Triệu chứng của bệnh rối loạn lo âu

seminoon seminoon @seminoon

Triệu chứng của bệnh rối loạn lo âu

19/04/2015 12:01 PM
307
Bệnh lo âu thường xảy ra ở phụ nữ hơn ở nam giới. Chúng ta cùng điểm lại những triệu chứng của bệnh lo âu nhé!


TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH LO ÂU

- Lo lắng sợ hãi vô cớ, sợ mà không hiểu vì sao lại sợ

- Cảm thấy nghẹn ở cổ

- Mệt mỏi

- Khó ngủ

- Không tập trung suy nghĩ được

- Hồi hộp

- Đổ mồ hôi

- Khó thở

- Đau bụng

- Tiêu chảy

- Nhức đầu

Có người tả rằng họ sợ giống như có cảm giác đứng trên tòa nhà cao nhìn xuống. Có người sợ không dám ngủ trong phòng của mình, mỗi tối phải đi ngủ nhờ nhà người khác khiến bà vợ cũng phải đi theo, để lại các con nhỏ ở nhà, đến nỗi muốn bán nhà vì không dám ở.

Có người làm dịch vụ nhưng khi thấy có nhiều thân chủ thì lo sợ, chân tay run rẩy, đau bụng đi tiêu chảy không thể làm việc được, chỉ uống một viên thuốc an thần là hết tiêu chảy!

Có người cảm thấy mệt, ngộp thở, tim đập nhanh, tê chân tay, tưởng rằng mình bị đau tim, sợ bị nhồi máu cơ tim, sợ bị đứt gân máu, sợ có thể chết được, họ thường kêu cấp cứu.

Tại cấp cứu sau khi được làm các xét nghiệm đắt tiền như thử máu đo tim chụp hình cắt lớp não bộ, nhiều khi họ được cho về, được cho biết là “không có bệnh gì”. Tình trạng này có thể tái diễn nhiều lần, gây hoang mang và rối loạn trong cuộc sống và cho gia đình. Ngày nay bác sĩ cấp cứu quen chẩn đoán bệnh lo âu hơn, bệnh nhân được cho thuốc an thần và dặn trở lại theo dõi tại bác sĩ gia đình.

LO ÂU: KHI NÀO LÀ BỆNH?


Ai cũng từng, đang và sẽ có những lo lắng về công việc, gia đình, tương lai…. Nhưng khi nào thì lo lắng là một trạng thái tâm lý tất yếu và khi nào là bệnh?

Lo lắng là một phản ứng thông thường đối với stress. Nó giúp bạn đương đầu với những tình huống căng thẳng. Nó cũng giúp bạn tập trung hành động và là động cơ thúc đẩy bạn thực hiện. Tất cả chúng ta đều từng lo lắng và  lo lắng sẽ được hóa giải khi sự việc được giải quyết.

Tuy nhiên, lo lắng sẽ trở thành một vấn đề khi nó trở nên quá mức, luôn trong trạng thái kinh sợ quá mức đối với mọi sự việc, hoàn cảnh, chẳng hạn như đi thang máy, ra khỏi nhà. Những người mắc chứng rối loạn lo lắng thường cảm thấy sợ và bất an về tất cả mọi thứ xung quanh. Những xúc cảm này rất khó kiểm soát và càng làm họ kinh sợ hơn và trạng thái này thường kéo dài hơn rất nhiều so với lo lắng thông thường.

Ví dụ, sẽ là bình thường khi bạn cảm thấy lo lắng trước khi phải lên phát biểu trước đám đông nhưng sẽ trở thành bệnh nếu thường xuyên lo lắng ngay cả khi nói chuyện với một nhóm nhỏ, trong bất kỳ hoàn cảnh nào.

Cả lo lắng bình thường hay là một chứng bệnh đều có các biểu hiện dưới đây. Tuy nhiên, sẽ là bệnh khi các biểu hiện này thường xuyên và luôn ở cấp độ cao hơn:

- Bồn chồn

- Mệt mỏi

- Fatigue

- Dễ cáu kỉnh và nhanh thay đổi

- Cơ bắp căng cứng

- Đau đầu

- Khó ngủ (không thể ngủ)

- Hoảng hốt (đổ mồ hôi, hơi thở gấp)

Nếu bạn nhận thấy mình không thể kiểm soát những lo lắng hay căng thẳng của bản thây trong các hoạt động hằng ngày thì hãy đến gặp bác sĩ tâm lý ngay. Nếu được chẩn đoán là mắc bệnh rối loạn lo âu, hãy tích cực điều trị. Đây là một bệnh hoàn toàn có thể chữa khỏi

TẠI SAO BẠN HAY LO LẮNG?


Lo lắng là một phần của cuộc sống và là một sản phẩm tự nhiên của não bộ. Một chút lo lắng là rất tốt, rất cần thiết vì nó thúc đẩy chúng ta thực hiện các kế hoạch tốt hơn nhưng nếu triền miên thì chắc chắn là một thảm họa.

Đối với hàng triệu người trên khắp thế giới, lo lắng đang hủy hoại cuộc sống của họ hằng ngày, chỉ riêng việc khống chế nó cũng đủ làm họ luôn trong tình trạng mệt mỏi. Ước tính có khoảng 15% người dân Mỹ bị rối loạn lo âu. Căn bệnh này bao gồm các biểu hiện như lo lắng, những ám ảnh không dứt, thường xuyên hốt hoảng… nhưng bao trùm tất cả luôn là tâm trạng lo lắng.

Vậy làm thế nào để biết rằng liệu mình có bị lo lắng quá mức hay không? Khi lo lắng trong một hoàn cảnh nào đó trở thành nỗi sợ hãi thường trực và chiếm ưu thế trong cuôc sống hằng ngày thì thực sự bạn đã thực sự gia nhập thế giới của chứng rối loạn lo âu.

Đôi khi sự lo lắng được biểu hiện qua sự hốt hoảng. Một người luôn chìm đắm trong những cơn hốt hoảng thường có nhịp tim nhanh, thậm chí nghe rõ cả tiếng thình thịch, đôi khi là cảm giác đau hay như cái gì đó chặn ngang ngực. Việc hít thở trở nên khó nhọc. Cơ thể run lên và tay chân rịn mồ hôi. Một số người có cảm giác nóng ran tay và chân, đôi khi là cả cánh tay, cẳng chân. Họ cũng thường bắt đầu cảm giác đau đầu nhè nhẹ.

Nạn nhân của chứng rối loạn lo âu thường không thể kiểm soát cảm giác của mình. Đôi khi, những người xung quanh cảm giác như họ bị điên loạn. Cảm giác hốt hoảng cũng trở nên đáng sợ tới mức những người bị bệnh tự hỏi liệu họ có thể sống sót trong thế giới này hay không.

Ít nhất 5% người Mỹ từng rơi vào tình trạng hốt hoảng. Thường thì nó diễn ra rất bất ngờ, không hề có lý do báo trước. Chúng cũng có thể đến khi một người vừa trải qua stress trầm trọng. Thông thường, sự hốt hoảng có thể kéo dài trong nhiều phút.

Với một số người, những người khác có thể là nguyên nhân gây ra sự lo lắng. Những lo lắng có tính chất thuộc về quan hệ thường tạo ra cảm giác rằng bạn đang bị quan sát và phán xử bởi người khác, thậm chí nếu như ngay cả khi lý trí bạn biết rằng không ai chú ý tới bạn.

Ở những trường hợp nhẹ hơn, lo lắng có thể được tạo ra bởi chính họ khi thấy sự hiện diện của người khác. Ở những trường hợp nặng, rối loạn lo âu sẽ gây ra suy nhược cơ thể và bản thân người bệnh luôn muốn lảng tránh các mối quan hệ liên quan.

Những người bị rối loạn lo lắng thường bị suy kiệt năng lượng, mất hứng thú và thần kinh luôn trong trạng thái bị kích thích.

Bệnh thường diễn tiến âm thầm và vì thế rất hiếm trường hợp có thể phát hiện sớm. Vậy nên, khi nhận thức được vấn đề thì dù cố gắng thư giãn hoặc kiểm soát stress thì lo lắng vẫn luôn ám ảnh tâm trí trong cả công việc lẫn sinh hoạt đời thường.

Nếu rơi vào tình trạng này, nhất định bạn đang cần một chuyên gia sức khỏe tâm lý.

MỘT SỐ LƯU Ý VỀ BỆNH RỐI LOẠN LO ÂU


Rối loạn lo âu (RLLA) là một dạng bệnh tâm thần, thường hay gặp ở tuổi vị thành niên trở lên, nữ mắc nhiều hơn nam. Đây không phải là bệnh mới, nhưng ở thời đại @ nó tiến triển mạnh mẽ, với số lượng bệnh nhân không ngừng tăng lên.

Stress, căng thẳng, lo âu... là tình trạng tâm lý rất bình thường trong cuộc sống hiện đại và hầu hết mọi người đều trải qua những giai đoạn khó khăn về tâm lý đó. Nhưng khi khó khăn qua đi, mọi việc trở lại bình thường, cuộc sống của những người vừa trải qua biến động tâm lý cũng dần ổn định trở lại.

Những lo lắng ấy là bình thường. Chỉ bất thường khi những lo lắng ấy luôn thường trực, hoặc lo lắng về một việc không hề xảy ra... đến nỗi chúng ta không thể đảm đương được những công việc hàng ngày của mình nữa. Nhưng những có trạng thái tâm lý bất ổn đó kéo dài trên 6 tháng sẽ bị xếp vào dạng bệnh RLLA.

Bệnh RLLA có biểu hiện tương đối đặc biệt: Người bệnh luôn cho rằng có một điều xấu (về sức khỏe, tài chính, công việc...) đang và thậm chí đã xảy ra với mình, dù rằng thực tế không phải vậy. Cùng với những lo lắng mơ hồ hoặc rõ rệt, bệnh nhân RLLA còn dễ bị thêm các chứng bệnh khác như hồi hộp, nghẹt thở, đau ngực, nhức đầu, đau lưng, co giật cơ bắp, đổ mồ hôi nhiều, hoa mắt, rối loạn tiêu hóa, khô miệng và mất ngủ.

Cũng giống như các chứng bệnh tâm thần khác, cho đến nay khoa học vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân gay ra bệnh RLLA. Người ta thấy rằng, các bệnh tâm thần thường phát sinh từ các yếu tố di truyền kết hợp với các yếu tố sinh học, nuôi dưỡng cũng như các yếu tố môi trường khác. Do là một dạng bệnh tâm thần, nên bệnh RLLA cũng được điều trị chủ yếu bằng biện pháp tâm lý kết hợp với dùng thuốc, trong đó liệu pháp tâm lý giữ vai trò chủ đạo.

Thuốc dùng căn bệnh này không nhằm mục đích điều trị, mà chỉ giúp giảm triệu chứng. Hai loại thuốc chính được sử dụng là thuốc an thần và chống trầm cảm. Việc dùng thuốc cần hết sức cẩn thận, vì nếu không bệnh nhân sẽ phụ thuộc thuốc. Thường thì các thuốc này được chỉ định dùng trong thời gian ngắn và có kiểm soát chặt chẽ của bác sĩ điều trị cũng như sự hỗ trợ tích cực từ phía người thân của bệnh nhân.

Trong bệnh RLLA, điều trị tâm lý mới là chủ đạo. Có nhiều phương pháp điều trị tâm lý khác nhau nhằm giúp bệnh nhân quen dần với điều làm họ hoảng sợ, rồi dần dần đương đầu với chúng. Có hai dạng trị liệu tâm lý rất hiệu quả là trị liệu hành vi, trong đó chú trọng tới việc thay đổi hành vi và trị liệu về nhận thức, trong đó dạy cho người bệnh cách hiểu và thay đổi lối suy nghĩ để có thể phản ứng với các tình huống khiến họ cảm thấy lo lắng.

Ngoài việc dùng thuốc và điều trị tâm lý, những người mắc RLLA sẽ nhanh khỏi bệnh hơn nếu họ được người thân giúp đỡ, an ủi, động viên, khích lệ. Khi người bệnh tâm sự với bạn về nỗi lo lắng nào đó, bạn đừng vội phủ nhận. Hãy tìm cách giải thích thật cụ thể và dễ hiểu với tất cả sự cảm thông, người bênh sẽ bớt lo lắng hơn.

Người bị RLLA cũng nên tập thể dục thường xuyên, đặc biệt là học thở để điều hòa khí huyết, thư giãn tinh thần, từ đó dễ trút bỏ được căng thẳng và kiểm soát được lo âu. Trong các mối quan hệ xã hội, người bị RLLA chỉ nên tập trung vào những mối quan tâm mang tính sáng tạo, sẽ tốt hơn là những mối quan tâm mang tính cạnh tranh; gạt bỏ những suy nghĩ tiêu cực, đồng thời củng cố những cảm giác tích cực. Nếu có điều kiện, người bệnh nên theo học những lớp học mang tính quyết đoán để làm tăng thêm lòng tự tin và sức mạnh.




Triệu chứng của bệnh đau ruột thừa
Triệu chứng sau khi bỏ thuốc lá
Triệu chứng bệnh Parkinson
Khắc phục triệu chứng ốm nghén
Triệu chứng của bệnh quai bị
Triệu chứng của bệnh H5N1


(ST)


Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý