Dị ứng thực phẩm của trẻ

seminoon seminoon @seminoon

Dị ứng thực phẩm của trẻ

18/04/2015 10:40 AM
1,049

Dị ứng thực phẩm

Dị ứng là biểu hiện không bình thường của hệ miễn dịch cơ thể khi tiếp xúc với một số loại chất. Dị ứng thực phẩm là sự phản ứng của cơ thể khi thức ăn xuất hiện. Cơ thể xem loại thực phẩm đó như một sự đe dọa và sản xuất ra quá nhiều kháng thể chống lại nó.

Nên đợi từ 4 đến 7 ngày sau khi giới thiệu cho trẻ một loại thức ăn mới

Trẻ có khả năng dị ứng với một hay vài loại thực phẩm, đặc bịêt là những loại mà gia đình bạn dị ứng. Khi trẻ ăn loại thức ăn bị dị ứng, phản ứng (như phát ban) sẽ xảy ra ngay lập tức. Ngoài ra, dị ứng cũng có thể trì hoãn và xảy ra những ngày sau đó. Vì vậy, sau khi cho trẻ ăn, bạn nên đợi vài ngày xem thức ăn đó có gây dị ứng cho trẻ hay không. Nói cách khác, bạn nên tuân thủ theo quy tắc bốn-ngày-chờ.

Quy tắc bốn-ngày-chờ

Mỗi lần chỉ nên giới thiệu cho bé một loại thức ăn lạ. Sau đó, không cho trẻ ăn bất kỳ loại thức ăn nào khác tối thiểu trong bốn ngày. Trong bốn ngày đó, quan sát xem trẻ có triệu chứng nào của dị ứng hay không.

Lưu ý: Một số chuyên gia cho rằng nên đợi 3 ngày, số khác cho rằng 5 ngày. Cũng có người khuyên nên chờ một tuần trước khi cho trẻ ăn loại thực phẩm mới. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Điều quan trọng bạn cần ghi nhớ chờ 4 ngày KHÔNG có nghĩa là trong 4 ngày đó, bạn cho trẻ ăn nhiều hay chỉ cho ăn mỗi loại thực phẩm mới đó. Bởi vì chỉ cần một lượng nhỏ cũng đủ gây ra dị ứng. Trong thời gian này, cho trẻ ăn những loại trẻ đã ăn trước đó đồng thời cũng cho trẻ ăn một chút loại thức ăn mới.

Đừng đợi hơn một tuần

Nhiều chuyên gia cho rằng nên đợi một tuần sau mỗi lần giới thiệu thức ăn mới. Khoảng thời gian thử nghiệm một tuần là rất tốt. Tuy nhiên, đừng chờ đến hơn một tuần mới cho trẻ ăn loại khác. Cho trẻ ăn chỉ một loại thực phẩm trong thời gian dài tạo nên sự nhạy cảm đối với thức ăn đó (xem phần “cho ăn quá nhiều một loại thức ăn”). Từ 4 đến 7 ngày là khoảng thời gian dài đủ để đánh giá trẻ có dị ứng với thức ăn hay không.

Chỉ giới thiệu một loại thực phẩm duy nhất

Mỗi món ăn chỉ nên chứa một loại thực phẩm mà thôi. Ví dụ: Đừng cho trẻ ăn sữa chua trộn với đào nếu trước đó bạn chưa hề cho trẻ ăn đào. Bởi vì nếu dị ứng xảy ra, bạn không thể biết là do sữa chua hay đào. Điều đó cũng tương tự với hộp thức ăn hỗn hợp dành cho bữa tối. Không nên cho trẻ ăn cho đến khi từng thành phần trong hộp thức ăn đó được giới thiệu riêng lẻ theo quy tắc chờ 4 ngày. Tương tự đối với những món hấp thập cẩm hay súp.

Theo dõi dấu hiệu dị ứng

Sau khi cho trẻ ăn loại thực phẩm mới, theo dõi trẻ cẩn thận trong suốt 4 ngày, xem trẻ có những dấu hiệu được nêu ở bảng bên dưới hay không. Phần lớn triệu chứng của dị ứng hiển thị rất mơ hồ. Bạn sẽ khó lòng nhận ra nếu không quan sát kỹ. Một số dấu hiệu có thể giống như triệu chứng của cảm cúm hay của các bệnh khác. Tuy nhiên, chúng cũng có thể ám chỉ sự dị ứng đối với loại thức ăn mới được giới thiệu. Hãy trao đổi với bác sĩ để chắc chắn hơn.

Dấu hiệu dị ứng có thể xuất hiện trên mọi bộ phận cơ thể. Tuy nhiên, chúng thường hiển thị ở hệ thống tiêu hóa (nôn mửa, tiêu chảy…), hệ thống hô hấp (sổ mũi, thở khò khè…), ở da (phát ban…). Bảng sau đây có liệt kê các dấu hiệu dị ứng từ nhẹ đến nặng, thậm chí tử vong. Tôi không có ý cảnh báo bạn quá mức. Những loại dị ứng nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ rất hiếm, đặc biệt khi trẻ được cho ăn dặm sau 4 tháng tuổi. Các bậc cha mẹ thường cảnh giác những loại thực phẩm mà mọi người trong gia đình bị dị ứng. Vì vậy, đừng lo lắng quá mức về những loại dị ứng nguy hiểm

Dấu hiệu dị ứng

Buồn nôn

Nôn mửa

Ợ hơi

Tiêu chảy

Bài tiết nhiều lần

Đại tiện nhiều

Đau bụng

Đái dầm

Ho

Thở khò khè

Thở hắt

Khó thở

Hen suyễn

Sổ mũi

Phân sống

Mắt sưng

Môi sưng

Mặt sưng

Phát ban

Mẩn đỏ ở nơi quấn tã

Tàn ong

Ngứa

Chàm

Nổi nhọt trong miệng

Đau đầu

Dễ cáu gắt

Mệt mỏi

Thay đổi cách cư xử

Trở chứng

Co giật

Bị sốc

Chết

Mách bạn: Nếu trẻ bị đầy hơi, hãy cho trẻ uống vài giọt simethicone. Nó là chất chống đầy hơi, giúp trẻ bớt khó chịu và rất an toàn đối với trẻ. Nó thường được bán dưới tên: Giọt Mylicon. Có nhiều loại thuốc khác cũng có tác dụng tương tự nhưng rẻ hơn. Thuốc này có tác dụng rất tốt bất cứ khi nào con tôi bị đầy hơi. Tuy nhiên, nên được sự đồng ý của bác sĩ trước khi cho trẻ uống thuốc cho dù bạn có thể mua thuốc mà không cần toa.

Mách bạn: Một số chuyên gia cho rằng chất dầu trên cây Thì là có tác dụng trị đau bụng. Cho trẻ uống trà Thì là bằng cách hòa một muỗng hạt Thì là vào 4-5 cốc nước sôi. Ngâm hạt trong 10 phút, lọc kỹ rồi để nguội. Cho trẻ uống trà Thì là hay các loại dược phẩm khác, hay bất kỳ loại thuốc nào.

Những lý do gây nên dị ứng thực phẩm

Cho trẻ ăn dặm quá sớm

Hệ thống tiêu hóa của trẻ vẫn chưa phát triển. Phân tử thức ăn lớn có thể thấm qua ruột dễ dàng. Nồng độ sIgA trong cơ thể trẻ rất thấp. Điều này làm cho trẻ dễ bị dị ứng. Đó là lý do tại sao việc cho trẻ ăn dặm đúng lúc là rất quan trọng. Chỉ nên cho trẻ ăn dặm khi cơ thể trẻ phát triển đầy đủ để có thể tiêu hóa thức ăn dặm.

Sự di truyền

Đó là những loại dị ứng xảy ra với các thành viên khác trong gia đình. Nếu người cha bị dị ứng, trẻ có 25% cơ hội dị ứng. Nếu cả cha lẫn mẹ đều bị dị ứng, xác suất là 40%. Hãy thông báo cho bác sĩ biết những loại thực phẩm mà gia đình bạn bị dị ứng.

Cho trẻ ăn quá nhiều một loại thực phẩm

Cho trẻ ăn quá nhiều một loại thức ăn mới trong suốt một thời gian dài có thể gây nên sự nhạy cảm đối với loại thực phẩm đó. Trường hợp này xuất hiện sau thời gian chờ đợi cần thiết, thậm chí sau một tuần (hãy xem phần đừng đợi quá một tuần ở trên).

Dị ứng đối với những loại thực phẩm giống nhau

Nếu trẻ bị dị ứng với một loại thực phẩm, trẻ có thể dị ứng với các loại thực phẩm khác tương tự. Ví dụ: Nếu trẻ bị dị ứng với bắp cải, trẻ sẽ dị ứng với những loại rau thuộc họ bắp cải: Cải xanh, cải brussel… Trẻ bị dị ứng với cam cũng sẽ dị ứng với: Nho, chanh, quýt, quất…

Người dị ứng với sữa nên tránh: sữa hộp, sữa bột, kem, sữa chua làm từ sữa bò, bơ, phô mai, kem sữa, bơ sữa, bơ thực vật, món bánh sữa làm từ sữa, xúc xích, cá hồi và những loại thức ăn chứa sữa khác…

Người bị dị ứng với trứng nên tránh những sản phẩm làm từ trứng như: Bánh mì và những món làm từ bánh mì, bánh quy, bánh ngọt, bánh rán, bánh nướng và nhứng món tráng miệng khác, bánh quy cây, rau trộn sốt madonne, mì ống và những món ăn làm từ trứng khác.

Người bị dị ứng với gluten (chất dính còn lại trong ngũ cốc sau khi tách hết tinh bột) nên tránh xa những thực phẩm chứa chất đó. Ví dụ như: Lúa mì, lúa mạch đen và các loại ngũ cốc khác chứa gluten, bánh mì và những thứ làm từ bánh mì, bột lúa mì, hạt lúa mì, cám, bánh rán, bánh ngọt, bánh nướng… Những món tráng miệng khác làm từ bột, nước thịt và nước sốt, mạch nha, ca cao, một số loại phô mai và thịt, những chất thay thế cà phê và những loại thực phẩm khác có chứa bột mì.

Thực phẩm dễ gây dị ứng nhất và khó gây dị ứng nhất

Nên nhớ rằng trẻ có thể dị ứng với bất kỳ loại thực phẩm nào. Cho dù gia đình có dị ứng với thực phẩm đó hay không. Dưới đây là danh sách những thực phẩm thường gây dị ứng.

Sữa bò

Đây là loại dễ gây dị ứng cho trẻ nhất. Thủ phạm chính là chất đạm cazen có trong sữa bò. Trong mười đứa trẻ thì có hơn một trẻ bị dị ứng với sữa. Điều đó giải thích tại sao có cả một siêu thị bán sữa đậu nành cho trẻ. May mắn thay, phần lớn trẻ hết dị ứng với sữa khi được 2 tuổi. Các chuyên gia cho rằng không nên cho trẻ uống sữa bò cho đến khi trẻ được một tuổi. Sự khác nhau giữa dị ứng sữa và không chịu được sữa sẽ được trình bày ở một phần khác.

Đậu lành, lòng trắng trứng, bột mì và những thứ khác

Loại thực phẩm thường gặp thứ hai là đậu nành. Theo sau là lòng trắng trứng và bột mì. Một số loại dễ gây dị ứng khác như: Cam, quýt, sơ-ri, khoai tây, cá (đặc biệt là sò), bắp, thịt heo, quả hạch và những loại khác được liệt kê ở bảng kế. Phần lớn dị ứng này sẽ giảm bớt khi trẻ lớn lên, ngoại trừ: Bột mì, trứng, sữa bò, quả hạch và cá. Chúng sẽ tồn tại suốt cuộc đời. Một số loại kem có chứa lòng trắng trứng. Vì vậy, đừng cho trẻ ăn kem đến khi trẻ được một tuổi. Thực ra, không cho trẻ ăn kem sớm càng lâu càng tốt vì kem chứa nhiều đường và các phụ gia không tốt cho trẻ.

Chất phụ gia nhân tạo

Thức ăn chứa chất phụ gia, chất hóa học và chất tạo ngọt nhân tạo cũng thường gây dị ứng. Đừng cho trẻ uống những loại đồ uống có chứa đường hóa học. Chúng không hề có chất dinh dưỡng nào, ngoại trừ nước, đường và chất hóa học. Thông thường, 336g nước ngọt thường chứa nhiều hơn 7 muỗng đường. Một số loại nước có ga khác còn chứa chất cafêin, thậm chí chứa sôđa màu.

Dị ứng với lạc

Một số chuyên gia cho rằng nên đợi đến 3 tuổi mới cho trẻ ăn lạc, bơ lạc, dầu lạc hay bất cứ thứ gì có chứa lạc. Dị ứng với lạc rất nguy hiểm. Nó cũng giống như dị ứng khi bị ong chích. Nó xảy ra nhanh và có thể gây tử vong. Đối với trẻ bị dị ứng với lạc, nếu lỡ ăn lạc sẽ xuất hiện nhiều triệu chứng nguy hiểm, thậm chí có thể tử vong. Những triệu chứng nguy hiểm có thể xuất hiện khi trẻ dựa vào quầy hàng có dính bơ lạc hay dầu lạc, ngay cả khi chúng đã được lau sạch.

Hỏi ý kiến bác sĩ trước khi cho trẻ ăn lạc. Đặc biệt cảnh giác nếu gia đình bạn có người dị ứng với lạc.

Loại thực phẩm có khả năng gây dị ứng cao

Thực phẩm có khả năng gây dị ứng thấp

Các loại đậu

Cây họ đậu

Quả mọng

Kiều mạch

Bắp cải

Sô cô la

Cây quế

Cam quýt

Nước ép cam quýt

Dừa

Bắp

Sữa bò

Phô mai

Bơ sữa

Lòng trắng trứng

Xoài

Dưa hấu

Những sản phẩm từ sữa

Mù tạt

Quả hạnh

Hành

Đu đủ

Lạc

Đậu Hà Lan

Thịt heo

Lúa mạch đen

Bột hòn

Dâu tây

Đậu nành

Đậu hũ

Cà chua

Lúa mì

Men

Thức ăn nhân tạo

Chất phụ gia

Táo

Nước sốt táo

Măng tây

Chuối

Lúa mạch

Củ cải đường

Cà rốt

Rau diếp

Hạt kê

Yến mạch

Đào

Mận

Gạo

Khoai lang

Sắn

Lưu ý: Thực phẩm có khả năng gây dị ứng cao chỉ nên cho trẻ ăn khi trẻ được một tuổi. Đặc biệt nếu trong gia đình có người dị ứng với loại thức ăn đó. Nên hỏi ý kiến bác sĩ về thời điểm bắt đầu cho trẻ ăn những loại thức ăn kể trên.

Ghi nhớ: Nếu trẻ ăn một hàm lượng thức ăn nào đó ít, có thể không xảy ra dị ứng. Tuy nhiên, sẽ có dị ứng khi trẻ ăn loại thực phẩm đó quá nhiều.

Không chịu được sữa hay lactozơ

Không chịu được lactozơ (hay không chịu được sữa) khác với dị ứng sữa. Trẻ không hấp thụ được lactozơ là do hệ tiêu hóa thiếu men lactaza. Chức năng của men lactaza là chuyển hóa lactozơ có trong sữa và các sản phẩm làm từ sữa. Nếu trẻ thiếu men lactaza, lactozơ không được tiêu hóa và đọng lại trong dạ dày trẻ. Chúng hấp thụ nước và trở thành thức ăn cho vi khuẩn, dẫn đến đầy hơi, đau bụng và tiêu chảy. Triệu chứng thường xuất hiện 1 hay 2 giờ sau khi ăn. Tuy nhiên, cũng có khi xuất hiện sau 30 phút.

Trẻ không chịu được lactozơ có khi ăn sữa chua mà không có vấn đề gì bởi vì sữa chua chứa ít lactozơ hơn sữa. Một số trẻ có thể uống sữa dê. Trẻ cũng có thể ăn được một số loại phô mai tự nhiên lâu năm như phô mai Thụy Sĩ hay phô mai dày. Bởi vì lactozơ trong phô mai đã bị rút hết. Không nên ăn những loại phô mai tươi, chưa ủ như phô mai Ý, phô mai kem, phô mai làm từ sữa đã gạt kem… LactAID® là loại sữa có chứa men lactaza được bày bán rất nhiều trong siêu thị. Bạn có thể mua những sản phẩm chứa men lactaza khác như LactAID® hay Dairy Ease® trong hầu hết các siêu thị. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

Mặc dù sữa chua thường hay được giới thiệu là loại thức ăn đầu tiên cho trẻ. Tuy nhiên, nếu gia đình bạn không tiêu hóa được sữa, hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi cho trẻ ăn sữa chua. Trẻ bị dị ứng sữa không nên ăn sữa chua hoặc bất cứ sản phẩm từ sữa nào được liệt kê ở phần Dị Ứng Đối Với Những Loại Thực Phẩm Giống Nhau ở trước. Ngoài ra, hãy tìm hiểu thêm về chứng Không chịu sữa chua và lactozơ trong phần sau.

Những điều bạn cần làm khi trẻ bị dị ứng

Trước tiên, nhanh chóng đưa trẻ đến gặp bác sĩ. Nếu trẻ chỉ bị nhẹ, ví dụ như sổ mũi, bác sĩ sẽ khuyên bạn cho trẻ ăn lại loại thức ăn gây dị ứng đó sau một tháng. Nếu trẻ vẫn bị dị ứng, hãy đợi đến khi trẻ một tuổi mới cho ăn thức ăn đó lại. Nếu trẻ có những triệu chứng nguy hiểm, đừng nên cho trẻ ăn loại thức ăn đó nữa.

Để biết thêm chi tiết về vấn đề dị ứng thức ăn

Phần mục lục phía sau sách có giới thiệu một vài tựa sách khác, bao gồm sách nấu ăn và sách viết về đề tài dị ứng thức ăn.


(St)
Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
Be Nha e rat hay bi di ung cu an mon moi la bi noi ban do. E da cho be di kham bs cho u thuoc da lan het. Nhung Jo be Lai noi ban do nua do e cho be ngay truoc an pho Mai ngay sau cho an vang sua nen k bit be bi di ung mon nao nua. Hien Jo be Nha e duoc tan 6 th
hơn 1 tháng trước - Thích (1) - Trả lời
Các chị oi, con e ngày truớc cũng thế đấy. Nhưng em nghĩ cứ dị ứng, cứ phát ban rồi lại uống thuốc thế thì không ổn. Thê là em làm hẳn cho con em một lần xét nghiệm dị ứng bên Nhi Đôdng 2 mấy chị ạ. để từ đó e biết con e bị gì r e tránh hẳn luôn hoặc thay thế tuơng tự luôn. Chứ em nghĩ con mình cứ đem thử này nọ e xót lắm chị ạ. Thà xét nghiệm rồi ra một bảng 40 dị ứng trong đó đầy đủ hết rồi mình xây dựng chế độ cho bé là ok nhất các chị ạ :)
Bé nhà em được 10 tháng rồi.Từ lúc bé 6 tháng em tập cho bé ăn bột ngọt nhưng bé ăn được 1 tuần thì xảy ra ói và tiêu chảy.Em cho bé đi BS uống thuốc thì hết.Sau đó 2 tuần em tập cho bé ăn lại thì bé cũng bị tình trạng như trên nhưng nặng hơn. Tháng trước em tập cho bé ăn nước cháo bé cũng bị ói và tiêu chảy. Ngày 27/10 em cho bé uống nước cháo bé vẫn bị.Vậy có phải cháu nhà em bị dị ứng với tinh bột không?Có cách nào giúp cháu em ăn được không?Vui lòng hồi đáp về địa chỉ mail phuongchautrinh@yahoo.com
hơn 1 tháng trước - Thích (4) - Trả lời
Con em đi khám ở Nhi Đồng 2 chị ạ, bé đuợc làm xét nghiệm dị ứng. từ đó mình google ra mà thay thế những thực phẩm có chế độ dinh duỡng tuơng tự vào là bé e sẽ ổn và đỡ uống thuốc lắm các mẹ ạ :) mong cho các bé khoẻ nhé
Mẹ nó ơi cho bé đi khám kiểm tra xem thế nào ngay thôi, mình nghĩ do dạ dầy chứ chưa thấy ai nói là dị ứng tinh bột cả. Mẹ nó cho con đi khám sớm nhé. Tội bé quá!
Ngày trước con mình cũng thế các mẹ ạ. Xót lắm, cứ ăn món mới là bị, rồi cứ phải uống thuốc suốt. Thée mình mới đi khám tại khoa trẻ em lành mạnh ở Nhi Đồng 2, thì có làm cho bé 1 xét nghiệm về dị ứng cho bé. Ra kết quả thì con bị dị ứng nhiều lắm, mà cũng đúng. Thế từ đó mình vào google để tra xem những gì bé bị dị ứng thì mình thay thế bằng những thực phẩm tuơng tự. Chứ con mình mà cứ thử rồi lại dị ứng nôn, trớ, nổi mẫm, mình xót lắm. Mẹ nào xem rồi thử xem sao. Xét nghiệm ấy ra đuợc đến 40 dị ứng đồ ăn sữa, trái cây, rau củ, trứng... cũng nhiều lắm. Từ đó mình cho con ăn tránh đi cho an toàn các mẹ ạ. Mong các con luôn khoẻ.
hơn 1 tháng trước - Thích (18) - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý