Người bị cao huyết áp nên tránh những loại thức ăn nào?
1. Trước tiên người bị huyết áp cao cần nên tránh ăn mặn.Vì thức ăn mặn chứa nhiều muối. Và trong muối ăn có natri làm tiết ra nhiều dịch tế bào, dẫn đến tim đập nhanh, huyết áp cao. Do vậy, người bị huyết áp cao không nên ăn mặn.
2. Ở người bị cao huyết áp cần nên tránh những loại thức ăn nhiều dầu mỡ và cholesterol. Ăn nhiều thực phẩm chiên rán, thịt mỡ, phủ tạng động vật làm cho hàm lượng mỡ trong máu tăng cao, từ đó khiến động mạch xơ cứng, gây tăng huyết áp. Do đó, người bệnh nên tránh ăn thức ăn này.
3. Sữa là một nguồn cung cấp calcium là nguồn dinh dưỡng tốt cho con người nhưng cũng chứa nhiều chất béo. Trong một ly sữa có 8g chất béo và 5g chất béo bão hòa. Chất béo bão hòa không tốt cho người bị bệnh gan và càng nguy hiểm hơn cho người bị huyết áp cao
4. Người bị huyết áp cao nên tránh uống trà đặc, nhất là hồng trà đặc vì nó có nhiều chất kiềm, có thể làm cho đại não hưng phấn, bất an, mất ngủ, tim đập loạn nhịp, huyết áp tăng cao. Trái lại, uống chè xanh lại có lợi cho việc điều trị bệnh cao huyết áp.
Rượu, thịt bò, dưa chua, trà đậm đặc.... là những thức ăn mà người bị cao huyết áp nên tránh.
5. Người bị cao huyết áp không nên uống rượu. Uống rượu làm cho tim đập nhanh, mạch máu co lại, huyết áp tăng và làm cho muối canxi đọng lại ở thành mạch, gây xơ cứng động mạch. Uống rượu lâu ngày càng dễ dẫn đến xơ cứng động mạch và huyết áp tăng cao. Vì vậy, người bị cao huyết áp cần nên tránh uống rượu.
6. Đường cũng là một yếu tố rủi ro gây nên chứng huyết áp cao. Đó là do trọng lượng thừa gây căng thẳng cho tim và ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu. Vì vậy, người bị cao huyết áp nên tránh ăn nhiều đường.
7. Thịt đỏ: Đối với người bị cao huyết áp, cần hạn chế đến mức tối đa việc dùng thịt đỏ trong bữa ăn hằng ngày. Loại thực phẩm này không chỉ có liên quan đến chứng cao huyết áp mà còn làm tăng nguy cơ mắc nhiều chứng bệnh nguy hiểm khác nếu dùng nhiều.
8. Dưa chua. Đây là món ăn kèm ít được nhiều người quan tâm nhưng cũng có thể gây nguy hiểm nên người bị cao huyết áp cần nên tránh. Thực tế dưa chua chứa ít calorie, là điều tốt cho sức khỏe. Nhưng loại thực phẩm này có hàm lượng natri cao (natri làm co mạch máu, ảnh hưởng đến quá trình vận chuyển máu đến tim và gây nên chứng cao huyết áp). Một quả dưa leo ngâm chua có thể chứa 570 mg natri, tương đương với 1/3 mức giới hạn natri mà bạn có thể dùng mỗi ngày.
Đây chỉ là những thức ăn, nước uống rất đơn giản hàng ngày mà ta thường gặp. Tuy nhiên vẫn còn rất nhiều loại thức ăn mà người bị cao huyết áp cần nên tránh nữa. Bạn nên cần thường xuyên cập nhật thông tin tìm hiểu thường xuyên để biết được mình cần nên tránh gì? Những gì là tốt cho người bệnh? Để có thể tránh được những rủi ro, kéo dài tuổi thọ đối với chứng bệnh nguy hiểm này nhé!
Tham khảo thêm Những thực phẩm tốt cho người bị cao huyết áp
inShare
Huyết áp bình thường là 120/80, chỉ số 120 là huyết áp tâm thu và 80 là huyết áp của tâm trương. Chỉ số của tâm thu cao hơn 140mm Hg và chỉ số tâm trương từ 90mm Hg trở lên được cho là cao.
Huyết áp cao có thể xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân như: di truyền, do gen, do chế độ ăn uống có nhiều muối, không hoạt động, béo phì, sử dụng chất cồn quá mức, chế độ ăn thiếu kali.
Những lưu ý trong chế độ ăn
Lối sống lành mạnh cùng chế độ dinh dưỡng đúng đắn có thể giúp bạn kiểm soát chứng cao huyết áp. Hãy áp dụng một số bí quyết sau:
- Chế độ ăn chay sẽ giúp giảm mức huyết áp đồng thời hạn chế nguy cơ mắc phải chứng cao huyết áp cũng như những căn bệnh về tim mạch khác. Các chuyên gia công nhận rằng chế độ ăn chay điển hình có chứa nhiều kali, hợp chất tinh bột, các chất béo đơn không no, chất xơ, canxi, magiê, viatmin C và A. Đây đều là những chất có ảnh hưởng tốt tới huyết áp.
- Ăn nhiều rau tươi hoặc đông lạnh thay vì chọn những loại rau, củ đóng hộp. Nếu buộc phải dùng đồ hộp, bạn nên rửa chúng dưới vòi nước trong vòng 2-3 phút trước khi chế biến. Đây là cách nhằm loại bỏ bớt lượng muối trong thực phẩm đóng hộp (đôi khi lên tới 40%).
- Một chế độ ăn giàu chất xơ cũng đã được chứng minh là có hiệu quả trong việc ngăn ngừa và điều trị nhiều loại bệnh về tim mạch, trong đó có chứng cao huyết áp.
- Đọc kỹ những thông tin trên bao bì của thực phẩm để tìm hiểu về hàm lượng muối trong những loại thực phẩm chế biến và đóng gói sẵn. Hãy chọn những sản phẩm ít muối hoặc có ít muối.
- Khi đi ăn bên ngoài, bạn cũng có thể yêu cầu người bán đừng cho muối vào khẩu phần của mình.
- Hãy giảm cân vì điều này sẽ giúp huyết áp hạ thấp xuống. Để giảm bớt lượng calo từ chất béo, bạn nên chọn những sản phẩm không béo hoặc ít béo.
- Xây dựng một chế độ ăn với những thực phẩm giàu kali (bao gồm các loại rau xanh và trái cây) và những a-xít béo thiết yếu. Lượng kali cung cấp cho cơ thể mỗi ngày phải được khoảng 7g. Ngoài ra, cần hạn chế các chất béo bão hòa, đường và muối trong chế độ ăn uống. Thông thường, chế độ ăn với những thực phẩm thô, nhiều rau xanh và những thành viên của gia đình các loại rau củ có họ hành, tỏi luôn được khuyến khích đối với những người đang bị cao huyết áp.
- Cung cấp đủ canxi cho cơ thể bằng cách tăng cường những sản phẩm từ sữa ít béo trong chế độ ăn với khoảng 3 lần mỗi ngày.
Ngoài ra, một số loại rau xanh và gia vị thường gặp dưới đây có những ảnh hưởng tích cực trong việc kiểm soát mức huyết áp.
1. Cần tây
Y học phương Đông đã sử dụng cần tây để điều trị chứng cao huyết áp. Các kết quả thí nghiệm cũng đã chứng minh công dụng hạ huyết áp của loại rau này. Ăn vài nhánh cần tây mỗi ngày cũng có lợi cho việc hạ huyết áp. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý cần tây chứa natri và những hợp chất khác có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực khi ăn quá nhiều.
2. Tỏi
Tỏi là một loại thuốc kỳ diệu dành cho trái tim. Loại gia vị nặng mùi này mang lại nhiều lợi ích cho hệ thống tim mạch, bao gồm cả huyết áp. Theo một nghiên cứu trước đây, những người bị cao huyết áp nếu ăn một nhánh tỏi mỗi ngày trong vòng 12 tuần, huyết áp tâm trương và mức cholesterol đã giảm đáng kể. Ăn một ít tỏi mỗi ngày (khoảng 1 nhánh) sẽ giúp kiểm soát huyết áp ổn định.
3. Hành
Hành cũng là một loại gia vị có ích đối với chứng cao huyết áp. Dùng 2-3 muỗng canh tinh dầu hành mỗi ngày sẽ giúp hạ huyết áp tâm thu xuống trung bình khoảng 25% và huyết áp tâm trương xuống 15% ở những bệnh nhân bị huyết áp cao. Điều này cũng không gây ngạc nhiên lớn bởi vì hành cũng là một loại gia vị có họ hàng với tỏi.
4. Cà chua
Trong quả cà chua có nhiều axít gamma-amino butyric (GABA). Đây là một hợp chất có thể giúp giảm huyết áp.
5. Bông cải xanh
Glucoraphanin, còn được biết đến với tên gọi là sulforaphane glucosinolate (SGS), một hợp chất tự nhiên có trong bông cải xanh, có khả năng hạn chế nguy cơ của chứng huyết áp cao, bệnh về tim mạch cũng như các cơn đột quỵ.
6. Cà rốt
Cà rốt giàu kali, chất có khả năng ngăn ngừa và kiểm soát huyết áp. Loại củ này còn có khá nhiều beta-carotene, dưỡng chất đã được chứng minh là có thể làm giảm nguy cơ của bệnh tim, vốn là nguyên nhân dẫn đến huyết áp tăng cao. Nước ép cà rốt còn giúp duy trì mức huyết áp bình thường và ổn định bằng cách điều chỉnh chức năng của tim và thận. Liều lượng tiêu chuẩn là 240 ml cho hỗn hợp gồm nước ép từ cần tây, cà rốt và một lượng nước tương đương. Uống loại nước này mỗi ngày 1 lần.
7. Nghệ tây
Nghệ tây có chứa một chất hóa học có tên là crocetin, có công dụng hạ huyết áp. Bạn có thể dùng nghệ tây trong quá trình nấu nướng, chế biến món ăn hoặc dùng làm trà. Ngoài ra, cũng có thể cho nghệ tây vào loại trà vẫn uống. Điều bất tiện duy nhất là loại gia vị này khá đắt tiền.
8. Gia vị
Trong một số loại gia vị như thì là, tiêu đen và húng quế có những thành phần được đánh giá là có ích cho những người đang bị cao huyết áp. Do đó, bạn hãy chú ý sử dụng thêm nhiều loại gia vị này trong quá trình nấu nướng, chế biến món ăn mỗi ngày.
Chế độ ăn tốt nhất cho người cao huyết áp
* Giảm cung cấp năng lượng cho bệnh nhân cao huyết áp bằng các chế độ ăn phù hợp:
Chế độ ăn bệnh cao huyết áp- Dư thừa cân nặng cũng đang là vấn đề sức khỏe toàn cầu với tỉ lệ gia tăng khắp mọi nơi. Tại Mỹ, với tỉ lệ người dư thừa cân nặng chiếm khoảng 50% dân chúng và là nguyên nhân của 20-30% trường hợp cao huyết áp.
- Chỉ số khối cơ thể (BMI) bình thường: 18.5 – 22
- Bệnh nhân cao huyết áp nên
+ Ăn chậm, nhai kỹ;
+ Ăn nhiều vào buổi sáng, tránh ăn nhiều vào buổi tối
+ Có thể nhịn ăn một buổi mỗi tuần và thay bằng uống nước trái cây.
