CÁCH GIỮ NHÂN TÀI HIỆU QUẢ
Bí quyết tìm kiếm và giữ chân người tài
Một doanh nghiệp muốn thành công không những phải tập hợp được nhiều người tài mà còn phải biết cách đặt đúng người vào đúng việc và có chiến lược giữ chân người tài với doanh nghiệp mình. Đó là lý do vì sao các nhà quản lý luôn dành rất nhiều thời gian phân bổ nhân sự hợp lý để đạt được hiệu quả công việc cao nhất.
“Đãi cát tìm vàng” khi phỏng vấn
Thành công của doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào nhân sự được tuyển dụng. Và nhiệm vụ to lớn này do người phỏng vấn đảm trách: phải chọn đúng người tài cho vị trí thích hợp. Nếu không, nhân viên được tuyển vào không làm được việc vì công việc quá tầm của họ, hoặc chê công việc quá “tầm… thường”. Cả 2 trường hợp đều sẽ dẫn đến kết quả chung là nhân viên đó sẽ không “mặn mà” với công việc được giao.
Bạn có thể dùng nhiều cách phỏng vấn khác nhau để tìm ra người tài trong hàng trăm người đi phỏng vấn. Một trong những cách nhà tuyển dụng thường dùng là phỏng vấn bằng “câu hỏi tình huống” để thử thách khả năng giải quyết vấn đề của ứng viên. Ví dụ, trong buổi phỏng vấn ứng viên dự tuyển vào vị trí Marketing của công ty, bạn có thể hỏi “Giả sử công ty chúng ta kinh doanh bánh trung thu. Vậy anh/chị sẽ lập chiến dịch marketing như thế nào để đánh bại các đối thủ nặng ký khác?” Vì công ty kinh doanh một sản phẩm khác với bánh Trung Thu, chắc chắn bạn sẽ biết được khả năng giải quyết vấn đề của ứng viên như thế nào vì bạn biết chắc rằng ứng viên sẽ không thể chuẩn bị trước câu trả lời cho những câu hỏi không đoán trước được như thế.
Quan sát cách nhân viên làm việc
Bạn nên trò chuyện và trao đổi với nhân viên để hiểu được nhân viên có thật sự yêu thích công việc hiện tại, và năng lực của họ có được phát huy tối đa hay không. Từ đó, bạn có thể tìm ra chính sách nhân sự thích hợp. Trong trường hợp nhân viên chưa đáp ứng đủ yêu cầu của công việc, bạn nên chuẩn bị kế hoạch tự đào đào tạo một cách phù hợp nhất. Ngược lại, đối với nhân viên có năng lực cao hơn yêu cầu công việc, bạn hãy mạnh dạn giao cho họ nhiều trọng trách khó khăn hơn.
Ngoài ra, luân chuyển công việc là một bí quyết giúp cho nhân viên yêu thích và cảm thấy công việc luôn “mới mẻ”. Chính sách này sẽ giúp cho nhân viên trau dồi kiến thức, kinh nghiệm, phát triển kỹ năng và khuyến khích họ tiếp cận những thử thách mới để phát triển sự nghiệp một cách toàn diện.
Hướng dẫn thật chi tiết và rõ ràng
Khi phân công nhiệm vụ cho nhân viên, bạn cần giải thích rõ vì sao họ cần làm công việc này và nhiệm vụ của họ đóng vai trò quan trọng như thế nào đối với hoạt động của công ty. Qua đó, nhân viên sẽ nhận thấy rõ trách nhiệm của họ và tận tâm với công việc hơn.
Bạn cũng nên lắng nghe để hiểu những khó khăn mà nhân viên vấp phải trong quá trình làm việc. Sau đó, hãy cùng bàn bạc và hướng dẫn họ tìm ra phương án tốt nhất để giải quyết vấn đề.
Trân trọng và tưởng thưởng nhân viên xuất sắc
Hãy thể hiện rằng bạn trân trọng và đánh giá cao những thành tích đóng góp của nhân viên đối với sự phát triển của công ty. Vì vậy, khi một nhân viên giải quyết khiếu nại của khách hàng một cách khéo léo, bạn nên gởi email cảm ơn và khen ngợi thành tích của nhân viên này. Bạn đừng quên gửi 1 phiên bản (cc) của email này cho tất cả nhân viên cùng bộ phận.
Ngoài ra, công ty nên phát triển chính sách tưởng thưởng cho những nhân viên xuất sắc. Ngoài giá trị vật chất ra, phần thưởng còn là niềm tự hào và động lực khuyến khích nhân viên làm việc tốt hơn.
Sếp giỏi có thể khiến nhân viên làm việc hết mình, giữ chân họ ở lại làm việc. Ảnh: internet
Không chỉ trích nhân viên
Chỉ trích, mắng mỏ nhân viên, đặc biệt trước mặt những người khác, là một hành động sai lầm của sếp. Bạn nên xử lý một cách mềm mỏng hơn để họ nhận thức, sửa chữa sai lầm và rút ra bài học từ chúng. Hãy nói chuyện riêng với họ và tìm ra hướng giải quyết thích hợp.
Biến nhân viên thành người lãnh đạo
Hãy khuyến khích nhân viên bằng cách đặt mục tiêu và cam kết với nhân viên rằng nếu họ làm tốt, họ sẽ trở thành trưởng nhóm tập sự trong 1 tuần/ 1 tháng và là tấm gương cho những người khác. Và từ trưởng nhóm tập sự, họ sẽ có lợi thế để được thăng tiến chính thức.
Rộng lượng với những lời khen ngợi
Ai cũng muốn được khen ngợi và đó cũng là thứ đơn giản và dễ dàng nhất bạn có thể trao cho cấp dưới. Lời khen từ giám đốc/ trưởng phòng mang lại hiệu ứng rất tích cực đối với họ. Vì thế, đừng kiệm lời khen ngợi từng tiến bộ của thành viên trong nhóm. Và bên cạnh động viên riêng từng người, hãy ca ngợi họ trước toàn văn phòng/ công ty.
Bạn có thể khiến nhân viên làm việc hết mình với những biện pháp tiết kiệm hơn rất nhiều.
Bạn có thể cho nhân viên quyền chủ động hơn trong công việc. Ảnh: internet
Trao quyền cho nhân viên
Thay vì giám sát từng hoạt động của từng thành viên trong nhóm, bạn có thể cho họ quyền chủ động hơn trong công việc. Tất cả mọi người đều bình đẳng và làm việc cùng nhau như một thể thống nhất mà không cần phải cứ vài tiếng đồng hồ lại phải báo cáo với trưởng nhóm. Nhân viên sẽ cảm thấy mình cũng có quyền lực và sẵn sàng đi làm sớm, về muộn và cống hiến nhiều hơn để giải quyết công việc.
Hỏi ý kiến nhân viên
Mọi người thường không thích người khác sai bảo mình nên làm thế này thế kia. Thay vì nói cho nhân viên bạn muốn gì, hãy hỏi họ một cách khéo léo để họ cảm thấy ý kiến của mình được coi trong. Chẳng hạn, "Tôi muốn cậu làm như thế này?" sẽ được chuyển thành " Cậu có nghĩ rằng chúng ta nên làm như thế này không?".
Tặng những món quà nhỏ
Có nhiều cách để ghi nhận và trao thưởng cho nhân viên: nêu gương nhân viên xuất sắc nhất tuần/ tháng trước toàn thể công ty; viết rõ thành tích của từng người trên bản thông báo chung; tổ chức các cuộc thi vui; giấy khen; phiếu quà tặng, phiếu spa miễn phí...
Một cách khích lệ nhân viên là tặng những món quà nhỏ. Ảnh: internet
Tổ chức liên hoan định kỳ
Bạn có thể tổ chức những buổi dã ngoại cho nhân viên, làm tiệc sinh nhật cho nhóm nhân viên; thực hiện "chiều thứ 6 vui vẻ" mỗi tuần khi nhân viên được phép ăn mặc thoải mái hơn... Đừng chờ đến dịp lễ tế mới tổ chức những hoạt động tập thể này, hãy thường xuyên thực hiện để gia tăng tinh thần làm việc cũng như thắt chặt tình đoàn kết của cả phòng/ công ty.
Chia sẻ niềm vui và cả nỗi buồn
Khi công ty hoạt động tốt, hãy tổ chức ăn mừng và thể hiện rằng bạn biết ơn và coi trọng sự cống hiến của nhân viên. Đồng thời, cho họ biết họ sẽ đạt được gì nếu giúp công ty thành công. Còn nếu công ty đang gặp khó khăn, hãy chia sẻ với nhân viên một cách trung thực và minh bạch.
Mời nhân viên xuất sắc ăn trưa một lần trong tuần
Bạn không nhất thiết phải thông báo trước cả phòng về chính sách mới này. Hãy khiến nhân viên ngạc nhiên bằng cách mời riêng một người xuất sắc nhất tuần đi ăn trưa. Nhân viên sẽ cảm động rằng mình được sếp chú ý và những việc làm của mình cũng được đánh giá cao.
Con người làm việc bởi vì họ phải đáp ứng những nhu cầu tài chính. Sự thật này là điểm chính yếu của mỗi công việc. Tuy nhiên, nhân viên khôn ngoan ngày nay cũng theo đuổi một khát vọng cao hơn của phát triển cá nhân và sự hài lòng lớn hơn tại công ty.
Một cách đơn giản, nếu những nhân viên không có được những điều trên tại công ty hiện tại, họ sẽ đi nơi khác. Vì thế công ty làm thế nào để tuyển dụng những người tài, những người đang đào tạo cho thành công, mong muốn được làm việc tại công ty?
Hỗ trợ những giá trị của họ
Con người cảm thấy thoải mái trong môi trường mà giống với quan điểm và giá trị của họ. Nếu những giá trị của công ty bạn phù hợp với những người trong đội, thì bạn đang trên đường dẫn đến thành công.
Nếu không phải như vây, bạn sẽ cần có một chương trình khẩn cấp để làm cho những giá trị của công ty không phải là những từ trên áp phích trong căn tin nhân viên.
Nghiên cứu đã cho thấy răng những công ty thành công là những công ty với những nhân viên ủng hộ giá trị của công ty. Những giá trị chia sẽ làm cho nhân viên phấn khích và trung thành. Điều này có nghĩa là gì? Nếu bạn làm việc trong môi trường mà phù hợp một cách gần với những gì mà bạn cho là quan trong, thì bạn sẽ ở lại làm việc trong môi trường đó.
Hỗ trợ nhu cầu của họ
Sếp đưa cho bạn bản mô tả công việc và những mục tiêu cho cả năm, nhưng mấy lần sếp hỏi bạn: "Bạn cần công ty giúp đỡ gì không?" hoặc "Công ty có thể hỗ trợ bạn những gì để bạn làm việc tốt nhất?"
Có phải thực tế khi hỏi mọi người về những gì họ ước muốn? Họ sẽ biết cái mà họ cần khi họ có được cơ hội để phản ứng? Một bài luyện tập về phân tích nhu cầu sẽ cung cấp một cơ hội tốt cho một nhân viên khám phá những điều mà anh ta thật sự muốn và nó là một bài tập xuất sắc về sự phát triển cá nhân.
Hỗ trợ sự tiến triển của họ
Nếu bạn làm việc trong môi trường mà bạn học hỏi liên tục và luôn được thử thách, thì bạn sẽ được truyền cảm để làm việc. Những cơ hội cho những nhân viên cải thiện bản thân họ sẽ làm tăng lòng tự trọng, dẫn đến sự tự tin cao hơn và năng suất được nâng lên.
Nếu một thành viên của đội là một người ra quyết định tốt, cần sự tự chủ và làm việc tốt, thì bạn nên có một kế hoạch phát triển để trợ giúp anh ta đảm nhận những trách nhiệm cao hơn.
Cũng giống như vậy, nếu một nhân viên có xu hướng thụ động, hãy nói với anh ta tại sao những quy định ràng buộc là quan trọng. Không nên lên lớp; hãy tỏ ra thông hiểu và cảm thông. Anh ta sẽ tiếp tục cảm thấy được đánh giá và sẽ muốn được tiếp tục làm việc vì anh ta tin rằng anh ta có cơ hội tiến triển nhiều hơn.
Động viên một cách thường xuyên
Chìa khóa của việc động viên làm cho những thành viên trong đội phấn khởi và nhiệt tình về việc đạt những mục tiêu. Nếu bạn khám phá những nhu cầu của họ và mở rộng tiềm năng cho việc phát triển, sau đó duy trì động lực của họ sẽ là một phần thưởng và hành trình thành công.
Sở hữu một đội được động viên cao sẽ truyền cảm đến những người khác và chắc chắn rằng công ty bạn trở thành sự lựa chọn của nhân viên.
Trao sự công nhận
Hầu hết nhân viên bỏ việc làm không phải vì họ không được trả lương cao mà bởi vì họ có vấn đề với sếp hoặc cấp trên.
Hãy xem ví dụ về một trưởng phòng tiếp thị của một công ty đầu tư có uy tín. Cô ta than phiền không dứt với sếp và về những gì mà cô ta cảm nhận là sự thiếu tầm nhìn và phương hướng của công ty.
Khi sự than phiền xảy ra trong nhiều tuần và bắt đầu ảnh hưởng đến tinh thần của đội. Trưởng phòng tiếp thị đã làm rõ là cô ta đang tìm công việc mới.
Đó là một thay đổi bất ngờ vào một buổi chiều khi giám đốc điều hành mời cô ta vào nói chuyện. Ông ta nói rằng ông ta và những trưởng phòng khác đánh giá cao những công việc xuất sắc, thời gian mà cô đã đóng góp và những kết quả mà cô ta và đội đã đem đến cho công ty.
Trưởng phòng tiếp thị cảm thấy hài lòng và thái độ đã thay đổi hoàn toàn. Cô ta không còn than phiền và trở lại động viên đội của mình.
Nguyên nhân chính của sự bực tức là khát vọng được công nhận về tài của cô ta. Mong muốn rời bỏ công việc đã được giải quyết trong 5 phút bởi vì sếp đã làm cho cô ta cảm thấy được khâm phục và quan trọng.
Sự duy trì và những chương trình nhân sự tốn kém những công ty nhiều tiền và thời gian, cái mà đã có thể được đầu tư một cách hiệu quả vào những chương trình duy trì nhân viên.
Những nhà tuyển dụng nên quan sát một cách liên tục những chiến lược hiệu quả để duy trì và giữ chân đội ngũ nhân viên tài giỏi. Ngày này, nhân viên làm việc tốt hơn khi được lắng nghe và khâm phục thì quan trọng hơn là đơn giản là có được việc làm.
Hãy truyền cảm cho những người đang mong muốn bỏ việc tại công ty. Lời nói sẽ được lan truyền và công ty của bạn sẽ được biết là nơi đánh giá cao đội ngũ nhân viên và tin tưởng vào việc giữ chân họ.
THAM KHẢO THÊM MỘT SỔ CÁCH GIỮ NHÂN TÀI KHÁC
7 cách “giữ chân” nhân tài
“Giữ chân” nhân tài là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của người lãnh đạo bởi nếu để họ ra đi, công ty sẽ gặp phải nhiều bất lợi cũng như khó khăn nhất định.
Để tránh trường hợp “chảy máu chất xám” này, người quản lý có thể tham khảo một số biện pháp sau:
Đảm bảo nhân viên hoàn toàn thích hợp với công việc
Điều này đòi hỏi bạn phải cân nhắc niềm đam mê, trình độ, kỹ năng, kinh nghiệm, động lực và khát khao phát triển của nhân viên. Chỉ tập trung vào sự phù hợp giữa kỹ năng của họ với công việc thôi là chưa đủ.
Chẳng hạn, bạn nhận thấy năng lực của một nhân viên có vẻ phù hợp với lĩnh vực hoạt động mới của công ty nhưng nếu anh ấy không có hứng thú với loại hình công việc đó, bạn sẽ gây tác động tiêu cực với cả công ty lẫn người đó. Anh ấy không có động lực để thực hiện công việc một cách tốt nhất và có thể ra đi vì cảm thấy áp lực còn công ty sẽ không tận dụng tối đa tài năng của nhân viên.
Nhấn mạnh tầm quan trọng của nhân viên với công ty
Nhân viên sẽ cảm thấy gắn bó với công ty nếu họ thấy mình có thể đóng góp giúp công ty phát triển lên mức cao hơn. Do đó, hãy nói chuyện với nhân viên về tầm quan trọng cũng như sự tương thích của anh/ cô ấy trong kế hoạch chiến lược dài hạn của phòng ban/ công ty.
Tạo ra những thách thức hấp dẫn
Quá ưu ái hay " nuông chiều" nhân viên với những nhiệm vụ đơn giản có thể khiến họ cảm thấy nhàm chán và khi đó, họ sẽ đánh mất dần sức sáng tạo, niềm hứng thú và động lực với công việc. Bạn nên cung cấp cho họ những thách thức hấp dẫn như một dự án trong lĩnh vực mới mà họ hứng thú hay thời hạn hoàn thành nhiệm vụ ngắn hơn.
Ghi nhận và khen thưởng xứng đáng
Sự trung thành của nhân viên không phải hoàn toàn được quyết định bởi tiền bạc. Đôi khi, họ cần một lời động viên, khen ngợi trước cả văn phòng/ công ty hơn là một phong bì tiền thưởng. Hãy tìm những phương thức khen ngợi cũng như thúc đẩy mà nhân viên ưa thích nhất đ��� họ cảm thấy được tôn trọng và muốn gắn bó với công ty.
Xây dựng và nuôi dưỡng mối quan hệ tốt đẹp với nhân viên
Mối quan hệ tích cực với nhân viên cả trong công việc lẫn cuộc sống riêng là yếu tố quan trọng giúp bạn chinh phục lòng tin và cam kết gắn bó lâu của họ. Vì vậy, ngoài công việc, hãy quan tâm và chia sẻ với nhân viên xuất sắc của mình về những niềm vui, nỗi buồn trong đời thường.
Quan tâm tới vấn đề cân bằng công việc - cuộc sống riêng của nhân viên
Dù nhân viên là " con gà để trứng vàng" cho công ty nhưng bạn không nên lợi dụng, ép họ làm việc với cường độ khắc nghiệt. Đừng quên rằng ai cũng có cuộc sống riêng ngoài văn phòng và nhân viên sẽ đánh giá cao nếu bạn tôn trọng cuộc sống đó của họ.
Kết nối đóng góp của nhân viên cho công ty với mục tiêu của họ
Là người lãnh đạo, bạn cần phải biết nhân viên của mình coi trọng điều gì? Động lực khiến họ cống hiến hết khả năng của mình là gì? Được thăng chức, tăng lương hay thoả mãn niềm đam mê cá nhân...? Từ đó, bạn có thể kết nối công việc họ đang làm với mục tiêu của họ, để anh/ cô ấy cảm thấy rằng mình sẽ đạt được mong ước khi gắn bó với môi trường này.
Những cách giữ chân nhân tài
Thỉnh thoảng lại có người hỏi tôi: “Anh làm cách nào để giữ được những người giỏi nhất?”. Câu trả lời của tôi rất đơn giản: “Hãy đối xử với nhân viên của bạn như đối với khách hàng”.
Sản phẩm quan trọng nhất của doanh nghiệp do tôi lãnh đạo không phải là dịch vụ tuyển dụng, mà là “làm việc tại công ty tôi”. Tôi hình dung rằng đầu mỗi buổi sáng, nhân viên của tôi thức dậy và tự hỏi: “Hôm nay mình có muốn mua dịch vụ của VietnamWorks và Navigos Search nữa không?”.
Khi câu trả lời là “Có” thì họ sẽ ở lại công ty. Ngược lại, nếu “Không” là câu trả lời, họ sẽ quyết định ra đi. Ai cũng trả lời “Có” nghĩa là tôi đang giữ được nhân tài, chỉ đơn giản vậy thôi.
Nhưng thông thường sẽ có ngay một câu hỏi nữa: “Vậy làm sao anh có thể làm cho nhân viên dưới quyền có thể mua sản phẩm của anh mỗi ngày?”. Câu trả lời cũng đơn giản: “Tôi tập trung vào việc gia tăng giá trị cho sản phẩm để giá trị sản phẩm của chúng tôi luôn cao hơn giá trị của sản phẩm do đối thủ cạnh tranh cung cấp”.
Do đó, tôi cho rằng cốt lõi của vấn đề giữ chân nhân tài là tìm hiểu các nhân viên, cũng là những khách hàng của tôi, muốn gì và đem lại cho họ những gì họ muốn.
Tôi nhận thấy rằng những khách hàng tốt nhất luôn muốn những điều giống nhau, chẳng hạn cơ hội được đào tạo, được làm việc trong một môi trường thoải mái và vui vẻ, có chế độ phúc lợi tốt, có nhiều thách thức và cơ hội phát triển và quan trọng nhất chính là công việc phải có ý nghĩa và khi nhân viên hoàn thành tốt công việc thì phải có sự tưởng thưởng xứng đáng.
Tôi nghiệm ra những điều này vì thấy ai cũng mong muốn như vậy cả. Nhưng quan trọng là phải THỰC HIỆN để biến những điều ấy thành HIỆN THỰC.
Vậy bạn làm gì để đào tạo nhân viên mình? Bạn có thật sự đầu tư tiền bạc và công sức? Bạn có tạo ra một môi trường thân thiện, cởi mở, vui vẻ và thoải mái cho mọi người? Bạn có tạo cơ hội cho nhân viên thăng tiến?
Bạn có nói về sứ mệnh của tổ chức mình và ý nghĩa của công việc với các nhân viên để họ hiểu những giá trị họ tạo ra có thể làm thay đổi cuộc sống của những người xung quanh?
Bạn có thường xuyên khen ngợi nhân viên khi họ làm việc tốt không? Bạn có thường xuyên thử thách nhân viên mình để họ không cảm thấy chán nản? Bạn có chế độ thưởng cho nhân viên khi họ tạo nên những giá trị xuất sắc?
Tại công ty của mình, chúng tôi có những khóa học được xây dựng dựa trên nhu cầu thật sự của từng nhóm nhân viên, chẳng hạn tất cả nhân viên lần lượt đều trải qua những khóa học về thuyết trình, đàm phán và giao tiếp.
Những người ở vị trí quản lý đều được học về kỹ năng lãnh đạo, trong đó tập trung vào kỹ năng tuyển dụng và động viên nhân viên dưới quyền.
Khóa học MBA do tôi đứng lớp sẽ dành cho những ai báo cáo trực tiếp cho tôi, giúp họ nâng cao những kiến thức về chiến lược kinh doanh, các báo cáo tài chính hay chiến lược thương hiệu, marketing, định giá sản phẩm…
Ngoài ra, chúng tôi tạo điều kiện cho những nhân viên chủ chốt được học trực tiếp từ những bậc thầy nổi tiếng thế giới như John C. Maxwell, Jack Canfield, Dave Ulrich hay Brian Tracy.
Về khen thưởng động viên, chúng tôi tạo ra những giải thưởng rất thú vị. Mỗi tháng, nhân viên tiêu biểu nhất sẽ được chọn trao “Sprit Award” – giải thưởng tôn vinh các cá nhân thể hiện tinh thần và giá trị của công ty một cách xuất sắc.
Ngoài ra, chúng tôi có giải thưởng “$2 Award” dành cho những cá nhân có ý tưởng hay, nhưng phải biến ý tưởng đó thành hiện thực. Tất cả nhân viên đều thích thú với giải thưởng này vì họ thấy mình được lắng nghe, được hỗ trợ và được tôn trọng.
Một giải thưởng nữa chúng tôi cũng đã tạo ra là “Rocket Award”. Dựa trên ý tưởng tốc độ cực nhanh của tên lửa khi được phóng lên, giải thưởng này dành cho cá nhân nào đã vượt qua mọi trở ngại với một tốc độ “không thể cản nổi” để cuối cùng đạt được mục tiêu lớn.
Phần thưởng là một mô hình một người đang lái tên lửa với khuôn mặt của chính cá nhân được trao giải.
Tạo ra một môi trường thân thiện, vui vẻ và thoải mái là mục tiêu không chỉ của tôi mà còn của cả ban giám đốc. Ngày nào có sinh nhật của nhân viên thì ngay đầu giờ buổi sáng, tôi đến bàn làm việc của người đó, cất tiếng hát “Happy Birthday” và làm cho người đó cùng mọi người xung quanh được vui vẻ thoải mái bằng một câu hỏi, sau đó là một lời bình dí dỏm.
Với tôi, mỗi ngày đi làm là một ngày vui. Tôi muốn truyền năng lượng và nhiệt tình của mình đến cho tất cả dream-maker (chúng tôi gọi nhân viên mình là các dream-maker) vì chính họ là những người tạo nên thành công cho doanh nghiệp.
Để giúp các nhân viên hiểu ý nghĩa công việc họ đang làm, các nhà quản trị doanh nghiệp phải thường xuyên nói chuyện với họ về sứ mệnh và mục tiêu chung của công ty và của từng bộ phận, từng nhóm.
Quan trọng hơn, khi nói chuyện với họ, chúng tôi gắn kết mục tiêu của từng cá nhân với mục tiêu của công ty, cho họ thấy chúng tôi luôn hỗ trợ để họ thực hiện mục tiêu nghề nghiệp của từng người, trong khi vẫn cống hiến và đem lại những điều có ý nghĩa cho cộng đồng xung quanh.
Nhờ vậy, nhân viên của chúng tôi hiểu được giá trị công việc mà họ làm cũng như những giá trị mà họ tạo ra mỗi ngày.
Chúng tôi tin rằng những việc kể trên được thực hiện thật tốt hằng ngày, các dream-maker của chúng tôi sẽ chọn “sản phẩm” của mình thay vì chọn “sản phẩm” của đối thủ.
Câu hỏi phỏng vấn nhân viên hành chính
Kinh nghiệm phỏng vấn nhân viên nhân sự
Câu hỏi phỏng vấn nhân viên bán hàng
Những kỹ năng cần có của nhân viên văn phòng
Kĩ năng cho nhân viên bán hàng
Kỹ năng cần thiết của nhân viên tín dụng
Những kĩ năng cần có của nhân viên bán hàng
Nghệ thuật phỏng vấn nhân viên
(ST)