Hướng dẫn tập thể dục chữa thoát vị đĩa đệm hiệu quả

seminoon seminoon @seminoon

Hướng dẫn tập thể dục chữa thoát vị đĩa đệm hiệu quả

19/04/2015 01:01 PM
1,167
Cùng tham khảo những hướng dẫn tập thể dục chữa thoát vị đĩa đệm hiệu quả mà đơn giản nhé.


Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng cách tập thể dục

Thể dục là yếu tố quan trọng trong điều trị thoát vị đĩa đệm. Đóng vai trò chủ động trong quá trình hồi phục của mình bằng những hoạt động thể thao sẽ làm giảm đau và giúp bảo đảm cho lưng của bạn được khỏe mạnh lâu dài.

Thể dục là cách hiệu quả để làm các cơ thắt lưng mạnh hơn và vững bền hơn, ngăn những tổn thương và các cơn đau sau này. Các cơ mạnh sẽ chống đỡ được trọng lượng cơ thể và các xương - làm giảm bớt những áp lực không cần thiết đè lên cột sống.

Nhưng mặc dù bạn có cơ lưng khỏe, bạn cũng nên giảm cân để thật sự hỗ trợ cho cột sống. Mang một trọng lượng thừa đi khắp nơi sẽ làm cho các cơ lưng bị căng thẳng liên tục - cũng giống như bạn phải mang vác nặng liên tục. Giảm cân sẽ giúp giảm đau và tăng cường sức khỏe cho lưng.

http://a8.vietbao.vn/images/vn888/hot/v2013/84a1f87948-1-71230-2147483647.jpeg

Bạn không cần phải thực hiện những bài thể dục gây căng thẳng cho tim hoặc nâng nhấc vật nặng - những bài tập co duỗi đơn giản và aerobic là đủ để kiểm soát hiệu quả cơn đau của bạn. Những bài tập co duỗi như yoga và pilate có tác dụng tăng cường sức khỏe và độ mềm dỏe cùng với làm giảm những cơn đau cấp tính ở chân và vùng thắt lưng. Những bài tập aerobic trung bình như đi bộ, đạp xe đạp, bơi lội cũng giúp làm giảm đau.

Khi bắt đầu chương trình tập aerobic, nên khởi đầu chậm - khoảng 10 phút trong ngày đầu tiên - và tăng dần thời gian mỗi ngày. Cuối cùng, bạn có thể hướng đến mục tiêu tập 30 đến 40 phút trong 5 ngày mỗi tuần.

Tập thể dục có thể là cách thú vị để điều trị triệu chứng do thoát vị đĩa đệm. Bạn và bác sĩ có thể hợp tác với nhau để phát triển chương trình có thể theo đuổi được và giúp giảm những cơn đau của bạn. Cuối cùng, tập thể dục có thể giúp bạn cảm thấy khá hơn, thậm chí bạn có thể giảm một ít cân nặng trong quá trình này.



Thoát vị đĩa đệm và Phương pháp điều trị hiệu quả

Xin giới thiệu với quý vị "Bài tập chữa thoát vị đĩa đệm" đã được rất nhiều người thực hành và đã rất có hiệu quả. Việc tập thể dục này kết hợp với vệc sử dụng các sản phẩm hỗ trợ chữa bệnh của TIENS sẽ đem lại kết quả tuyệt vời.
THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ
 
Thoát vị đĩa đệm là gì?
Cơn đau do bệnh thoái hóa đốt sống rất hay xảy ra và có nhiều thuật ngữ dùng để diễn tả tình trạng này, như trượt đĩa đệm, xẹp đĩa đệm, phình đĩa đệm, vỡ đĩa đệm, chèn ép đĩa đệm, thoát vị đĩa đệm v.v… Những thuật ngữ trên dùng để miêu tả các trường hợp, mà trong đó đĩa đệm cột sống bị lệch khỏi vị trí thông thường và trượt ra ngoài.
Xương sống bao gồm 33 đốt sống, được ngăn cách với nhau bởi cấu trúc đệm hình đĩa có tính đàn hồi và xốp, được gọi là đĩa đệm. Các loại mạch máu và dây thần kinh đi xuyên qua các đốt sống này và bên trong nó là tủy sống.
Đĩa đệm cột sống gồm hai bộ phận, phần bao ngoài dai và chắc (bao xơ) và phần bên trong mềm hơn hay còn gọi là nhân (nhân nhầy). Đĩa đệm có chức năng đặc biệt là giảm chấn.

Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm?
Đĩa đệm và đốt sống cạnh nó sẽ có những thay đổi cùng với sự gia tăng tuổi tác. Kết quả là hiện tượng thoái hóa, đĩa đệm mất khả năng giữ nước. Đặc biệt là do thiếu canxi, kẽm và một số vi chất khác v.v. Những thay đổi này thường xuất hiện mà không gây đau rõ rệt, nhưng phần xơ mỏng dần và xuất hiện các rãnh nứt, theo đó phần mềm của đĩa đệm nhô ra, thậm chí là vỡ ra thông qua các vết nứt này, gây ra chứng bệnh “trượt đĩa đệm”.
Do hiện tượng thoái hóa, thiếu canxi, loãng xương v.v. xuất hiện cùng tuổi tác, nên các tổn thương nghiêm trọng cũng có thể gây ra hiện tượng thoát vị đĩa đệm (đĩa đệm bị trượt hẳn khỏi cột sống). Một số nguyên nhân cơ bản bao gồm:
- Bị ngã hoặc tai nạn đột ngột.
- Mang vác vật nặng.
- Lưng căng trong một thời gian dài.

Những vấn đề bệnh nhân gặp phải khi mắc bệnh thoát vị đĩa đệm?
Tùy theo khu vực bị ảnh hưởng của lưng, bệnh nhân có thể gặp phải những vấn đề sau:

1. Đốt sống cổ:
- Đau và cứng cổ.
- Đau tay.
- Hai tay bị tê và yếu đi.
- Tay có cảm giác kiến bò và như bị kim chích.
- Dáng đi không vững.

2. Đốt sống ngực:
- Đau lưng.
- Lưng bị biến dạng.

3. Đốt thắt lưng:
- Đau ở phần thắt lưng và có thể lan ra hai bên mông và dưới đùi (đau dây thần kinh tọa).
- Gặp vấn đề trong sinh hoạt hàng ngày, như khó khăn trong việc cầm nắm đồ vật, ngồi, đi lại, chạy và v.v…
- Có những thay đổi về chức năng của đại tràng hoặc bàng quang (đi tiểu, đại tiện bất thường).
- Một hoặc cả hai chân không vững và hay bị tê.
- Liệt dương hoặc khó cương cứng (ở nam giới).
Cơn đau thường đến khi làm việc và mất đi khi nghỉ ngơi. Đau lưng sẽ có thể tự cải thiện dần, nhưng thời gian đau có thể kéo dài.



Thoát vị đĩa đệm cột sống - Phòng tránh và điều trị

Thoát vị đĩa đệm cột sống là một bệnh khá thường gặp, có thể gây tàn phế suốt đời do bị liệt, teo cơ chi, hay chứng đại tiện không tự chủ được do rối loạn cơ tròn, ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh hoạt của người bệnh.

Khi bệnh nặng, điều trị thường tốn kém và phẫu thuật khá nguy hiểm, vì vậy cần chủ động phòng tránh.

a
Điều trị bằng sóng Radio - Phòng khám An Thái.

Các biện pháp phòng tránh

Để phòng tránh thoát vị đĩa đệm cần phải rèn luyện một cơ thể khỏe mạnh và đặc biệt là một cột sống vững chắc, ngay từ tuổi trẻ bằng chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý.

Điều quan trọng là biết giữ gìn tư thế cột sống đúng trong sinh hoạt hằng ngày. Trẻ em cần ngồi học đúng tư thế, tránh mang vác nặng. Điều đó giúp phòng tránh tật gù vẹo cột sống, là một yếu tố nguy cơ gây thoát vị đĩa đệm.

Người trưởng thành cần chú ý tránh khiêng vác vật nặng, nhất là bê vật nặng ở tư thế cúi lom khom. Hiện nay, các nhân viên văn phòng thường ngồi làm việc liên tục hàng giờ liền bên máy vi tính.

Điều đó làm cho cơ vai, cổ phải co cứng thường xuyên để giữ đầu cố định, gây chứng đau vai, gáy. Ngoài ra cột sống cổ cũng phải gánh tải trọng của đầu trong thời gian dài, làm tăng áp lực lên đĩa đệm. Kết quả là đĩa đệm cột sống cổ dễ bị thoái hóa và thoát vị.

Ngồi lâu kéo dài trong tư thế gò bó cũng ảnh hưởng tiêu cực đến cột sống thắt lưng và cũng là yếu tố nguy cơ thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng. Do vậy sau khi ngồi khoảng 1 giờ cũng nên đứng dậy nghỉ ngơi 5-10 phút, vừa bảo vệ mắt lại vừa giữ gìn đĩa đệm cột sống.

Cũng cần tránh mọi chấn thương cho cột sống, tránh ngã dồn mông xuống đất. Tránh tuyệt đối các động tác thể thao hoặc vận động quá mức và kéo dài.

Khi đã bị thoát vị đĩa đệm rồi thì cần phải áp dụng bổ sung các biện pháp dự phòng bệnh tái phát. Bệnh nhân cần bỏ rượu, thuốc lá, giảm cân với những người béo phì, tránh những căng thẳng quá mức về tâm lý. Thực hiện các động tác sinh hoạt hằng ngày thích nghi với tình trạng đau cột sống thắt lưng.

Để tránh tải trọng quá mức lên cột sống, bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng cần đeo đai lưng hay bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cột sống cổ cần đeo yếm cổ. Cần tập thể dục nhẹ nhàng thường xuyên, không quá sức để nâng cao thể lực.

Bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng cần áp dụng các bài tập tăng cường sự dẻo dai của các khối cơ lưng và cơ bụng. Có thể đi bộ trên nền phẳng, bơi, đạp xe.

Cần chú ý rằng đi xe máy, ô tô trên đường xóc, mấp mô cũng là một nguy cơ gây thoát vị đĩa đệm cột sống. Do vậy, người bị thoát vị đĩa đệm cần tránh đi xe đường xóc.

Nếu cần phải đi ô tô, xe máy thì cần đeo đai lưng. Ngoài ra cần điều trị kịp thời các bệnh lý cột sống. Cần cải thiện điều kiện làm việc, hạn chế các sang chấn về tinh thần, chấn thương do lao động. Thích nghi với nghề nghiệp: tránh các nghề như lái mô tô, máy kéo… Tuy nhiên, bệnh nhân khi có biểu hiện của bệnh cần đến khám ở cơ sở y tế chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị bệnh kịp thời.

 

Tập thể dục
Tập thể dục cho vòng 1
Tập thể dục để tăng chiều cao
Tập thể dục cho người bị bệnh tim
Tập thể dục thế nào để tốt cho sức khỏe
Tập thể dục cho vòng 3

(St)
Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý