Làm sao để nấu bánh chưng và bánh tét để giữ màu xanh cho bánh mà không độc hại? Cùng tham khảo những hướng dẫn luộc bánh chưng để có màu xanh tự nhiên nha.
Mẹo luộc bánh chưng có màu xanh tự nhiên
Cách luộc bánh chưng như thế nào chắc hẳn ai cũng biết, nhưng cách luộc bánh chưng xanh tự nhiên mà không cần dùng bất cứ loại hóa chất nào thì không hẳn ai cũng biết. Để luộc bánh chưng xanh và đẹp các bạn hãy làm theo cách dưới đây.Để giữ màu xanh cho bánh, hãy thử những cách sau:
- Dùng nồi tole để nấu bánh. Nồi tole cũng tạo môi trường kiềm bên trong để giữ được màu xanh cho bánh.
- Khi nấu cho vào một ít thuốc tiêu NaHCO3, cũng như khi luộc rau cho một ít thuốc tiêu vào để giữ màu xanh.
Gạo nếp ngâm trước 1 đêm, được trộn với nước lá riềng xanh mướt
- Một số nơi ở miền Trung, trước khi gói bánh tét, người ta ngâm nếp qua nước tro. Nước tro cũng là môi trường kiềm nên sau khi nấu, nếp trong bánh mau chín và rất trong.
- Dùng lá giềng (riềng) giã nhỏ lấy nước trộn với nếp ngay trước khi gói bánh, như vậy bánh sẽ có một màu xanh suốt từ vỏ đến nhân và lại có một mùi thơm rất đặc biệt nữa.
- Ngâm nếp trong nước dứa từ 1 đến 3 giờ hoặc vắt chanh vào nếp trước khi gói, như vậy bánh sẽ mau chín hơn. Nhưng không nên ngâm lâu vì nếp có thể bị rã thành bột.
Lá dong rửa sạch từng tàu
Để có bánh chưng, bánh tét ngon thì phải chỉn chu và công phu từ khâu chọn lá, chọn nếp, đậu, thịt heo đến khâu nấu bánh:
- Lá mua về phải được rửa sạch từng lá một qua nhiều nước, xong dùng khăn sạch lau từng chiếc lá. Trước khi gói bánh còn phải chần lá qua nước sôi để diệt hết mầm nấm mốc. Số lượng lá gói mỗi chiếc bánh cũng phải xem thời tiết, trời mát thì gồm 6 lá, còn trời nóng phải dùng 10 lá để bảo quản tốt hơn.
- Nếp phải được đãi thật sạch qua hàng chục nước đến khi nào nước trong mới thôi. Làm như vậy để rửa trôi hết bụi cám bám quanh hạt nếp đi, bánh sẽ trong và lâu bị chua.
Lá gói còn lại thì lót xuống đáy nồi và xung quanh
- Khi nấu bánh, dùng lá dư chèn dưới đáy nồi và xung quanh mặt trong của nồi để bánh không bị cháy, ngoài ra số lá này cũng làm nước nấu bánh xanh hơn.
- Khi nấu được phân nửa thời gian thì phải vớt bánh ra rửa qua nước lạnh, thay nước toàn bộ nồi bánh rồi nấu tiếp, bánh sẽ xanh, rền và ngon hơn.
- Đối với bánh chưng, khi nấu xong phải có công đoạn ép nước, còn bánh tét thì khi vớt ra, cũng rửa qua nước lạnh rồi dùng tay lăn tròn cho đều bánh.
Hy vọng với một số mẹo hướng dẫn cách luộc bánh chưng xanh ngày tết, các bạn có thể cho ra lò những chiếc bánh xanh tự nhiên vào dịp tết năm nay.
Tham khảo thêm:
Nấu bánh chưng, bánh tét vừa xanh vừa dẻo
Để giữ màu xanh cho bánh, hãy thử những cách sau:
- Dùng nồi tôn để nấu bánh. Nồi tôn cũng tạo môi trường kiềm bên trong để giữ được màu xanh cho bánh.
- Một số nơi ở miền Trung, trước khi gói bánh tét, người ta ngâm nếp qua nước tro. Nước tro cũng là môi trường kiềm nên sau khi nấu, nếp trong bánh mau chín và rất trong.
- Dùng lá riềng giã nhỏ lấy nước trộn với nếp ngay trước khi gói bánh, như vậy bánh sẽ có một màu xanh suốt từ vỏ đến nhân và lại có một mùi thơm rất đặc biệt nữa.
- Lá mua về phải được rửa sạch từng lá một qua nhiều nước, xong dùng khăn sạch lau từng chiếc lá. Trước khi gói bánh còn phải chần lá qua nước sôi để diệt hết mầm nấm mốc. Số lượng lá gói mỗi chiếc bánh cũng phải xem thời tiết, trời mát thì gồm 6 lá, còn trời nóng phải dùng 10 lá để bảo quản tốt hơn.
- Nếp phải được đãi thật sạch qua hàng chục nước đến khi nào nước trong mới thôi. Làm như vậy để rửa trôi hết bụi cám bám quanh hạt nếp đi, bánh sẽ trong và lâu bị chua.
- Khi nấu bánh, dùng lá dư chèn dưới đáy nồi và xung quanh mặt trong của nồi để bánh không bị cháy, ngoài ra số lá này cũng làm nước nấu bánh xanh hơn.
- Khi nấu được phân nửa thời gian thì phải vớt bánh ra rửa qua nước lạnh, thay nước toàn bộ nồi bánh rồi nấu tiếp, bánh sẽ xanh, rền và ngon hơn.
Mẹo gói bánh chưng ngon
Lá dong:
Lá dong chọn lá bánh tẻ (lá không non, cũng không già quá) và phải rửa thật kĩ, lau khô.
Muốn bánh chưng giữ được lâu thì khâu rửa lá là rất quan trọng. Thông thường bánh hay bị vữa, mốc là do vi khuẩn từ lá xâm nhập vào
Gạo nếp:
Nếp gói bánh phải chọn loại nếp ngon (nếp Hà Nội, hay nếp Bắc hạt to tròn, thơm và dẻo), vo gạo thật sạch dưới vòi nước, để ráo nước.
Để bánh chưng được xanh, có thể dùng lá riềng (hay lá dứa), giã rồi vắt lấy nước, trộn chung với gạo, như thế bánh sẽ có màu xanh tự nhiên. Xóc gạo với một chút muối, để khoảng 30 phút sau thì có thể gói được.
Nhân bánh:
Nhân bánh chưng thường là thịt heo, hành, gừng, đậu xanh và tiêu đen xay. Thịt heo không nên chọn thịt nạc, vì thịt nạc sẽ xác và không thơm bánh. Nên chọn thịt ba chỉ (ba rọi) có cả mỡ lẫn nạc. Ướp thịt với chút gia vị riêng bên ngoài cho thấm.
Hành, gừng làm sạch, giã thật nhuyễn, nên dùng cả bã.
Đậu xanh nên chọn đậu còn cả vỏ, ngâm nước cho nở đầy rồi dùng tay bóp nhẹ để lấy hết vỏ. Xóc chút muối và hấp chín đậu, sau đó đánh tơi nhuyễn.
Khi nào bắt đầu gói bánh mới trộn chung thịt + hành, gừng + tiêu đen nêm chút muối trắng cho đậm đà.
Gói bánh:
Một chiếc bánh chưng nên gói khoảng 600g gạo nếp (khoảng 2 chén) là vừa khéo. Trải mặt sau lá dong (để bánh có màu xanh) vào khuôn làm bánh, hoặc trên một mặt phẳng rồi dùng chén múc gạo nếp đổ vào trong khuôn, cứ một lớp gạo là một lớp đậu, thịt (tùy theo sở thích mà cho nhân nhiều hay ít). Gói bánh thật chặt, cột lại bằng dây lạt (loại lạt được chẻ từ cây giang, hoặc cây vầu rất dai và chắc).
Luộc bánh:
Để bánh chưng ngon, ngoài gạo nếp dẻo, nhân bánh ngon, khâu luộc bánh cũng rất quan trọng. Nên thả bánh vào nồi rồi mới đổ ngập nước lạnh vào. Trong quá trình luộc bánh, phải giữ ngọn lửa lớn để bánh được rền (sôi) nhừ.
Khi châm nước thêm vào nồi, phải dùng nước sôi, tuyệt đối không dùng nước lạnh. Thời gian luộc bánh phải từ 10 – 12 giờ bánh mới thấm đủ nước và chín đều.
Lại bánh:
Bánh chín vớt ra để ráo, rải bánh trên nia (làm bằng tre) rồi dùng mâm hay vật nặng ép bánh cho vuông đều. Sau đó lại bánh (gói lại) bằng một lớp lá dong xanh bên ngoài cho đẹp.
(St)