Cách giao tiếp với người lạ trò chuyện tự nhiên, khéo léo

seminoon seminoon @seminoon

Cách giao tiếp với người lạ trò chuyện tự nhiên, khéo léo

19/04/2015 12:25 PM
32,956

Một nhà tâm lý giao tiếp hiện đại người Mỹ, F. Stevenson khẳng định: “Nếu bạn có bản lĩnh, bắt chuyện với một người nào đó liên tục trong 10 phút mà làm cho đối phương hứng thú, thì bạn là người có khả năng giao tiếp – một khả năng rất cần trong xã hội hiện đại”. Một vài mẹo nhỏ giúp cuộc trò chuyện với người mới quen sẽ trở nên thú vị hơn rất nhiều.

 

Bắt đầu cuộc trò chuyện với một người nào đó bạn vừa gặp đôi khi là điều rất khó khăn bởi trong phút giây ấy, bạn chẳng thể biết chắc chắn điều sắp nói ra có làm vừa lòng đối phương hay không. Trong trường hợp này, việc cần làm đầu tiên là xốc lại tinh thần, hài lòng với chính bạn để cảm thấy tự tin hơn.

Kết quả hình ảnh cho giao tiếp vơi người lạ

Tự nhủ rằng những điều bạn sẽ nói không khiến người đối diện khó xử và lựa chọn một đề tài thích hợp. Bạn nên bắt đầu bằng một lời nhận xét nhẹ nhàng về ngoại hình của người ấy hoặc nói chuyện liên quan đến thời tiết đẹp. Luôn luôn cố gắng để bắt đầu một cuộc trò chuyện theo hướng tích cực sẽ giúp bạn tạo ấn tượng tốt hơn.

Ngoài ra, trước khi nói bất cứ điều gì, bạn nên mỉm cười để bản thân cảm thấy đỡ căng thẳng và người đối diện cũng dễ dàng mở lòng hơn. Trong khi nói, bạn có thể giúp đỡ người ấy hoàn thành công việc họ đang làm hoặc chủ động đề nghị họ giúp đỡ. Khi cùng làm một việc gì đó, tay chân sẽ không trở nên "thừa thãi" và khiến bạn lúng túng.

Bạn cũng cần chú ý tới độ tuổi và nghề nghiệp của người đối diện trước khi bắt đầu cuộc trò chuyện. Nếu đó là một người trẻ tuổi, đừng nói về chính trị hay các vấn đề liên quan đến "nhân tình thế thái". Thay vào đó, hãy đề cập đến một bộ phim đang hot, chuyện hẹn hò hay mối quan hệ với người lớn tuổi…

Lắng nghe là việc rất quan trọng trong bất kỳ cuộc trò chuyện nào, cho dù bạn đang nói chuyện với người hoàn toàn xa lạ hay một người quen. Bạn cần tập trung lắng nghe những gì họ nói trước khi đưa ra nhận xét của riêng bạn. Nếu bạn không lắng nghe hoặc nghe một cách bập bõm, có thể khiến người khác nhàm chán và bỏ đi vì cho rằng bạn thiếu tôn trọng họ. Tuy nhiên, không vì thế mà bạn chỉ biết nghe và chẳng nói gì cả. Trò chuyện là hoạt động tương tác hai chiều, do vậy, hãy tích cực bày tỏ quan điểm nếu trong tầm hiểu biết của bạn.

cach lam quen 2 Mẹo nhỏ giúp bạn làm quen với người lạ

Nhưng muốn nói chuyện, lại không biết nói chuyện gì. Làm sao để làm quen với người lạ khi bạn không đủ tự tin và dũng khí để phá bỏ vùng an toàn của mình? Đôi lúc bạn nghĩ rằng hình ảnh của bản thân chưa đủ tốt nên e ngại khi bắt chuyện làm quen với ai đó. Một số phương pháp sau sẽ giúp bạn dễ dàng hơn khi làm quen với người lạ:

Một người duyên dáng, đi đến đâu cũng được mọi người thiện cảm, gần gũi và phải có khả năng bắt chuyện với bất kỳ ai.

