Chuối được dùng làm thuốc trong cả Đông y và Tây y. Ở các nước phương Tây, bệnh nhân bị tiêu chảy thường được bác sĩ khuyên ăn chuối. Chất pectin trong chuối làm nhẹ bớt chứng tiêu chảy và giảm nguy cơ ung thư ruột. Hãy cùng xem một số giống chuối ở Việt Nam nhé!
Các giống chuối ở Viêt Nam ?
1. Nhóm chuối tiêu (Cavendish): Nhóm này có 3 giống là tiêu lùn, tiêu nhỏ, tiêu cao. Năng suất quả từ trung bình đến rất cao; phẩm chất thơm ngon, thích hợp cho xuất khẩu quả tươi, thích hợp với vùng có khí hậu mùa đông lạnh. Giống chuối tiêu ở miền Bắc bình quân đạt 13-14kg/buồng, năng suất trung bình đạt 12-15 tấn/ha.
2. Nhóm chuối tây (chối sứ, chuối xiêm): gồm các giống chuối tây hồng, tây phấn, tây sứ, được trồng phổ biến ở nhiều nơi, cây cao sinh trưởng khoẻ, không kén đất, chịu hạn nóng và khả năng chịu hạn song dễ bị héo rụi (vàng lá Panama), quat ot, mập, ngọt đậm và kém thơm hơn so với giống khác.
3.Chuối bom (bôm): được trồng phổ biến ở Đông Nam Bộ, trọng lượng buồng thấp, chỉ đạt từ 6-8 kg/buồng. Thời gian sinh trưởng ngắn nên hệ số sản xuất cao (5 buồng trong 20 tháng/gốc) có có thể trồng ở mật độ cao 1200-1500 cây/ha nên năng suất có thể đạt 25-40 tấn/ha. Quả được dùng làm ăn tươi, chuối sấy.
4. Chuối ngự:Bao gồm chuói ngự tiến, chuối ngự mắn. Cây cao 2,5-3 m, cho quả nhỏ, màu vỏ sáng đẹp, thịt quả chắc, vị thơm đặc biệt, tuy nhiên năng suất thấp.
5.Chuối ngốp: Bao gồm giống ngốp cao, ngốp thấp. Là nhóm có chiều cao cây từ 3-5 m. Cây sinh trưởng khoẻ, chịu bóng, ít sâu bệnh, chịu hạn khá, thích hợ với vùng đồi. Qảu tương đối lớn, vỏ dầy, nâu đen khi chín, thịt quả nhão, hơi chua.
Ngoài ra còn các giống chuối mắn, chuối lá, chuối hột nhưng các giống chuối này có diện tích trồng ít vì giá trị kinh tế thấp.
MỜI BẠN THAM KHẢO THÊM
Chuối cau
Chuối Cau là loại chuối quả nhỏ và mập (trông giống quả cau), khi chín vỏ vàng, thịt thơm và hơi nhão.
Chuối Cau rất được ưa chuộng tại khu vực Châu Âu, đặc biệt là nước Pháp.
Chuối lùn
Chuối dùng tốt cho trẻ thơ, trẻ em đang độ lớn, cho người dưỡng sức, cho người già, cũng như cho những người lao động trí óc và chân tay. Nó giúp ích cho hệ xương, cho sự sinh trưởng, cho sự cân bằng thần kinh. Cũng dùng tốt cho những người bị bệnh khớp. Người suy nhược nên dùng ăn hàng ngày. Nhưng do vì nó giàu hydrat carbon nên không phù hợp với người bị bệnh đái đường. Chuối còn dùng để chữa bệnh ỉa chảy và kiết lỵ. Người ta nhận thấy chuối dùng có kết quả trong việc chống các rối loạn ruột và dạ dày, đặc biệt là chống các bệnh ỉa chảy cấp tính và mạn tính, bệnh viêm ruột. Ở Ấn Độ, người ta dùng bột chuối xanh để điều trị những bệnh nhân bị loét dạ dày có kết quả rõ rệt... Vì vậy một khẩu phần ăn có chuối xanh chắc chắn giúp tránh được bệnh loét dạ dày. Quả chuối xanh còn non dùng chữa hắc lào mới phát; trước tiên ta rửa sạch chỗ lở ngứa bằng nước nóng, gãi cho trượt da ra, lau khô, rồi lấy một quả chuối vừa bẻ trên buồng ra, cắt dần từng lát, cho nhựa chuối tiết ra mà chấm, bôi, xát vào chỗ ngứa. Làm 4-5 lần sẽ khỏi.
Chuối tiêu hồng
Chuối tiêu hồng được Viện Nghiên cứu Rau quả nghiên cứu và tuyển chọn có chất lượng ngon, mùi thơm, màu đẹp, để lâu không bị nát nên thường được tiêu thụ vào dịp Tết Nguyên đán và xuất khẩu đem lại lợi ích kinh tế lớn
Chuối laba
Trong nhiều năm trở lại đây, chuối Laba được coi là mặt hàng đặc sản của Đà Lạt - Lâm Đồng được nhiều người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh ưa chuộng. Chuối có độ dẻo, mùi thơm và có vị ngọt đặc trưng.
Chuối táo quạ
Chuối táo quạ ra trái trực tiếp chứ không ra bắp như chuối thường, trái to trung bình bằng cổ tay. Và cũng như chuối sáp không ăn trực tiếp được mà chỉ luộc chín.Chuối trồng chừng 8, 9 tháng mới trổ bắp (hoa). Buồng chuối chỉ có 1 hoặc 2 nải; nhiều cũng chỉ được vài chục trái. Trái chuối già to bằng cổ tay, dài 40, 50 cm. Ở chợ Cầu Kè, chuối tá quạ bán đếm trái: 1.500 đồng, 2.000 đồng một trái. Trước nay ăn chuối tá quạ nhất sách là món nấu (luộc). Cách ăn nhắm tới cái lượng chất bột nhiều tá hỏa của giống chuối này. Buồng chuối thiệt già chặt xuống cắt ra từng trái một, lấy dây quấn xung quanh như quấn bánh tét đem nấu. Dây quấn giữ vỏ trái không bị nứt, nước nấu không thấm vô làm nhão làm lạt lòng trái. Trái chuối nấu chín xắt ra chia nhau ăn không. Nhai kỹ từng miếng thưởng thức sự khoái khẩu của chất bột bùi bùi deo dẻo ngẫm nghĩ về nắng gió chan hòa cái chất đất phù sa lạ lùng xứ này. Dư vị trái chuối giữ hoài trong tâm trí ta.
Chuối cau lửa
Chuối quả nhỏ và mập (trông giống quả cau), khi chín vỏ vàng, thịt thơm và hơi nhão.
Chuối sáp
Chuối sáp có đặc trưng là không thể ăn sống mà phải luộc chín. Khi thưởng thức, chuối có cảm giác giòn sần sật, vị ngọt thanh.
Chuối hột
Quả chuối hột (còn gọi là chuối chát) thường được dân gian dùng chữa bệnh sỏi thận bằng cách dùng hạt nấu nước uống trong vài tháng. Ngoài ra, nó cũng có tác dụng chữa một số bệnh khác như cảm sốt, táo bón, hắc lào.
Chuối già hương
Chuối Già trái rất dài và cong, khi chín màu xanh, Chuối Già được xuất khẩu rất nhiều sang Châu Âu, đặc biệt là Pháp,
Chuối Già rất nhiều chất dinh dưỡng, nó còn là một thực phẩm trái cây không thể thiếu của các vận động viên thể hình.
Chuối bơm
Chuối Bơm thường dùng làm chuối sấy và bán rất nhiều ở thị trường Việt Nam, ngoài ra Chuối Bơm giá rất rẻ nên thường được các Doanh Nghiệp trong và ngoài nước mua để chế biến thức ăn gia súc.
Những buồng chuối kỳ lạ nhất Việt Nam
Cây chuối sứ trổ 6 buồng
Cây chuối có tới 6 buồng
Cây chuối nhà bà Nguyễn Thị Nhung đã khiến người dân Lai Phước, Đông Lương, Đông Hà, Quảng Trị vô cùng kinh ngạc khi ra những 6 buồng trên một cây. Cây chuối sứ này được gia đình bà Nhung trồng cách đây 3 năm. Các cây chuối khác đều ra trái bình thường, chỉ riêng cây này trổ đến 6 buồng. Lúc đầu cây chuối này cũng chỉ ra 1 buồng, nhưng dần dần nó ra thêm 2 buồng, rồi 3 buồng nữa. Mặc dù những buồng sau có nhỏ hơn nhưng vẫn ra hoa và trái bình thường.
Cây chuối khủng hơn 200 nải
Chị Hồng phải dùng dây buộc buồng chuối để cây khỏi đổ
Cây chuối kỳ lạ này là của gia đình chị Lê Thị Hồng, xóm 9, Nghĩa Bình, Tân Kỳ, Nghệ An. Buồng chuối này dài khoảng 1,8m; có 200 nải. Những nải trổ đầu quả to bằng ngón chân cái, nải trổ sau quả to bằng ngón tay út. Gia đình chị Hồng phải dùng dây buộc buồng chuối để cây khỏi đổ và đào hố để buồng chuối tiếp tục trổ. Nhiều người tới xem cho biết cây chuối này thuộc giống chuối mật hoặc chuối tiêu. Hiện ở Việt Nam đã phát hiện nhiều cây chuối ra từ 100-200 nải trên khắp cả nước.
Buồng chuối có hơn 180 nải
Cây chuối đã có hơn 180 nải
Cây chuối lạ này thuộc giống chuối Dạ hương, thuộc sở hữu của gia đình anh Nguyễn Văn Điệp (Hoài Đức, Hoài Nhơn, Bình Định). Cây chuối này đã trổ buồng ra hơn 180 nải, dài 2m và vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại. Anh Điệp cho biết: “Bắp chuối vẫn còn rất to hứa hẹn sẽ tiếp tục ra nhiều nải nữa”.
Buồng chuối hơn 150 nải
Buồng chuối dài kỳ lạ ở Đắc Lắc
Nhiều người hiếu kỳ cho rằng cây chuối kỳ lạ nhà anh Nguyễn Văn Dũng (Ea Pốk, H.Cư Mgar, Đắc Lắc) là “chuối tiên” đã đến ôm lấy buồng chuối để cầu may mắn. Cây chuối cau nhà anh Dũng đã ra hơn 150 nải nhưng vẫn tiếp tục nở chi chít những trái non. Anh Dũng cho biết trong khi các cây chuối khác chỉ cần 6 tháng để có hoa thì cây chuối này phải trồng 1 năm mới ra hoa.
Bị chặt đến gốc, cây chuối vẫn trổ buồng
Tuy bị chặt nhưng cây chuối vẫn trổ buồng
Bà Nguyễn Thị Bích (83 tuổi) đã chặt hết phần thân cây chuối sứ này nhưng từ gốc nó vẫn trổ buồng có 5 nải. Hiện tượng kỳ lạ này khiến người dân ở Phúc Quý, Tam Phú, Tam Kỳ, Quảng Nam kéo đến xem và đồn thổi nhiều chuyện ly kỳ, nhiều người còn cho rằng đó là điềm gở. Việc chuối bị chặt hết thân vẫn ra buồng là điều hết sức hiếm gặp, bà Bích cho biết đây cũng là lần đầu tiên thấy hiện tượng này.
Cây chuối mọc sừng
Buồng chuối mọc sừng
Cây chuối nhà anh Nguyễn Văn Tài (Làng Ma Nang, Kon Thụp, Mang Yang, Gia Lai) bỗng nhiên mọc nhiều lớp sừng màu xanh đan xen, bao bọc bên ngoài những nải chuối non. Cây chuối kỳ lạ này khoảng 2 năm tuổi, cao 3,5m. Hiện nay, đã ra được 7-8 nải. Cây chuối này vẫn đang sinh trưởng và phát triển tốt, người ta cho rằng hiện tượng kỳ lạ này chỉ là đột biến gen.
Cây chuối “cô đơn”
Loại chuối "cô đơn" có tác dụng chưa bệnh
Giữa bạt ngàn của Vườn quốc gia Xuân Sơn (Phú Thọ) có một cây chuối kỳ lạ có tên chuối “cô đơn” (hay còn gọi là chuối bạc hà). Gọi là chuối “cô đơn” vì từ khi nảy mầm đến lúc trổ buồng nó không hề đẻ cây con. Cây chuối con cũng không nảy mầm từ thân cây mẹ mà phải chờ đến lúc quả chín mọng, thân mẹ chết héo rũ, những hạt chuối rụng xuống đất mới mọc thành cây con. Chuối “cô đơn” rất ít khi ra hoa, hoa có màu xanh cốm, rất to, nở rộ, đậu ít quả nhưng nhiều hạt. Loài chuối này có rất nhiều công dụng trị bệnh như: sỏi thận, tiểu đường, táo bón, đái dắt, chứng bệnh phù thũng…
Tác dụng của chuối đối với sức khỏe
Một số nghiên cứu mới của các nhà khoa học Nhật bản cho biết khá nhiều thông tin lý thú như chuối chứa nhiều tyrosin, một tiền chất để sản xuất chất dẫn truyền thần kinh dopamin, serotonin có vai trò tích cực đối với sự nhanh nhạy, khả năng học hỏi và điều hoà hoạt động của tim mạch (nhất là đối với trẻ nhỏ). Trong chuối có đủ 8 loại axít amin thiết yếu mà cơ thể con người không tự tạo ra được, có đến 11 loại khoáng chất và 6 vitamin. Có thể nói chuối không chỉ tốt đối với trẻ nhỏ, mà người lớn nếu ăn một, hai trái mỗi ngày sẽ được cung cấp thêm năng lượng, vitamin, khoáng chất cho cơ thể. Hãy cùng suckhoe24h.edu.vn tìm hiểu về tác dụng của chuối đối với sức khỏe.
Lợi ích của việc ăn chuối
- Chuối rất giàu kali, vì thế những người bị huyết áp cao nên ăn 2 quả chuối mỗi ngày sẽ giúp ích cho cơ thể.
- Một nghiên cứu từ trường đại học Tokyo cho biết trong những quả chuối chín có chứa một hợp chất hóa học giúp ngăn ngừa sự phát triển của tế bào ung thư.
- Ăn 2 quả chuối mỗi ngày giúp cơ thể thoải mái, giảm căng thằng.
- Những cô nàng hơi mũm mĩm thừa cân thì nên ăn chuối thay vì những những chất ngọt khác như kẹo bánh …
- Trong chuối có chứa nhiều chất vitamin B6 giúp tế bào thần kinh khỏe mạnh.
- Những người dạ dày kém, hay bị nôn, tiêu chảy hoặc táo bón, ăn chuối là biện pháp tích cực giúp dễ tiêu hóa hơn và chữa khỏi những triệu chứng này.
- Lượng kali trong một quả chuối có thể giúp bạn tránh khỏi những cơn chuột rút cơ bắp, những ai yêu thích thể thao như chạy bộ, đạp xe … thì nên ăn chuối trước khi chạy bộ, hoặc đạp xe thể dục ...
Cẩn thận với chuối
Bên cạnh những lợi ích dễ nhận thấy của chuối thì bạn cũng nên biết, cái gì ăn với lượng vừa đủ là tốt nhưng dư thừa lại là điều nguy hiểm, nhất là khi ăn quá nhiều chuối chín kĩ sẽ gây ra nhiều triệu chứng không tốt cho cơ thể:
- Đau đầu: trong chuối chứa tyramine, phenyethyamine và axit amin có thể làm giãn mạch máu và làm tăng lưu lượng máu lên não, nhất là những trái chuối quá chín sẽ có hàm lượng các chất này cao hơn, và khi ăn quá nhiều chuối sẽ khiến bạn bị đau đầu.
- Gây buồn ngủ:
- Chuối có chứa tryptophan, một axit amin mà cơ thể không tự tổng hợp được. Carbohydrate trong chuối có thể ngăn chặn các axit amin khác do cơ thể chúng ta tiết ra để cho phép tryptophan vào não, từ đó tạo ra seratonin. Seratonin sẽ khiến bạn có cảm giác buồn ngủ.
- Magie có trong chuối còn có tác dụng làm thư giãn các cơ bắp trong cơ thể nhưng nếu ăn quá nhiều chuối sẽ khiến lượng magie vào cơ thể quá nhiều, có thể gây ngộ độc magie với biểu hiện bên ngoài là tình trạng lơ mơ, gà gật, mệt mỏi ốm yếu, tiêu chảy. - Tăng lượng kali trong máu: chuối rất giàu kali nếu bạn ăn quá nhiều chuối khiến cơ thể hấp thu quá nhiều kali sẽ dẫn tới tình trạng tăng kali trong máu biểu hiện ra ngoài bằng triệu chứng nhịp tim bất thường, buồn nôn, mạch đập chậm hơn, thậm chí làm tim ngừng đập.
- Ảnh hưởng tới hệ thần kinh: Vitamin B6 có trong chuối giúp bạn duy trì một hệ thần kinh khỏe mạnh, giúp cơ thể phân tán được carbohydrates và chất béo, nhưng nếu ăn quá nhiều chuối khiến cơ thể hấp thu quá nhiều vitamin B6 sẽ khiến cơ thể sinh ra độc tố, gây tổn tại tới hệ thần kinh của bạn và làm tê liệt chân tay.
Với những tác dụng của chuối đối với sức khỏe, chúng ta không thể phủ nhận chuối là thực phẩm tốt cho cơ thể con người, theo lời khuyên của các chuyên gia, mỗi người nên ăn 2 – 3 quả chuối mỗi ngày sẽ tốt cho sức khỏe và cung cấp đủ kali cho cơ thể, giảm nguy cơ bị cục máu đông trên não cũng như nguy cơ đột quỵ. Vì vậy, bạn nên sử dụng chuối hợp lý nhé!
Công dụng chữa bệnh của quả chuối
Khi nào cho bé ăn hoa quả
Tác dụng chữa bệnh của cây chuối hột
Trị mụn bằng quả chuối đơn giản cực kỳ
Tác dụng của trái chuối với sức khỏe
Chữa đau dạ dày bằng chuối xanh rất hiệu quả
(ST)