Thai 34 tuần tuổi

seminoon seminoon @seminoon

Thai 34 tuần tuổi

18/04/2015 10:40 AM
2,973

Kích thước thai nhi lớn cỡ nào?

Thai nhi lúc này nặng khoảng 2,28 kg. Chiều dai tính từ đỉnh đầu đến chóp moont là khoảng 32cm. Tổng chiều dài từ đầu đến chân khoảng 44cm.

Cơ thể bạn lớn cỡ nào?

Đỉnh tử cung nhô lên trên rốn 14cm, và cách khớp dính khoảng 33cm.

Không có gì nghiêm trọng nếu các con số trên đo được ở bạn và thai nhi không giống với những người bạn gái khác của bạn. Điều quan trọng là cơ thể bạn đang tiến triểm tốt, tử cung cũng phát triển và to ra với tỉ lệ hợp lý. Đó là những dấu hiệu cho thấy thai nhi đang phát triển bình thường bên trong tử cung.

Mách nhỏ cho tuần 34.

Một mảnh giấy, môt dải băng hoặc một miếng băng có thể giúp bạn che bơt núm rốn nhạy cảm hoặc xấu xí nhô ra lớp quần áo.

Thai nhi sinh trưởng và phát triển như thế nào?

Khám thai trước khi sinh.

Một cuộc khám thai hoàn hảo trước khi sinh sẽ giúp bạn xác định thai nhi có phát triển khỏe mạnh hay không. Nó cũng giúp bạn phát hiện những dị tật bẩm sinh chủ yếu hoặc tình trạng suy nhược ở thai nhi – tình trạng tiềm ẩn mối nguy hiểm cho thai nhi.

Siêu âm cũng giúp ích rất nhiều. Nó giúp bác sĩ quan sát được thai nhi bên trong tử cung, cũng như nhìn nhận được sự phát triển và hoạt động của bộ nào, tim cũng như các cơ quan khác của thai nhi. Cùng với khám siêu âm, bạn cũng có thể sử dụng các phương pháp kiểm tra tình trạng thai nhi bằng cảm nhận của người mẹ kết hợp với các thiết bị y tế và thử sức chịu đựng của thai nhi vớiáp lực co thắt tử cung.

Những thay đổi trong bạn.

Thai có xuống? Một vài tuần trước khi bắt đầu đau đẻ hoặc lúc bắt đầu đau đẻ, bạn có thể nhận thấy sự thay đổi ở bụng. Khoảng cách từ rôn hoặc khớp dính đến đỉnh tử cung rút ngắn dần so với những lần khám trước. Hiện tượng này xảy ra khi đầu thai nhi đã tiến vào đường sinh. Sự thay đổi này thường được gọi là chuyển dạ.

Đừng lo lắng nếu bạn không thấy minh có hiện tượng chuyển dạ vì hiện tượng này không xảy ra với mọi phụ nữ, mọi trường hợp mang thai. Vì ngay trước khi bắt đầu đau đẻ hoặc trong qua trinh đau đẻ mới chuyển dạ cũng là tình trạng phổ biến.

Chuyển dạ vừa có lợi lại vừa bất lợi cho bạn. Lợi là ở chỗ, khi chuyển dạ, bụng trên sẽ có nhiều khoảng trống hơn. Do đó, phổi sẽ có nhiều không gian để phồng to hơn, giúp cho việc thở được dễ dàng hơn. Baats lởi chỗ, khi chuyển dạ, thai nhi xuống thấp dần sẽ gây sức ép lơn hơn lên xương chậu, bàng quang và trực tràng khiến bạn có cảm giác khó chịu hơn.

Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể kiểm tra cà cho biết vị trí của thai nhi: nằm trong khoang chậu hay cao hơn – nghĩa là thai nhi vẫn chưa tiến vào đường sinh. Tuy nhiên, tình trạng này sẽ chuyển biến nhanh chóng.

Nếu bác sĩ cho biết thai nhi đang ở trạng thái “trôi bồng bềnh” thì có nghĩa là một phần của thai nhi vẫn còn nằm cách xa đường sinh (ống sinh sản).Tuy nhiên, vào thời điểm này, thai nhi thường không nằm cố định ở đường sinh. Nó vẫn có thể di chuyển khỏi các ngón tay của bác sĩ khi bác sĩ tiến hành khám thăm dò.

Trải qua những cảm giác khó chịu

Đến thời điểm này của thai kỳ, một số phụ nữ cảm thấy như thể đứa bé sắp chui tọt ra. Nguyên nhân là do thai di chuyển sâu xuống đường sinh gây sức ép rất lớn. Một số phụ nữ mô tả cảm giác này như một sự tăng về áp lực.

Nếu bạn lo lắng về vấn đề này, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ. Có thể bạn phải được khám khoang chậu để xem đầu thai nhi đã xuống thấp đến đâu. Trong hầu hết các trường hợp, đứa trẻ chưa thể ra đời được. Tuy nhiên, do ngày càng xuống thấp, nên thai nhi gây sức ép lớn hơn rất nhiều so với những gì bạn cảm nhận cách đây vài tuần.

Đến cuối tuần này, một cảm giác khó chịu khác nữa có thể phát sinh do sức ép ngày càng lớn của thai nhi. Một số phụ nữ cảm thấy như bị kim châm. Biểu hiện cụ thể của càm giác này là ngứa râm ran, bị ép hoặc tê ở xương chậu hoặc khoang chậu do áp lực từ thai nhi gây nên. Đây là một triệu chứng bình thường và bạn không nên lo lắng về nó.

Những cảm giác này có thể không được giải tỏa cho đến tận lúc đẻ. Bạn có thể nằm nghiêng sang một bên để giảm bớt sức ép lên xương chậu và các dây thần kinh, các mạch máu và động mạch ở khoang chậu. Nếu tình trạng quá nghiêm trọng, hãy gọi cho bác sĩ để được hướng dẫn cách điều trị.

Co bóp Braxton – Hichks và đau đẻ giả.

Hãy hỏi bác sĩ dấu hiệu nào là co bóp đau đẻ, những co bóp này có thể xuất hiện thường xuyên. Chúng tưng dần về thời lượng và cường độ. Bạn có thể cảm nhận từ những nhịp đều đều đến những co bóp đau thực sự. Nếu muốn, bạn hãy đo thời lượng từng hồi co bóp và tần số co bóp. Khi đến bệnh viện, hãy căn cứ một phần vào những kết quả đo này.

Co bóp Braxton – Hichks là những co bóp không gây đau, không theo nhịp mà bạ có thể cảm nhận được khi đặt tay lên bụng.

Những co bóp này thường bắt đầu sơm trong thai kỳ mang thai với nhịp không ổn định. Khi mát xa khu vực tử cung, những co bóp này có thể tăng về tần số và cường độ. Giống như đau đẻ giả, co bóp Braxton – Hicks không phải là đau đẻ thực sự.

Đau đẻ giả thường xảy ra trước khi đau đẻ thực sự bắt đầu. Chúng thường diễn ra rất ngắn (dưới 45 giây một lần). Những co bóp kiểu này có thể gây khó chịu đến các phần khác nhau của cơ thể như háng, bụng dưới và lưng. Khi đau đẻ thật, co bóp tử cung sẽ gây đau bắt đầu từ đỉnh tử cung rồi lan ra toàn bộ tử cung, qua lưng dưới rồi đến xương chậu.

Đau đẻ giả thường xuất hiện vào cuối thai kỳ mang thai và nó cũng phổ biến ở những phụ nữ đã từng mang thai và nó cũng phổ biến ở những phụ nữ đã từng mang thai và sinh đẻ nhiều lần. Đau đẻ kiểu này thường ngắt nhanh như khi xuất hiện và dường như không gây nguy hiểm gì cho thai nhi.

Đau đẻ thật hay đau đẻ giả?

Vấn đề xem xét

Co bóp.

Tần số co bóp.

Cường độ co bóp.

Vị trí xảy ra co bóp.

Tác dụng của gây mê hoặc thuốc giảm đau.

Thay đổi ở cổ tử cung.

Đau đẻ thật

Đều đặn.

Ngày càng tăng.

Ngày càng tăng.

Toàn bộ khu vực bong.

Không làm ngắt cơn đau.

Cổ tử cung liên tục có những biến đổi (co lại hoặc giãn nở ra).

Đau đẻ giả

Không đều.

Không tăng.

Không thay đổi.

Các khu vực khác nhau hoặc lưng.

Sau nhiều lần co bóp sẽ ngắt cơn

Cổ tử cung không thay đổi.

Các hoạt động của bạn ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển của thai nhi.

Kết thúc thai kỳ mang thai cũng là lúc bắt đầu đau đẻ. Một số phụ nữ lo ngại (hoặc nghi ngờ) những hoạt động của họ có thể gây đau đẻ. Câu chuyện về những bà vợ gài đạp xe qua một con đường gập gềnh hoặc đi bộ một quãng đường dài khi bắt đầu đau đẻ là không có thật.

Chúng tôi chắc một điều rằng việc quan hệ tình dục và kích thích các núm vú có thể gây đau đẻ thực sự trong một số trường hợp nhưng không phải với mọi phụ nữ. Tiến hành các hoạt động ngày bình thường (trừ khi bác sĩ khuyên bạn nên nằm nghỉ) không gây đau đẻ trước khi đứa trẻ sẵn sàng chào đời. Ở những tuần tiếp theo, chúng tôi sẽ tiếp tục bàn về những vấn đề xung quanh hiện tượng có tính thời sự này.

Dinh dưỡng của bạn

Kiểm tra hàm lượng choresterol.

Thật lãng phí thời gian và công sức để kiểm tra hàm lượng choresterol trong thời gian mang thai. Lí do là trong thai kỳ mang thai, những thay đổi về hoóc môn làm cho hàm lượng choresterol trong máu tăng. Bạn hãy đợi cho tới sau khi sinh hoặc sau thai kỳ cho con bú hãy kiểm tra hàm lượng choresterol trong máu.

Đồ ăn vặt giàu vitamin A.

Khi muốn ăn vặt thứ gì đó, có thể bạn không nghĩ đến khoai tây nướng nhưng đó lại là thứ ăn tuyệt vời. Khi ăn khoai tây, bạn có thể hấp thu được đạm, chất xơ, canxi, sắt, vitamin B và vitamin C. Hãy nướng mộ vài củ và bảo quản chúng trong tủ lạnh. Hâm nóng một vài củ khi bạn thấy đói.Bông cải cũng là nguồn thức ăn vặt khác giàu vitamin. Hãy ăn nó cùng với khoai tây nướng hoặc ăn cả hai thứ này với một ít sữa chua thô, pho mát làm từ sữa gạn kem hoặc kem chua không béo, bạn sẽ có một món ăn tuyệt vời.

Mách nhỏ.

Hãy đăng ký viện phụ sản trước để tránh đánh mất thời gian và tránh những bất tiện xảy ra khi đến viện sinh con. Hãy nhờ chồng bạn đăng ký trước phòng khám bác sĩ hoặc các lớp học tiền sinh sản. Nếu bác sĩ hoặc các nhân viên giảng dạy tại các lớp học không thể trả lời thắc mắc của bạn, hãy gọi đến bệnh viện để được giải đáp.

Thế nào là hiện tượng “ra máu báo hiệu”?

Thông thường sau khi khám âm đạo hoặc lúc bắt đầu đau đẻ sớm hoặc co thắt tử cung sớm, bạn sẽ bị chảy chút máu. Hiện tượng này gọi là ra máu báo hiệu, nó có thể xảy ra khi cổ tử cung giãn và mở. Bạn sẽ không mất nhiều máu. Nhưng nếu điều này làm bạn lo lắng hoặc bạn có khả năng mất nhiều máu, hãy gọi cho bác sĩ ngay lập tức.

Cùng với việc ra máu báo hiệu, lúc mới đau đẻ, âm đạo có thể tiết dịch nhày. Dịch nhầy này khác với dịch nước ối tứa ra khi vỡ ối. Hiện tượng tiết dịch nhầy này không phải là tín hiệu cho thấy bạn sắp sinh hoặc sắp đau đẻ trong một vài giờ đồng hồ tới. Nó cũng chẳng nguy hại gì đến bạn và con bạn.

Tính thời gian mỗi cơn đau đẻ.

Hầu hết phụ nữ học được cách tính thời gian mỗi cơn đau đẻ từ các lớp học tiền sinh sản hoặc từ bác sĩ của họ. Để biết mỗi cơn đau đẻ kéo dài bao lâu, hãy bắt đầu tính giờ từ lúc cơn đau đẻ bắt đầu cho đến khi ngắt cơn.

Bạn cũng nên nắm được tần số diễn ra các con đau đẻ. Vấn đề này vẫn còn tồn tại nhiều tranh cái. Bạn có thể chọn hai cách tính dưới đây, và hãy tham khảo bác sĩ xem nên áp dụng cách nào là tốt hơn:

Ghi lại khoảng thời gian từ lúc bắt đầu một cơn đau đẻ đến lúc bắt đầu một cơn đau đẻ tiếp theo. Cách này được áp dụng phổ biến nhất và cũng đáng tin cậy nhất.

Ghi lại thời gian từ lúc kết thúc một cơn đau đẻ và đến lúc bắt đầu cơn đau đẻ tiếp theo.

Tốt hơn là bạn, chồng bạn hoặc người cùng đi đến phòng đẻ với bạn nên tính thời gian các cơn đau đẻ trước khi gọi bác sỹ hoặc đến bệnh viện. Bác sĩ sẽ muốn biết mỗi cơn đau đẻ kéo dài bao lâu và cứ sau bao nhiêu thời gian lại xuất hiện một cơn đau đẻ. Với những thông tin này, bác sĩ có thể quyết định khi nào bạn nên đến bệnh viện.

(St)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
Dau nhuc va tuc o cua minh
hơn 1 tháng trước - Thích (9) - Trả lời
sao ma nhuc
Thai nhi hoạt động ít vào tuần 33 có sao không ạ?
hơn 1 tháng trước - Thích (13) - Trả lời
cho em hỏi từ 34 tuần tuổi trở đi có nên siêu âm nhiều lần không a?siêu âm nhiều lần có ảnh hưởng gì đến thai nhi không a?
hơn 1 tháng trước - Thích (16) - Trả lời
Nen di sieu am den tuan 37 . Tu tuan 37 ko nen di nua
Theo mình được biết Mỗi lần mang thai mẹ nên siêu âm khoảng 4-6 lần. Trừ khi mẹ cần theo dõi đặc biệt mới phải chăm đi siêu âm,còn nếu bình thường Lần thứ nhất sẽ vào tuần thứ 6, để xác định đã mang thai. Một lần vào tuần thứ 10 để phát hiện được nhịp tim thai. Một lần vào tuần thứ 18, giúp kiểm tra dị tật thai. Một lần nữa ở quý III”. Hoặc sau lần siêu âm đầu tiên bạn nên đi siêu âm vào tuần 12, 18, 22 và 32. Bác sĩ cũng bảo, siêu âm không có hại vì sóng siêu âm quá nhỏ. Việc siêu âm ít – nhiều còn phụ thuộc vào từng người mẹ, theo chỉ dẫn trực tiếp của bác sĩ. Chúc bạn luôn khỏe
cho e hỏi e có thai đk 30tuan rồi mà con mới được 1.200gram thôi giờ em phải làm thế nào ạ e rất lo
Thai 34 tuan 1,8 co suy dinh duing khong lam chach nao de be tan can
Cua minh bi phong va mong nuoc khi mang thai co anh huong gi?
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
như thế có nghĩa bạn sắp đi chầu địa phủ rồi.
E mag thai khoảng 35 tuần. Dạo này e thấy đau bụng, đau có chút rồi hết nhưg đau nhìu lắm. Cửa mìh của e cứng lắm. Đầu của e bé qay xuốg nhìu lắm rồi. Vậy cho e hỏi e sáp sinh chưa ạ
hơn 1 tháng trước - Thích (16) - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý