Triệu chứng của bệnh đau bàng quang

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Triệu chứng của bệnh đau bàng quang

19/04/2015 11:54 AM
504

Bệnh đau bàng quang có rất nhiều nguyên nhân. Chúng ta cùng điểm lại những triệu chứng của đau bàng quang để phát hi��n và điều trị sớm nhất nhé!



TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH ĐAU BÀNG QUANG


Các chuyên gia của cho rằng có rất nhiều nguyên nhân gây nên viêm bàng quang cấp như là sỏi thận, sỏi niệu quản hoặc do sỏi bàng quang.
Viêm bàng quang cấp cũng có thể do thăm khám hoặc thực hiện các thủ thuật bằng dụng cụ không được vô khuẩn tuyệt đối của các nhà chuyên môn, hoặc cũng có trường hợp bàng quang bị tổn thương do sinh hoạt tình dục quá độ… Tuy nhiên, nguyên nhân do vi khuẩn đóng một vai trò đáng kể.

Có nhiều loại vi khuẩn gây viêm bàng quang, có loại do đi ngược dòng nước tiểu, có loại từ máu đi qua thận rồi xuống bàng quang (vãng khuẩn huyết, nhiễm khuẩn huyết).

Hầu hết các loại vi khuẩn gây viêm bàng quang là vi khuẩn họ đường ruột, với chủ yếu là E.coli, sau đó là các vi khuẩn proteus mirabilis, kelbsiela pneumoniae, enterobacter, citrobacter, serrater.

Có một số vi khuẩn có độc tính rất cao cũng rất có khả năng gây nên viêm bàng quangvà rất khó khăn cho việc điều trị, bởi vì chúng có khả năng kháng nhiều thuốc kháng sinh như: trực khuẩn mủ xanh (pseudomonas aeruginosa), tụ cầu vàng (S.aureus), tụ cầu hoại sinh (S.saprophyticus), tụ cầu da (S.Epidermidis).

Ngoài ra, còn phải kể đến một số vi khuẩn thường ngày cộng sinh ở đường sinh dục nhưng khi xâm nhập vào hệ tiết niệu chúng cũng có khả năng gây bệnh như: corynebacterium hoffmani, tụ cầu da (S.epidermidis), liên cầu đường ruột (enterococcus)…

Muốn biết viêm bàng quang do loại vi khuẩn gì, việc xét nghiệm nước tiểu là hết sức quan trọng. Nước tiểu phải lấy lúc sáng sớm vừa ngủ dậy, lấy nước tiểu giữa dòng vừa để nhuộm tìm bạch cầu, hồng cầu, trụ niệu, trụ hạt hoặc làm phản ứng (test) xác định LN (lymcocyt – nitrit). Nước tiểu lấy theo kỹ thuật này cũng được dùng để xét nghiệm nuôi cấy tìm vi khuẩn bằng phương pháp cấy đếm, xác định vi khuẩn và làm kháng sinh đồ tìm độ nhạy cảm của vi khuẩn với kháng sinh giúp cho việc chọn lựa kháng sinh thích hợp hơn trong điều trị.

Để nuôi cấy xác định vi khuẩn, cần lấy nước tiểu đúng quy cách và tuyệt đối vô khuẩn thì kết quả mới đáng tin cậy, vì vậy cần lưu ý đến khâu lấy nước tiểu ở phụ nữ và trẻ nhỏ.

Triệu chứng

Bệnh viêm bàng quang cấp tính là một bệnh thường xảy ra đột ngột, trong đó có một số triệu chứng có thể làm cho người bệnh dễ nhận biết mình đang lâm bệnh.

Viêm bàng quang cấp tính là loại hay gặp nhất trong các loại viêm đường tiết niệu dưới(niệu quản, bàng quang, niệu đạo). Thương tổn chủ yếu xảy ra tại niêm mạc bàng quang với các hình thái phù nề, sung huyết có khi gây xuất huyết.

Các triệu chứng thường xảy ra đột ngột như tiểu buốt kèm theo đau dọc theo từ niệu đạo lên bàng quang. Đau và buốt trong suốt thời gian đi tiểu và còn kéo dài sau khi tiểu hết nước tiểu trong nhiều phút. Do niêm mạc bàng quang bị viêm nên rất dễ bị kích thích do đó số lần đi tiểu tăng lên làm cho bệnh nhân lúc nào cũng buồn đi tiểu. Tuy vậy, do mỗi lần đi tiểu gây buốt nên người bệnh tiểu không hết nước tiểu phải tạm dừng vì đau và buốt (gọi là đái dắt). Lúc bị bệnh viêm bàng quang cấp, người bệnh thường có cảm giác tức ở vùng dưới rốn (vùng tương ứng với vị trí của bàng quang).

Mặc dù viêm bàng quang do nhiễm trùng nhưng ít khi sốt cao mà chỉ sốt nhẹ (hoặc không sốt) nên người bệnh không cảm nhận được. Nước tiểu thường đục ở đầu bãi hay toàn bãi, đôi khi nước tiểu có máu, gọi là đái máu (hoặc đái máu đại thể hoặc đái máu vi thể). Đái máu đại thể là đái ra máu cùng với nước tiểu mà ngay người bệnh cũng nhận biết được. Đái máu vi thể là đái ra máu nhưng mắt thường không thể nhìn thấy mà phải làm xét nghiệm soi kính hiển vi tìm hồng cầu trong nước tiểu mới phát hiện được. Chính triệu chứng đái máu đại thể làm cho người bệnh hốt hoảng, lo sợ không hiểu mình đang mắc bệnh gì.

Viêm bàng quang cấp gặp ở nữ nhiều hơn nam giới, bởi vì ở nữ giới ngoài việc cấu tạo của niệu đạo ngắn thì lỗ đái gần với bộ phận sinh dục ngoài nên vi sinh vật rất dễ theo đường niệu đạo đi lên gây viêm bàng quang (người ta gọi là viêm bàng quang ngược dòng). Tuy nhiên đối với nữ giới, trong những ngày hành kinh và sau hành kinh vài ba ngày trong nước tiểu có thể còn lẫn một ít hồng cầu, do vậy khi xét nghiệm nước tiểu cho phụ nữ nên hỏi kỹ vấn đề này.

Viêm bàng quang cấp, ngoài các triệu chứng lâm sàng thì siêu âm, chụp X-quang, xét nghiệm nước tiểu, nội soi bàng quang là hết sức cần thiết. Nếu viêm bàng quang cấp tính mà không chẩn đoán sớm và điều trị đúng phác đồ thì rất dễ trở thành viêm bàng quang mạn tính. Thông thường do người bệnh ngại đi khám hoặc ngại không nói cho người thân, người nhà biết nhất là những trường hợp vừa mới thành hôn (do sinh hoạt tình dục nhiều và lại không đảm bảo vệ sinh) hoặc người cao tuổi, vì vậy bệnh dễ trở thành mạn tính. Viêm bàng quang mạn tính thường xảy ra nhiều lần trong một năm với những triệu chứng tương tự như viêm bàng quang cấp tính nhưng âm ỉ hơn. Do viêm nhiễm bàng quang lâu ngày nên thành của bàng quang bị dày lên, xơ hóa làm cho tính đàn hồi của bàng quang bị suy giảm mỗi lần co bóp để tống nước tiểu ra ngoài, đặc biệt ở người cao tuổi nên sẽ có hiện tượng đái són.

Các bác sĩ của phòng khám Khương Trung đã đưa ra những lời khuyên cho bệnh nhân như:

- Khi nghi bị viêm bàng quang cấp cần bình tĩnh và nên đi khám ở cơ sở y tế càng sớm càng tốt. Khi người bệnh đi khám bệnh, bác sĩ sẽ xác định căn nguyên gây nên viêm bàng quang cấp, để điều trị và hướng dẫn cho người bệnh các biện pháp phòng ngừa cần thiết.

- Viêm bàng quang cấp hầu hết do vi khuẩn, vì vậy cần vệ sinh sạch sẽ hàng ngày đối với bộ phận sinh dục ngoài, nhất là nữ giới. Cần vệ sinh bộ phận sinh dục ngoài sạch sẽ trước và sau khi quan hệ tình dục. Đối với nữ giới cần lưu ý mỗi lần vệ sinh bộ phận sinh dục ngoài cần dội nước từ trước ra sau để tránh nước bẩn chảy vào bộ phận sinh dục và lỗ đái. Khi có bệnh viêm đường sinh dục – tiết niệu cần điều trị dứt điểm không để mầm bệnh lây lan đến bàng quang và hệ thống tiết niệu nói chung.

- Những bệnh như viêm niệu đạo, âm đạo, bàng quang do lậu cầu khuẩn hoặc E.coli hoặc chlamydia hoặc mycoplasma… là những vi khuẩn cần chọn kháng sinh thích hợp để điều trị, nếu không, kết quả sẽ không được như ý muốn. Vì vậy, người bệnh phải được điều trị theo đơn của bác sĩ khám bệnh và thực hiện một cách nghiêm túc, không tự tiện thay đổi thuốc, không tự động thay đổi liều lượng thuốc kháng sinh hoặc không được ngưng điều trị khi thấy hết triệu chứng viêm bàng quang cấp. Nếu người bệnh nào tự ý ngưng dùng thuốc thì mầm bệnh chưa tiêu diệt hết hẳn rất dễ lan ngược dòng gây viêm bàng quang, hoặc tạo điều kiện cho vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh.



CÁCH PHÒNG VÀ ĐIỀU TRỊ VIÊM BÀNG QUANG Ở NAM GIỚI

Viêm bàng quang là bệnh thuộc hệ bài tiết, là sự nhiễm khuẩn bàng quang, nó khá phổ biến, có thể chữa khỏi nếu phát hiện sớm và kịp thời. Trước hết hãy tìm hiểu nguyên nhân và triệu chứng bệnh viêm bàng quang để phòng và phát hiện bệnh viêm bàng quang sớm.

cách phòng và điều trị viêm bàng quang ở nam, phong benh viem bang quang

Cách phòng bệnh viêm bàng quang:

  1. Ăn uống, nghỉ ngơi hợp lí, điều độ: tăng cường ăn rau xanh và hoa quả tươi, tránh rượu bia thuốc lá, chất kích thích
  2. Luyện tập thể dục thể thao đều đặn, tập thể dục cho vùng chậu như đi bộ, yoga, uống nhiều nước: 2 lít/ngày và cung cấp năng lượng khi tập luyện …
  3. Không ngồi quá lâu 1 chỗ, không nhịn tiểu quá lâu.
  4. Vệ sinh sạch sẽ hằng ngày, đặc biệt là bộ phận sinh dục trước và sau khi quan hệ, tránh mặc quần áo jean quá chật và dày bó sát vào bộ phận sinh dục.

Điều trị:

- Hiện nay, việc điều trị bệnh chủ yếu là dùng kháng sinh diệt khuẩn, nhưng việc dùng thuốc như thế nào phải phụ thuộc vào việc bạn nhiễm vi khuẩn nào.
- Hãy tìm hiểu kĩ về nguyên nhân và triệu chứng bệnh viêm quàng quang, nếu thấy nghi ngờ bạn hãy nhanh chóng tới phòng khám nam khoa để khám và điều trị kịp thời trước khi xảy ra các biến chứng nguy hiểm như viêm thận và viêm đường tiết niệu.

Chúc các bạn sẽ có một cơ thể khỏe mạnh!

CẨN THẬN VỚI NHỮNG BIẾN CHỨNG KHÓ LƯỜNG CỦA VIÊM BÀNG QUANG


Viêm bàng quang là tình trạng nhiễm khuẩn ở bàng quang, gây đau, mót tiểu, đi tiểu rắt. Bệnh có thể lan đến thận, gây viêm thận và đường tiết niệu.

Ai dễ bị viêm bàng quang?

Viêm bàng quang nói riêng và nhiễm khuẩn tiết niệu nói chung chủ yếu do vi khuẩn xâm nhập từ bên ngoài vào qua niệu đạo. Bình thường hệ tiết niệu có cấu trúc ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập, hơn nữa nước tiểu cũng có đặc tính kháng khuẩn, ức chế sự sinh sản của vi khuẩn. Nhưng khi cơ thể suy yếu, giảm sức đề kháng, hoặc niệu đạo bị tổn thương thì vi khuẩn có cơ hội xâm nhập và gây bệnh. Ở phụ nữ dễ gặp bệnh viêm bàng quang tuần trăng mật vì khi sinh hoạt tình dục với cường độ cao trong tuần trăng mật, vi khuẩn dễ xâm nhập vào bàng quang qua niệu đạo, do âm hộ, niệu đạo bị tổn thương. Tuy nhiên ở thiếu nữ và phụ nữ chưa quan hệ tình dục cũng dễ bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu do vệ sinh không đúng cách, vi khuẩn từ hậu môn có thể xâm nhập vào niệu đạo lên bàng quang gây viêm.

Nhiều nghiên cứu cho thấy trên 90% trường hợp viêm bàng quang là do vi khuẩn E.coli gây ra, đây là một loài vi khuẩn thường thấy ở trực tràng. Phụ nữ có niệu đạo ngắn hơn ở nam giới, nên vi khuẩn cũng dễ xâm nhập gây viêm bàng quang hơn. Đối với phụ nữ mang thai thì sự thay đổi nội tiết có thể làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn bàng quang. Các bệnh gây cản trở dòng nước tiểu như: u xơ tuyến tiền liệt, sỏi thận, sỏi niệu quản, bàng quang, niệu đạo, đặt ống thông bàng quang… đều dễ bị viêm bàng quang. Người bị suy giảm miễn dịch như bệnh nhân đái tháo đường, cảm cúm, viêm gan do virut… đều tăng nguy cơ bị viêm bàng quang.

Dấu hiệu của bệnh thế nào?

Việc phòng bệnh cần thực hiện các biện pháp sau đây: uống nhiều nước, chủ yếu là nước đun sôi để nguội, nước bông mã đề, bồ công anh, rễ cỏ tranh, râu ngô..., nói chung là các loại nước có tính lợi tiểu và chống nhiễm khuẩn. Bạn cũng nhớ cần phải đi tiểu thường xuyên và tránh nhịn tiểu trong một thời gian dài. Phụ nữ cần lưu ý rửa hoặc lau sạch từ trước ra sau khi đi ngoài để ngăn ngừa vi khuẩn ở vùng hậu môn lan tới âm đạo và niệu đạo.Nên tắm bằng vòi hoa sen, hạn chế tắm ngâm người trong bồn tắm hoặc dưới nước ao hồ, sông suối.

Khi bạn bị viêm bàng quang, có thể sẽ thấy xuất hiện các triệu chứng như sau: rất mót tiểu hay có người mô tả là mót tiểu dữ dội và dai dẳng, đây là triệu chứng khiến bạn khó chịu và lo lắng nhiều. Bạn có cảm giác nóng rát khi đi tiểu; đi tiểu dắt; có thể tiểu ra máu, nước tiểu đục hoặc có mùi hôi. Luôn luôn có cảm giác căng tức vùng bụng dưới. Nhiều khi có sốt nhẹ. Ở trẻ em có thể bị đái dầm ban đêm khi bị viêm bàng quang. Khi đó nếu bạn đi khám bệnh, bác sĩ sẽ cho xét nghiệm nước tiểu tìm thấy có vi khuẩn gây bệnh, cómáu hay mủ hoặc cả hai trong nước tiểu.

Viêm bàng quang nếu không được khám và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm đe dọa tính mạng nhưnhiễm khuẩn thận, viêm đài bể thận, có thể gây tổn thương thận vĩnh viễn. Đặc biệt ở trẻ nhỏ và người già rất dễ bị tổn thương thận do nhiễm khuẩn bàng quang ít được phát hiện hoặc bị nhầm với bệnh khác.

Điều trị, chăm sóc ra sao?

Khi đã phát hiện một hay nhiều triệu chứng của viêm bàng quang, cần đi khám để được chẩn đoán và điều trị đúng. Việc chữa bệnh chủ yếu là dùng kháng sinh diệt vi khuẩn. Tuy nhiên dùng loại kháng sinh nào, thời gian bao lâu là tùy thuộc kết quả xét nghiệm phát hiện loại vi khuẩn, tình trạng sức khỏe của bệnh nhân. Những thuốc hay được dùng nhất để điều trị viêm bàng quang là: amocillin, ciprofloxacin, nitrofurantoin, sulfamethoxazole và trimethoprim. Bình thường, các triệu chứng biến mất trong 1-2 ngày dùng kháng sinh. Tuy nhiên, cần phải sử dụng kháng sinh từ 7 ngày trở lên để đảm bảo rằng vi khuẩn được tiêu diệt hoàn toàn.

Trường hợp bị viêm bàng quang tái phát, bác sĩ có thể chỉ định điều trị kháng sinh dài ngày hơn có khi tới 15 hay 20 ngày. Bạn cũng cần được khám chuyên khoa tiết niệu để xem có bị bất thường đường tiết niệu hay không. Một số nghiên cứu đã cho thấy, có một vài chủng E.coli mới kháng thuốc, nên việc điều trị tốt nhất là theo kháng sinh đồ để chữa bệnh triệt để và hạn chế vi khuẩn kháng thuốc. Hiện nay các trường hợp nhiễm khuẩn bàng quang trong bệnh viện đang là một thách thức trong điều trị vì vi khuẩn trong bệnh viện thường kháng lại các loại kháng sinh chính dùng điều trị nhiễm khuẩn bàng quang trong cộng đồng. Cho nên thuốc dùng cho bệnh nhân viêm bàng quang trong bệnh viện có thể khác thuốc dùng cho bệnh nhân điều trị ngoại trú. Người bệnh hãy yên tâm tuân thủ theo chỉ định điều trị của bác sĩ.

Phối hợp với việc điều trị của bác sĩ, bạn có thể tự chăm sóc làm giảm sự khó chịu của mình cho đến khi khỏi bệnh hoàn toàn, bằng cách: dùng khăn hay túi chườm nóng vùng bụng có thể giúp giảm thiểu cảm giác tức hoặc đau bàng quang. Nên uống nhiều nước để tạo sự đào thải nhiều nước tiểu giúp tống vi khuẩn và xác vi khuẩn ra ngoài. Nhưng cần tránh uống cà phê, rượu, nước chè, nước cam, chanh và tránh ăn các thức ăn cay nóng vì những thứ đó có thể kích thích bàng quang và khiến đi tiểu rắt hoặc tiểu gấp, cảm giác khó chịu hơn.


Ung thư bàng quang
Viêm đường tiết niệu khi mang thai
Tìm hiểu về bệnh viêm đường tiết niệu
Chữa bệnh viêm đường tiết niệu bằng Đông y
Chữa bệnh viêm đường tiết niệu bằng thuốc nam


(ST)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý