Các bước lập kế hoạch kinh doanh bán hàng

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Các bước lập kế hoạch kinh doanh bán hàng

19/04/2015 01:25 PM
694

Lập kế hoạch kinh doanh là một bước quan trọng để hiện thực hóa các ý tưởng kinh doanh của bạn. Dù bạn mới khởi nghiệp, hay đang điều hành một doanh nghiệp. Khi có một hướng kinh doanh mới, bạn hãy nên chuẩn bị những bản kế hoạch kinh doanh thật kỹ càng.





Lập kế hoạch kinh doanh


   Ai cũng có thể biết rõ đó là bước đi đầu tiên cho một quá trình kinh doanh hiệu quả. Nhưng cách lập kế hoạch kinh doanh thì không phải ai cũng biết. Nhất là khi bạn chưa từng học qua một lớp kinh tế nào. Bạn muốn quá trình kinh doanh của mình mang lại thật nhiều lợi nhuận, mang về nhiều lợi ích, cũng không muốn phí phạm quá nhiều thời gian cho việc lập kế hoạch kinh doanh với những sách lược thật chi tiết và cụ thể. Vậy cách lập kế hoạch kinh doanh như thế nào là tốt nhất. Bạn hãy bắt đầu nhé.

1.Bước chuẩn bị 

   Trước khi bắt tay vào viết kế hoạch kinh doanh, bạn cần thực hiện một số công việc chuẩn bị như tham khảo ý kiến về lập kế hoạch kinh doanh từ những lời khuyên của những công cụ có sẵn, những phương thức tiêu biểu; đồng thời thu thập và phân tích thông tin từ các nguồn bao gồm: các nhà cung cấp dịch vụ, đối thủ cạnh trang, các hiệp hội, doanh nghiệp cùng ngành.
 
2. Đặt ra các mục tiêu kinh doanh của bạn. 

   Cách lập kế hoạch kinh doanh của bạn phải thể hiện được mục tiêu kinh doanh như một bức tranh rõ ràng. Trong đó, thể hiện đầy đủ các công việc bạn sẽ triển khai trong vòng vài năm tới. Trong cách lập kế hoạch kinh doanh, bạn cần phải trả lời những câu hỏi: Bạn sẽ bán sản phẩm gì, dịch vụ gì , các nhóm khách hàng và yêu cầu của khách hàng mục tiêu là gì, bạn dựa vào cơ sở nào để khẳng định bạn sẽ thành công trong tương lai, yếu tố nào trong việc kinh doanh của bạn khiến khách hàng chọn bạn chứ không phải là đối thủ cạnh tranh. Và một câu hỏi cũng không kém phần quan trọng đó là bạn trông chờ kinh doanh sẽ đền đáp cho bạn những gì. Một khi bạn trả lời được những câu hỏi đó, bạn dễ dàng quyết định được các mục tiêu kinh doanh ngay khi nghiên cứu thị trường.

3. Kế hoạch quản lý: 

   Bạn cần trình bày ý tưởng kinh doanh sẽ được tổ chức và điều hành ra sao , những khả năng quản lý nào thì phù hợp. Cách lập kế hoạch kinh doanh của mỗi người khác nhau nên trong phần này một số sẽ đưa luôn những vấn đề về pháp lý liên quan, có khi còn có cả luật sở hữu trí tuệ, giấy phép kinh doanh hay những điều gì đó tương tự.

4. Kế hoạch tiếp thị: cách lập kế hoạch kinh doanh của bạn cần xác định được:

   Bạn bán dịch vụ gì, sản phẩm gì: bạn bán gì cho khách hàng, vòng đời của sản phẩm như thế nào, có sản phẩm nào thay thế đã xuất hiện trên thị trường hay chưa, sản phẩm của bạn có đáp ứng được nhu cầu khách hàng hay không.
Thị trường mục tiêu: quy mô thị trường như thế nào, vị trí địa lý, xu hướng của người tiêu dùng.
Khách hàng: Họ là ai, lý do gì khiến họ sẽ mua sản phẩm của bạn.
Đối thủ cạnh tranh: Họ là ai, họ cạnh tranh trên khía cạnh nào của sản phẩm, dịch vụ.
Kế hoạch tiếp thị của bạn cần chỉ rõ chiến lược bạn sẽ sử dụng để thu hút người tiêu dùng, kế hoạch bạn giữ chân khách hàng. Trong cách lập kế hoạch kinh doanh bạn cần thể hiện được bạn sẽ quảng bá và xây dựng hình ảnh kinh doanh của mình như thế nào.
 
5. Kế hoạch hoạt động: Bản kế hoạch kinh doanh của bạn cần thể hiện được các vấn đề hoạt động:

   Con người: Nhân viên của bạn là ai, ai sẽ xúc tiến ý tưởng kinh doanh này.
Các quy trình: Những thủ tục và hệ thống nào phù hợp, quy trình sản phẩm đến tay người dùng như thế nào.
Nhà cung cấp: Ai sẽ là nhà cung cấp sản phẩm cho công việc kinh doanh của bạn, giá cả thế nào, chất lượng tốt không.
Thiết bị và công nghệ: Ai cung cấp, ai điều hành, lợi ích mang lại có lớn hơn?
Trụ sở: Bạn kinh doanh ở chỗ nào, vị trí, giá cả, và có thể là cả phong thủy vào đó nữa.

6.Kế hoạch tài chính: Bản kế hoạch kinh doanh cần thể hiện:
   
   Bạn cần bao nhiêu vốn để hiện thực ý tưởng kinh doanh?
Các phân tích tài chính trong vài năm tới.
Nguồn tài chính là ở đâu?

7. Kế hoạch hành động: Nhiệm vụ cụ thể cần được tiến hành để thực hiện kế hoạch kinh doanh, người chịu trách nhiệm là ai.
 
   Việc kinh doanh cần phải có sự chuẩn bị rõ ràng, cách lập kế hoạch kinh doanh của bạn đã có đủ những tiêu chuẩn trên hay chưa. Nếu bạn muốn tiết kiệm thời gian hơn mà vẫn có một kế hoạch hoàn hảo hãy tham khảocách lập kế hoạch kinh doanh trên một trang gi.

MỜI BẠN THAM KHẢO THÊM:

10 Điều khi xem lại Kế hoạch Kinh doanh

    
Do đó, bạn cần xem lại bản kế hoạch đó một cách cẩn thận và có thể học hỏi kinh nghiệm từ những lời khuyên của người khác.

10 điều cần cân nhắc trong kế hoạch kinh doanh

Bản kế hoạch kinh doanh của bạn nên bao gồm:

1. Tất cả những mục quan trọng: Bản tóm tắt các công việc liên quan đến quản lý, cái nhìn tổng quan của doanh nghiệp, chiến lược bán hàng và marketing, quản lý nhóm, phân tích đối thủ cạnh tranh và các kế hoạch tài chính.

2. Một bảng biểu nội dung.

3. Tất cả những điểm chốt quan trọng phải được giải thích rõ ràng.

4. Câu văn ngắn gọn, không sử dụng ngôn ngữ lạ hoặc những từ ngữ địa phương, không cường điệu hóa vấn đề, loại bỏ những câu, đoạn lặp đi lặp lại.

5. Các yếu tố phải được phân tích rõ ràng như: dữ liệu thông dụng và dữ liệu chính xác, những lời tuyên bố, nhận xét, nhận định...

6. Thị trường mục tiêu rõ ràng và mục tiêu thực để nhắm đến khách hàng.

7. Phân tích đối thủ cạnh tranh rõ ràng để xem xem bạn sẽ giành được chiến thắng trong cuộc chiến này như thế nào?

8. Các kế hoạch về tài chính không được đánh giá quá cao hoặc coi thường. Mà bạn phải nhớ rằng, nó phục thuộc vào khung thời gian bạn bắt khi bắt đầu chiến dịch cho đến khi kết thúc. Do đó, hãy tạo một ngân sách tài chính thích hợp để không gây tốn kém cho doanh nghiệp.

9. Để thông tin liên lạc ở vị trí bạn dễ nhìn thấy nhất. Đầu trang hoặc là cuối mỗi dữ liệu.

10. Nội dung cần phải xem xét và chỉnh sửa một cách kỹ lưỡng, kiểm tra cẩn thận từ cả lỗi chính tả và lỗi ngữ pháp.

Nhớ rằng, kế hoạch kinh doanh phải được thiết kế một cách đặc biệt để thu hút các nhà đầu tư cũng như để cung cấp chi tiết những việc cần phải làm của doanh nghiệp. Do đó, trong bản kế hoạch này cẩn phải nói rõ và nêu bật được mục tiêu, mục đích, chiến lược và ý nghĩa của các hoạt động của doanh nghiệp. Chính việc viết ngắn gọn và tập trung những thông tin chi tiết này sẽ giúp bạn nghiêm túc hơn khi thực hiện những nỗ lực kinh doanh của mình.

7 Sai lầm hay gặp trong lập kế hoạch kinh doanh


1. Dự tính lợi nhuận quá cao

Các bản kế hoạch kinh doanh phải là minh họa sống động và cụ thể về dự án kinh doanh của bạn, từ ý tưởng cho đến thực tế, từ khâu sản xuất, phân phối đến đầu ra cho sản phẩm.

Phần lớn các kế hoạch kinh doanh thường dự tính lợi nhuận cao hơn 10% -20% so với thực tế. Dự đoán lợi nhuận cao cho thấy chủ doanh nghiệp chưa ước lượng đúng mức các chi phí cơ bản và chi phí phát sinh. Lợi nhuận phải là con số còn lại sau khi trừ các khoản chi phí.

Để tránh lỗi này, bạn nên tham khảo báo cáo tài chính của các công ty cùng ngành để biết mức lợi nhuận thực tế. Sau đó mới tính toán lợi nhuận cụ thể cho dựa trên nguồn lực của công ty. Bạn có thể giảm được những chi phí cơ bản nào? Chiến dịch marketing của bạn có ít tốn kém hơn mức trung bình? Chi phí vận chuyển có bị đội lên không?

2. Kế hoạch tài chính không hoàn chỉnh

Đây là phần rất quan trọng nhưng thường không được chuẩn bị kỹ càng. Mỗi kế hoạch kinh doanh cần có báo cáo lưu chuyển tiền tệ và phân tích cụ thể chi phí ban đầu. Các bảng biểu rõ ràng sẽ giúp người xem dễ hiểu hơn và càng chi tiết càng tốt. Các nhà đầư tư muốn biết bạn cần bao nhiêu tiền và bạn sẽ dùng số tiền đó như thế nào. Chỉ dự đoán doanh số và lợi nhuận thôi thì chưa đủ. Bạn phải chỉ cho các nhà đầu tư thấy chi phí cần bỏ ra để sản xuất hàng hóa, dịch vụ trước rồi mới tính đến lợi nhuận.

3. Mục tiêu không cụ thể

Bạn cần phải nói rõ mục tiêu của mình qua kế hoạch kinh doanh, đừng quá ảo tưởng cũng đừng quá bi quan. Các bản kế hoạch thường đưa ra mục tiêu sẽ giành được vài phần trăm thị phần. Tuy nhiên, bao nhiêu đó cũng là quá lớn và quá sức. Thay vào đó, bạn hãy đề cập cụ thể báo cáo doanh số bán hàng, xây dựng mục tiêu dựa trên các số liệu thực tế.

4. Đánh giá sai tiềm năng thị trường

Sẽ không ai tin nếu bạn hứa hẹn website của bạn sẽ đạt được 50 triệu lượt truy cập. Bạn cần phải thực tế và tỉnh táo khi đề cập tới giá trị của việc kinh doanh. Hiện thực không phải lúc nào cũng như ta tưởng tượng, vì vậy bạn hãy đưa ra một chọn số khiêm tốn hơn so với khả năng của mình.

Nếu việc kinh doanh của bạn thực sự có tiềm năng lớn đến vậy thì thay vì dung con số để minh họa, bạn hãy giải thích cụ thể chiến lược chinh phục thị trường, người xem sẽ tự ước lượng được.

5. Vẽ ra viễn cảnh quá lớn

Các bản kế hoạch kinh doanh phải là minh họa sống động và cụ thể về dự án kinh doanh của bạn, từ ý tưởng cho đến thực tế, từ khâu sản xuất, phân phối đến đầu ra cho sản phẩm. Tuy nhiên, các bản kế hoạch hay sa đà vào việc phát triển ý tưởng, đưa ra các chiến lược toàn cầu mà quên mất những điểm quan trọng này.

Hãy hoạch định thật rõ ràng kế hoạch để đạt được mục tiêu của bạn. Làm sao bạn mở rộng được quy mô, bạn sẽ gây dựng lực lượng bán hàng như thế nào? 

6. Không hiểu rõ hoạt động phân phối.

Một trong những sai lầm lớn nhất của những người mới bước vào kinh doanh là không nắm được hệ thống phân phối. Đừng vội cho rằng khách hàng chỉ thích mua hàng trực tiếp từ tay bạn. Thông thường, mọi người thích đi chợ và siêu thị để mua sắm hơn. Bạn phải tính tóan chi phí đầu vào cẩn thận, bao gồm phí quản lý, chi phí cho các chiến dịch hợp tác quảng cáo với nhà phân phối, nhà bán lẻ. Ngoài ra bạn cũng phải có một khoản chi phí sản xuất dự phòng trong thời gian chờ nhà bán lẻ, nhà phân phối trả tiền hàng.

7. Không trình bày rõ năng lực

Đừng dài dòng, bạn nên đề cập thẳng vào các vấn đề quan trọng như thị trường, kế hoạch bán hàng, đội ngũ quản lý, tiềm năng phát triển, năng lực cạnh tranh.

Bạn cũng nên trình bày kế hoạch bằng ngôn ngữ đơn giản, rõ ràng, dễ hiểu. Chứng tỏ năng lưc bằng cách trích dẫn các nhận định của các chuyên gia về công việc kinh doanh của bạn, chứng minh năng lực quản lý bằng bằng cấp và thành tựu



Phong thủy trong kinh doanh lớn và nhỏ
Kế hoạch kinh doanh spa
Ý tưởng kinh doanh với số vốn nhỏ
Kế hoạch kinh doanh cà phê
Kế hoạch kinh doanh sân bóng đá mini



(ST)
Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý