Người Trung Quốc
Người Trung Quốc có những nét văn hóa, phong tục tập quán khá giống với người Việt Nam, tuy nhiên khi giao tiếp với người Trung Quốc ta cũng nên chú ý một số điểm: không nên bắt tay quá chặt, khi chào hỏi nên chào người có chức quyền cao nhất trước, không dùng ngón tay trỏ chỉ về phía người mình muốn giới thiệu.
Có thể hỏi về những vấn đề khá riêng tư khi bắt đầu làm quen, và bạn cũng không nên lẩn tránh trả lời những câu hỏi này, nhưng đừng đề cập các vấn đề chính trị, không nên có những lời phê phán.
Người Trung Quốc kiêng số 4, bạn không nên tặng bất cứ thứ gì liên quan con số này. Không được lấy đũa gõ vào bát khi ăn, không được cắm đũa vào bát cơm. Khi tặng quà bạn có thể tặng hoa quả, bánh trái, đồ uống… nhưng đừng bao giờ tặng đồng hồ, vì theo người Trung Quốc, nó có nghĩa là đi dự 1 đám tang. Bạn cũng không nên mở món quà trước mặt người tặng.
Văn hóa Trung Quốc
Là một đất nước đã tồn tại lâu đời và từng có một thời quá khứ huy hoàng rực rỡ, văn hóa Trung Quốc có rất nhiều nét độc đáo để chúng ta chiêm ngưỡng, học hỏi. Chúng ta cùng điểm qua một số nét riêng và phong cách giao tiếp với người Trung Quốc qua mục này
Rồng – Loài thú huyền thoại
Là con vật đứng đầu trong tứ linh truyền thuyết, rồng là thần vật được sung bái nhất trong văn hóa tín ngưỡng của người dân Trung Hoa. Khi nghiên cứu về văn hóa Trung Quốc, ta có thể bắt gặp được hình tượng con rồng ở khắp nơi: rồng trong truyện thần thoại, truyền thuyết, rồng trong các tác phẩm nghệ thuật, gốm sứ… Đối với người dân Trung Quốc, những gì vĩ đại nhất, lớn lao nhất thường được gắn với rồng, nó là biểu tượng của thần quyền, đế quyền, vương quyền.
Ẩm thực Trung Hoa
Đất nước Trung Quốc rộng lớn với hơn 1,3 tỉ dân và lịch sử lâu đời, nền ẩm thực của họ cũng rất đa dạng và phong phú. Người ta thường nói ” ăn cơm Tàu, ở nhà Tây, lấy vợ Nhật” qua đó có thể thấy nền ẩm thực Trung Hoa được đánh giá rất cao. Ẩm thực Trung Quốc bao gồm 8 trường phái lớn đó là: Sơn Đông, Quảng Đông, Tứ Xuyên, Hồ Nam, Phúc Kiến, Chiết Giang, Giang Tô và An Huy.
- See more at: http://world.hbu.edu.vn/contents.php?ids=178&ur=world#sthash.qjIzOXcu.dpufĐỜI SỐNG VĂN HÓA CỦA NGƯỜI TRUNG QUỐC
Kể từ năm 1978, khi Trung Quốc mở cửa cho đầu tư và thương mại tự do, đất nước này đã có những thay đổi chóng mặt về cả kinh tế và chính trị. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại rất nhiều những đặc thù truyền thống trong văn hoá kinh doanh của TQ, một đất nước với những nghi thức và phép tắc cố hữu được xây dựng trên nền tảng về văn hoá và lịch sử lâu đời. Hiểu biết về giá trị văn hoá và đạo đức trong kinh doanh là một điều quan trọng khi “bắt tay” với các doanh nhân người Hoa. Đối với người TQ, “Guanxi” theo nghĩa là quan hệ hay mối liên kết có một tầm quan trọng đặc biệt. Thiết lập được một mạng lưới các mối quan hệ giữa các cá nhân và tổ chức là một hoạt động chủ chốt trong chiến lược kinh doanh. Từ nhiều thế kỷ trước, đó là cách duy nhất để mọi thứ xuôi chèo mát mái. Ngày nay, yêu cầu xây dựng mối quan hệ tương trợ dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau vẫn mang ý nghĩa sống còn để thành công. Bên cạnh đó, “Mian-zi” với nghĩa là “thể diện”, sự hãnh diện cá nhân là điều luôn được giữ gìn, gắn liền với địa vị xã hội và danh tiếng của mỗi cá nhân. Trong văn hoá kinh doanh của người Hoa, “giữ thể diện”, “mất thể diện” hay “đem lại thể diện” có một sự tác động mạnh mẽ đến hoạt động kinh doanh. Việc bạn khiến cho ai đó mất thể diện trong tổ chức có thể gây ra sự bất đồng nghiêm trọng. Ngược lại, việc khen ai đó trước mặt các đồng nghiệp khác là một hình thức "đem lại thể diện” và có thể tạo ra sự tôn trọng, sự trung thành của cấp dưới. “Keqi” dựa trên sự kết hợp của hai âm tiết “ke” có nghĩa là khách mời và “qi” là ứng xử cũng là một từ được đặt lên hàng đầu khi thiết lập các mối quan hệ kinh doanh. Thể hiện sự khiêm tốn, nhún nhường thì quan trọng hơn việc bộc lộ khả năng ngay lúc đầu, việc thể hiện bản thân quá sớm với các đối tác TQ dễ bị gây nghi ngờ. Quan hệ lâu dài cũng được xem là có giá trị hơn sự giao dịch, giải quyết công việc nhất thời. Vì thế, đừng vội vã “tấn công”, sự tin cậy là điều cần xây dựng trước và khiêm tốn cộng với kiên nhẫn chính là chìa khoá của thành công. Bạn cũng đừng coi thường những điều tưởng chừng nhỏ nhặt như trao đổi danh thiếp. Danh thiếp nên được in một mặt bằng tiếng Anh và một mặt bằng tiếng Trung. Khi đưa danh thiếp nên đưa bằng cả hai tay và lật mặt tiếng Trung lên trên. Khi bạn nhận danh thiếp, đừng nhét luôn vào túi mà hãy đọc cẩn thận và đặt thiếp lên trên bàn để thể hiện sự tôn trọng. Nếu viết thông tin về đối tác, bạn cần viết tên gắn liền với chức danh hoặc gọi một cách trân trọng là “ông” hay “bà”. Đối với người TQ, né tránh giao tiếp bằng mắt cũng bị coi là không đáng tin cậy. Bạn cũng không nên từ chối trực tiếp, sẽ bị coi là ứng xử thiếu lịch sự. Thay vì trả lời “Không” một cách dứt khoát, bạn nên nhẹ nhàng và tế nhị hơn để giữ thể diện cho đối tác. “Có thể” hay “Tôi sẽ suy nghĩ về điều đó” là cách từ chối thường thấy của người Hoa. 10 bí quyết kinh doanh ở Trung Quốc 1. Biết mình, biết người Có rất nhiều cơ hội kinh doanh tại Trung Quốc nhưng đừng nghĩ là người tiêu dùng bản địa dễ dãi, chỉ một sự lựa chọn là đủ. Sản phẩm hay dịch vụ của bạn cần phải thay đổi cho phù hợp với nhu cầu và lợi ích của người dân địa phương. Việc dành thời gian tìm hiểu người tiêu dùng trước khi xâm nhập thị trường là rất quan trọng. Ở các quốc gia châu Á, chính quyền rất sẵn lòng tư vấn thị trường miễn phí. 2. Bàn đạp Hồng Kông Cái lợi lớn nhất của việc sử dụng Hồng Kông làm căn cứ để xâm nhập thị trường Trung Quốc là do vùng lãnh thổ này có cơ sở hạ tầng tài chính và pháp luật rất đầy đủ và đáng tin cậy; mức thuế trung bình ở mức thấp (15%); dễ dàng thành lập doanh nghiệp và có thể thuê nhân viên và tư vấn người địa phương có kinh nghiệm, nói tiếng Anh tốt. 3. Học ăn, học nói Cách thức đàm phán kinh doanh của người Mỹ và người Trung Quốc rất khác nhau. Chào bằng tiếng Hoa và trao danh thiếp bằng hai tay thể hiện sự bày tỏ lòng kính trọng và chắc chắn ngay sau đó bạn sẽ nhận được sự tôn kính từ họ. 4. "Người thứ ba" Nên biết rằng quan hệ marketing quốc tế tại Trung Quốc nói riêng và châu Á nói chung chỉ hiệu quả khi bạn xây dựng quan hệ và làm việc trực tiếp với đội ngũ nhân viên người bản địa. Hãy sử dụng "trung gian" bởi đó là điều không thể thiếu khi làm việc với người Trung Quốc, thậm chí ngay cả sau khi bạn đã từng gặp gỡ đối tác. 5. Có đi, có lại Các công ty Trung Quốc đang đẩy mạnh xâm nhập thị trường nước ngoài. Nếu bạn ra tay giúp thì khi cần họ sẽ đáp lại nhiệt tình hơn. 6. Biết "lì xì" Khi ai đó giới thiệu bạn với đối tác, hãy "cám ơn" họ, và nếu có thể nên kín đáo gửi họ một khoản tiền nhỏ. Người Trung Quốc có thể xua tay nói không, nhưng bạn đừng thấy thế mà "đóng hầu bao lại". Người Trung Quốc không nói thẳng như người Mỹ, họ nói thế nhưng không hoàn toàn là thế! 7. Nói đi đôi với làm Bạn cần biết kiên trì và nhẫn nại thì mới có nhiều khả năng giành thắng lợi. Mặc dù người Trung Quốc có thể không phản ứng khi bạn tiếp xúc với họ hoặc làm như họ không quan tâm tới những gì bạn chào mời, song nên nhớ rằng, những hành động nỗ lực thu hút họ chú ý quan trọng hơn rất nhiều những lời mời chào "suông" của bạn. 8. Đừng tiếc thời gian nhậu Gặp gỡ đối tác trong bữa trưa hay bữa tối là cơ hội để bạn thấy đừng quá vội vàng mà cần phải chậm bước khi kinh doanh tại Trung Quốc. Các bữa ăn tại Trung Quốc thường kéo dài hơn thời gian bạn nghĩ. Hãy kiên nhẫn và linh hoạt. Khoảng thời gian giao tiếp trên bàn ăn chính là sự đầu tư cho hoạt động kinh doanh trong tương lai của bạn ở xứ sở này. 9. Không phát ngôn bừa bãi Nhã nhặn và chín chắn là hai điều rất quan trọng. Không người Trung Quốc nào muốn làm ăn, kể cả trên mạng hoặc trên thực tế, với những người không tôn trọng cách sống và cách kinh doanh của họ. Hãy thận trọng khi đưa ra những lời bình luận về chính trị. Người Trung Quốc không muốn bày tỏ ý kiến với bạn về những gì họ nghĩ về chính sách của Chính phủ, trừ khi bạn cực kỳ thân thiết với họ. 10. Chiến thuật số đông Để có được sự hiện diện và mang lại lợi nhuận cho bạn tại Trung Quốc đòi hỏi phải có những sản phẩm bảo đảm chất lượng, giá cả phù hợp với túi tiền của đa số người dân. Và tốt nhất là nên cố gắng khơi gợi người tiêu dùng ham muốn sử dụng sản phẩm của bạn. |
Dưới đây là những nét văn hóa cơ bản của Đài Loan.Kiến thức này là hành trang giúp người lao động,du học sinh Việt Nam dễ dàng thích nghi với đất nước này.
1.Phong tục tập quán
Phong tục tập quán của người Đài Loan rất gần gũi với phong tục tập quán của người Việt Nam: Đài Loan cũng sử dụng cả lịch âm và lịch dương , duy trì phong tục cúng lễ ,đốt hương và vàng mã vào ngày rằm ,mùng một và các ngày lễ tết,giỗ thờ cúng tổ tiên như Việt Nam.Trong một gia đình thường sống chung các thế hệ ông bà ,cha mẹ ,con cháu.
Người Đài Loan có thói quen uống trà nóng trong các tách nhỏ ,và đặc biệt họ rất thích ăn trầu.Hàng năm có nhiều lễ hội, cụ thể các ngày lễ kỷ niệm hàng năm :
-Ngày tết dương lịch (1/1)
-Ngày quốc tế phụ nữ (8/3)
-Ngày tưởng niệm liệt sĩ (29/3)
-Ngày Khổng tử và ngày nhà giáo (28/9)
-Ngày song thập (10/10)
-Ngày sinh tổng thống Tưởng Giới Thạch(31/10)
-Ngày sinh Quốc phụ Tôn Trung Sơn
(12/11)
-Ngày hiến pháp (25/12)
*Các ngày lễ khác như :
-Lễ hội mùa xuân,tết cổ truyền dân tộc
-Lễ tảo mộ 5/4 (lễ thanh minh theo lịch âm)
-Tết Đoan ngọ 5/5 âm lịch (còn gọi là hội thuyền rồng)
-Rằm trung thu 15/8 âm lịch
-Ngày lễ quang phục 25/10 (chỉ có ở Đài Loan
2.Tôn giáo
-Đạo Phật là tôn giáo có đông người thao nhất ở Đài Loan,có khoảng 4,9 triệu phật tử.
-Đạo Tin lành có khoảng 421.641 người
-Đạo Hồi có khoảng 52.000 người
-Đạo Thiên chía có khoảng 295.742 người
3.Nếp sinh hoạt và cách giao tiếp
Các món ăn phổ biến của người Đài
Sinh hoạt của người Đài Loan không cầu kỳ,có nhiều né tương đồng gần gũi với sinh hoạt của người Việt Nam.Các món ăn không quá khác biệt so với món ăn Việt Nam.Các món ăn không quá khác biệt so với món ăn Việt Nam.Bữa sáng ăn nhanh và đơn giản ,bữa trưa ăn nhiều,không uống rượu,bia trong bữa sáng và bữa trưa.Người Đài Loan rất hiếu khách
ọ tiếp đón nhiệt tình khách từ nơi xa đến. Một trong những sự hiếu khách mà bạn có thể gặp là được dự bữa tiệc đối với rất nhiều bạn bè mới với thức ăn ngon và rượu.
Người Đài Loan thích sử dụng các nghi lễ quốc tế kể cả nghi lễ bắt tay, nói chung bạn khong cần phải lo lắng nhiều về các nghi lễ xã giao của người Đài Loan. Ví dụ nói “làm ơn” và “cám ơn” là cần thiết nhưng không cần phải cúi gập người khi chòa như ở Hàn Quốc và Nhât Bản.
Về cơ bản, có hai nguyên tắc càn quan sát, thứ nhất là nụ cười – là cách thân mật để thoát ra khỏi mọi tình huống bất tiện sau đó, thậm chí bạn có sơ suất làm đổ rượu ra áo của chủ nhà, nụ cười sẽ làm cho chủ nhà chắc chắn rằng bận chỉ sơ ý mà thôi. Thứ hai là hãy làm như chủ nhà làm. Nếu chủ nhà chúc rượu bằng tiếng Đài Loan thì bạn không ngại gì mà chúc lại bằng tiếng mẹ đẻ của mình. Tuy nhiên, nếu chủ nhà chúc bạn rượu và uống hết cốc, bạn không uống được hết thì cứ thoải mái mà nhấm nháp. Tương tự, những món ăn mà bạn không thích thì không bắt buộc bạn phải ăn.
Nếu bạn đến thăm nhà một người Đài Loan, bạn nên lịch sự mang theo theo một món quà nhỏ. Có thể là mấy bông hoa, một ít hoa quả, hoặc thậm chí đồ lưu niệm, nữ trang mà bạn mang theo……..Đừng bực mình nếu như chủ nhà không mở gói quà ra khi bạn ở đó; Việc mở gói quà của bạn khi chỉ có một mình là chủ nhà tránh cho bạn khỏi lúng túng nếu bạn tặng cho họ một thứ gì quá đắt tiền, hoặc thứ gì đó không phù hợp ở Đài Loan.
Người Đài Loan có đức tính tốt trong khi làm việc, điều đó giúp họ thành công trong công việc:
- Luôn nghe lời ông chủ (người quản lý)
- Không phàn nàn quá nhiều
- Sẵn sàng làm thêm giờ nếu được yêu câu
- Không trốn việc hoặc ngủ gật trong giờ làm việc
- Tất cả những công việc tốt đều được hòn thành tốt đều được khích lệ cùng phần thưởng, tăng lương hoặc quà tặng.
- Không bao giờ nói dối hoặc lừa gạt ông chủ (người quản lý) đây là vấn đề vô cùng quan trọng.
Người Đài Loan không thích những người làm công chống lại hoặc không hợp tác với chủ gây ảnh hưởng đến công việc. Người Đài Loan có thói quen la hét những yêu cầu của họ và nói to tiếng. Bạn đừng để bụng, đó không có tính chất cá nhân, học không có ý xúc phạm bạn, đó chỉ là thói quen của họ. Cần kiêm tốn và lễ phép, bạn nên có mối quan hệ thân thiết với người Đài Loan ỏ trong nhà máy cũng như ở nơi bạn sinh sống.
Xin giới thiệu với bạn các quy tắc giao tiếp ứng xử của đất nước Trung Hoa .
Chào hỏi
Không nên bắt tay chặt, mà lỏng tay hoặc nhẹ nhàng. Chào hỏi người có chức quyền cao nhất trước chứ không chào hỏi phụ nữ trước. Khi giới thiệu người khác với ai đó thì không bao giờ được phép dùng ngón tay trỏ chỉ về người đó, rất không Lịch sự, tốt nhất là dùng cả bàn tay đã được ngả lòng ra rồi chỉ về phía người đó.
Làm quen
Khi gặp gỡ làm quen có thể hỏi những chuyện liên quan đến cá nhân như có vợ chồng chưa, mấy con, thậm chí cả về mức lương. Nếu được hỏi như vậy thì bạn không nên lảng tránh trả lời. Chủ đề trao đổi khi gặp gỡ làm quen nên là thể thao, tốt nhất là bóng đá, tuyệt đối không nên đề cập tới các chủ đề về chính trị, không nên có lời phê phán.
Đàm phán
Đàm phán với người Trung Quốc không đơn giản và thường kéo dài. Ban đầu thường là một bữa tiệc kéo dài mà trong đó không bàn về chuyện làm ăn mà để dành đến cuối bữa. Nếu không đi đến nhất trí thì bạn cũng đừng bực bội mà hãy cố vui vẻ và quả quyết là rất quan tâm tới việc đạt được sự nhất trí với nhau để hợp tác kinh doanh. Thường sau đó vài ngày sẽ có được chuyển biến tích cực.
Số 4
Người Trung Quốc kiêng số 4 vì trong tiếng Trung Quốc có thể hiểu là “chết”. Bạn không được tặng cái gì có liên quan đến con số này.
Trao danh thiếp
Bạn nhớ luôn mang danh thiếp theo, trao và nhận bằng cả hai tay, nhớ đọc danh thiếp nhận được rồi mới cất đi.
Ăn tiệc
Không được lấy đũa gõ vào bát bởi đó là hành vi của những kẻ ăn mày. Không bao giờ được cắm đũa vào bát cơm vì chỉ có cơm cúng người chết mới làm như vậy.
Khi ăn tiệc ở chỗ người Trung Quốc, bạn không nên ngại những tiếng động do ăn uống gây nên. Người Trung Quốc coi đó là dấu hiệu khách ăn ngon.
Khi được mời đến dự tiệc, người Trung Quốc thường lịch sự dụt dè, bạn phải thường xuyên mời họ ăn uống, rót đồ uống (rượu, bia) thường phải đầy cốc, nếu không có người phục vụ thì nam giới rót đồ uống cho phụ nữ, cấp trên rót cho cấp dưới.
Quà tặng
Tặng quà là thông lệ bình thường, có thể tặng hoa quả, bánh ngọt hay đồ uống có rượu, nhưng không được phép tặng đồng hồ vì “tặng đồng hồ” trong tiếng Trung Quốc cũng có nghĩa là “đi dự một đám tang”. Nếu được người Trung Quốc tặng quà thì không được mở gói quà trước mặt người tặng.
Ở khách sạn
Nên ở trong khách sạn từ hạng trung trở lên vì nhận biết đối tác thuộc đẳng cấp nào là chuyện rất quan trọng ở Trung Quốc. Câu hỏi rất hay gặp phải ở Trung Quốc là bạn ở khách sạn nào.
Quần áo
Khi giao dịch kinh doanh phải mặc sang trọng: đối với nam giới thì comple sẫm màu và cravat, không nên mặc quần bò thắt cravat, càng không nên màu sắc lòe loẹt. Đối với phụ nữ thì tùy theo tập tục nước mình. Thông thường là quần và áo vét sẫm màu.
Phê bình
Ở Trung Quốc, bạn không được phê trách thẳng thắn và công khai mà nên diễn giải theo cách khác, chẳng hạn như cộng sự hay nhân viên đó đã làm việc tốt, lần sau chắc chắn sẽ còn tốt hơn.
Những kiêng kỵ trong phong thủy của người Đài Loan
Kiêng kị khi bố trí văn phòng
Kiêng đặt văn phòng ở cuối hành lang trung tâm vì sát khí của tòa nhà đó sẽ gây ảnh hưởng không tốt đối với người trong văn phòng. Nếu ở vào vị trí bất lợi nay, có thể hóa giải nó bằng cách dùng màn chắn lại như vậy có thể khiến cho sát khí chuyển hướng không trực tiếp truyền vào văn phòng.
Bàn làm việc của giám đốc phải đặt vào vị trí phù hợp với tuổi của người đó. Kích thước của bàn cũng cần phù hợp để đem lại sự cát lợi. Một số công ty người ta còn cố định chân bàn xuống sàn nhằm để cho vận may không mất đi.
Kiêng kỵ khi bố trí nội thất
Người Đài Loan hiện nay khi bố trí nội thất, bày biện đồ đạc trong phòng, đặc biệt là giường ngủ, rất chú ý tới quan niệm phong thủy. Cách bài trí theo quan niệm phong thủy do xuất phát từ quan niệm muốn cho con người sống trong nhà bình an, vui vẻ, luôn gặp may mắn và hấp thu được nhiều tinh túy của đất trời.
Người ta kiêng kê giường ngủ thẳng hàng với hai cửa đi vì cho kê như thế, giường sẽ là một vật cản ngăn chặn dòng không khí, khiến khí không lưu thông mà sẽ lẩn quẩn trong nhà.
Kiêng đặt giường đối diện với tấm gương lớn dễ gây ảnh hưởng đến tinh thần, tạo cảm giác khó chịu.
Phòng vệ sinh là nơi nước vào nhà và thoát đi nên nó tượng trưng cho sự chi tiêu, thu nhập của chủ nhà, bởi vậy phải đặt càng xa cửa chính càng tốt. Điều đó có nghĩa việc chi tiêu của chủ nhà sẽ hợp lý, có cân nhắc. Nếu phòng vệ sinh đối diện với cửa ra vào, phải treo một bức mành để không nhìn thấy cửa trực tiếp.
Bếp và phòng ăn là nơi tượng trưng cho của cải vì thế không nên bố trí gần cửa ra vào vì như vậy sẽ mất hết tiền bạc và hao tổn sức khỏe.
Kiêng bức tường sát phòng ngủ dùng làm chỗ thờ vì mắc tội bất kính, sẽ không được tổ tiên phù hộ.
Kiêng đặt bàn thờ trên cao, dưới để rác hoặc đặt thùng rác, không những phạm tội bất kính mà còn mang họa.
Kiêng xà ngang đè đầu, ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần.
Nơi làm việc phải xoay mặt ra cửa chính hoặc chếch với cửa chính, kiêng quay lưng ra cửa dễ làm hiệu suất công việc sút kém, phát sinh bệnh tâm thần.
Kiêng dùng làm buồng ngủ có góc nhọn, không theo quy tắc nào vì vợ chồng lấy nhau lâu sẽ không có con.
Kiêng giường nằm bằng kim loại vì khó có con.
Kiêng đặt gương chiếu vào giường vì không ngủ ngon.
Kiêng nhà vệ sinh bẩn thỉu, hôi thối vì hôn nhân dễ biến đổi theo chiều hướng xấu.
Kiêng để cạnh bàn thu tiền có rãnh nước, không lợi vì để của ra đi.
Kiêng phòng ngủ đối diện với buồng tắm, dễ sinh chán chường.
Kiêng kỵ hoa đặt ở bàn thờ thần tài, không có sức sống, làm ăn sẽ giảm sút.
Kiêng các phòng thông cống đến tận cùng, vì dễ có nhiều sự phát sinh.
Kiêng kỵ nhà tắm bẩn, không phát tài.
Kiêng kỵ những thứ như đồ chơi, chuông gió quá nhiều, không có lợi cho tình cảm.
Kiêng buồng vệ sinh đặt gần buồng ngủ lõm vào, sẽ bất lợi cho chủ nhà.
Kiêng bày biện trong phòng ngủ nhiều thứ đẹp, dễ gây mê muội.
Kiêng phòng ngủ ẩm thấp, không có không khí lưu thông, trai gái dễ bị bệnh ác tính, khó kết lương duyên.
Phòng ngủ của nam nữ chưa kết hôn, tránh dùng nhiều vật sắc nhọn sẽ bị ảnh hưởng xấu của góc nhọn gây ra dễ xung nhau, tình cảm xấu.
Kiêng để cửa sổ quá thấp hoặc điều hòa nhiệt độ thổi thẳng vào người trong buồng ngủ sợ sinh hoạt bất lợi khó sinh đẻ.
Kiêng cửa thông các buồng nối liền nhau sẽ sinh chuyện ngoại tình, lăng nhăng, khó bình yên.
Kiêng làm tủ lõm vào tường ở đầu giường, ảnh hưởng đến trạng thái tinh thần.
Kiêng các vật trang trí như chim ưng, cú mèo sẽ bất lợi cho phụ nữ có mang.
Kiêng trang trí đổ cổ, đặc biệt mặt nạ dùng trong nghi thức tôn giáo vì rất không lành với phụ nữ mang thai, trẻ em, người ốm.
Kiêng kỵ nóc nhà đặt hình bát quái. Xưa bát quái thường dùng làm phù chú, đuổi tà ma nên phải đặt chính xác phương vị. Vị trí bát quái sai sẽ bất lợi.
Kiêng treo bảo kiếm lâu dài vì bảo kiếm ngày xưa phải vấy máu người do chém giết thì mới tốt, dùng để trừ tà ma. Đó là hung khí, treo lâu ngày trong nhà không lành.
Kiêng treo quần áo lót không sạch trên ban công vì quần áo lót sẽ đè vận thế nhà, không vươn lên được.
Kiêng đặt những thứ tạp nham lên bàn thờ Phật, sẽ mắc tội bất kín và gặp tai họa. Kiêng đặt bàn thờ đối diện với nhà vệ sinh vì mắc tội bất kính, sẽ gặp rủi ro.
Kiêng thay quần áo hoặc phơi quần áo trước bàn thờ vì như vậy là bất kính, không hay.
Kiêng cửa nhà bếp đối diện với nhà vệ sinh, không lành.
Kiêng bàn thờ thần tài có nước dò rỉ từ mái nhà xuống, làm ăn sẽ không may, thất tài.
Kiêng bốn góc nhà bị lệch hoặc thiếu góc, hình nhà kiểu chữ thập, đại hung, tuyệt đối tránh.
Kiêng cửa nhà, cửa buồng nối liền nhau chĩa thẳng vào cầu than điện, không lành.
Kiêng có góc cột quá nhiều trong các buồng vì dễ làm tâm thần mất ổn định, không yên tĩnh, kỵ nhất là vợ chồng mới cưới hoặc học sinh chuẩn bị thi cử.
Kiêng nhà ở nhỏ mà làm hình tròn hoặc hình vòng cung vì trong nhà sẽ không yên lành.
Kiêng cửa buồng tân hôn có ao bẩn hoặc cây khô, không có lợi cho tình cảm, nhất là vợ chồng mới cưới.
Kiêng buồng vệ sinh đặt ở tận cùng hành lang, đại hung.
Kiêng để chậu cây cảnh héo úa, xơ xác dễ làm vận chuyển khí xấu.
Phòng họp hoặc chỗ ngồi của lãnh đạo không nên mở cửa sau lưng, không dựa vào đâu nên sẽ có quyết định sai hoặc do dự không có quyết định.
Kiêng nhà vệ sinh sát nhà bếp vì sợ vận nhà sẽ lùi.
Kiêng văn phòng làm việc sát với nhà vệ sinh vì sẽ trở ngại cho sự phát triển.
Kiêng trong nhà có nhiều đèn thạch anh, dễ gây căng thẳng thần kinh.
Kiêng phòng ở có các tiêu bản động vật, nhất là các động vật lớn nếu không sẽ gặp ngang trái, không lành.
Cửa được coi như miệng của ngôi nhà, do đó người ta rất coi trọng việc đặt cửa, để tiếp thiên khí, đón lành, tránh dữ. Cửa đón được vượng khí của đất trời mới mang lại vượng khí cho gia chủ. Cửa phụ phải nhỏ hơn cửa chính, nếu cửa hậu lớn hơn cửa chính, khí thoát đi nhiều hơn khí vào nhà, sẽ có sự suy giảm về sức khỏe và thất thoát về tài chính.
Góc nhà phải chạy theo hình bát giác để khí lưu thông tốt và các góc lỗi được xem là kém may mắn thì phải đặt gương vào chỗ đó để khí lưu chuyển dễ dàng.
Cầu thang không được chạy thẳng ra hướng cửa chính vì người ta cho rằng làm như vậy sẽ làm thất thoát tiền bạc và vượng khí trong ngôi nhà.
Phong cách giao tiếp của người Nhật
Lúc câu hỏi được đưa ra có nghĩa là công việc đã chính thức bắt đầu. Trong không khí căng thẳng n���u bạn tạo được tình huống vui vẻ gây cười thì sẽ tạo được ấn tượng tốt, nhưng nên dừng lại đúng lúc. Người Nhật khi đang thực thi nhiệm vụ hoặc đang suy nghĩ thì không nên đưa ý kiến chệch vấn đề đang bàn, nói những câu thiếu thông tin, hỏi về đời tư. Bạn sẽ bị đánh giá là thiếu nghiêm túc, thậm chí sẽ gây ác cảm với họ.
Một điều rất quan trọng trong giao tiếp là cách tạo ra thiện cảm ban đầu trong công việc cũng như sinh hoạt, người Nhật không muốn bị lãng quên. Khi muốn làm quen hoặc giao dịch công tác, bạn nên trao một tấm danh thiếp để tự giới thiệu mình. Điều này rất quan trọng vì là thông điệp chính thức giúp hai bên dễ dàng nói chuyện với nhau hơn. Với quỹ thời gian eo hẹp của cuộc sống công nghiệp, công chức Nhật rất quan tâm vấn đề thời gian nếu có cuộc hẹn. Họ tỏ ra khó chịu khi phải đợi và rất mất cảm tình với người sai hẹn. Nếu là người đi tìm hiểu cơ hội hợp tác kinh doanh thì anh ta khó có cơ hội thứ hai gặp lại.
Khác với những người châu Âu, khi đi du lịch, chỉ thích xách máy ảnh chụp phong cảnh, người Nhật thích chụp ảnh có hình mình trong đó. Bởi vậy, khi đi thăm quan một nơi nào đó mà lúc về họ được tặng một bức ảnh chụp trong tư thế tự nhiên thì không gì bằng. Các thương nhân Nhật thích chụp hình trong các buổi hội đàm, nhất là dưới hình quốc huy, quốc kỳ và lãnh tụ của nước sở tại.
Người Nhật rất tôn kính Nhật hoàng nên xin đừng hỏi Nhật hoàng bao nhiêu tuổi, tính tình ra sao. Họ sẽ nghĩ ngay đến quốc thể bởi chỉ một câu sai ngữ pháp hay dùng nhầm từ của người tiếp chuyện. Nếu muốn cuộc tiếp xúc không tẻ nhạt thì bạn nên hướng tới chủ đề không ở đâu kiêng kỵ như thể thao, thời tiết, kinh tế, chứng khoán.
Những người có quan hệ làm ăn chặt chẽ với người Nhật, chắc hẳn phải biết ở Nhật Bản các loại quà tặng được bán chạy nhất, nhì thế giới. Như luật bất thành văn, họ tặng nhau quà trong các ngày lễ tết hoặc khi có tin vui, thăng quan tiến chức. Việc gói quà tặng là cả một nghệ thuật, bạn nên nhờ nhân viên bán hàng làm giúp để tránh sai sót. Không nên tặng quà có số lượng 4 hoặc 9, những vật nhọn hoặc trà uống vì chúng tượng trưng cho điều kém may mắn tại Nhật.
Bí quyết làm đẹp của người Trung Quốc
Thủ tục đăng ký kết hôn với người Trung Quốc
Món ăn truyền thống của người Trung Quốc
Kẻ ăn thịt người ở Trung Quốc
Phong tục cưới hỏi của người Hoa
(ST)