Đề tài bắt chuyện

Bạn đừng tìm những tin tức giật gân, sự việc “kinh thiên độc địa” làm đề tài câu chuyện, nếu bạn tưởng rằng chỉ những sự kiện nổi bật mới đáng nói. Bởi vì, những đề tài như thế không nhiều, vả lại nếu tin tức đã xôn xao thì chẳng cần bạn nói, người ta cũng biết rồi. Cũng đừng nên nghĩ, đã đàm đạo phải nói các đề tài uyên thâm, tỏ ra mình là người có học vấn cao mới làm cho người khác kính trọng. Nếu bạn đưa ra toàn lý luận trừu tượng hay những tri thức cao siêu, nên biết rằng, loại đề tài này không phải ở đâu cũng gặp tri kỷ, chuyện mình khơi mào ra chẳng ai hưởng ứng thành ra vô duyên.

Cuộc sống không thiếu các đề tài gợi chuyện như: tình bạn, tình yêu, sách vở, báo, phim, kịch, âm nhạc, kiến trúc, khí hậu, thời trang … Nhưng khi đề cập về mấy đề tài đó bạn nên lưu ý mấy điểm sau:

+ Với cái mà mình không biết chớ có vẻ sành sỏi

+ Chớ nên khoe khoang về khả năng đặc biệt của mình (tiền bạc, trí thông minh…).

+ Chớ luận bàn về thất bại của người khác.

+ Chớ nói về những chuyện bực mình, nên nói chuyện vui.

+ Chớ sa đà vào vấn đề nào đó dẫn đến tranh cãi.

Nếu trong trường hợp người nói chuyện với mình cứ muốn lái câu chuyện sang hướng chỉ trích một người nào đó, thì mình cần khéo léo lái câu chuyện sang hướng khác, bởi vì nói xấu ai đó là điều không hay.

Sự tự tin

Bạn thân mến, để mình có thể tự nhiên khi nói chuyện với một người mà mình chưa từng quen biết thì điều cần đó ở bạn đó là sự tự tin.

Để có được sự tự tin trước mọi người, điều đầu tiên bạn cần phải có sự tạo ra sự tự tin cho bản thân mình bằng cách luyện tập khả năng nói trước đông người. Nếu có việc gì đó bắt buộc bạn phải tiếp xúc hay trình bày trước đông người thì bạn đừng nên thoái thác mà hãy mạnh dạn nhận lấy nhiệm vụ đó và coi đó là một lần để bạn rèn luyện khả năng nói của mình. Trong cuộc sống hàng ngày, bạn nên chủ động gặp gỡ bạn bè, người thân của mình và nói chuyện cùng họ, trước hết là để học hỏi ở họ nghệ thuật giao tiếp và ứng xử, đồng thời qua những cuộc nói chuyện đó sẽ giúp bạn cảm thấy tự tin hơn khi nói chuyện. Hãy bắt đầu câu chuyện của mình một cách cởi mở và tự nhiên. Đó có thể chỉ là những lời hỏi thăm sức khoẻ, những câu chuyện vui mà bạn gặp trong cuộc sống hàng ngày hay những thông tin hay, nóng hổi mà bạn vừa cập nhật được….

Bạn nên ghi nhớ: Khi bạn có một chuyện gì đó dù vui hay buồn hay có điều gì đó muốn chia sẻ với ai đó thì bạn nên tìm ngay một người để bạn giãi bày tâm sự của mình hoặc kể cho một ai đó về những khó khăn mà bạn gặp phải. Đó cũng là một cách để bạn rèn luyện khả năng nói, mạnh dạn hơn khi tiếp xúc với người khác. Hoặc đôi khi gặp một người thân quen nào đó, chỉ với một lời hỏi thăm về gia đình, sức khoẻ, tình hình công việc hay dành cho họ một lời khen ngợi cũng là cách để bạn bắt đầu cho câu chuyện của mình. Đừng quá e dè ngần ngại mà hãy mạnh dạn lên, bạn nhé!

Tất nhiên rằng, để bạn cảm thấy tự tin hơn thì bạn cũng nên chú ý đến trang phục của mình khi xuất hiện trước một ai đó. Trang phục mà bạn vận trên người không cần thiết phải quá mốt mà chỉ cần gọn gàng, lịch sự và không làm cho bạn lạc lõng giữa mọi người là được.

Bình luận về chủ đề liên quan tới cả hai

Những chủ đề về thức ăn, cách bài trí nội thất, hay về dịp lễ đặc biệt nào đó luôn luôn là cách tiếp cận an toàn. Những câu hỏi kiểu như: “ Cậu biết gì về chủ nhà mời chúng ta đến hôm nay không?”, “ Cái gì đã khiến bạn muốn tham gia sự kiện ngày hôm nay cùng với chúng tôi?” cũng nên được sử dụng. Nhưng hãy giữ thái độ tích cực! Trừ khi bạn cực kì “funny”, lần đầu giao tiếp với người khác không phải là thời điểm để than phiền.

meo-nho-khi-giao-tiep-voi-nguoi-moi-gap

Nói tới những chủ đề gây hứng thú

Một số người trước khi ra ngoài thường có thói quen lướt web để tìm kiếm thông tin. Cập nhật tin tức để đưa ra những thông tin thời sự kiểu như: “ Steve Job vừa qua đời đấy, cậu biết chưa?” hay “ Chuẩn bị có Rockstorm năm nay đấy!” là cách rất hiệu quả để bắt chuyện và tạo hứng thú cho cả đôi bên đấy.

Hãy hỏi những câu hỏi không thể đáp lại bằng câu trả lời “nhát gừng”

“Dạo này cậu làm gì mà bận thế?”. Đây là câu hỏi tốt nếu bạn đang nói chuyện với một người không làm việc trong văn phòng. Cách này hiệu quả hơn kiểu hỏi rõ ràng như: “Cậu làm nghề gì” bời vì người trả lời phải chọn trọng tâm của họ (công việc, việc tình nguyện, gia đình, sở thích) để đáp lại.

meo-nho-khi-giao-tiep-voi-nguoi-moi-gap

Nếu bạn đã lỡ hỏi những câu hỏi có thể trả lời một cách đơn giản, hãy hỏi thêm những câu hỏi liên quan

Ví dụ, nếu bạn hỏi “Quê cậu ở đâu thế?” thì câu hỏi tiếp theo nên là “uh, thế nếu cậu vẫn ở đó thì cuộc sống sẽ ra sao”. Còn nếu câu hỏi là “Bạn có nhóc nào chưa?” thì nên hỏi thêm “ Cậu chăm con có theo cách ông bà dạy không?” hoặc “Cậu có muôn lớn lên chúng sẽ đi theo con đường khác cậu không?”

Hỏi những câu hỏi về cuộc sống cá nhân

“Cậu hay đọc báo ở trang nào?”, “ Cậu thích chơi game thể loại nào?” Những câu hỏi như vậy có thể đánh trúng vào sở thích, thói quen của nhau và khiến việc nói chuyện trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.

Phản ứng tích cực với câu chuyện người khác kể

meo-nho-khi-giao-tiep-voi-nguoi-moi-gap

Nếu anh bạn của bạn kể một câu chuyện cười, dù bạn không buồn cười thì ít nhất nên tỏ vẻ rằng câu chuyện đó khiến bạn thấy thú vị. Nếu anh ta đưa ra một số thông tin mà anh ấy cho là kì lạ hãy phản ứng lại với thái độ ngạc nhiên. Hãy đặt mình vào vị thế của người kể chuyện khi người nghe không phản ứng lại những gì bạn nói chắc hẳn bạn sẽ thấy không hài lòng chút nào vì thái độ của họ làm bạn cảm thấy mình hành động như một tên ngốc vậy.

NHỮNG KỸ NĂNG GIAO TIẾP CƠ BẢN CẦN NẰM LÒNG

Không yêu cầu những ngôn từ mới, giao tiếp đôi thực ra chỉ cần những kỹ năng để nói chuyện và giữ cho mối quan hệ diễn ra êm đẹp.

Ngôn ngữ cơ thể

Con người có liên hệ với người khác bằng nhiều cách khác nhau và không nhất thiết phải luôn trực tiếp. Thông thường, bạn có thể biết điều người kia đang cố nói thông qua ngôn ngữ cơ thể. Vậy nên nếu bạn đang mắc lỗi với ai đó mà khi có cơ hội nói chuyện, bạn thấy họ đan chéo tay hay chân thì đó có thể là thời điểm tốt để bạn xin lỗi.

Tuy nhiên, thỉnh thoảng nó lại là bản năng. Nếu đàn ông nhìn vào mắt bạn thì có vẻ họ đang thích bạn. Những cử chỉ động chạm đơn giản cũng là dấu hiệu khác cho biết bạn đang được họ quan tâm. Ví dụ, chạm nhẹ vào chân, cọ tay vào lưng hay tay bạn, vòng tay qua eo hay cù nhẹ.

Nói ra suy nghĩ

Ở những thời điểm khác, trừ phi bạn là người có khả năng đọc suy nghĩ của người khác, bạn cũng có thể bỏ qua những thông tin then chốt và khiến tình huống từ xấu thành tồi tệ. Nếu bạn nghĩ có một vấn đề nào đó ảnh hưởng tới mối quan hệ thì nên nói ra.

Đào sâu

Trong một mối quan hệ, giao tiếp rõ ràng rất cần thiết để tiến hành mọi việc. Mối ràng buộc giữa hai bạn có thể nhanh chóng trở nên gay gắt, trừ phi bạn chia sẻ những suy nghĩ và cảm xúc nội tâm. Nếu không biết rõ cái gì đang khiến hai bạn khó chịu, cả hai rất dễ hiểu nhầm, thậm chí là oán giận lẫn nhau.

Đừng bao giờ giữ riêng vấn đề chung nào cho riêng mình, hãy cởi mở, chia sẻ cho dù có thể làm hai bạn cãi nhau một chút. Chỉ đến khi nào vấn đề được giải quyết, bạn mới vui vẻ và thoải mái. Và cũng không có cách nào xử lý trừ phi bạn cho người kia biết đó là vấn đề cần quan tâm.

Rành mạch, dễ hiểu

Trên sách báo, nói chuyện cởi mở có vẻ là một ý thức chung. Thực tế, nó thường không dễ dàng để thể hiện điều bạn thực sự muốn nói. Tất cả những sự phức tạp, rắc rối có thể được đá bung từ một nỗi sợ hãi phản ứng xấu tới việc chọn sai thời điểm để nói ra. Bất kể trường hợp nào, bạn cũng cần vượt qua mọi trở ngại để đảm bảo hai bạn đều cùng một điểm xuất phát của vấn đề.

Kết quả hình ảnh cho giao tiếp vơi người lạ

Biết lắng nghe

Nếu bạn có thể liệt kê những vấn đề trong mối quan hệ đang làm bạn khó chịu thì hãy xé nó ngay lập tức. Hãy làm nó bốc hơi với những yêu cầu và bạn sẽ đẩy đối tác vào thế phòng thủ. Để khởi sự một cuộc nói chuyện tốt, hãy bắt đầu bằng một câu hỏi hay dù là bạn phải bắt đầu với một câu hỏi chung chung về mối quan hệ của hai bạn và chuẩn bị sẵn sàng để lắng nghe.

Tôn trọng những điểm khác nhau

Nếu bạn luôn tán đồng mọi thứ, thì đó sẽ là một mối quan hệ tẻ nhạt. Sự xung đột về ý kiến là một điều lành mạnh. Nó cho cho thấy bạn là một cá nhân độc lập, có khả năng hình thành niềm tin của riêng mình cũng như tranh luận về chúng. Mặc dù bạn không đồng ý với ai đó về những vấn đề chính trong cuộc sống thì sự tôn trọng lẫn nhau sẽ động viên bạn tìm được hướng giải quyết.

Gặp nhau ở điểm giữa

Thỏa hiệp là điều cốt yếu khi cần đàm phán cách thức giải quyết vấn đề trong bất cứ mối quan hệ nào. Một đôi tai biết lắng nghe và tôn trọng quan điểm của đối tác tình cảm sẽ giúp bạn giữ được cuộc nói chuyện với người ấy. Linh hoạt, mềm dẻo là yếu tố cần để giúp hai bạn tìm gặp nhau ở điểm giữa của lối đi tìm giải pháp.

Xem xét lại quyết định

Đặt cách giải quyết của bạn vào thực tế rồi xem mọi việc diễn ra thế nào. Hãy quan sát thật ký để điều chỉnh nếu cần thiết. Với thực hành cộng với kinh nghiệm, bạn sẽ nhận thấy những kỹ năng cơ bản trong giao tiếp đôi lứa sẽ trở thành bản tính thứ hai. Từ việc chọn một bộ phim vào tối thứ Sáu để cảm thấy bạn có vẻ cần nhiều không gian cho sự lãng mạn được thăng hoa, nó đồng nghĩa với việc bạn có trách nhiệm đối với bất kỳ tình huống nào và cùng nhau tìm kiếm kết quả tích cực.

CÁCH GÂY ẤN TƯỢNG VỚI NGƯỜI KHÁC

Cách gây ấn tượng tốt với người khác “Ấn tượng đầu tiên luôn là ấn tượng quan trọng nhất!” Điều này luôn đúng trong hầu hết mọi hoàn cảnh, vì vậy sẽ thật tuyệt nếu một ai đó thích bạn ngay từ lần đầu tiên mới nhìn thấy hay mới tiếp xúc với bạn.

Thực tế là những thái độ không tốt hay sự phô trương của bạn sẽ không được mọi người đánh giá cao. Mặt khác, mọi người thường ấn tượng khi bạn cho họ thấy bạn rất thích tính cách của họ. Nhìn chung họ sẽ bị ấn tượng bởi các bạn thể hiện hay cá tính của bạn khi họ cảm thấy bạn cũng đang khá quan tâm đến họ.

Khiến cho một ai đó có thiện cảm với bạn sẽ không còn là vấn đề quá khó khăn nếu bạn làm theo các bước sau đây:

1. Làm việc bằng ngôn ngữ cơ thể

Hãy dùng ngôn ngữ cơ thể mở một lối đi giúp bạn gần gũi hơn, cởi mở hơn với mọi người. Thường thì chúng ta luôn gặp khó khăn khi phải bắt đầu cuộc nói chuyện với một người lạ, nhưng nếu người lạ đó bắt đầu bằng việc tự giới thiệu bản thân trước thì sao? Có phải mọi hoàn cảnh đều không thể trở nên dễ dàng? Nếu bạn cũng làm tương tự như vậy với người khác, bạn sẽ có thể tạo một khởi đầu tốt.

2. Hãy khen ngợi bất cứ khi nào bạn thấy điều gì đáng được khen

Nếu bạn thực sự đánh giá cao người khác như vẻ đẹp của họ hay sự thông minh, các kỹ năng, khả năng cảm thụ nghệ thuật… thì mọi người sẽ tự động nhớ đến bạn và từ đó bắt đầu thích bạn. Nhưng hãy chắc chắn những lời khen của bạn là chân thực, nên tránh những hành động thái quá hay khoe khoang thể hiện mình.

3. Đừng quên cười

Theo nghiên cứu cho thấy, số lần bạn cười trong suốt cuộc trò chuyện cho thấy mức độ thân thiện của bạn. Điều này không làm thiệt gì cho bạn và cũng không có tác dùng phụ gì cả. Một nụ cười có thể khơi nguồn cho những nụ cười khác!

Kết quả hình ảnh cho giao tiếp CÁCH

4. Sự dụng tính hài hước

Khiếu hài hước luôn rất hiện quả trong việc gây ấn tượng tốt trước người khác.

5. Hãy là người dễ tiếp cận

Mọi người thường thích những người mà họ thấy dễ tiếp xúc. Hãy cho mọi người thấy, bạn là người luôn sẵn sàng giúp đỡ họ khi họ gặp rắc rối. Nên nhớ, hãy luôn là người tốt bụng và có ích!

6. Giúp người khác giải trí

Hầu hết, ai cũng thích ở gần những người vui tính. Các cuộc trò chuyện thú vị hay các câu nói đùa đôi lúc lại rất hiệu quả.

7. Cười bản thân mình

Đôi lúc bạn có thể cười vào chính bản thân mình! Vẻ ngoài dễ bị tổn thương và ngây thơ vô tội cũng có thể gây thu hút người khác.

8. Luôn nhớ và sử dụng tên của mọi người

Mọi người sẽ đánh giá cao nếu bạn có thể nhớ và gọi đúng tên họ. Âm thanh ngọt ngào nhất và quan trọng nhất chính là tên riêng của mình. Để dễ dàng nhớ một người mới quen, bạn hãy gọi tên họ ít nhất ba lần trong cuộc nói chuyện hay viết tên họ xuống quyển ghi chú và ghi một vài chi tiết về người đó.

9. Trở thành người biết lắng nghe

Lắng nghe khác với việc im lặng. Nó là việc thể hiện sự đồng cảm, là khả năng “đặt mình vào vị trí của người khác, hiểu mà không cần điều chỉnh hay đưa ra biện pháp khắc phục”. Đôi khi mọi người chỉ muốn bạn lắng nghe những câu chuyện của họ mà không cắt ngang hay hỏi bất cứ một câu hỏi hay đưa ra lời đánh giá, kết luận nào cả.

10. Là con người hoạt bát, nhiệt tình và tràn đầy năng lượng

Mọi người sẽ bị ấn tượng bởi tính cách của bạn và cái cách mà bạn truyền những tình cảm tích cực của mình cho người khác. Họ sẽ muốn học hỏi những kỹ năng đó từ bạn và do đó họ sẽ dần thích bạn và muốn là một trong những người bạn tốt của bạn.

Hãy cố gắng tỏ ra thật thân thiện vào lần đầu gặp gỡ. Các nghiên cứu cho thấy rằng, trong 10’ đầu làm quen một người lạ, chúng ta sẽ quyết định mối quan hệ giữa hai người có thể thân thiết đến đâu. Hơn nữa, khi ta đánh giá một con người, ta thường có xu hướng dựa vào những gì mà ta thấy ngày từ lúc ban đầu hơn là dựa trên những gì có sau đó. Vì vậy, việc tạo ấn tượng tốt với người khác ngay trong những giây phút đầu tiên gặp mặt là vô cùng quan trọng. Khả năng tạo ấn tượng tốt hay không còn phải tùy thuộc kỹ năng giao tiếp, sự cởi mở của bạn.

Luôn luộn chủ động trong giao tiếp

Khi gặp người lạ bạn cảm thấy khó bắt chuyện vì không biết mở miệng như thế nào , bạn ngại ngùng thiếu tự tin? Bạn nghĩ đối phương không muốn giao tiếp với mình nhưng sẽ thật bất ngờ khi bạn biết rằng đối phương cũng run giống bạn. Họ cũng không vượt qua được nỗi ngại ngùng và không dám mở lời. Hãy chủ động bắt chuyện để ghi điểm cho đối phương và cho cả mình.

Khi đã trao đổi được vài câu bạn lúng túng không biết nói gì thêm và có thể rơi vào bế tắc im lặng, câu chuyện ngắt quãng giữa chừng và bạn cảm thấy mình thất bại. Đừng lo , hãy tạo một không khí thoải mái. Nói một cách tự nhiên những suy nghĩ của bạn. Chọn chủ để linh hoạt phù hợp với cả hai bằng cách đặt những câu hỏi mở vể sở thích, mối quan tâm của đối phương…

Chỉ cần bạn nhớ rằng con người luôn thích nói về mình cho nên khi bạn khơi gợi được những mối quan tâm của người khác và để cho họ nói về họ còn bạn thì chăm chú lắng nghe vừa đặt câu hỏi dẫn dắt câu chuyện , đôi lúc đưa ra những lời khen ngợi động viên thì bạn đã thành công.

Với những đối tượng quan trọng mà bạn muốn tiếp cận , họ có một địa vị hay thành công nào đó thì với sự chuẩn bị từ trước bạn giới thiệu với họ là bạn đã từng nghe , biết những việc họ làm với thái độ kính phục , hoặc tỏ ra hiểu biết về sở thích, biết tên sẽ gây cho đối tác ngạc nhiên.

Hãy pha trò hài hước vì tiếng cười sẽ làm cho câu chuyện bớt căng thẳng rụt rè , tự nhiên và cởi mở hơn.

Khi bạn được kể một câu chuyện, vấn đề bạn dã biết hãy khoan nhảy vảo họng người ta là mình biết rồi hoặc tệ hơn là bạn còn đính chỗ sai của lời kể. Hãy chịu khó lắng nghe thành tâm bạn nhé.

Một câu cô đọng cho kỹ năng giao tiếp hoàn hảo là hãy biết cách hỏi hợp lý, biết cách nghe chăm chú, biết trả lời dí dỏm và biết ngừng nói khi không còn gì để nói nữa.


(ST)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý