Cách điều trị bệnh thấp khớp bằng một số bài thuốc thông dụng. Chứng đau nhức khớp, thấp khớp, đau dây chằng kinh niên, thoái hóa sụn, thống phong… là những bệnh thường gặp ở người ngoài độ tuổi 40 và cứ gia tăng dần theo tuổi thọ của con người. Thực tế cho thấy, 80% người mắc bệnh này bị giới hạn trong các hoạt động hàng ngày, 10% người trên 60 tuổi mắc bệnh rất nặng cần phải chữa trị.
Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Chữa Trị Của Bệnh Khớp
Bệnh thấp khớp hay còn gọi là bệnh phong thấp, là một căn bệnh liên quan đến hệ thống tự miễn dịch (bệnh tự miễn nhiễm), mà nguyên nhân chính là do sự viêm nhiễm mãn tính phần dịch khớp gây ra, thường đi kèm với các đặc điểm đa hệ khác.
Chứng bệnh tự miễn nhiễm là trình trạng hệ thống miễn dịch của cơ thể hoạt động chống lại chính các mô tế bào khỏe mạnh của cơ thể.
Với bệnh thấp khớp, lớp màng hoạt dịch khớp chính là đối tượng chịu tấn công và bị tổn thương, do chính hệ miễn dịch của cơ thể gây ra.
Những ai có thể mắc bệnh thấp khớp?
Mặc dù thấp khớp là căn bệnh phổ biến ở mọi người, nhưng nó xuất hiện ở nữ giới nhiều hơn là ở nam giới. Nguyên nhân gây bệnh vẫn chưa được xác định cụ thể.
Bệnh thấp khớp có thể xuất hiện ở tất cả các lứa tuổi, nhưng hay gặp nhất là trong độ tuổi từ 25-50.
Đôi khi, trẻ em cũng bị mắc bệnh thấp khớp. Người ta sử dụng thuật ngữ “phong thấp nhi đồng” (“Juvenile Rheumatoid Arthritis”) để chỉ căn bệnh này ở trẻ em.
Nguyên nhân gây bệnh thấp khớp?
Đến nay vẫn chưa xác định được nguyên nhân cụ thể gây nên bệnh khớp, tuy nhiên một vài yếu tố sau đây cũng tác động rất lớn đến bệnh này:
Giới tính: Các thống kê đã chỉ ra rằng nam giới có nguy cơ mắc bệnh gout cao hơn nữ giới, trong khi đó nữ giới lại dễ mắc bệnh viêm khớp hơn nam giới.
Gien: Nếu gia đình có cha mẹ hoặc họ hàng bị bệnh thấp khớp thì nguy cơ mắc bệnh sẽ cao hơn.
Nghề nghiệp: Rất nhiều nghiên cứu được tiến hành để tìm ra mối liên quan giữa các dạng của bệnh thấp khớp và nghề nghiệp đã thấy rằng những người làm nghề sơn sửa móng tay chân, thợ sơn, thường xuyên sử dụng acetone và thuốc trừ sâu dễ mắc bệnh viêm khớp hơn. Nghiên cứu gần đây tại Thụy Điển chỉ ra rằng những người thường xuyên tiếp xúc với các loại xăng dầu tăng 30% nguy cơ mắc bệnh thấp khớp.
Chế độ ăn: Cơ thể thừa cân và béo phì làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm khớp vì thế cần điều chỉnh cân nặng hợp lý. Việc sử dụng thực phẩm giàu chất béo bão hoà, thiếu chất chống ôxy hóa, các vitamin và chất khoáng cần thiết làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Hút thuốc: Các nghiên cứu đã xác nhận mối liên quan trực tiếp giữa hút thuốc và bệnh viêm khớp. Các nghiên cứu tại Thuỵ Điển đã chỉ ra rằng những người hút thuốc làm tăng 21% nguy cơ mắc viêm khớp.
Những biểu hiện và triệu chứng của bệnh thấp khớp?
Một số biểu hiện và triệu chứng của bệnh thấp khớp là:
• Sốt nhẹ
• Uể oải và mệt mỏi
• Ăn uống không ngon miệng.
• Những khớp nhỏ tại ngón tay, ngón chân, bàn tay, bàn chân, cổ tay, khuỷu tay và mắt cá chân bị sưng tấy và đau.
• Những khớp lớn hơn, chẳng hạn như khớp gối, cũng có thể bị ảnh hưởng..
• Đau và sưng tấy đồng loạt (cùng vị trí ở cả hai tay, hai chân, v.v…).
• Khớp dần trở nên tê cứng và có thể xảy ra biến dạng khớp.
• Sáng sớm khi thức dậy, các khớp thường bị tê cứng và kéo dài hơn 30 phút.
• Các khớp bị ảnh hưởng trở nên tê cứng, nếu bất động trong một thời gian dài.
• Xuất hiện những nốt mẩn nhỏ dưới da.
Cách điều trị bệnh thấp khớp?
Người ta sử dụng những phương pháp sau đây để chữa trị các triệu chứng thấp khớp:
• Vật lý trị liệu.
• Giảm cân.
• Liệu pháp nóng.
• Liệu pháp lạnh.
• Liệu pháp nghề nghiệp.
Cũng có thể sử dụng các loại dược phẩm để chữa trị bệnh thấp khớp. Một số loại dược phẩm thường dùng bao gồm:
• Thuốc chống viêm không chứa steroid (NSAID)
• Corticosteroid
• Thuốc DMARD (thuốc chống thấp khớp thay đổi bệnh)
• Anti-cytokine (chống phân bào)
Các loại thuốc trên không chỉ chữa trị các triệu chứng, mà còn có thể hạn chế (kìm nén) hệ miễn dịch và làm chậm quá trình phát triển của bệnh.
Điều trị bệnh thấp khớp khá phức tạp và cần phải được giám sát bởi một bác sỹ chuyên điều trị thấp khớp.
Nếu biến dạng khớp xảy ra, thì bệnh nhân sẽ cần phải thực hiện phẫu thuật để chữa trị.
Chữa bệnh thấp khớp bằng các bài thuốc dân gian
Tỏi là một gia vị quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày. Không chỉ có tác dụng trong việc tiêu hóa tốt, giảm cholesteron dư thừa trong máu. Tỏi giúp phòng chống các bệnh như cúm, sốt xuất huyết, tăng cường sức đề kháng. Ngoài những tác dụng trên tỏi còn có tác dụng trong việc giảm đau và kháng viên với các bệnh thấp khớp
Bệnh thấp khớp là gì?
Bệnh thấp khớp là chứng đau mỏi các khớp, cạnh mưa lạnh, ẩm thấp người bệnh càng đau nhiều hơn. Bệnh tái phát khi thay đổi thời tiết, đau âm ỉ kéo dài, có kèm theo các hiện tượng khác như: Rối loạn tiêu hóa, mất ngủ, ăn uống kém…
Phụ nữ sau khi mãn kinh mắc nhiều hơn nam giới. Tỷ lệ mắc bệnh của phụ nữ béo phì cao gấp 5 lần so với những phụ nữ bình thường. Nguyên nhân do bệnh về động mạch vành, mạch máu thường bị co hẹp, dẫn tới tình trạng khó lưu thông máu.
Bệnh thấp khớp là một quá trình thoái hóa các khớp thường gặp ở người cao tuổi, ảnh hưởng đặc biệt đến các khớp chịu sức nặng của cơ thể như khớp liên đốt sống, khớp gối, khớp háng. Sụn khớp bị bào mòn, khô hoặc tiêu đi, để lộ đầu xương, sau đến bao khớp, dây chằng khớp cũng bị hư. Có sự phì đại xương ở các bờ khớp, tạo nên những gai xương. Những người béo có trọng lượng cơ thể quá cỡ dễ mắc chứng thấp khớp.
Các phương pháp chữa bệnh thấp khớp
+ Thông thường, ngoài việc uống thuốc trợ giúp, người bệnh nên tập những bài cử động chân nhẹ nhàng, xoa bóp điều hòa mạch máu và nên đi bộ 30phút/ngày.
+ Chế độ ăn uống phải đảm bảo dinh dưỡng hợp lý (nên ăn nhiều canh cua, cá, các loại thức ăn chứa nhiều chất canxi, sắt), tránh uống nhiều bia, rượu.
+ Tránh lạnh, ngâm nước muối ấm cho bàn chân, sử dụng túi chườm nóng, lò sưởi, điều hòa là tốt nhất.
Lưu ý: Bệnh nhân không được tự dùng thuốc trị bệnh khớp vì một số trường hợp đã bị loét dạ dày, xuất huyết tiêu hóa, rối loạn nhịp tim, tụt huyết áp, thậm chí tử vong do không khỏi ý kiến bác sĩ.
Một số thuốc đặc hiệu điều trị bệnh khớp
Để chữa trị bệnh khớp ngoài việc luyện tập thì dùng thuốc để chống lại căn bệnh này hết sức quan trọng. Dưới dây là một số thuốc thường được sử dụng trong các bệnh về khớp:
Thuốc chống sốt rét tổng hợp nhóm quinolon
Thuốc có thể có tác dụng ức chế giải phóng men lysozym (tiêu thể) bằng cách làm bền vững màng của lysosom, do đó làm giảm phản ứng viêm trong các bệnh khớp, thuốc chỉ có tác dụng khi dùng kéo dài nhiều tháng nên hay được dùng để điều trị duy trì, củng cố.
Nhóm thuốc này được chỉ định dùng trong các bệnh lupus ban đỏ rải rác, viêm khớp dạng thấp, viêm khớp mạn tính thiếu niên thể đa khớp, các thể khác của bệnh tạo keo như xơ cứng bì, viêm da và cơ... Bao gồm các chế phẩm: amin-4 quinolein.
Tác dụng phụ thường gặp: rối loạn tiêu hóa, rối loạn tiền đình xuất hiện trong 3 tháng đầu; đục giác mạc, tổn thương võng mạc, sạm da, nhược cơ, rối loạn điều tiết mắt xuất hiện muộn hơn (sau 1 năm). Dùng kéo dài trên 2 năm có thể gây tổn thương võng mạc nặng không hồi phục. Cần chú ý khám mắt định kỳ nếu dùng thuốc quá 6 tháng.
|
Cần lưu ý tới tác dụng phụ của các thuốc điều trị khớp |
D-Penicillamin hay dimethylcystein (trolovol kupren)
Cơ chế tác dụng có thể là do phá hủy phức hợp miễn dịch, yếu tố dạng thấp. Được dùng để chữa viêm khớp dạng thấp thể nặng. Thuốc có thể gây một số tác dụng phụ: rối loạn tiêu hóa, dị ứng da, viêm thận, giảm bạch cầu, tiểu cầu... cần theo dõi chặt chẽ khi dùng thuốc.
Thuốc ức chế miễn dịch
Dựa vào cơ chế bệnh sinh của viêm khớp dạng thấp và các bệnh tạo keo là các bệnh tự miễn dịch, người ta sử dụng các thuốc ức chế miễn dịch để điều trị những trường hợp nặng và không chịu tác dụng của các thuốc khác.
Methotrexat liều nhỏ
Là một thuốc ức chế chuyển hóa do ức chế tổng hợp DNA. Do thuốc có cấu trúc tương tự acid folic nên nó tranh chấp với acid này tại vị trí hoạt động của nó trong quá trình tổng hợp pyrimidin dẫn đến giảm tổng hợp DNA. Ngoài ra, methotrexat có thể có tác dụng kháng viêm và ức chế miễn dịch. Thuốc được chỉ định để điều trị viêm khớp dạng thấp và thấp khớp vẩy nến với liều thấp. Có thể dùng duy trì nhiều năm nếu có hiệu quả hoặc không có tác dụng phụ. Sau 3 tháng, nếu thuốc không có tác dụng thì ngừng. Liều cao được chỉ định điều trị ung thư. Tác dụng phụ: giảm bạch cầu, độc gan thận, tổn thương mô phổi.
Cyclophosphamide (cytoxan, endoxan 50mg): Thuộc nhóm ankylan, có tác dụng liên kết với acid nhân và protein bởi các mối gắn với phân tử lớn trong tế bào, thuốc còn ức chế phản ứng miễn dịch thứ phát. Chỉ định trong bệnh lupus có tổn thương thận. Thường dùng với corticoid.
Cyclosporin A (neoral viên 25mg và 100mg, sandimmun ống 100mg): Thuốc ức chế các pha ban đầu của sự hoạt hóa tế bào T, do đó, ngăn chặn sớm sự ức chế các gen. Chỉ định trong các bệnh tự miễn, các thể viêm khớp dạng thấp, viêm khớp vẩy nến kháng thuốc. Dùng đơn độc hoặc kết hợp với methotrexat.
Azathioprin (imuran 50mg): ức chế tổng hợp purin, chỉ định trong lupus, viêm mạch, viêm khớp dạng thấp.
Các thuốc trên thường dùng với liều trung bình và kéo dài từ 1-3 tháng. Chú ý, nhóm thuốc này có nhiều tác dụng phụ, nhất là các tai biến về máu nên chỉ được dùng theo chỉ định của thầy thuốc chuyên khoa và khi dùng phải theo dõi chặt chẽ.
Bài thuốc dân gian chữa bệnh thấp khớp
Dưới đây là một số bài thuốc dân gian chữa bệnh thấp khớp, dễ làm, dễ sử dụng và mang lại hiệu quả cao:
+ Lá lốt:
-
Lá lốt 20g, thiên niên kiệm 12g, gai tầm xoong 16g. Sắc với 400ml nước, còn 100ml nước, uống ngày 1 thang.
-
Lá lốt 20g, cỏ xước 20g, cành dâu 20g, ngải cứu 10g. Tất cả sao qua, sắc mỗi ngày 1 thang, uống trong 4 đến 6 ngày liên tục.
+ Rượu tỏi:
-
Tỏi khô 40g đã bóc vỏ. Thái nhỏ, cho vào lọ rửa sạch ngâm vào rượu gạo 45 độ, 100ml. Ngâm 15 ngày, thỉnh thoảng lại lắc lọ.
-
Lúc đầu thì rược có màu trắng rồi sang màu vàng, đến ngày thứ 15 thì chuyển sang màu vàng nghệ. Uống 2 thìa nhỏ mỗi ngày vào sáng trước khi ăn và tối trước khi ngủ
Tham khảo thêm: Cách ngâm tỏi trị bệnh thấp khớp
Theo Đông y, tỏi có vị cay, tính ấm, có công dụng hành khí trệ, làm ấm tỳ vị, giải độc và sát trùng. Tỏi không chỉ là loại gia vị thông thường mà còn có công dụng chữa bệnh. Tỏi thường được dùng để chữa các chứng bệnh như đầy bụng, chậm tiêu, rối loạn tiêu hóa, đau bụng do lạnh, phù thũng, tiêu chảy, lỵ, sốt rét, ho gà, mụn nhọt, đỉnh độc, viêm loét lâu liền, rụng tóc, nấm tóc, rắn cắn...
Trong y học, tỏi được dùng vào mục đích chữa bệnh bằng nhiều cách khác nhau, như ăn sống, chế biến thức ăn, ngâm với rượu hoặc giấm. Mỗi ngày ăn 10 gr tỏi sẽ giúp tăng cường khả năng giải độc cho cơ thể. Tỏi có tác dụng gần giống với thuốc kháng sinh; tăng sức đề kháng của cơ thể; giảm nguy cơ mắc các chứng bệnh do vi khuẩn, vi rút xâm nhập; là chất xúc tác giúp cho vết thương mau lành, hạn chế nguy cơ viêm nhiễm; chống lại các bệnh tim mạch; phòng và trị chứng cảm lạnh và cảm cúm rất hay.
|
Tỏi còn được dùng trong bệnh thấp khớp. Có thể làm như sau: dùng độ 40 gr tỏi (đã bóc sạch vỏ), cắt nhỏ cho vào lọ ngâm cùng với 100 ml rượu trắng (45 độ), ngâm trong 10 ngày, thỉnh thoảng lắc lọ, ban đầu chỉ có màu trắng, sau chuyển sang màu vàng, đến ngày thứ 10 thì chuyển sang màu nghệ. Ngày dùng 2 lần (sáng 40 giọt trước khi ăn sáng, và tối 40 giọt trước khi đi ngủ). Do lượng uống mỗi lần như thế rất ít, nên cần thêm nước chín để nguội vào để uống.
Lưu ý, không dùng tỏi trong trường hợp đang dùng thuốc trị bệnh đái tháo đường, hoặc đang dùng thuốc điều trị chứng máu loãng.
Viêm khớp xương
Bài thuốc dân gian chữa bệnh viêm khớp
Thực phẩm tốt cho bệnh viêm khớp
Viêm khớp
Chế độ ăn kiêng cho người đau khớp gối -
Bé bị viêm khớp cấp
Bé bị viêm khớp cấp
(ST).