Người nước ngoài khi đến Việt Nam thì phải nhập gia tuỳ tục, tuy nhiên có một số thói quen của người Việt và ngườiphương Tây mà ta nên biết hay nên tránh khi tiếp xúc/
Văn hóa giao tiếp của phương tây và phương đông
Mỗi đất nước sẽ có nền văn hóa khác nhau, sẽ có sự khác biệt về kinh tế, văn minh, triết lý, tôn giáo khác nhau. Một nền văn hóa có thể thích hợp cho nước này, nhưng không có gì đảm bảo tốt cho nước khác. Lấy một ví dụ như ở các nước phương Tây, việc con cái lý luận với cha mẹ là một điều bình thường, nhưng đối với các nước phương đông thì đó được xem là hành động vô giáo dục, thiếu tôn trọng người lớn tuổi dễ làm cho phụ huynh bị shock. Hay người phương Đông khi giao tiếp thì thường hạ thấp mình xuống và không dám tự ca ngợi bản thân mình, nhưng đối với người phương Tây thì lại khác, việc tự ca ngợi bản thân, ca ngợi cái tôi là một việc đáng làm, và đó đó cũng được xem là cách thể hiện bản thân mình trước người khác.
Có khá nhiều điểm khác biệt thú vị về văn hóa giao tiếp của phương đông và phương tây. Nữ họa sĩ Lưu Dương người Trung Quốc sau nhiều năm sinh sống học tập tại Đức, đã gửi gắm thông điệp về sự khác biệt giữa 2 nền văn hóa này qua cuộc triển lãm tranh East meets West (Đông Tây tương ngộ). Hãy cùng điểm qua những điểm khác biệt giữa 2 nền văn hóa giao tiếp bạn nhé!
Lưu ý:
- Màu xanh: minh họa cho lối sống, văn hóa giao tiếp của phương Tây
- Màu đỏ: minh họa cho lối sống, văn hóa giao tiếp của phương Đông
Sự khác biệt về văn hóa giao tiếp, trình bày quan điểm cá nhân.
Phong cách sống.
Quan điểm về thời gian.
Cách thức làm việc.
Biểu lộ cảm xúc.
Văn hóa xếp hàng.
Cách thể hiện cái tôi trong giao tiếp.
Phố xá ngày cuối tuần.
Các bữa tiệc.
Văn hóa giao tiếp tại những nơi công cộng như nhà hàng, điều chỉnh âm lượng giọng nói.
Stomach Ache
Du lịch.
Sự khác biệt về cách trình, giải quyết vấn đề.
Nhu cầu ăn uống
Phương tiện di chuyển.
Cuộc sống khi trung niên.
Khác biệt về thời gian vệ sinh thân thể (tắm).
Mối liên quan giữa thời tiết, tính cách.
Chân dung sếp.
Mốt thời thượng trong cách ăn uống.
Cách đối xử với trẻ em.
Khi có được món đồ mới.
Cách hiểu nhau của người phương Đông và phương Tây.
Cuối cùng là tiêu chí đánh giá cái đẹp.
MỜI BẠN THAM KHẢO THÊM:
Một số điều cần để ý khi tiếp xúc với người phương Tây
.
- Chỉ khạc đờm, nhổ nước bọt trong phòng vệ sinh.
- Người phương Tây thường không có các tính: nói vòng vo, làm bộ khách sáo.
- Tránh nói chuyện về da đen da trắng và chuyện Đức Quốc Xã, Do Thái.
- Đừng để người phương Tây thấy đang cắt móng tay, móng chân. Họ cho cắt móng là bẩn thỉu.
- Không bàn về vẻ bề ngoài của người phương Tây, nhất là phụ nữ.
- Thời đại ngày nay, người phương Tây thường cạo sạch râu và để tóc ngắn nên trông gọn gàng, sạch sẽ và hợp thời.
- Khi có người nước ngoài ta nên tránh xỉa răng. Còn không thì nên lấy tay che miệng hay ngậm môi lại và kín đáo xỉa.
- Nhớ nói cảm ơn, khi người ta tự ý làm một việc gì tốt cho bạn, đưa cho bạn bất cứ cái gì, trả lời một câu hỏi hay một thắc mắc của bạn.
- Không nên tự động ghé mắt, chồm người để đọc ké khi người phương Tây đang cầm tờ báo, tờ rơi, hay bức hình, để xem, dù là bạn đang ngồi ở cái ghế bên cạnh.
- Không nói lí nhí; mà nên nói ít nhất là vừa đủ nghe (ráng nói hơi lớn hơn bình thường một chút sẽ giúp người nước ngoài dễ hiểu hơn từ ngữ tiếng Anh được bạn sử dụng).
- Tại nơi công cộng đừng đứng hoặc ngồi quá gần người phương Tây, trừ trường hợp chổ chật; cũng đừng nắm tay hay quàng vai người cùng giới tính với mình, ngay cả đối với bạn thân.
- Tránh ợ khi ăn uống. Nếu có thì nên nói xin lỗi “sorry” lập tức – chỉ nói nho nhỏ, vừa đủ nghe một cách tự nhiên như nói với chính mình và không cần nhìn xem họ có nghe thấy hay không.
- Không dùng ngón tay ngoáy mũi hay ngoáy lổ tai. Khi bị ngứa không thể chịu nỗi, người phương Tây thường dùng khớp đốt tay, mặt ngoài của ngón tay, bàn tay để cà, ấn, chạm vào chổ ngứa.
- Trong phim ảnh xưa hay trong đời thường không thấy người phương Tây ngồi chồm hổm ở nơi không có chổ ngồi. Không hiểu nguyên nhân từ đâu mà họ coi thường, cười cợt những ai ngồi kiểu này.
- Không nên hỏi tuổi, nhất là hỏi tuổi người nữ và tránh bàn về lý do tại sao chưa có chồng, chưa có con, dù trông họ không còn trẻ. Cũng không nên hỏi một tuần/ tháng/ năm làm được bao nhiêu tiền.
- Tránh chỉ trỏ ngón tay vào mặt người phương Tây và tuyệt đối không dùng ngón tay giữa để chỉ, trỏ, làm dấu hiệu. Đưa ngón tay giữa lên trời trong khi lòng bàn tay xoay về hướng của chính mình là dấu hiệu chửi thề.
- Tại Âu Mỹ, người dân không có thói quen trả giá, bởi vậy họ muốn mọi thứ có ghi giá cả rõ ràng (như ở nước của họ), để tránh trường hợp hiểu lầm hay bị lừa. Mọi thông tin, giải thích (nếu có) cũng nên được trình bày một cách rõ ràng, dễ hiểu.
- Cách vẫy gọi của ta có thể làm cho người phương Tây hiểu là ta muốn bye bye hay không hiểu rõ ý của ta, vì họ thường ngửa bàn tay và ngoắt với cả bốn ngón tay, cả bàn tay hay với cả cánh tay. Ngoắt với cả cánh tay là một cách biểu hiện sự thân thiện.
- Khi người phương Tây muốn bạn đoán xem họ bao nhiêu tuổi, dù trong đầu bạn nghĩ rằng người ấy khoảng 40 tuổi, bạn nên trừ đi khoảng 10-15 tuổi và trả lời, bạn nghĩ chừng 25 hay 30. Nói chung rất khó đoán được tuổi thật nhưng cũng không nên cố gắng biết, vì trả lời khôn khéo, gây được cảm tình, làm cho họ vui quan trọng hơn nhiều.
- Ngày xưa, người phương Tây cho rằng mỗi khi hắc hơi, hắc xì, quỉ có thể đột nhập vào cơ thể. Bởi vậy, nói “Bless you” hay “God bless you” khi nghe tiếng hắc xì, để giúp chặn con quỉ lại. Còn người hắc xì phải có nhiệm vụ nói “cảm ơn” với người đã nói “bless you”. Khi nói “bless you” hay “cảm ơn”, ta chỉ cần lướt mắt nhìn thoáng qua người đó.
- Người nước ngoài thường nể trọng và đánh giá cao những người có tinh thần dân tộc hay tinh thần yêu nước. Họ cũng thích gặp gỡ những người như vậy để tìm hiểu về Việt Nam. Bạn có thể khen phương Tây đủ thứ. Bạn cũng có thể chê Việt nam nhiều vấn đề nhưng đừng để họ có suy nghĩ là bạn chê tất cả mọi thứ về con người và đất nước của bạn.
- Trong một bàn ăn đông người (có người phương Tây, Việt kiều) nên có những đũa muỗng riêng cho mỗi đĩa, mỗi tô thức ăn để mọi người cùng dùng chung mỗi khi muốn gắp đồ ăn. Làm được điều này sẽ giúp cho người phương Tây an tâm thưởng thức món ăn mà không sợ mất vệ sinh. Nhiều tour du lịch ở Việt Nam cũng chưa chú ý lắm về việc này.
- Người phương Tây thường tránh bàn chuyện chính trị, tôn giáo, chủng tộc và những tò mò đời tư với người mới biết, vì những đề tài này dễ gây cãi vã, không có lợi cho mối quan hệ. Họ coi trọng quyền riêng tư và quyền tự quyết, nên không muốn ai can thiệp vào chuyện gia đình của họ: chuyện dạy con hay cách sống của họ (ngay cả khi bạn đã biết họ nhiều hơn).
- Nhân viên ngoại giao ở nước ngoài và Hải quan Việt Nam không ăn nói lịch sự, thân thiện, chuyên nghiệp và thường không giỏi tiếng nước ngoài. Nhưng bù lại con nít Việt nam ở những vùng ít khách nước ngoài thường chạy theo nói “Hi!” với người phương Tây. Đây là món quà vô giá. Người lớn Việt Nam cũng nên tập chào hỏi tự nhiên và chộp lấy cơ hội để thực hành Anh ngữ.
- Xã hội phương Tây thường xuyên giáo dục con người yêu quý, bảo vệ môi trường sống và thú vật, vì vậy, người phương Tây rất khó chịu khi chứng kiến cảnh thoải mái vức rác bừa bãi ngoài đường, nơi du lịch, nơi công cộng. Khi thấy những chuồng nhốt gấu, khỉ…. tại vài khu du lịch và cảnh dùng cây đánh đuổi hay dùng chân đá mèo, chó, họ cũng cảm thấy bất mãn.
- Ở Việt Nam có quá nhiều quán với toàn khách đàn ông. Điều này tạo cho người Trung Quốc, Hàn Quốc, Anh, Mỹ, Pháp, Úc… hiểu lầm. Họ cho rằng đàn ông Việt Nam lười biếng, chỉ giỏi ăn nhậu. Thật ra, ở phương Tây cũng có nhiều chổ chỉ toàn là khách đàn ông nhưng vì thường là ở trong nhà hàng nên không gây sự chú ý đặc biệt đối với du khách và những nơi này thường chỉ đông khách vào cuối tuần.
- Người phương Tây có thói quen hay khen, khen đủ thứ một cách tự nhiên như là họ thật sự nghĩ như vậy, vì vậy ta nên vô tư chấp nhận lời khen xã giao của họ. Ít khi nào họ lên tiếng chê, hay phê bình cái gì, nhất là đối với những người chưa đủ thân. Vì kỵ chê bai nên dù không thích cái gì ta mời mọc/ cho, họ cũng vui vẻ cảm ơn và khen ngon/ đẹp, nhưng nếu không ưa lắm thì họ sẽ từ chối món ăn đó khi được mời dùng thêm.
- Người phương Tây hay nói cảm ơn, trong khi người Việt có thói quen cười hoặc im lặng. Nhe răng cười tươi là biểu hiện sự hài lòng – tạm được. Vừa cười tươi vừa gật đầu thì chắc chắn họ hiểu ý. Trường hợp bạn nói bì bỏm, câu được câu mất thì tốt nhất là dùng chữ: “it’s okay” (có nghĩa tương tự như “không có gì”) cho mọi trường hợp. Trình độ cao hơn thì “you are welcome”, “don’t worry”, that’s good”, ” that’s great”, hay “don’t mention it”.
- Khi uống rượu bia, người Việt có thói quen ép lẫn nhau và ráng uống cho thật nhiều, ít khi để ý đến hậu quả sau đó hay ngày hôm sau phải đi làm. Trong khi người Tây có thói quen uống bia rượu là để thưởng thức, để xã giao, nên họ uống một cách thoải mái, uống tạm đủ chứ không ai ép ai, bởi vậy, họ không bị say sưa, không nói bậy, không đánh mất tự chủ. Người nào bị bệnh uống quá độ thì luôn được khuyên nên đến các trung tâm cai nghiện để chữa trị.
- Người phương Tây có tính kỷ luật, tôn trọng luật lệ và sự trật tự. Họ có thói quen xếp hàng. Họ tôn trọng quyền của người đến trước. Tuy nhiên, khi đến Việt Nam thì họ cũng nhanh chóng học theo cái thói chen lấn xô đẩy của người Việt. Nhiều người vừa ra khỏi cửa khẩu biên giới của Campuchia, Trung Quốc và Lào là họ bắt đầu tập chen lấn để nộp visa và passport cho hải quan (kể cả chen lấn để lấy lại lúc được kêu tên), sau đó là chen lấn mua vé xe, tàu…
- Do các quảng cáo kêu gọi bỏ thuốc lá và những thống kê về hậu quả của việc hút thuốc, hít thở khói thuốc đối với sức khoẻ, mà đa số người phương Tây không còn hút thuốc và bây giờ đâm ra cảm thấy không chịu được mùi thuốc, cũng như xem những người còn thích hút thuốc là những người kém hiểu biết, ích kỷ và lạc hậu. Vì vậy, khi giao thiệp với người phương Tây không hút thuốc thì bạn đừng để khói thuốc bay về phía khách và đừng nên hút trong bữa ăn (khói thuốc có thể rơi vào thức ăn hay vào người).
- Lúc nào cũng sẵn sàng nói xin lỗi để tạo sự thông cảm và để giảm sự hiểu lầm, chứng tỏ mình biết phải trái và có đầu óc cởi mở. Vì vậy, nói xin lỗi ngay cả khi mình không có lỗi. Ví dụ, nói xin lỗi khi 2 người lỡ đụng nhau; khi một câu nói hay việc làm của bạn làm cho người kia buồn hay không vui; ợ, hắc xì, vừa gây tiếng động lớn tại chỗ yên lặng; phát hiện mình đang đứng cản trở tầm nhìn hay bước đi của người khác; nói xin lỗi khi nhận ra mình vừa bỏ lỡ một dịp thực hiện sự cư xử văn minh.
- Khi đàm thoại nên ráng nhìn thẳng vào mắt người phương Tây, vì phong tục của họ như vậy. Ít nhìn vào mắt có thể gây hiểu lầm không có lợi cho ta. Thường xuyên nhìn vào mắt người khác thì bạn dễ cảm nhận được người đang nói chuyện với ta có thật sự thành thật và thân thiện không. Chỉ cần nhìn vào mắt khoảng 50-75% thời gian, vừa nhìn vừa mỉm cười là tốt. Nhìn nhiều quá sẽ là dấu hiệu bất thường, không thân thiện. Khi nhìn vào mắt, tránh nhìn chằm chằm mà ta nên di chuyễn vị trí nhìn trên khuôn mặt mỗi 2-3 giây: 2 giây ở mắt, rồi 2 giây ở mũi, rồi cằm, râu, lông mày, trán, miệng.
- Ở phương Tây và ở các nước khác, đa số các cánh cửa chính của cửa hàng, văn phòng, shopping…. tại nơi công cộng, đều là cửa tự kéo hay tự đẩy rồi cửa sẽ tự động bật mạnh lại lúc buông tay, nếu không để ý cửa có thể đập mạnh vào đầu người đi sau. Bởi vậy, người phương Tây có thói quen, trước khi buông tay phải quan sát xem phía sau mình để quyết định buông tay hay giữ cửa lại. Thường thường chỉ giữ cửa khi người đi sau còn cách cửa trong vòng 3-4 mét. Trường hợp bạn được người khác giữ cửa thì phải tăng tốc, bước vội hơn một tí và lúc vừa sắp đụng tay vào cánh cửa phải nói liền “cảm ơn”. Nên nhớ, bạn chỉ giữ hờ cho cánh cửa khỏi bật lại chứ không phải là nhường cho người ta đi trước, trừ khi, người kia đang mang đồ nặng, đang tay xách nách mang.
Sau đây là một số câu hỏi hay đề tài dùng để nói chuyện với người nước ngoài:
- Khi muốn bắt chuyện với người nước ngoài bạn nên có khuôn mặt tươi cộng với nụ cười trên môi. Không bắt tay khi đến làm quen hay chào hỏi. Bắt tay chỉ dùng cho trường hợp giới thiệu lẫn nhau hay là giữa những người đã quen nhau.
- Luôn bắt đầu bằng Hi! sau đó là How are you? Where are you from? Nên đưa ra những câu hỏi tỏ ra mình quan tâm đến cá nhân, gia đình và môi trường sống quen thuộc của họ, cũng như một số bất tiện, phiền phức hay thích thú trong thời gian đi du lịch tại nước ta và trước đó….
- Hỏi về sự chuẩn bị cho chuyến du lịch của họ (How about your preparation for the trip?) và chương trình sắp tới, họ có phải đọc sách tìm hiểu về nước sẽ đến trước khi đi, đồ đạt mang theo mấy bộ? Giặt ủi ra sao (laundry)? Book phòng khách sạn ra sao? Có tiện nghi giống như bên nước nhà không? Có nhớ nhà, nhớ ba mẹ, nhớ con chó hay con mèo (nếu họ có nuôi thú cưng)? Đã làm gì, thăm những chổ nào ở chổ vừa ghé qua?
- Hỏi họ có thích thức ăn Việt không?(Vietnamese food/cuisine). Hỏi về nghề nghiệp, tính tình, tuổi tác, sở thích cá nhân, nhà cửa, sự gắn bó, liên lạc với nhau… của cha mẹ hay anh em của họ. Nói chung, nên ưu tiên hỏi những câu hỏi/ đề tài có tính thân mật như là giữa 2 người bạn thân với nhau – hỏi và lắng nghe một cách thích thú, thành thật.
- Dĩ nhiên, bạn có thể hỏi đủ thứ chuyện, chẳng hạn như về công việc: What do you do for a living? What do you do in your country? Do you like it? (like your job?) How you go to work? How long does it take? How far away from your home? Is it a big company? What time you have to be at work? Do you have any break time? Are there many motorbikes in your country? Why not? Have you ever worked night time? Do you usually/often work independently/by yourself or in a team? What do you used to do after work?. Hỏi về việc học, What are you majoring in? (theo học ngành gì).
- Có thể hỏi về sinh hoạt cuối tuần. How about your weekend? What do you do at the weekend? How often do you go to church? How often you go shopping? Nói chung là cứ hỏi một câu rồi tuỳ theo cách trả lời ta hỏi tiếp theo để họ giải thích rõ hơn.
- Bạn có thể hỏi giá tiền vé xe buýt và một vé đi được bao lâu, hỏi giá tiền chai bia. Vì mục đính chính là học hỏi tiếng Anh, bởi vậy nên hỏi chi tiết bất cứ mọi chuyện về cuộc sống của họ hay về xã hội mà họ đang sống để tập nghe họ nói.
- Trường hợp thấy người nước ngoài có vẻ đang có vấn đề hay đang gặp rắc rối gì đó mà bạn có ý định giúp thì phải nên hỏi liền sau khi nói Hi! May I help you? Trường hợp này không cần phải hỏi han sức khoẻ, đến từ đâu…. vì người đang có trục trặc gì đó thì không vui vẻ để nói chuyện lung tung, họ đang tập trung đầu óc để giải quyết một sự việc.
Cách dạy con ở Việt Nam khác với phương tây như thế nào?
Cách dạy con của bà mẹ Tây con thông minh,phát trển tấm lòng
Cách dạy con của người Hàn Quốc nhiều thú vị
Xu hướng lấy chồng tây
Món ăn truyền thống của Tây Ban Nha
Mỹ nhân Việt lấy chồng Tây có phải hiệu ứng "sính ngoại"
(ST)