+ Giảm bớt kích cỡ các bữa ăn
- Hạn chế thức ăn nhiều năng lượng trong bữa ăn của bệnh nhân cao huyết áp
+ Đường glucose, đường mía, chocolate, bánh kẹo ngọt... sẽ dẫn đến béo phì.
+ Ăn thịt nạc, bỏ da;
+ Ăn các món luộc, hấp, kho, nướng thay cho chiên, quay, xào;
+ Hạn chế thịt đỏ (thịt bò, thịt heo), bánh ngọt, nước ngọt, thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa hay cholesterol (mỡ, nội tạng, da động vật, lòng đỏ trứng gà)
+ Hạn chế ăn nhiều thịt gà: Thịt gà chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, ăn nhiều sẽ khiến cho cholesterol và huyết áp tăng cao. Do đó, không nên cho rằng thịt gà là thứ bổ dưỡng cho mọi người bệnh, nhất là người cao huyết áp. Người cao huyết áp ăn nhiều thịt gà sẽ làm cho bệnh nặng hơn.
+ Không nên ăn nhiều protein động vật: Người bị huyết áp cao kỵ dùng phủ tạng động vật (như gan, tim, bầu dục…) vì trong quá trình trao đổi, chất này sinh ra độc tố làm huyết áp bất ổn.
- Thực phẩm bệnh nhân cao huyết áp nên dùng
+ Tăng cường các loại thực phẩm như: ngũ cốc thô, tôm, cá, gia cầm (bỏ da), đậu, hạt (hạnh nhân, đậu phộng, đậu lăng, hạt hướng dương)...
+ Chế độ ăn giàu rau quả, ngũ cốc giúp giảm mỡ, giúp điều hòa huyết áp. Đó là nhờ vào chất xơ có trong các loại thực phẩm này. Các chất xơ, nhất là chất xơ tan trong nước, có khả năng hút nước và trương nở lên đến 8-10 lần trọng lượng ban đầu, qua đó có thể kết dính và đào thải nhiều cặn bã và chất độc hại ra khỏi cơ thể. Đặc biệt, chất xơ cũng thu hút những acid mật do cơ thể sản sinh ra để tiêu hóa các chất béo và đào thải chúng ra ngoài theo đường ruột. Điều này buộc cơ thể huy động đến kho dự trữ cholesterol ở gan để tạo ra những acid mật mới dẫn đến hạ độ cholesterol. Ăn nhiều rau quả còn giúp bảo đảm chế độ nhiều potasium (kali) và ít sodium (Natri), yếu tố vô cùng quan trọng việc ổn định huyết áp. Nhiều loại rau quả như: chuối, khoai tây, bơ, dưa hấu, đậu nành có lượng kali rất cao. Tuy nhiên, khi chế biến rau quả tránh trộn thêm bơ hay sốt mayonaise
+ Uống sữa không chất béo
+ Thay thế bơ động vật bằng bơ thực vật (magarin)
* Chế độ ăn nhạt cho bệnh nhân huyết áp cao
- Natri làm tiết ra nhiều dịch tế bào, dẫn đến tim đập nhanh, huyết áp cao.
- Natri khiến cho các mạch máu trở nên hẹp hơn so với bình thường, sẽ cản trở quá trình lưu thông máu, ảnh hưởng tới quá trình vận chuyện máu đến tim, gây nên chứng cao huyết áp.
- Nhu cầu Na+ ở trẻ em và người lớn 200mg, trong khi, thông thường, hàng ngày chúng ta ăn vào 4.000 – 6.000mg (tương đương 10g-15g muối, lượng Na+ chiếm 40% trong NaCl) tức là cao hơn nhiều so với nhu cầu.
- Mục tiêu: Giảm lượng muối tiêu thụ < 5g/ ngày, người bị cao huyết áp chỉ nên ăn khoảng 2-3g
+ Hạn chế ăn muối, nêm muối khi chế biến thức ăn.
+ Giảm những thức ăn mặn như mắm, tương, dưa, cà…;
+ Giảm 1 số thói quen của người Á Đông như chấm muối, chấm nước mắm … khi không thật sự cần;
+ Bớt dùng mì chính, bột ngọt, hạt nêm …
+ Hạn chế sử dụng những thức ăn chế biến sẵn như mì ăn liền, giò chả, lạp xưởng, đồ hộp, đồ uống có ga...
* Giảm các yếu tố bất lợi khác trong thực phẩm dành cho bệnh nhân cao huyết áp
Người cao huyết áp không nên uống cà phê- Uống rượu làm cho tim đập nhanh, mạch máu co lại, huyết áp tăng và làm cho muối canxi đọng lại ở thành mạch, gây xơ cứng động mạch. Vì vậy, người bị cao huyết áp nên kiêng uống rượu.
- Nhiều nghiên cứu gần đây đều cho thấy mỗi ngày dùng khoảng 100g rượu vang đỏ sẽ có lợi cho hoạt động của hệ tim mạch. Quả nho và rượu nho, đặc biệt là trong vỏ nho và hạt nho có hàm lượng nhiều chất chống oxy hoá có thể giúp làm tăng độ cholesterol tốt, giảm cholesterol xấu, bảo vệ thành mạch máu để phòng chống các loại bệnh tim mạch.
- Hút thuốc làm tăng nhịp tim, tăng huyết áp và làm giảm lượng oxy cần thiết đến các tế bào và các cơ quan đồng thời làm tăng nguy cơ vữa xơ động mạch
- Trong cà-phê có chất gọi là caphêin, uống nhiều sẽ kích thích nhịp đập của tim, làm tăng huyết áp.
- Bệnh nhân cao huyết áp nên kiêng uống trà đặc, nhất là hồng trà đặc vì nó có nhiều chất kiềm, có thể làm cho đại não hưng phấn, bất an, mất ngủ, tim đập loạn nhịp, huyết áp tăng cao. Trái lại, uống chè xanh lại có lợi cho việc điều trị bệnh cao huyết áp.
- Kiêng dùng các thức ăn có vị cay hoặc thức ăn tinh (bột mỳ, các loại bánh ngọt...) vì chúng làm cho việc đại tiện khó khăn, dẫn đến táo bón. Khi đại tiện khó khăn huyết áp sẽ tăng, từ đó có nguy cơ xuất huyết não.
* Tăng cường các yếu tố bảo vệ bệnh nhân tăng huyết áp qua chế độ ăn
- Thực phẩm giàu K(cà chua, khoai lang, nho, các loại đậu, chuối, khoai tây, bơ, nước ép cà chua, nước bưởi, dưa leo (chuột), nho, táo…), giúp làm giảm cao huyết áp và duy trì huyết áp ở mức độ ổn định,
- Chất khoáng Mg, Ca, các chất chống oxy hóa, chất xơ, w-3/ w-6 là một nguồn chất đạm và chất béo lý tưởng cho phòng chống cao huyết áp
- Những thực phẩm có tính chất an thần, lợi tiểu nhẹ như: rau cải, cà chua, bầu bí, khóm, mía , cam, khoai lang, khoai tây, khoai môn, đậu xanh, đậu đen… (500g - 600g rau trái, 30-40g đậu đỗ/ngày) có thể làm hạ huyết áp
- Ngoài ra, ăn vài tép tỏi trong mỗi bữa ăn có tác dụng kiện tỳ, giải độc, tăng cường lưu thông khí huyết, hỗ trợ hạ huyết áp và cải thiện độ mỡ trong máu.
- Ăn canh mộc nhĩ, khổ qua cũng có tác dụng rất tốt để giải độc, cải thiện mỡ máu và hạ huyết áp.
Bệnh cao huyết áp - nguyên nhân và cách điều trị
Cách chữa bệnh cao huyết áp đơn giản hiệu quả
Ăn kiêng cho người cao huyết áp
Lời khuyên cho người bệnh cao huyết áp
(ST)