây viêm tuyến sữa (ảnh minh họa)
ĐIỀU TRỊ TẮC TIA SỮA:
1. Day ép bằng tay:
- Động tác day ép: Dùng 1 bàn tay đè ép bầu cú lên thành ngực hoặc dùng 2 bàn tay ép vào nhau. Vừa ép vừa day sẽ làm tan các vị trí sữa đã đông kết. “day ép” chứ không phải là “xoa”, bởi vì chỉ có lực day ép mới có tác dụng đối với vị trí tắc nằm ở sâu trong bầu vú và mới có thể làm tan sữa đã đông kết.
- Đè ép nhẹ nhàng trong mức đau có thể chịu đựng được, day từ từ theo vòng tròn, tăng dần, khoảng 20 – 30 lần, rồi lại làm ngược lại. Thực hiện như trên nhiều lần.
- Động tác day ép có thể áp dụng ở cả giai đoạn sớm cũng như khi tắc tia sữa đã rõ ràng, đã hình thành những cục mảng, mật độ chắc ở bầu vú. Một điều đáng lưu ý khi thực hiện động tác này, mẹ của bé phải nhẹ nhàng và kiên nhẫn, vì nếu thực hiện thô bạo sẽ rất đau đớn mà hiệu quả chưa chắc đã tốt hơn.
2. Dụng cụ hút sữa:
Dùng áp lực âm để hút nên thường chỉ sử dụng trong giai đoạn sớm khi sữa mới vón kết và với vị trí tắc nằm gần núm vú. Đối với vị trí tắc ở sâu hoặc ở nang sữa thì rất khó bởi vì nếu để áp lực nhỏ thì không thể làm tan sữa đông kết, còn nếu để áp lực lớn thì sẽ làm tổn thương nặng thêm do mạch máu, ống dẫn bị căng dãn; nhất là khi hiện tượng tắc sữa có yếu tố nhiễm khuẩn. Ở giai đoạn muộn khi sự vón kết sữa đã hình thành những cục, mảng lớn thì dùng dụng cụ hút sữa gần như không có tác dụng. Vậy nên theo ý kiến của cá nhân tôi, chỉ nên sử dụng dụng cụ hút sữa khi mới xuất hiện nhưng dấu hiệu sớm của bệnh và phải đọc kĩ hướng dẫn sử dụng.
Trên thị trường hiện nay có nhiều loại dụng cụ hút sữa, nguồn gốc khác nhau, giá cả cũng đa dạng. Mẹ của bé có thể mua ở những nơi bán dụng cụ y khoa.
3. Các bài thuốc dân gian
Bạn đến bệnh viện sẽ được điều dưỡng xoa bóp, dùng máy hút sữa tự động tạo ra một lực mạnh giúp khai thông. Ai từng trải qua sẽ nhớ đến già cái cảm giác đau khi hút sữa. Nhưng không phải ai sau khi hút sữa, cũng thấy có tác dụng. Có những mẹ dù hút xong rồi thì 2 tiếng sau sữa lại đầy ứ như cũ. Trong dân gian có lưu truyền các bài thuốc chữa tắc sữa, các mẹ có thể tham khảo:
- Dùng hành tím xắt lát dày chừng 1,5mm đặt lên hai bầu ngực (trừ đầu ti), phủ khăn giấy mềm, băng lại. Mỗi ngày đắp hai lần cùng với xoa bóp ngực thì sau bốn ngày hết tắc hoàn toàn.
- Dùng lá mít, mỗi bên bầu chín lá mít hái xuống hơ nóng đặt lên vùng nào cứng nhất. Tiếp đó dùng tay xoa bóp, ấn mạnh từ trên xuống dưới. Khi thấy sữa chảy ra cho bé bú liền, làm liên tục ở những ngày sau là sữa thông hoàn toàn.
- Nấu xôi nếp, bọc trong hai khăn vải mềm chườm hai bên ngực theo nguyên tắc từ ngoài vào trong, làm liên tục cho đến khi xôi nguội. Sữa sẽ về đều cả hai bên.
- Dùng trái đu đủ non xắt lát mỏng, nướng lên cho nóng rồi đắp vào hai bên bầu cũng có tác dụng tương tự.
- Dùng xơ của quả mướp chín già đã được chế biến khô. Dùng quả già khô cứng, đập nhẹ cho rụng lớp vỏ ngoài, lắc cho rơi hết hạt, rồi phơi nắng cho khô, có thể cắt nhỏ thành từng đoạn. Xơ mướp vị ngọt, tính bình, vào ba kinh: phế, vị, can; có tác dụng thông kinh hoạt lạc, thanh nhiệt giải độc, lương huyết, chỉ thống, chữa đau nhức mình mẩy, gân xương vùng ngực và sườn, làm thông tuyến sữa..Liều dùng 5-10 g, sắc uống hằng ngày.
Cách phòng tránh:
Tốt nhất là giữ thật sạch đầu vú, nhất là ở các kẽ của núm vú. Trước khi cho bú phải lau sạch và vắt một vài giọt sữa đầu bỏ đi, khi bú xong lại phải lau sạch, khô. Nếu khi vắt sữa thấy một tia nào tắc hoặc chảy không thành tia, thì phải xoa vú cho mềm, sau đó vắt mạnh để thông ống sữa khi cho bú, như vậy sẽ tránh được tắc tia sữa. Khi thấy một phần của vú bị sưng đỏ, sờ thấy nóng thì nhất thiết phải khám bác sĩ chuyên khoa.
THAM KHẢO THÊM: CÁC CÁCH CHỮA TẮC TIA SỮA
Tắc tia sữa
Tắc tia sữa là quá trình bế tắc, ứ đọng sữa và tạo mủ cấp tính. Bệnh thường phát sinh vào thời kì cho con bú, đặc biệt ở bà mẹ sinh con đầu lòng. Triệu chứng điển hình là bầu vú sưng nóng, đau, toàn thân sốt, sợ rét, đau mình.
Khi bị tắc tia sữa, bạn có thể áp dụng các biện pháp sau:
- Tận dụng triệt để từng cơ hội cho trẻ bú, bắt đầu từ bên vú " nổi cục" - bạn sẽ thấy nếu để vú quá căng sẽ khó chịu thế nào.
- Kiểm tra xem áo ngực có chặt quá không - nếu có, nên thay loại khác.
- Tìm ra tư thế bú thích hợp để trẻ có thể chủ động bú ở những nơi "nổi cục", cố gắng để cằm trẻ hướng vào nơi nổi cục.
- Trước khi cho bú, dùng khăn bông ướt chườm lên vú.
- Khi tắm, nhẹ nhàng mát xa vùng vú bị nổi cục. Bạn có thể dùng một chiếc lược răng thưa, bôi một ít dầu dưỡng da dành cho trẻ sơ sinh, rồi từ từ chải nhẹ lên vú, làm vậy có thể giảm bớt hiện tượng nổi cục.
- Khi cho bú, mát xa nhẹ nhàng vú.
Chỉ cần xử lí kịp thời thì hiện tượng tắc tia sữa sẽ biến chuyển tốt trong vài ngày. Nếu không, nên đi khám để được bác sĩ tư vấn. Khi thấy xuất hiện triệu chứng giống như cảm cúm thì nhất thiết phải đi khám ngay.
Máy hút sữa có thể dùng để chữa tắc tia sữa.
Viêm tuyến sữa
Viêm tuyến sữa phân thành 2 loại: viêm mang tính truyền nhiễm và viêm không mang tính truyền nhiễm. Triệu chứng của bệnh giống như tắc tia sữa, song kèm theo đó là những biểu hiện như sốt, lạnh, run người.
Viêm tuyến vú không mang tính truyền nhiễm là do sữa ở các tia bị tắc thấm vào huyết quản gây ra, nguyên nhân thường là do trẻ bú không đúng tư thế. Sau khi bị viêm tuyến sữa, máu sẽ làm cho sữa trở thành protein khác thường, do vậy sinh ra triệu chứng giống như cảm cúm.
Cách xử lý:
- Trước khi cho trẻ bú, chườm khăn ấm lên vú, có thể làm cho tia sữa bị tắc lưu thông, giảm đau.
- Cho trẻ bú càng nhiều càng tốt.
- Cố gắng nghỉ ngơi đủ.
- Uống nhiều nước.
- Vận động cánh tay, thúc đẩy tuần hoàn.
- Uống ibuprofen hoặc paracetamol (theo chỉ dẫn của bác sĩ).
- Sau 12 - 24 tiếng vẫn cảm thấy khó chịu thì phải đi khám.
Viêm tuyến sữa mang tính truyền nhiễm là do vi khuẩn, thông thường xuất phát từ mũi hoặc khoang miệng của trẻ, xâm nhập vào vú gây ra. Lấy một ít sữa làm xét nghiệm là biện pháp duy nhất để chuẩn đoán chính xác nguyên nhân của bệnh. Nếu vắt hết sữa ra sau 12-24 tiếng vẫn không có hiệu quả thì cần phải uống thuốc kháng sinh, dù thuốc kháng sinh có thể gây tác dụng phụ (buồn nôn, đi ngoài và tưa miệng). Nếu viêm tuyến sữa không được giải quyết kịp thời thì có thể dẫn tới áp xe vú.
Cách xử lý:
- Nhờ bác sĩ kê một số thuốc kháng sinh an toàn.
- Trong thời gian uống thuốc kháng sinh, nên ăn nhiều sữa chua hoạt tính một chút.
Áp xe vú
Nếu bệnh viêm vú không được trị sớm, nó sẽ phát triển thành áp xe vú. Vú sẽ rất đau, những chỗ bị sưng tấy dường như ứ đầy dịch.
Cách điều trị:
Trị dứt nghẽn ống dẫn sữa sẽ tránh viêm vú và áp xe vú. Thông thường nên trị thông ống sữa tắc nghẽn trong một hai ngày.
- Vẫn cho trẻ bú, vì hoàn toàn an toàn, mặc dù vi khuẩn trong bầu vú có thể theo vào trong cơ thể trẻ.
- Nếu người mẹ không muốn cho con bú thì phải vắt sữa ra cho trẻ. Nên vắt vài lần/ngày. Nếu không vắt sữa, sữa có thể khô kiệt hoàn toàn.
- Cho trẻ bú bên vú không bị viêm.
- Nhúng miếng thấm ngực vào nước ấm và áp lên vú để dịu đau, có thể làm như vậy vài lần/ngày.
- Nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt.
- Nhờ bác sĩ tư vấn xem nên uống thuốc kháng sinh gì để khỏi phải hút mủ (nhất nhiết phải để bác sĩ khám kĩ để đảm bảo kê thuốc kháng sinh an toàn cho bạn). Nếu không, cần đi bệnh viện để mổ, hút khối viêm.
- Cho trẻ bú trở lại sau khi khỏi viêm càng sớm càng tốt, có thể sau 1-2 ngày
Viêm tắc tia sữa và cách chữa trị
Các bài thuốc chữa viêm tuyến vú:
Giai đoạn nhũ thống - sữa ứ trệ:
- Triệu chứng: vú sưng đau, sữa ra không đều, không thông, sắc da đỏ nhẹ hoặc không đỏ, có hoặc không có hòn cục, sốt, sợ lạnh, đau đầu, đau mình mẩy, ngực tức. Rêu lưỡi trắng mỏng hoặc hơi vàng.
- Bài thuốc gồm: qua lâu 12 g, ngưu bàng tử 12 g, sài hồ 12 g, hoàng cầm 10 g, liên kiều 8 g, sơn chi tử 10 g, thiên hoa phấn 16 g, tạo giác thích 8 g, kim ngân hoa 12 g, trần bì 10 g, thanh bì 12 g, cam thảo 6 g. Sắc uống ngày một thang.
Giai đoạn ung - làm mủ:
- Triệu chứng: bầu vú sưng to, da đỏ nóng từng đám hoặc cả vú, đau tăng, sốt cao, người bứt rứt khó chịu, miệng khát muốn uống, lưỡi đỏ rêu vàng, mạch huyền sác.
- Bài thuốc gồm: hoàng liên 10 g, hoàng cầm 12 g, liên kiều 10 g, ơn chi tử 12 g, cát cánh 12 g, đại hoàng 10 g, đương quy 12 g, bạch thược 12 g, đinh lang 10 g, bạc hà 8 g, mộc hương 8 g, thăng ma 10 g, hoàng kỳ 12 g, bạch chỉ 12 g, xuyên sơn giáp 6 g, tạo giác thích 6 g, cam thảo 6 g. Sắc uống ngày một thang.
Giai đoạn vỡ mủ:
- Triệu chứng: do mủ tự vỡ hoặc chích rạch tháo mủ, thân nhiệt hạ, sưng đau giảm. Nếu mủ đã vỡ mà vẫn không giảm sưng đau, thân nhiệt cao, chứng tỏ nhiệt độc còn thịnh, làm mủ lan sang các nhũ lạc khác hình thành truyền nang nhũ ung.
-Bài thuốc gồm: nhân sâm 10 g, bạch truật 12 g, xuyên sơn giáp 6 g, bạch chỉ 12 g, thăng ma 10 g, đương quy 12 g, hoàng kỳ 12 g, tạo giác thích 6 g, cam thảo 6 g, thanh bì 12 g. Sắc uống ngày một thang.
Hướng dẫn mẹ biết cách chữa viêm tắc tia sữa tại nhà
Hình ảnh minh họa
Một số cách đơn giản chữa viêm tắc tia sữa
Xoa day, bấm huyệt
Các huyệt Kiên tỉnh, Nhũ căn, Chiên trung, Dịch môn, Ốc ế… có tác dụng hành khí, hoạt huyết, chống ứ trệ, làm thông tia sữa.
Kiên tỉnh : Nằm ở chính giữa bả vai, là điểm giữa của đường thẳng nối giữa hai chỗ cao nhất ở gáy khi ngồi cúi đầu với bờ ngoài của mòm cùng vai. Khi bấm huyệt cần dùng ngón tay cái bấm mạnh, tạo được cảm giác căng tức là tốt nhất. Trong nhiều trường hợp, việc bấm huyệt này có thể làm thông tia sữa tức thì.
Nhũ căn : Từ đầu vú thẳng xuống, huyệt nằm ở trên xương sườn thứ 6, cách đường chính giữa ngực khoảng 4 thống (7 – 7,5 cm). Khi lấy huyệt, cần nâng bầu vú lên trên.
Ốc ế : Nằm trên bờ xương sường 3, từ núm vú thẳng lên. Cách đường chính giữa ngực khoảng 4 thốn (7 – 7,5 cm). Dùng đầu ngón tay xoa day và điểm mạnh vào huyệt.
Chiên trung: Nằm ở đường dọc chính giữa ngực, ngang với hai núm vú nam giới hoặc ngang 2 khoảng liên sườn 4 ở phụ nữ. Dùng đầu ngón tay cái xoa day trong 2 – 3 phút.
Dịch môn : Nằm ở kẽ ngón tay út và áp út (ngón tay 4 và 5), chỗ tiếp giáp giữa gan tay và mu tay. Xoa bấm bằng đầu ngón tay cái, tạo được cảm giác đau nhẹ là được.
Mỗi ngày nên xoa day, bấm huyệt 1 – 2 lần, mỗi huyệt xoa bấm 1 – 3 phút.
Dùng thuốc nam:
Nếu các mẹ mới bị tắc tia sữa thì có thể áp dụng một số các bài thuốc nam sau đây, nó có tác dụng rất tốt cho việc chữa trị tắc tia sữa:
- Củ cỏ gấu tươi 30 giã nát, dùng rượu sắc uống, lấy bã thuốc còn nóng đắp vào chỗ đau. Lấy 10g củ gấu tươi, giã nát rồi trộn với rượu đắp vào chỗ vú đau.
- Bổ công anh 30 – 60g tươi đem sắc chia 2 -3 lần uống trong ngày. Nếu bị lâu ngày dần đến viêm tuyến vú, loét không khỏ, nên áp dụng một số bài thuốc sau:
- Xơ mướp 1 cái, băng phiến 3 -5 g, nghiền thành bột mịn, trộn thêm dầu vừng (có thể dùng dầu thực vật ), bôi vào chỗ đau.
- Nếu vú đã bị chảy mủ, dùng hàn the rắc vào chỗ đau. Bồ công anh, cỏ seo gà tươi mỗi vị khoảng 30g, sắc nước, chia 2- 3 lần uống trong ngày.
Bạn có thể áp dụng kết hợp các phương phát trên. Tuy nhiên, việc khám và điều trị theo hướng dẫn của thầy thuốc vẫn luôn là điều cần thiết.
Mẹo dân gian chữa tắc tia sữa
Làm gì khi bị tắc tia sữa sau khi sinh
Tác dụng chữa bệnh của cây vú sữa
Tác dụng của sữa đậu nành
Tác dụng của sữa đậu nành đối với bà bầu
Tác dụng của Mama Sữa Non
(ST)