CÁCH GIAO TIẾP TRONG KINH DOANH
Sau đây, nên chăng cần chú ý đến 10 điều giúp các doanh nghiệp thành công, trong đó có vài yếu tố chú trọng đến con người và tâm lý. Thiết nghĩ đáng để chúng ta suy gẫm: 1/-Kinh doanh mà không có kế hoạch đồng nghĩa với sự thất bại. 2/- Đã là nhà quản lý thì mọi việc đều phải có kế hoạch cụ thể, từ người đứng đầu công ty đến cán bộ cấp thấp nhất. 3/- Kinh doanh thành công không phải là cuộc chạy nước rát mà là một cuộc chạy marathon. 4/-Thành công của các công ty không phải bắt đầu từ chỗ sử dụng công nhân như một công cụ làm giàu mà luôn coi họ là các cộng sự hoặc người giúp đỡ cho mình. 5/-Cách tốt nhất để khuyến khích mọi người là giao tiếp với họ. Điều quan trọng là phải biết nói chuyện với đối tượng bằng ngôn ngữ của chính họ. 6/-Chủ doanh nghiệp thành đạt là người trung thực trong các quan hệ, đặc biệt là với các nhân viên. 7/-Nếu muốn tham gia hoạt động kinh doanh, trước hết hãy nhớ rằng chính khách hàng là người trả lương chứ không phải bạn- người chủ doanh nghiệp! 8/-Trong kinh doanh, ngoài tiền bạc, kinh nghiệm cũng là một loại thu nhập. Bạn hãy tìm cách thu lấy kinh nghiệm trước, tự khắc tiền bạc sẽ đến sau. 9/-Tạo được khách hàng mới chỉ là một nửa. nếu giữ được khách hàng bạn mới có tất cả. 10/-Mọi lời khen chê đều hết sức quý giá và cần thiết. Song sự lựa chọn của khách hàng mới là sự phán xét cuối cùng.
2. Nhớ tên khách hàng
3. Nụ cười từ trái tim của bạn.
4. Hãy cho khách hàng biết, họ là người quan trọng
5. Tôn trọng khách hàng
6. Quan tâm thực sự đến khách hàng.
7. Giúp đỡ khách hàng nhiệt tình.
8. Kiên định quan điểm
9. Đừng thích tranh biện
10. Hiểu rõ thông điệp của người nói
11. Khuyên người khác
13. Hãy cố hiểu người khác
Lợi ích của kỹ năng giao tiếp tốt trong kinh doanh Giám đốc truyền thông Andy Cook nói: “Trong thế giới kinh doanh, các doanh nghiệp luôn đấu tranh để chiếm lĩnh thị trường và tìm kiếm một mảnh đất màu mỡ. Muốn đứng trên bục vinh quang, doanh nghiệp cần xây dựng một lực lượng hùng hậu và thúc đẩy đội ngũ của mình phát triển. Yếu tố nào sẽ giúp bạn biến lý thuyết thành hiện thực đó chính là giao tiếp. Giao tiếp tốt mang đến cho bạn và doanh nghiệp nhiều lợi ích hơn những gì bạn tưởng tượng”. Giúp xây dựng một đội ngũ hùng hậu Để xây dựng một đội ngũ tốt đòi hỏi phải có một nhà lãnh đạo tài ba với khả năng giao tiếp “hơn người”. Bởi, người giao tiếp giỏi là người có khả năng kết nối các cá nhân, giải quyết mâu thuẫn, giúp nhân viên loại bỏ sự sợ hãi, tuyên truyền tinh thần đoàn kết và tiếp lửa động lực thông qua ngôn ngữ trực tiếp.
Tránh hiểu lầm và đưa thông tin sai lệch “Đôi khi cách diễn giải “loằng ngoằng” có thể khiến đối tác hiểu nhầm hoặc hiểu sai lệch đi thông tin và thông điệp bạn muốn gửi tới. Điều này sẽ thật tệ hại. Nhưng giao tiếp tốt sẽ giúp bạn hoàn thành công việc thậm chí là “tút tát” lại sai lầm. Với những thông tin “lỡ” sai, bạn cũng có thể quay ngược 180 độ nếu có một cái miệng khôn khéo và một bề dày kinh nghiêm trong giao tiếp”, Andy nói Thúc đẩy quá trình kinh doanh Khi giao tiếp tốt, dịch vụ chăm sóc khách hàng được nâng cấp, khách hàng được giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, kịp thời thông qua giao tiếp trực tiếp thì chỉ số kinh doanh tăng cao không phải là điều khó hiểu. Khi chỉ số tăng cao đồng nghĩa với việc kinh doanh của doanh nghiệp cũng tăng lên đáng kể. Điều này có ý nghĩa to lớn cho sự phát triển và công cuộc xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp trong lòng đối tác và khách hàng. Tạo ra văn hóa hòa nhập chốn công sở Sự động viên, chia sẻ của cấp trên đối với cấp dưới sẽ trở thành nguồn động lực to lớn để họ cố gắng lao động hết mình. Sự giao tiếp thông qua ngôn ngữ trực tiếp của ban quản lý với nhân viên sẽ góp phần tạo ra môi trường làm việc thân thiện và thoải mái.Điều này tác động lớn tới tâm lý làm việc của nhân viên. Tăng tương tác với khách hàng Sự giao tiếp của doanh nghiệp với khách hàng sẽ là điều kiện để doanh nghiệp nắm bắt tâm lý tiêu dùng (nếu có) của khách hàng (hoặc đối tác). Các cuộc điều tra khách hàng, các đợt tiếp thị hoặc thiết lập kênh tương tác sẽ cung cấp cho doanh nghiệp một cái nhìn sâu sắc về tâm lý khách hàng và giúp công ty có thể thay đổi hoặc cải thiện sản phẩm nhằm đáp ứng đúng nhu cầu. Hiểu và nắm bắt được thị trường Sự tương tác với khách hàng là cơ sở để doanh nghiệp hiểu và nắm bắt thị trường. Khi đội ngũ quản lý có sự hiểu biết tốt nhất về thị trường và đọc được tâm lý người tiêu dùng thì các sản phẩm đến với khách hàng sẽ trở nên dễ dàng hơn. Phát triển đội ngũ kinh doanh cốt lõi và khuyến khích mở các kênh truyền thông để quảng bá sản phẩm là cách làm thông minh để doanh nghiệp của bạn tạo khoảng cách với các doanh nghiệp khác. Giao tiếp qua điện thoại trong kinh doanh Đầu tiên, bạn hãy chào hỏi. Khi trả lời điện thoại kinh doanh, nhớ hãy tự giới thiệu mình (nếu có thể thì cả công ty nữa). Nếu bạn trả lời điện thoại của người khác, hãy nhắc đến tên của đồng nghiệp khi bạn chào hỏi để người ta biết rằng mình không gọi nhầm. Chẳng hạn, khi trả lời dùm cho Jim Smith, Bob Johnson sẽ nói rằng "Đây là điện thoại của Jim Smith, Bob Johnson xin nghe…" và sau đó ghi lại tin nhắn hay tiếp điện thoại thì tùy vào quy định của mỗi công ty. Khi bạn là người gọi điện, hãy chắc rằng bạn giao tiếp đúng mực ngay từ đầu. Nhớ hãy lịch sự đối với những người gác cổng (thư kí, tiếp tân...) bởi vì họ chính là người quyết định nối máy cho bạn hay không, ngay cả vào 4h55’ chiều thứ sáu, khi sếp của họ chuẩn bị ra về. Tuy họ ngồi ở ngoài văn phòng nhưng lại có tiếng nói và quyền lực vì thế một lời chào như "Xin chào, đây là Penny John, tôi đang goị lại cho Jones John, anh ta có ở đó không vậy?" tỏ ra khá hữu hiệu về lâu về dài. Bạn sẽ tỏ ra khôn ngoan hơn nếu biết tên những người trợ lý đắc lực. Hãy gọi tên họ, điều đó sẽ khiến họ cảm thấy mình được chú ý và có trọng lượng. Vài mối giao hảo kinh doanh sẽ bắt đầu hay tắt ngay ở cửa đầu tiên, đặc biệt trong những lĩnh vực như mại vụ hay tiếp thị. Khi bạn đã gặp đúng đối tượng, hãy nhắc lại cho họ biết lần gọi hay lần hẹn gặp trước kia, đây là trường hợp người ta mong bạn gọi. Người ta rất bận rộn và sẽ "ngẩn ngơ" nếu bạn không nhắc lại bạn đã gặp họ khi nào, ở đâu. Nếu bạn không được hoan nghênh, hãy hỏi liệu họ có thể dành chút ít thời gian cho bạn không, trừ phi bạn chỉ thông báo ngắn gọn. Gọi mà không báo trước chẳng khác gì "xông vô" và bạn không nên nói quá lâu trừ phi được mời nói. Nếu người ta không rãnh, hãy nói ngắn gọn mục đích cuộc gọi và hẹn họ vào lúc khác. Sắm một cuốn sổ điện thoại, cả một cây bút chì và giấy ticke nữa để gần máy điện thoại và tốc kí khi nói chuyện. Làm như thế sẽ giúp bạn nghe chủ động hơn và cung cấp thông tin chính xác hơn sau đó. Hãy nói "Vâng", "Tôi hiểu", "Tuyệt!" để tỏ rằng bạn quan tâm đến những lời họ nói. Xác nhận lại thông tin cuối mỗi cuộc gọi để chắc rằng cả hai đều nhất trí với những giải pháp đạt được. Kết thúc cuộc gọi bằng cách cảm ơn người ta đã bỏ thời gian tiếp chuyện với bạn và tỏ ý mong được nói chuyện với họ lần sau (nếu thực như thế). Nếu không, hãy nói cám ơn và gác máy. Một lời tạm biệt tử tế sẽ tạo cơ hội kinh doanh sau này cho bạn. Trong thời đại hội nhập và thông tin ngày nay, bạn sẽ chẳng bao giờ biết trước mình sẽ làm ăn với ai trong tương lai đâu. Vì thế, sẽ không khôn ngoan nếu bạn bỏ ngang mọi việc, trong khi tiếp điện thoại chẳng hạn. Hãy nhớ rằng trong nền kinh tế thị trường toàn cầu này, những vụ làm ăn béo bở được kí bởi những người thậm chí chưa biết mặt nhau.
|