Triệu chứng của bệnh tiêu chảy cấp

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Triệu chứng của bệnh tiêu chảy cấp

19/04/2015 12:18 PM
385

Bệnh tiêu chảy là bệnh không mới, nhưng vì chủ quan nên chúng ta rất hay mắc phải, đặc biệt trong mùa hè. Sau đây là những triệu chứng của bệnh tiêu chảy và cách điều trị, chúng ta cùng tham khảo nhé!


TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH TIÊU CHẢY


Triệu chứng bệnh tiêu chảy

Tiêu chảy là gì ?

Tiêu chảy còn được gọi theo cách dân gian là “ỉa chảy”. Đây là tình trạng đi tiêu nhiều lần trong ngày (từ 3 lần trở lên) và phân có thể chất lỏng, đôi khi chỉ là nước. Căn cứ vào thời gian kéo dài của tiêu chảy mà chia ra làm 2 loại :

  • Tiêu chảy cấp: tồn tại trong vòng 2 tuần và đây là trường hợp thường gặp nhất.
  • Tiêu chảy mãn: kéo dài lâu hơn và có thể   là dấu hiệu của 1 bệnh lý đường ruột nghiêm trọng.

Nguyên nhân cụ thể ra sao ?

Tiêu chảy cấp là một triệu chứng do khá nhiều nguyên nhân gây ra. Một số nguyên nhân phổ biến như :

  • Do ngộ độc thực phẩm: đồ ăn thức uống nếu chế biến và bảo quản không vệ sinh dễ nhiễm khuẩn E.Coli, Salmonella, Staphylococcus hay Shigella, thường là trứng, mứt, nước đá, các loại thịt nguội hay thức ăn lưu trữ ở tủ lạnh vì đây là môi trường thuận lợi cho chúng tồn tại và phát triển. Cũng có thể là do vệ sinh của người trực tiếp chế biến hay dụng cụ chế biến chưa sạch.
  • Nhiễm trùng: bao gồm nhiễm siêu vi (Rotavirus) và nhiễm kí sinh trùng (amib). Đối với trẻ em thường gặp nhất là do nhiễm siêu vi nên thường kèm theo sốt và nôn ói.
  • Do thuốc: các thuốc kháng sinh phổ rộng, các thuốc chống ung thư, thuốc trợ tim như digitalin … có thể làm cho người uống gặp phản ứng tiêu chảy. Trên thực tế, trẻ con thường bị tiêu chảy cấp là do bố mẹ tự ý mua kháng sinh cho trẻ dùng.

Triệu chứng ra sao ?

Triệu chứng rõ ràng nhất của tiêu chảy cấp đó là người bệnh có nhu cầu đi tiêu nhiều lần, đi phân lỏng hoặc phân lổn nhổn và có mùi tanh hôi khác thường.

Đi kèm theo đó là các triệu chứng phụ như đầy bụng, đau quặn bụng nhưng cũng có người không thấy đau bụng dữ dội. Đối với trẻ em và người già đôi khi còn kèm theo sốt hoặc nôn ói. Nặng nhất là đi phân có máu và chất nhầy.

Nếu nguyên nhân tiêu chảy là do tổn thương đường tiêu hóa ( ví dụ khi nhiễm Salmonella) thì trong phân có thể có kèm theo máu và chất nhầy thì ngay lập tức phải đưa đến bệnh viện để được tiến hành các xét nghiệm đặc hiệu tìm ra nguyên nhân xuất huyết, vì có thể là do hồi tràng và kết tràng bị viêm loét hoặc bị kiết lỵ, rất nguy hiểm !

KẾT LUẬN

Tiêu chảy là mối nguy hiểm luôn rình rập những ai xem thường vấn đề vệ sinh trong ăn uống hàng ngày. Đừng bao giờ xem nhẹ vấn đề vệ sinh khi bạn chuẩn bị thưởng thức bất kì một món ăn nào nhé. Hãy nhớ rằng, Ăn Ngon chưa đủ, mà còn phải Ăn Sạch để cuộc sống luôn vui và khỏe nhé.
 

MỘT SỐ DẠNG TIÊU CHẢY CẤP VÀ CÁCH XỬ TRÍ

Tiêu chảy cấp thường do nhiễm khuẩn hoặc chất độc của vi khuẩn trong thức ăn, với nhiều biến thể khác nhau. Chẳng hạn bệnh do Salmonella thường gây sốt đột ngột, phân thối, nhiều nước, còn ở bệnh tả thì phân trắng đục, không đau bụng, không sốt...

Với mỗi loại tiêu chảy cấp, biểu hiện chung thường là tiêu chảy nhiều lần trong ngày, nhưng có thể sốt hoặc không, nôn hoặc không, đau bụng hoặc không. Phân biệt rõ các loại bệnh sẽ giúp việc xử trí tốt hơn.

Tiêu chảy do nhiễm khuẩn, nhiễm độc từ thức ăn

s

Khuẩn Salmonella.

Thường gặp nhất là bệnh do ăn phải thức ăn chứa vi khuẩn có khả năng đột nhập vào niêm mạc ruột và gây bệnh như Salmonella (S.typhi murium và S.enteritidis). Thời gian ủ bệnh trung bình 12-36 giờ sau ăn. Bệnh khởi phát đột ngột: sốt, đau bụng vùng thượng vị hoặc quanh rốn, không mót rặn, tiêu chảy nhiều lần, phân thối, nhiều nước đôi khi có nhày, máu, gần giống phân trong lỵ trực khuẩn. Trường hợp nặng có rối loạn điện giải do mất nước (môi khô, mắt trũng, khát nước). Nếu không chẩn đoán và điều trị kịp thời, bệnh nhân có thể tử vong do trụy mạch.

Ngoài ra bệnh còn có thể xuất hiện khi ăn phải thức ăn có chứa độc tố của vi khuẩn đã hình thành sẵn trong thức ăn và chính độc tố này gây bệnh (độc tố của tụ cầu vàng, Clostridium perfrigens, Clostridium botulinum, bacilluscerus và Vibrio parahaemolyticus). Biểu hiện lâm sàng là tiêu chảy nhiều lần trong ngày, đau bụng, không sốt, buồn nôn và nôn. Nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến tình trạng mất nước và tử vong.

Tiêu chảy dạng tả

s

Khuẩn Vibrio cholerae.

Bệnh tả: Bệnh do vi khuẩn Vibrio cholerae gây nên. Thời gian ủ bệnh trung bình 5 ngày. Triệu chứng thường gặp là đi ngoài nhiều lần trong ngày, phân lờ lờ như nước vo gạo, không đau bụng, không sốt, có thể tử vong nếu không được chẩn đoán và điều trị đúng. Bệnh dễ gây dịch.

E.coli sinh độc tố ruột: gây tăng tiết dịch và điện giải vào lòng ruột, không có viêm. Nguồn lây là thức ăn và nước. Thời gian ủ bệnh 24-72 giờ, có thể sốt nhẹ, phân nhiều nước. Đây là thể bệnh tiêu chảy nhẹ nhưng kéo dài có khi đến 5 tuần.

Tiêu chảy với biểu hiện hội chứng lỵ

Lỵ trực khuẩn: Căn nguyên do Shigella gây ra. Triệu chứng là đau bụng quặn, mót rặn, đi ngoài lờ máu cá hay như nước rửa thịt, sốt. Cần điều trị sớm bằng kháng sinh đặc hiệu. Tuy nhiên hiện nay trực khuẩn này đã kháng với nhiều loại kháng sinh nên cần lựa chọn loại thích hợp.

Escherichia coli (E.coli) gây tiêu chảy xâm nhập với hội chứng lỵ: đau quặn, mót rặn, phân lỏng có máu mũi...

Điều trị tiêu chảy cấp như thế nào?

Điều trị chủ yếu là bù nước và điện giải, trên nguyên tắc đánh giá đúng tình trạng mất nước:

Mất nước nhẹ: Bồi phụ nước bằng đường uống khi còn uống được, thường dùng oresol pha trong 1 lít nước. Nếu không có oresol thì dùng nước cháo muối.

Mất nước nặng: Biểu hiện mắt trũng, môi khô, da nhăn nheo. Khi lượng nước mất lớn hơn 5% trọng lượng cơ thể hoặc khi uống không có kết quả thì phải bù nước bằng truyền tĩnh mạch. Kháng sinh được chỉ định cho những bệnh nhân có dấu hiệu tiêu chảy xâm nhiễm (có bạch cầu trong phân). Tùy theo nguyên nhân mà sử dụng kháng sinh thích hợp. Tuy nhiên cần phải phân biệt với các trường hợp tiêu chảy do Enterovirus (hay gây dịch nhỏ khu trú và chủ yếu ở trẻ em).

Khi điều trị tiêu chảy, ngoài bù nước, điện giải và thuốc men còn cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng thích hợp. Người bệnh bị tiêu chảy, khả năng tiêu hóa và hấp thu thức ăn kém do vậy thức ăn cần chế biến kỹ, nấu nhuyễn dễ tiêu hóa hợp khẩu vị, đảm bảo đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng. Không kiêng khem quá mức.

Phòng bệnh

Tiêu chảy cấp lây truyền chủ yếu do tay bẩn, do thức ăn hoặc trung gian ruồi nhặng, gián chuột... Người là nguồn lây duy nhất. Vì vậy phòng bệnh là yêu cầu cấp thiết, cụ thể cần được thực hiện nghiêm túc các vấn đề sau:

- Ăn chín, uống sôi, không ăn rau sống, gỏi cá hải sản, mắm tôm...;

- Rửa tay xà phòng sạch sẽ trước khi ăn, khi chế biến thực phẩm và sau khi đi vệ sinh;

- Bảo vệ nguồn nước sạch, sử dụng nước sạch để nấu ăn (nếu không có nước máy phải dùng cloramin B để khử khuẩn).

- Không vứt rác, chuột chết xuống ao hồ, sông rạch;

- Khi gia đình hoặc xung quanh có người tiêu chảy cấp nguy hiểm cần báo cho cơ sở y tế nơi gần nhất để điều trị kịp thời;

- Không được phóng uế bừa bãi. Khi tiêu chảy phải đi vào nhà vệ sinh rồi rắc vôi bột hoặc xả nước cloramin B.


MỘT SỐ MÓN CHÁO NGON TRỊ TIÊU CHẢY CHO BÉ YÊU


Xin mách mẹ một số công thức nấu cháo bổ dưỡng và có tác dụng cầm tiêu chảy cho con.

Mời cha mẹ cùng học cách nấu các món cháo ngon cho bé vào 5h sáng thứ 3,5,7 hàng tuần, trên chuyên mục Làm mẹ.

Tiêu chảy là bệnh lý thường gặp ở trẻ em, làm trẻ bị mất nước và điện giải theo phân. Điều này rất nguy hiểm, cơ thể trẻ nhanh chóng bị khô kiệt dẫn đến tử vong nếu không được bù nước nhanh chóng và thích hợp. Một số bà mẹ lo lắng khi con bị tiêu chảy, bụng yếu nên không dám cho bé ăn gì, chỉ uống sữa thay cơm. Theo em, điều này là hoàn toàn sai lầm. Lý do là khi trẻ ốm, ăn ít đi vì bị tiêu chảy, khả năng hấp thụ dinh dưỡng cũng sẽ bị giảm đi một phần. Nếu mẹ càng tiếp tục không cho con ăn, nhu cầu dinh dưỡng của trẻ sẽ bị thiếu hụt, dẫn tới không đủ sức khỏe để chống lại bệnh tật, khiến con sụt cân nhanh chóng.

Vậy, trẻ bị tiêu chảy nên ăn gì? Em xin mách mẹ một vài công thức nấu cháo cho con đang bị đi ngoài phân sống mà bản thân hay dùng những khi bé Gấu trót phải gặp “ông tào tháo”. Những món cháo “bí kíp” này vừa rất bổ dưỡng, sử dụng thực phẩm lành tính mà lại còn vừa là những “bài thuốc” dân gian giúp con cầm tiêu chảy. Mẹ lưu ý cho con ăn liên tục đổi món trong 2-3 ngày.

Cháo cà rốt thịt nạc ô mai

Cháo ngon trị tiêu chảy cho bé yêu - 1
Ninh cà rốt nấu cháo vừa ngọt nước lại có tác dụng cầm tiêu chảy (ảnh minh họa)

Nguyên liệu: Cà rốt 50g, ô mai mơ 5 quả, gạo 50g.

Cách làm:

Cà rốt hấp chín, nghiền nhuyễn qua rây

Ô mai bóc lấy vỏ giã nhỏ,

Gạo rang vàng xay thành bột.

Tất cả cho vào nồi với 200ml nước, đun trên lửa nhỏ, cháo chín là được. Ngày ăn 2 lần lúc đói.

Cháo rau sam

Nguyên liệu: Rau sam 90g, quả hồng xiêm non 10g, gạo 30g.

Cách làm:

Rau sam, hồng xiêm non cho vào nồi, đổ 250ml nước đun sôi kỹ lọc qua rây lấy nước, bỏ bã.

Gạo xay thành bột cho vào nước rau trên quấy đều, đun trên lửa nhỏ. Khi cháo chín có thể nêm chút nước mắm

Cho con ăn ngày 2 lần lúc cháo nóng, khi đói.

Cháo gừng thịt heo bằm

Cháo ngon trị tiêu chảy cho bé yêu - 2
Cháo gừng thịt bằm lành tính lại đủ dưỡng chất cho con đang "yếu bụng" (ảnh minh họa)

Nguyên liệu: Gạo trắng 50g, gừng tươi 50g, thịt nạc heo 50g.

Cách làm:

Gạo vo sạch, để ngâm 30 phút cho nở

Cho gạo vào nồi với 200ml nước nấu lửa nhỏ đến khi chín nhừ

Thịt nạc heo và gừng băm nhỏ.

Cháo chín nhanh tay cho gừng và thịt băm vào khuấy đều.

Tắt bếp múc ra cho con ăn nóng.

Cháo hạt sen

Cháo ngon trị tiêu chảy cho bé yêu - 3
Hạt sen thơm ngon kết hợp với hồng xiêm trị tướt bé ăn "thun thút" (ảnh minh họa)

Nguyên liệu: Hạt sen 100g, quả hồng xiêm non 15g, đường phèn hoặc đường nho 20g. 

Cách làm:

Quả hồng xiêm giã dập cho vào nồi, đổ 250ml nước, đun sôi kỹ, lọc lấy nước, bỏ bã.

Hạt sen, gạo rửa sạch, ngâm nước cho mềm rồi cho vào máy xay sinh tố, xay nhuyễn nhỏ.

Cho bột gạo và hẹt sen vào nước hồng xiêm quấy đều, đun trên lửa nhỏ.

Cháo chín, cho đường phèn, đun tiếp đường tan hết là được.

Chia ăn 3 lần trong ngày, lúc đói, lúc cháo nóng.

Chúc các mẹ thành công!




Chữa bệnh tiêu chảy cho chó hiệu quả
Làm sao để hết đau bụng tiêu chảy nhanh nhất
Điều trị bệnh tiêu chảy ở trẻ em đúng cách
Chữa bệnh tiêu chảy khi mang thai an toàn
Em bé bị tiêu chảy và những cách xử lý


(ST)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý