Khóc và cách dỗ dành trẻ biết đi

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Khóc và cách dỗ dành trẻ biết đi

18/04/2015 10:40 AM
204

Trẻ biết đi có khuynh hướng cứ hơi bị tổn thươngmột chút là đã khóc vì sợ đôi khi đó chỉ là một vết cào nhe, một vết xước, bị trầy da, hay một vết bầm nhỏ xíu.

Trong nhà chúng tôi, tôi luôn luôn có “kem thoa kỳ diệu” (một loại kem sát trùng nhẹ) trong tầm tay, và các con tôi gần như đáp ứng ngay lập tức sự quan tâm, lời trấn an, và một lớp mỏng “kem thoa kỳ diệu” này. Đôi khi, tôi phải ngồi xuống ôm sát các cháu vào người, vỗ về, và nói chuyện thông cảm để tỏ cho các cháu rằng tôi hiểu các cháu đau ra sao hay các cháu sợ hãi thế nào - nhiều đứa trẻ trông thấy máu là hoảng sợ. An ủi và “kem thoa kỳ diệu” gần như bao giờ cũng có tác dụng là làm yên lòng bé.

Hễ khi nào con bạn tới với bạn trong tình trạng đau đớn, khổ sở khóc lóc vì bị một tổn thương nhẹ, bạn hãy tỏ ra thông cảm. Bạn hãy nói rằng bạn biết là cháu đau như thế nào và bạn đừng cố bắt chước tỏ ra “gan dạ”. Chỉ một lúc thôi là cháu sẽ rời khỏi lòng bạn và trở lại trò chơi của cháu sau một cái hôn “để làm cho đỡ đau”, một cử chỉ vỗ về, và một ly đồ uống hay chút đồ ăn gì cháu ưa thích.

Nếu cần, hãy gieo vào tâm trí cháu một ý gì hay hay để cháu quên đi vụ tổn thương, thí dụ như một món ngon nào vào bữa xế, một trò chơi nào đặc biệt với bố, một chuyến đi dã ngoại, hay một chuyến đi chơi tới một nơi nào cháu ưa thích.

KHÓC VÀ CÁCH DỖ DÀNH TRẺ BIẾT ĐI

Khi suy nghĩ của bé trở nên có tư duy hơn, cháu có một cách đánh giá bao quát hơn về thế giới xung quanh, và những nguyên nhân để trẻ khóc trở nên khó phân loại hơn. Cháu đã bắt đầu hiểu được những gì bạn nói, không chỉ về mặt sự việc, với những câu trả lời của bạn, cháu bắt đầu sử dụng lý trí của mình và đáp ứng lại những lý lẽ theo cách tư duy của cháu. Cháu bắt đầu ý thức về bản thân mình và về người khác, và về ý của người khác với ý của bản thân mình. Do đó các điều sợ hãi của cháu có liên qua với các hoạt động của cháu lúc ban ngày và với bất cứ xáo trộn nào bắt nguồn từ những hoạt động này. Về mặt cảm xúc, cháu cũng đang phát triển rất nhanh. Cháu có thể cảm nhận những cảm xúc như tội lỗi, xấu hổ, ghen tỵ, ghét (không ưa) và cháu có thể bị cảm xúc tác động làm cho cháu phát khóc lên.

NHỮNG NỖI SỢ HÃI

Các lỗi sợ thường gặp nhất ởnhóm tuổi này là sợ bóng tối và sợ tiếng sấm. Sợ bóng tối là điều thông thường đến độ dường như ai cũng sợ. Nỗi sợ này chẳng thể giải thích được và có lý luận với con bạn cũng sẽ chẳng giúp ích được gì. Chế giễu nỗi sợ của cháu là tàn nhẫn và bạn đừng bao giờ làm điều đó. Hãy gắn cho con bạn một bóng đèn ngủ lý thú – có thể là một bóng đèn màu hay một cây đèn có phát ra một điệu nhạc êm dịu.

Sợ sấm chớp cũng là nỗi sợ rất thường gặp, và cách tốt nhất để đối phó với nỗi sợ này là làm cho cháu xao lãng khi nghe thấy tiếng sấm. Bạn có thể vặn nhạc lớn lên hoặc bật truyền hình lên, hoặc đưa cháu tới một căn phòng kín hơn và đọc cho cháu nghe một câu chuyện. Bạn cũng có thể ưu đãi cháu bằng cách cho cháu một món đồ chơi bạn đã để cho cháu chơi vào ngày mưa gió.

ĐỐI PHÓ VỚI NHỮNG NỖI SỢ HÃI

Một trong những cách tốt nhất để xua tan nỗi sợ là bàn về chúng vậy bạn hãy làm cho cháu cởi mở và thành thực nói cho bạn nghe những gì làm cho cháu sợ hãi. Hãy dành cho cháu trọn vẹn sự chú ý của bạn và hỏi han cháu, để cháu hiểurằng bạn không coi thường cháu. Nhiều khinhững nỗi sợ khó nói ra được bằng lời, tuy nhiên cứ nghe cháu bày tỏ. Hãy giúp cháu giải thích bằng cách đưa ra một vài ví dụ, và hãy thú nhận rằng bạn cũng đã có những nỗi sợ tương tự đừng bao giờ mắng hoặc chế giễu con bạn về những điều cháu sợ. Hãy làm một việc gì đó đơn giản và làm cho vững dạ, như chứng minh cho con bạn rằng trong hồ bơi vui lắm và nước không có gì là đáng sợ cả. Con bạn sẽ tin bạn và cái sợ của cháu sẽ giảm đi dần dần. Khi cháu đủlớn, hãy thử giải thích cho cháu rõ hơn về sự việc làm cho cháu sợ. Thí dụ như tia chớp chỉ là một tia lửa khổng lồ.

Nếu con bạn sợ đi tới nhà một người bạn, hãy nói cho cháu thông qua từng bước một “trước tiên mẹ hay bố sẽ lái xe đưa con tới nhà Johnny, rồi con sẽ tặng quà cho Johnny và bạn sẽ yêu cầu con chơi với bạn ấy”. Gần như mọi đứa trẻ đều có một cái sợ vô lý, như sợ yêu quái, sợ ma, sợ rồng. Nên nhớ rằng với con bạn, cái sợ là một cái gì nghiêm trọng, nên bạn chớ nên nói với con rằng những cái cháu sợ chỉ là tưởng tượng.

SỢ XA CÁCH

Ngay khi con bạn được 3 tuổi, cháu sẽ vẫn còn sợ khi phải xa cách bạn. Lúc còn nhỏ, cháu chỉ lo và khóc khi không trông thấy bạn, giờ đây nỗi sợ hãi đó sâu sắc và cụ thể hơn, khi bạn bỏ cháu đi, cháu lo là bạn sẽ không quay trở lại, bạn sẽ gặp nguy hiểm, sẽ bỏ cháu đi luông hoặc sẽ chết và cháu mãi mãi thiếu vắng bạn. Cách tốt nhất để trấn an bé là minh chứng cho cháu thấy nhưngd điều đó không hể xảy ra, rằng dù bạn có đi đâu thì cũng quay về với bé khi bé cần đến. Nên tập cho bé quen dần với khái niệm rằng sự vắng mặt của bạn chỉ có tính chất tạm thời, không nên nói dối bé khi bạn cần vắng nhà, một khi trẻ con pháthiện ra rằng những điều bạn nói với chúng là không đúng sự thật, chúng sẽ mất lòng tin và không nghe những lời giải thích khác của bạn dù là hợp lý đến mấy. Hãy cho cháu biết bạn dự định đi đâu và chuẩn bị tinh thần cho cháu để cháu an tâm khi biết rằng ba, mẹ đi vắng là vì bận việc và rồi sẽ về với mình ngay thôi. Chẳng hạn bạn có thể nói: “ Khi đi làm về bố, mẹ sẽ chuẩn bị đi thăm dì Sarah của con, sau khi tắm và thay đồ xong bố, mẹ sẽ đưa con lên giường. Mẹ vẫn kể chuyện, hát cho con nghe và âu yếm con như thường lệ, rồi con sẽ kể cho mẹ nghe con đã làm được gì ngày hôm nay và dự định làm gì vào ngày mai nhé! Mẹ sẽ không bỏ đi khi con chưa ngủ say và khi con thức dậy vào sáng mai con sẽ lại thấy mẹ ở bên con”.

BỊ HẠ BỆ

Con bạn sẽ cảm thấy buồn khi nghĩ tới việc mình sắp có em và sợ sẽ bị hạ bệ khi mẹ sinh em bé. Bạn hãy trấn an cháu và cho cháu làm quen dần với em bé: cho cháu sờ vào bụng bạn mỗi khi em bé máy hay chòi đạp để cháu thấy em bé mình đang lớn dần lên trong bụng mẹ, chỉ cho cháu chỗ sau này em bé sẽ nằm, cho cháu tham gia vào việc sắp xếp phòng và chỉ cho cháu những việc cháu có thể làm để phụ giúp bạn cùng săn sóc em bé… Dần dần cháu sẽ hình thành tình cảm với em mình thôi. Trong thời gian bạn đi sinh ở bệnh viện, hãy thu xếp để con bạn được thoải mái, yên tâm với người sẽ coi sóc cháu. Khi cháu đến thăm, hãy đặt em bé nằm trong xe nôi cạnh bạn để rảnh tay ôm ấp và trò chuyện cùng cháu. Khi bạn trở về nhà – ngay lúc đó và mỗi ngày – nên dành một ít thời gian để hỏi han và ôm ấp, đừng lúc nào cũng chỉ chú tâm đến em bé mà quên mất cháu, cháu sẽ tủi thân và nghĩ rằng mẹ đã có em bé mà không còn yêu thương mình như trước nữa. Hãy quan tâm đến cháu bất cứ lúc nào bạn có thể.

TÌNH TRẠNG QUÁ MỆT

Một đứa trẻ vào tuổi này thường trở nên quá kích động và mệt đừ khi đến giờ đi ngủ. Cháu sẽ cố trì hoãn giờ lên giường càng lâu càng tốt, và đơn giản là trở nên càng kiệt sức hơn. Con bạn có thể trở nên mong manh đến độ bạn chỉ tỏ ra hơi khó chịu và thất vọng một chút là làm cho cháu khóc oà lên không sao dỗ nổi.

Nếu tối đó bạn định cho bé đi ngủ trễ do có một chiêu đãi đặc biệt như liên hoan chẳng hạn hay một buổi biểu diễn trong trường, bạn nên cẩn thận cho cháu ngủ trưa để cháu có sức chịu đựng lâu hơn. Cháu trở nên quá kích động và mệt đừ, điều quan trọng là bạn phải tiếp tục bình tĩnh và im lặng. Bạn nên nói với cháu nhẹ nhàng, dành cho cháu nhiều cái ôm ấp, nên kiên nhẫn và hết sức dịu dàng đưa cháu về phòng ngủ. Hãy hát hay đọc một câu chuyện đến khi nào cháu trở nên bình tĩnh và lắng dịu xuống.

NHỮNG CƠN NỔI GIẬN

Trẻ nhỏ gần như bao giờ cũng có những cơn nổi giận vì thất vọng, không được thoả ý hoặc vì chúng muốn chứng tỏ ý kiến của mình với người khác nhưng không được chấp nhận.

Trẻ nổi giận vì chúng cho rằng không còn cách nào khác để tỏ quyết tâm của mình. Nếu đang ở nhà, cách tốt nhất để đối phó với cơn nổi giận, đơn giản là phớt lờ nó đi và rakhỏi phòng.

Tuy nhiên nếu điều đó xảy ra ở chỗ đông người thì bạn nên xử sự khác đi. Chớ nên làm rùm beng, quát tháo hay tỏ ra bối rối. Hãy bình tĩnh để đưa con bạn tới một nơi yên tĩnh và cố làm cho cháu nguôi đi. Nếu bạn đang trong một cửa hàng thì hãy dẫn cháu ra ngoài đường, vào trong xe hơi, hay ra khỏi phòng ăn ở nhà hàng và vào phòng vệ sinh.

 
(St)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý