Cách dạy con của bà mẹ Tâycon thông minh phát trển tấm lòng. Khác với các bà mẹ phương Đông thường chăm chút từng ly từng tí cho con, các bà mẹ phương Tây lại có phần “làm ngơ” các con của mình nhưng trẻ em phương Tây lại rất ngoan. Điều này đôi lúc khiến các bà mẹ phương Đông rất ngạc nhiên. Họ - các bà mẹ Tây phương đã làm điều đó như thế nào?
CÁCH DẠY CON CỦA BÀ MẸ TÂY CHO PHÁT TRIỂN TẤM LÒNG SÂU SẮC
Cách dạy con của người phương Tây
Tôn trọng con trẻ
Tuy các con còn nhỏ nhưng các bà mẹ phương Tây không vì thế mà bỏ đi sự tôn trọng “nhỏ nhoi” đối với con mình. Khi đến chơi nhà bạn và được mời thức ăn, các bé được toàn quyền nói Có hoặc Không đối với món ăn đó. Rất ít khi các mẹ Tây ngăn cản con không được ăn (do sĩ diện hoặc e ngại làm phiền) hay ép con chọn món ăn được mời (để lấy lòng gia chủ). Ngoài ra, khi con mắc lỗi, hầu như bố mẹ không bao giờ quát mắng con nơi công cộng mà thường có những buổi “nhỏ to tâm sự”. Trẻ nhỏ với tính bắt chước cao cũng học theo sự tôn trọng này một cách vô thức và lâu dần hình thành thói quen tôn trọng người khác. Do đó, những trẻ được bố mẹ tôn trọng tỏ ra rất hợp tác với bố mẹ, hữu hảo với bạn bè, và không có cảm giác mất tự nhiên khi nói chuyện với người lớn.
Trẻ con được toàn quyền quyết định và chịu trách nhiệm về quyết định của chúng từ rất sớm
Đâu đâu cũng là cửa hàng “Tự phục vụ”
Tuỳ vào khả năng của bé theo độ tuổi mà phụ huynh Tây phương thường “khai thác tối đa” khả năng tự phục vụ của con. Chẳng hạn, khi bé đã có thể tự ngồi và cầm nắm đồ vật, các bé sẽ được làm quen ngay với “bạn muỗng” và “bạn thân của bạn muỗng” là chén bột. Trẻ có thể ăn chưa khéo và múc lung tung cả lên hoặc thậm chí vục mặt vào chén bột nhoe nhoét. Các mẹ Tây luôn quan sát để đảm bảo an toàn tính mạng cho con (không sặc bột hoặc nghẹt thở), còn lại thì luôn để con “tự xử” trong khả năng của con. Thật hay, con trẻ với bản năng sinh tồn cũng biết cách xoay sở để “chiến đấu” với khẩn phần ăn của mình. Tương tự, bé lớn hơn một chút đã phải tự thay quần áo, mang giày,… mà hiếm khi có sự trợ giúp từ bố mẹ.
Trẻ em phương Tây thường phải tự làm những việc như múc ăn, thay quần áo,… ngay khi chúng đủ khả năng làm những việc này.
Phương pháp “Con lật đật”
Đây là phương pháp “Nếu con ngã, con sẽ phải tự đứng dậy”, “Nếu con biết cách tự kích hoạt chế độ khóc, con cũng phải tự biết bấm nút ngừng khóc”. Các mẹ Tây ít khi dỗ dành con nín khóc như các mẹ Châu Á. Ngược lại khi con khóc, họ sẽ vẫn tiếp tục làm việc của mình cho đến khi trẻ ngừng khóc. Họ chỉ đến xem và kiểm tra bé có ổn không trong trường hợp bé khóc quá lâu hoặc đột ngột ngừng khóc. Ở phương Tây, ít xuất hiện cảnh đòn roi trong cách dạy con của các bố mẹ. Thế nhưng các bé lại rất ngoan, rèn được tính kỷ luật và không mè nheo, hờn dỗi như các bé châu Á.
Tự khóc và tự nín là hai việc đi đôi với nhau mà mọi trẻ Tây cần quán triệt
Tự giải quyết vấn đề
Cũng tương tự như việc khóc là bé sẽ phải tự giải quyết việc ngừng khóc, các bà mẹ Tây cũng để con tự giải quyết các vấn đề phát sinh với bạn bè hoặc anh chị em của bé. Nếu các trẻ tranh giành đồ chơi của nhau (điều này cũng rất ít khi xảy ra), thì bé có thể tự chọn giải pháp hoặc chơi đồ chơi của mình một mình hoặc chấp nhận chia sẻ chung với bạn. Nhiều bé ban đầu cũng chọn giải pháp chơi một mình nhưng chúng nhanh chóng nhận ra sự buồn tẻ trong khi các bạn khác đang tíu tít chơi với nhau. Thế là tự chúng biết mình nên chọn giải pháp “thế giới đại đồng” để được hoà mình vào niềm vui chung đó. Do trẻ phải tự giải quyết các vấn đề của mình từ khá sớm nên trẻ Tây khi lớn lên thường rất độc lập trong cách hành xử nhưng vẫn biết cách để làm việc nhóm hiệu quả.
Chơi một mình hay gia nhập nhóm và giải quyết những phát sinh trong nhóm đều do trẻ phải tự xoay sở để “đấu tranh sinh tồn”
Lắng nghe và kiên nhẫn
Nếu xét về tính kiên nhẫn với con, chúng ta phải khâm phục các bà mẹ Tây phương. Họ có thể bỏ ra hàng giờ để “bi bô” với trẻ hay chỉ đơn giản là chơi xếp hình cùng con. Một điểm dễ thấy khác ở trẻ con phương Tây là chúng rất hay hỏi “Tại sao” và “Tại sao không”. Ngược lại với các mẹ Á Đông đôi khi chỉ trả lời qua loa hoặc ậm ừ qua chuyện, các mẹ Tây lại rất nhẫn nại trong việc giải thích cho con mình đến thoả mãn mới thôi. Điều này đòi hỏi họ cũng phải tự trau dồi kiến thức và tìm cách giải thích một cách hợp lý nhất cho con mình. Khi con làm sai, họ luôn nhẹ nhàng nhưng không kém phần kiên định trong việc bảo cho biết “Không được” kèm lời giải thích cụ thể. Các mẹ Tây luôn kiên trì nói “Không được” cho đến khi đứa trẻ hiểu ra mới thôi.
Phụ huynh phương Tây luôn nổi tiếng về sự kiên nhẫn với con trẻ của mình
Hào phóng lời khen
Trái với suy nghĩ khen con nhiều sẽ khiến chúng tự phụ hoặc dùng chiêu bài “khích tướng” để con cố gắng hơn. Các mẹ Tây lại luôn cho con sống trong thế giới “lạm phát” của những lời khen và động viên. Tuy nhiên, họ không bao giờ khen suông mà luôn hướng lời khen vào hành động cụ thể của con. Ví dụ, khi trẻ biết tự mặc quần áo, mẹ sẽ không bao giờ chỉ khen “Con mẹ giỏi quá” mà thay vào đó là, “Cô bé này biết tự mặc quần áo rồi đây. Cô ấy thật giỏi!”
Khen “đúng người, đúng việc” có thể nuôi dưỡng sự tự tin và tạo động lực cho việc “dám nghĩ, dám làm, dám thành công” ở trẻ sau này.
Với những gì chúng ta vừa tìm hiểu, phải chăng cách dạy con của các bà mẹ phương Tây là hoàn hảo và nên cho chúng ta học theo? Điểm bất cập lớn nhất trong sự tôn trọng mọi quyết định của con ở các bà mẹ phương Tây là hệ quả quan hệ tình dục sớm. Thiết nghĩ, Việt Nam với những giá trị truyền thống riêng và khác biệt, chúng ta luôn sẵn lòng đón nhận những điều hay nhưng điều quan trọng hơn cả là làm sao dung hoà để chúng ta luôn giữ được bản sắc và tinh hoa của những người con người cháu Lạc Hồng này.
Kinh Nghiệm Nuôi Dạy Con Của Người Phương Tây
Không ít mẹ Việt đã từng thèm thuồng khi nhìn những đứa trẻ Tây tự ngồi xúc ăn một cách ngoan ngoãn bên cạnh bố mẹ. Không ít bà mẹ Việt đã từng thèm muốn có được ¨phép màu¨ của những ông bố, bà mẹ Tây khi chỉ cần một cái lừ mắt, một câu ¨No! No!¨ nhẹ nhàng là lập tức đứa trẻ ngoan ngoãn vâng theo. Liệu có phải trẻ Tây ngoan hơn trẻ Việt hay những ông bố, bà mẹ Tây có bí quyết “thuần phục” trẻ?Ra công viên, xem Tây dạy con. Ngay từ những ngày đầu, tôi thấy các ông bố bà mẹ Tây mới sung sướng làm sao khi họ cứ việc ngồi trò chuyện, uống nước với nhau trong quán để mặc con cái tự chơi trong công viên với nhau.
Công viên chia thành từng khu vực cho từng đối tượng, nhưng đông nhất vẫn là khu vực dành cho trẻ dưới 8 tuổi. Đồ chơi được đổ ra, bọn trẻ chơi với nhau thân thiện, vui vẻ cho dù trước đó chúng chưa hề gặp, không tiếng cãi nhau, không cảnh tranh giành đồ chơi, không có tiếng khóc gọi bố, mẹ… Chơi xong, trẻ tự thu dọn đồ chơi của mình. Nếu có trẻ đang chơi đồ chơi của bạn mà bạn về, chỉ cần nghe thấy câu ¨tớ phải về nhà bây giờ¨ thì cho dù thích đồ chơi đó đến đâu, bé cũng trả bạn ngay.
Nhưng ‘ngưỡng mộ’ nhất với tôi đó là việc ăn của trẻ. Với những trẻ lớn đã đi học mẫu giáo hoặc tiểu học, chúng cầm bánh mỳ hoặc đồ ăn khác mà bố mẹ đưa cho, tự ăn một cách ngon lành; những trẻ bé còn ăn bột, sữa thì ¨bị¨ đặt vào xe đẩy và ngồi yên để bố/mẹ xúc cho ăn.
Tôi thường xuyên được chứng kiến cảnh trong vòng 5-10 phút, bé hoàn thành phần bột, cháo, hoa quả nghiền hay sữa của mình. Tôi liên tưởng đến cảnh ‘cực khổ’ mỗi khi cho con ăn của mình cũng như của không ít bà mẹ Việt. Và ngày ngày đưa con ra công viên chơi, tôi quan sát, tôi để ý xem tại sao họ- những ông bố, bà mẹ Tây làm được những điều mà tôi không thể. Những ngày ở công viên trẻ em đã giúp tôi có những so sánh để nhận ra sự khác biệt giữa hai cách dạy con – của họ và của tôi (và có lẽ là của nhiều mẹ Việt), giúp tôi nhận ra và học hỏi được nhiều điều từ cách dạy con của mẹ Tây.
Rèn con từ nhỏ, kiên trì, lắng nghe, nghiêm khắc và làm bạn với con
Lòng kiên trì của mẹ Tây với con có lẽ mẹ Việt phải chào thua. Nhiều mẹ Việt băn khoăn tự hỏi làm sao để ‘không nổi khùng khi chơi với con’, làm sao để không nổi cáu khi dạy con học.
Trái lại, mẹ Tây là những người bạn thực sự của con. Mẹ Tây có thể ngồi chơi xúc cát với con, thậm chí, cả với trẻ mới gặp lần đầu đến cả 1 – 2 giờ đồng hồ. Nếu bé có hành động chưa đúng, mẹ nhẹ nhàng nhưng vô cùng kiên quyết nói ¨No! No!¨ (không được) cho đến khi nào trẻ dừng hành động sai trái của mình.
Đặc biệt, mẹ ¨Tây¨ cực kỳ kiên nhẫn lắng nghe những thắc mắc của trẻ và ¨miệt mài¨ giải thích cho những câu hỏi ¨tại sao không¨ của bé mà không hề nổi nóng. Rất nhiều ngày ra công viên, tôi chưa một lần thấy mẹ Tây quát mắng, nặng lời với con.
Ngay từ khi còn rất nhỏ, chỉ vài tháng tuổi, bé đã được bố mẹ cho ra công viên chơi cùng các bạn. Với bé dưới 3 tuổi, bố mẹ theo sát từng cử chỉ, hành động của con, từ ¨No! No!¨ luôn được họ sử dụng để uốn nắn bé và kèm sau đó là lời giải thích cho lý do ¨No! No!¨ ấy.
Ra công viên, tất cả đồ chơi đều là của chung! Những câu như : ¨Con chơi chung với bạn đi¨, ¨Con giúp bạn xúc cát đi¨, ¨Con cảm ơn bạn đi¨… luôn được mẹ Tây sử dụng. Chính vì được kèm cặp từ nhỏ như vậy nên đến khi các bé ngoài 3 tuổi, bố mẹ hầu như không phải lo lắng gì khi để chúng tự chơi với bạn. Đây cũng có thể là một lý do khiến người Tây làm việc theo nhóm tốt hơn người Việt.
Chuyện của trẻ con để trẻ con tự giải quyết! Đây là sự khác biệt lớn nhất giữa cách dạy con của ¨Tây¨ và của người Việt. Nếu mỗi khi trẻ Việt khóc đòi đồ chơi của ai đó thì ông, bà hoặc bố mẹ hay người trông bé sẵn sàng hỏi mượn cho bé. Với bé ¨Tây¨, điều này khác hoàn toàn, bé phải tự hỏi mượn bạn, bạn không cho mượn, bé phải ¨chấp nhận¨, không được khóc lóc, mè nheo. Bé tuyệt đối không được đòi, tranh đồ chơi của bạn. Khi mượn, chơi xong hoặc bạn về, bé đưa trả bạn một cách tự nguyện, vui vẻ, thậm chí còn giúp bạn thu dọn đồ chơi. Người lớn hầu như không can thiệp vào chuyện của trẻ khi có những cãi cọ, tranh giành nho nhỏ, họ để cho chúng tự tìm cách hòa giải với nhau.
Hào phóng lời khen với trẻ! Nếu như một số ông bố, bà mẹ Việt sợ rằng khen nhiều con sẽ kiêu căng, sợ con không có ý chí phấn đấu nên ¨hà tiện¨ lời khen với con, thậm chí còn dùng cách ¨khích tướng¨ bằng cách chê bai để trẻ ¨bực mình¨ mà phấn đấu vươn lên thì các ông bố, bà mẹ ¨Tây¨ lại cực kỳ ¨hào phóng¨ lời khen với trẻ.
Chỉ cần trẻ làm được một việc gì đó cho dù rất nhỏ cũng nhận được câu ¨rất tốt¨, ¨rất giỏi¨, ¨rất ngoan¨. Trẻ luôn được khích lệ để làm việc tốt. Ngược lại, trẻ cũng bị nhắc nhở, phê bình nghiêm khắc khi có hành động chưa đúng dù cũng rất nhỏ.
Nhìn những khuôn mặt vui vẻ của trẻ mỗi khi được khích lệ, tôi chợt nghĩ rằng, có lẽ cách của mẹ ¨Tây¨ hiệu quả hơn cách ¨khích tướng kiểu chê bai¨ của một số ông bố, bà mẹ Việt.
Bởi rằng, trẻ Việt không phải là những ¨ông tướng Tàu¨ thời xưa để có thể nung nấu ý chí, vượt khó khăn, phấn đấu vươn lên để ¨rửa nhục¨. Những lời nhiếc mắng, chê bai nặng lời của bố mẹ đôi khi còn làm tổn thương nặng nề tâm hồn trẻ thơ, làm nhụt ý chí của trẻ, thậm chí, ám ảnh trẻ lâu dài.
Nhìn sự ân cần, kiên nhẫn, tỉ mỉ dạy con của họ, tôi thấy rằng, quả thật, kỹ năng giáo dục trẻ của tôi còn ¨thiếu¨ và ¨yếu¨. Tôi đã hiểu, tại sao trẻ ¨Tây¨ ngoan thế!
Tất cả chỉ bởi vì chúng nhận được một sự giáo dục tốt từ nhỏ, từ chính bố mẹ chúng. Giá như tôi cũng như nhiều bà mẹ Việt khác cũng có được sự kiên trì, nhẫn nại với con, luôn dịu dàng với con, luôn là bạn của con, giành nhiều thời gian hơn để hiểu tâm lý con và bớt nóng nảy hơn trong chăm sóc, dạy dỗ con.
THAM KHẢO THÊM:
Bố mẹ Việt dạy con tự lập kiểu Tây như thế nào?
Tôi chưa có gia đình nhưng nhiều năm du học Pháp, sống với những gia đình người Pháp, tôi thấy các cha mẹ trẻ Việt nên học tập kinh nghiệm dạy con của họ.
Tôi nghĩ rằng, khi các bậc phụ huynh Việt Nam áp dụng những biện pháp dạy con kiểu phương Tây một cách khéo léo và biết dung hòa, sẽ giúp con tự lập một cách sớm nhất và bước vào đời một cách đầy chủ động.
1. Con tự làm được những việc của mình
Nếu có dịp sang nước Pháp hay bất cứ nước phương Tây nào, tôi nghĩ nhiều mẹ sẽ khá choáng váng và phải đại khai nhãn giới vì cách nuôi dạy con của họ.
|
Tôi chưa có gia đình nhưng nhiều năm du học Pháp, sống với những gia đình người Pháp, tôi thấy các cha mẹ trẻ Việt nên học tập kinh nghiệm dạy con của họ. |
Tất cả những việc lớn nhỏ liên quan đến cá nhân các con như ăn ở, mặc, ngủ nghỉ, họ đều huấn luyện cho con vào nề nếp đâu vào đó.
Tất cả phải ưu tiên tính tự giác của con lên hàng đầu.
Vì thế, những bà mẹ phương Tây sẵn sàng cho con thời gian tự thích nghi để con tự giác ăn ngủ nghỉ đúng giờ.
Con ngã thì tự đứng dậy, con ăn thì tự xúc ăn dù rơi vãi cũng được. Con mặc thì tự mặc quần áo, dù có thể là mặc quần áo trái.
2. Dạy con tinh thần làm việc hoặc vui chơi theo nhóm
Ở các nước phương Tây, ngay từ khi còn bé, những đứa trẻ đã được phụ huynh dạy cách vui chơi hay làm việc.
Khi những đứa trẻ chơi với nhau, đánh nhau hay xô xát, ba mẹ chúng cũng chẳng bao giờ can thiệp nhiều. Chúng tự hợp thành nhóm nào mà chúng thích.
|
Khi những đứa trẻ chơi với nhau, đánh nhau hay xô xát, ba mẹ chúng cũng chẳng bao giờ can thiệp nhiều. |
3. Bố mẹ không bao giờ bênh khi con mình sai
Khi con mình sai, dù biết là con bị phạt các phụ huynh sẽ rất đau lòng. Nhưng cha mẹ Tây không bao giờ bênh khi con mình sai. Họ cũng không bao giờ dỗ dành trước mặt con cái khi trẻ nhà họ ngã hoặc tự làm đau mình. Chỉ trừ lúc con đau quá thì họ hỏi con để cho cơn đau nhanh chóng quên thôi.
Vì thế, những đứa trẻ phương Tây tuy vẫn có lúc khó bảo nhưng thường không bao giờ biết ăn vạ như các đứa trẻ Việt. Nếu con biết lỗi, con sẽ biết tự xin lỗi mà không cần phải mắng mỏ nhiều.
4. Ông bà không bao giờ can thiệp vào việc dạy con
Ở phương Tây, trách nhiệm dạy con như thế nào là hoàn toàn do bố mẹ. Ông bà nội ngoại không bao giờ được can thiệp vào việc dạy dỗ cháu.
|
Cha mẹ Tây không bao giờ bênh khi con mình sai. |
Nếu thấy cách nuôi dạy con cái có vấn đề, ông bà sẽ chỉ nhắc nhờ bố mẹ khi không có mặt con trẻ. Đặc biệt, khi các thành viên trong gia đình xung đột, không khí căng thẳng, họ cũng rất ít khi để lộ sự mâu thuẫn này trước mặt con cái.
5. Nói chuyện với con như 1 người lớn
Tuy giữa bố mẹ và con cái luôn nghiêm khắc nhưng họ vẫn rất gần gũi và yêu thương nhau.
Thường thì ngay từ khi các bé mới 1 tuổi, cha mẹ Tây đã luôn dạy dỗ và nói chuyện với con như một người lớn và người bạn.
Vì coi con như một người lớn nên họ luôn công bằng, tôn trọng con.
Họ luôn dạy con phải có trách nhiệm với việc mình làm, ý thức việc tiêu xài, quý trọng tiền hay đồ ăn.
Phương pháp dạy con ngoan của bà mẹ giỏi
Không ít các ông bố bà mẹ phải đau đầu khi những đứa trẻ yêu quý của họ quậy phá, khóc lóc, họ luôn phải chạy theo dỗ dành, và dù mắng chúng như thế nào thì chúng cũng cứ nũng nịu đòi hỏi, khó nghe lời bạn. Bạn nhìn thấy đứa trẻ nhà hàng xóm thật ngoan, biết nghe lời, và có cử chỉ hành động thật ngoan ngoãn, bố mẹ chúng chỉ cần nói một câu nhẹ nhàng nhưng chúng lại nghe lời một cách vui vẻ, còn con bạn thì ngược lại. Họ có phương pháp dạy con ngoan là gì vậy? hãy cùng tìm hiểu phương pháp dạy con ngoan của bà mẹ giỏi các bạn nhé.
Hãy biết nói “không”
Bạn thấy không, những bà mẹ tây luôn nói với con họ là “No, no” và bọn trẻ ngay lập tức vui vẻ và chấp nhận không làm trái điều bố mẹ chúng đã nhắc, còn con bạn thì ngược lại, dù bạn nói không nhưng chúng vẫn cứ tiếp tục làm những điều chúng muốn. Bạn biết vì sao không? cùng là một cách từ chối đòi hỏi của con cái nhưng lời nói của một bà mẹ tây lại có trọng lượng gấp nhiều lần lời nói của bạn đối với bọn trẻ. Đơn giản vì họ biết cách từ chối một cách thẳng thắn, chắc chắn, còn bạn thì không đâu, không phải cứ nói mắng to tiếng với trẻ con thì chúng mới nghe theo, hãy thay đổi cách từ chối, nói “không” với một giọng điệu vừa phải, chắc chắn, đanh thép, dù chúng đòi hỏi, nũng nịu bạn cũng cần cương quyết từ chối và tỏ thái độ rõ ràng như vậy bọn trẻ mới nhận ra nếu bố mẹ đã nói “không” thì phải chấp hành.
Tôn trọng trẻ
Bạn nên biết, trẻ con như một tờ giấy trắng, bạn vẽ gì lên đó thì tờ giấy sẽ có hình như vậy, nếu như bạn không muốn sau này con bạn nói “bố/mẹ tránh ra” nếu bạn làm vướng đường chúng, thì lúc này bạn nên nói với trẻ một cách tôn trọng với giọng điệu nhẹ nhàng”con làm ơn tránh đường cho bố/mẹ với”, trẻ sẽ học theo bạn ngay lập tức, lần sau nếu một việc tương tự xảy ra trẻ sẽ biết cách cư xử lịch sự và tôn trọng người khác.
Dạy trẻ tính kiên nhẫn
Hãy biết lắng nghe trẻ nói, trẻ thể hiện, sự thích thú của trẻ, mong muốn của trẻ, nhưng không nên thực hiện tất cả các mong muốn của trẻ.
Ví dụ không nên cho trẻ ăn uống vô tội vạ, hãy cho trẻ biết rằng lúc nào được ăn và lúc nào không được ăn, giờ này phải ăn cơm, giờ này được ăn vặt, nếu trẻ vừa ăn xong mà đòi ăn vặt luôn thì bạn nên cho trẻ chơi các thứ khác vui vẻ để trẻ quên đi sự thèm ăn vặt lúc này, đồng thời ra hình phạt nếu còn đòi vậy thì sau sẽ không mua đồ ăn vặt cho trẻ nữa, về sau trẻ sẽ ngoan ngoãn, có kỉ luật hơn và thực hiện theo cách bạn đã đưa ra, trẻ cũng sẽ biết kiên nhẫn chờ đợi để tới giờ ăn vặt, và trẻ biết cách tạo sự chú ý của bản thân qua cái khác để tạm thời quên đi sự ham muốn ăn vặt.
Hoặc nếu như người lớn đang nói chuyện, trẻ chạy vào nói xen vào giữa người lớn, hãy nói “chờ mẹ 2 phút nhé, mẹ đang bận nói chuyện với cô / chú chưa xong”. Cách nói này vừa tế nhị, vừa cứng rắn, để trẻ biết rằng chúng phải chờ đợi để nói chuyện sau.
Giáo dục trẻ ngoan thì bản thân phải làm đúng
Trẻ con sẽ dễ dàng học theo những gì nó biết, bạn phải biết dạy trẻ những câu nói xin lỗi, cảm ơn, xin chào, tạm biệt, và ngay bản thân bạn cũng nên nói những từ đó đúng lúc để trẻ học theo.
Trẻ mắc lỗi thì phải nghiêm khắc nhắc nhở và trừng phạt.
Gần gũi nhưng luôn nhắc nhở trẻ biết rằng cha mẹ mới là người có quyền quyết định.
Nói “không” khi cần thiết để trẻ biết cách đối diện và chấp nhận khi bị cha mẹ từ chối.
Với những phương pháp dạy con ngoan của bà mẹ giỏi, hi vọng các bà mẹ có thể dạy trẻ ngoan ngoãn hơn. Chúc các bà mẹ thành công.
Dạy con tự lập
Bí quyết dạy trẻ thông minh của người Nhật
Dạy con từ thuở lên 3
Nuôi con khỏe dạy con ngoan
Làm sao dạy con biết vâng lời
Dạy trẻ biết đọc sớm đâu có gì khó
Dạy con chào hỏi
(ST)