Tất cả chúng ta đều cảm thấy lo âu vào một lúc nào đó trong cuộc đời – dù là chuyện chiến tranh hạt nhân, chuyện tiền bạc hay các vấn đề về giới tính hoặc vì người khác đi chằn nữa – nhưng cảm giác lo âu thực sự đi kèm với các triệu chứng hoảng hốt và bất an có thể thổi phồng những lo âu ấy lên một cách quá đáng so với thực tế. Định nghĩa đích thực của lo âu là một phản ứng sợ hãi. Toàn thân ở trong một trạng thái căng thẳng, bồn chồn, nóng nẩy, bối rối. Tâm trí xáo trộn và mất khả năng sắp xếp công việc mau lẹ và rõ rang. Thí dụ tình trạng căng thẳng ngắn hạn, trong trường hợp một tai nạn chẳng hạn, phản ứng lo âu làm tăng hiệu suất của chúng ta và là một cơ chế có tính cách bảo vệ. Tuy nhiên, nếu chúng ta trải qua cảm giác lo âu như một tình trạng căng thẳng về cảm xúc, thì điều đó có thể có tác hại trên cơ thể.
Nguyên nhân
Tình trạng căng thẳng dài hạn thường sinh ra vì một số biến cố tái hiện thường xuyên trong cuộc đời và chúng ta chẳng làm gì được nhiều để chế ngự nó. Đó có thể là những điều kiện khó khăn trong công việc, những trục trặc cho hôn nhân, bệnh tật, chia ly, tang tóc và những khó khăn về tài chánh. Trên thực tế bất cứ tình huống khó khăn nào cũng có thể phát sinh ra nhiều mức độ căng thẳng khác nhau. Bạn có thể không hề ý thức được ảnh hưởng của tình huống căng thẳng tác động trên tình trạng khỏe mạnh thể chất của bạn và chỉ sau khi cố gắng đương đầu, bạn mới có thể cảm nhận được sự suy sụp thần kinh.
Nếu các tình huống căng thẳng thắng thế và cảm giác lo âu trở nên kéo dài, sự lo âu kinh niên có thể biểu hiện bằng những triệu chứng trên thân thể như nhức đầu, đau bao tử, lòng bàn tay đổ mồ hôi và ăn không thể nào cưỡng lại được. Các triệu chứng chủ yếu là do các kích thích tố từ tuyến thượng thận tiết ra. Não truyền tín hiệu cho hai tuyến thượng thận và chích những tác động vật chất của kích thích tố adrenalin trên hệ thống thần kinh phát sinh ra các triệu chứng lo âu. Lo âu đúng nghĩa của nó là điều bình thường trong đời sống hàng ngày, tuy nhiên những nỗi lo âu có tính rối loạn thần kinh, như cách xử sự có tính cách bị ám ảnh về vấn đề sạch sẽ chẳng hạn, là những phản ứng quá đáng so với vấn đề thực tế.
Một số nghề nghiệp khác – như nghề làm báo chẳng hạn – nhưng một trong những người bị căng thẳng nhất trong cuộc sống hiện đại sôi động của chúng ta chính là người mẹ đi làm. Tuy nhiên. bất cứ ai cũng có thể bị căng thẳng dẫn tới lo âu tột bậc; điều này xảy ra có vẻ như không cần một duyên cớ tác động đặc biệt nào cả.
Tôi có phải đi bác sĩ không?
Nếu bạn mắc phải những cơn lo âu thường xuyên, bạn có thể phải tin rằngMình đang thực sự mang một căn bệnh thể chất như một bệnh tim chẳng hạn. Nếu bạn nhận thức ra rằng mình hay lo âu, bạn nên sớm đi khám bác sĩ.
Triệu chứng - Huyết áp cao. - Gia tăng rối loạn kinh nguyệt. - Các cơn hoảng loạn lien quan về thể xác - phản xạ phản kháng lại hay bỏ chạy. - Nhịp mạch tăng khi lưu lượng máu tăng. - Nhịp thở tăng để oxygen giúp cho cơ bắp hoạt động. - Áp huyết tăng để gia tăng lượng máu cung cấp cho các cơ quan. - Đồng tử nở rộng để chúng ta thấy rõ hơn. - Mức đường trong máu tăng để có tối đa năng lượng. - Da trắng bệch và lạnh do đổ mồ hôi. - Rùng mình, run rẩy, răng đánh bò cạp khi mức adrenalin hạ xuống; bình thường hiện tượng này qua đi trong vòng nửa giờ. Tuy nhiên, ở một số người ngay cả một tình huống hơi căng thẳng một chút cũng có thể gây ra các triệu chứng này và những cơn hốt hoảng. |
Bác sĩ sẽ làm gì?
Bác sĩ sẽ hỏi bạn về các triệu chứng của bạn và chắc hẳn là khám bệnh cho bạn một cách toàn diện để loại bỏ bất kỳ căn nguyên bệnh nào thuộc về thể chất có thể gây ra chứng lo âu. Bác sĩ có thể kê toa những thuốc chống trầm cảm hay thuốc an thần, tuy nhiên các thuốc này sẽ chẳng sử dụng được nhiều để phòng tránh những cơn bệnh khác. Để chữa trị thành công cần phải hướng sự chữa trị vào gốc rễ của chứng lo âu.
Các kỹ thuật thư giãn có thể giúp được bạn khi có một cơn lo âu xảy tới, song chủ yếu là bạn cần phải thỏa hiệp với nguyên do gây căng thẳng. Bác sĩ điều trị có thể khuyên bạn nên đi gặp một bác sĩ chuyên môn để giúp bạn đối phó với những mối lo âu và sự căng thẳng trong cuộc đời bạn.
Tôi có thể làm được gì?
Trong khi các bác sĩ và các chuyên viên tham vấn có thể phụ giúp chữa trị chứng bệnh lo âu, kết quả thành công hay không là do chính bạn, người mắc phải chứng ấy.
- Bạn hãy cố làm chủ các tình huống có tính căng thẳng và giữ sự thản nhiên khi gặp căng thẳng.
- Bạn hãy tự gìn giữ cho có sức khỏe tốt với một chế độ ăn thích hợp và tập thể dục đều đặn.
- Bạn hãy nhận xét xem cơ thể bạn sử trí ra sao trong những cơn hoảng sợ : chỉ có bấy nhiêu adren-alin được phóng thích vào bất cứ dịp nào và những nỗi sợ hãi hoảng hốt tệ nhất cũng chỉ vài phút là lắng dịu. Một khi bạn ý thức được điều đó, bạn hãy cố bình tĩnh và đợi chờ.
Làm sao đối phó với một cơn hoảng sợ?
Trong một cơn hoảng sợ, bạn hãy tự giúp mình bằng cách chú tâm vào một việc gì khác hơn là cứ chú tâm vào chính bạn và vấn đề của bạn. Bạn hãy nhìn quanh và cố gắng tập trung hết mức vào một bức tranh hay một hình thể nào đó. Bạn sẽ thấy là chỉ trong một thoáng, mọi cảm xúc của mình có thể bắt đầu trở lại bình thường. Hãy giữ bình tĩnh. Cố gắng tiếp tục công việc bạn đang làm một cách chậm rãi. Đừng hấp tấp. Hãy cứ thong thả và tiến hành làm cho xong. Một khi đã xong việc, lại đặt ra một việc mới. Luôn luôn làm cho các công việc đề ra dễ hoàn tất và cầm chắc là chúng mau đạt được. Khi hoàn thành một việc, hãy tự thưởng cho mình – thành công đem lại thành công. Một khi bạn đã học được cách làm chủ cảm xúc của mình bằng những kỹ năng này, bạn sẽ khám phá ra là mình phản ứng với các tình huống trong trạng thái ít lo âu hơn.
Tự biết giải phóng chính mình, điều đó có nghĩa là bạn đã tiến được xa trên con đường đối phó với những điều căng thẳng của cuộc sống. Bạn cung nên nhớ rằng các cảm xúc của bạn không thể hại bạn được bạn. Bạn không lâm vào trường hợp hiểm nguy. Bạn hãy luôn tự nhủ với bản thân điều đó. Có thể là bạn phải làm chủ các phản ứng lo âu đó suốt đời nếu bạn thấy là bạn không thể nào ngăn cản được chúng.
CĂNG THẲNG (STRESS)
Không có phép trị liệu y khoa nào dành cho tình trạng căng thẳng (stress) – và quả thực sẽ sai lầm nếu cho là có phương thuốc này. Đã có quá nhiều thứ trong cuộc sồng chúng ta phải viện dần đến y khoa. Chúng ta cần học cách tránh những căng thẳng không cần thiết và học cách đối phó với bất kỳ căng thẳng nào chúng ta gặp phải.
Một số yếu tố trong cuộc sống chúng ta vào một lúc nào đó dẫn tới tình trạng căng thẳng ở những cá nhân khoẻ mạnh. Do vai trò truyền thống của người phụ nữ trong gia đình, mối liên hệ trung tâm của người phụ nữ trong những yếu tố đó có thể dẫn tới một mức độ căng thẳng cao với nguy cơ lớn hơn mắc phải một căn bệnh có liên quan đến stress. Một số những sự việc có tính căng thẳng hơn như cái chết của một người chồng hay một thành viên trong gia đình, thời gian mang thai, các khó khăn về tình dục, hôn nhân và con cái rời xa gia đình.
Cách đối phó với stress
Bạn chỉ nên phản ứng lại với tình huống căng thẳng nào không thể nào tránh khỏi. Phần còn lại coi như không có. Bạn hãy cố gắng phân biệt và dành sinh lực của mình để chống lại những tình huống không thể nào tránh khỏi. Bạn hãy cố trút bỏ các vấn đề ra khỏi đầu bạn và thư giãn. Bạn nên đi tìm một ý kiến khác về vấn đề (mình đang quan tâm).
Bạn có thể đã quản lý dở thời gian của mình, vậy bạn hãy để ý cách bạn phân chia sinh lực và thời gian. Bạn hãy xem xét các giới hạn của mình và hãy giảm mức độ mong muốn sao cho cân xứng với các tầm mức thực tế, Dù sao thì cuối cùng tình trạng căng thẳng sẽ làm suy yếu hiệu năng hoạt động của bạn đi. Những trông chờ sát với thực tế sẽ khiến cho bạn cảm thấy có tác dụng hơn và hài long hơn với hiệu suất của mình, Bất cứ hoạt động chân tay nào cũng là một thứ thuốc an thần và giúp bạn cố gắng kết hợp một ít hoạt động chân tay vào trong cuộc sống hàng ngày của mình.
Bạn nên chủ động, Bạn nên phân tích vấn đề ra trên giấy. Bạn hãy liệt kê những nguyên nhân có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng căng thẳng của mình. Việc đó sẽ làm giảm tầm quan trọng của vấn đề (khó khăn), và giúp gợi ý cho bạn những biện pháp giải quyết và nhận diện được điều gì gây ra tình trạng căng thẳng hoặc yếu tố thành phần nào trong cuộc sống của bạn đem lại nhiều âu lo nhất. Vấn đề khó khăn một khi đã xác định được, có thể sẽ không còn có vẻ không vượt qua được nữa. Bạn hãy thử làm việc thông qua những phương án giải quyết. Bạn hãy tuyển chọn những giải pháp nào thực tế nhất và chọn lấy cái nào bạn nghĩ là có nhiều cơ may thành công nhất. Bạn hãy quy định cho mình một thời gian biểu cụ thể để hành động giải quyết từng vấn đề.
Stress có thể dẫn tới đâu?
Trong trường hợp tình huống căng thẳng ngày càng chồng chất lên, điều đó có thể dẫn tới nhiều triệu chứng nghiêm trọng như cơn đau nửa đầu. nhức đầu, bệnh về da như viêm loét tá tràng, ruột kết co cứng và chứng tiêu hoá khó khăn, bệnh suyễn và đái tháo đường. Những người bị căng thẳng hay mẫn cảm hơn đối với các bệnh nhiễm siêu vi.
HỌC CÁCH THƯ GIÃN
Làm thư giãn các cơ bắp căng thẳng có thể giúp chống lại ảnh hưởng của tình trạng căng thẳng (stress). Cách đơn giản nhất để thư giãn là tìm một nơi yên tĩnh, thoải mái, vật dụng cần thiết chỉ là một hay hai chiếc gối, bạn nằm ngả lưng lên sàn nhà, hai chân dạng rộng ra. Bạn hãy nới lỏng bất cứ quần áo nào bó chặt và cởi giầy ra. Bạn hít vào và gồng tứng bộ phận cơ thể như mô tả dưới đây và đếm tới mười. Thở ra khi bạn thư giãn.
Mặt: Nhắm mắt lại, để miệng hơi hé mở, làm căng da trán bạn về phía trên
Đầu và cổ: Hạ thấp cằm xuống để kép dài gáy cổ bạn ra
Vai: Kéo hai xương vai của bạn chụm vào nhau và thả xuôi, rồi làm bẹt ra, áp xương vai xuống sàn.
Bắp chuối: Hướng ngón chân lên mặt
Bụng: Bạn hãy gồng bụng lên
Mông: Đẩy mạnh mông áp xuống sàng
Ngón chân: Gặp các ngón chân về phía dưới hoặc cong chứng hướng về phía bạn
(St)