Dẫn một em bé đi mua sắm cần phải có những sự chuẩn bị đặc biệt từ trước. Em bé có thể dễ chán, đâm ra đói bụng, bực bội và khó bảo; vì vậy nên trù tính chu đáo mọi việc để giảm thiểu căng thẳng. Nếu có điều kiện để đi mua sắm bằng xe hơi thì mọi việc sẽ rất thuận tiện cho bạn: bạn có thể cho bé ăn và thay đồ cho bé trong xe hơi. Bạn có thể chất những thứ mua sắm vào “cốp” đằng sau xe, mà không cần phải “tha” theo mình, và bạn cũng chẳng phải lo bắt kịp xe buýt và xe lửa. Trong trường hợp bạn không có xe hơi có thể rủ một người bạn có xe cùng đi mua sắm, hoặc hỏi mượn xe một người thân trong gia đình. Nên cố gắng đi sớm trong ngày, vì đường phố và các cửa tiệm ít đông đúc hơn và ít có những cái làm cho bé xao lãng hơn. Luôn luôn nên cố cho bé ăn thật no trước khi đi; như vậy bạn có hai hay ba tiếng hoàn tất công việc mua sắm của mình mà em bé không bị đói bụng.
Bạn nên mang bất cứ đồ vật nào bạn thường mang theo trong những chuyến đi khác. Đồ chơi có vẻ như “cục nợ” phải đeo theo, nhưng bõ công hơn bạn tưởng nhiều vì bạn có thể cột đồ chơi vào ba lô “cõng” bé lên lưng, lên chiếc xe nôi, hay chiếc xe đẩy hàng ở siêu thị để cho con bạn có thể chơi mà không sợ bé sẽ ném trúng xuống đất. Cũng nên mang theo chút quà vặt, vì đi mua sắm dường như làm cho trẻ hoặc là đói bụng hoặc là bực bội và quà ăn vặt sẽ giải quyết được cả hai yêu cầu này.
VẬN CHUYỂN EM BÉ
Bạn cần rảnh đôi tay để chọn lựa đồ, và bởi vậy nên suy nghĩ và chú ý đến cách vận chuyển em bé. Một khi em bé của bạn có thể ngồi dậy, giữ được đầu và lưng ngay, là bạn có thể đặt cháu lên chiếc xe đẩy đồ mua sắm của bạn rồi. Hiện nay nhiều siêu thị có những chiếc xe đẩy có gắn luôn ghế cho em bé và bộ dây cương, tuy nhiên với kiểu ghế cũ lật ngược lên, bạn cần cột em bé vào ghế bằng dải dây lưng. Một kiểu ba lô đeo vai là lý tưởng để cõng em bé trong những chuyến đi mua sắm; sự chú ý của em bé luôn luôn được kích thích, cháu sẽ cảm thấy rất yên tâm khi được kề sát người bạn như vậy, và cháu sẽ xử sự ngoan ngoãn và ít khóc. Và điềuhay hơn cả là hai tay bạn đều rảnh. Bạn hãy thực hiện một chuyến đi mua sắm với bố cháu và để bố mang con đằng sau lưng, để bạn được tự do mua các thứ. Đối với một đứa trẻ lớn hơn, thì nên dùng dây cương, vì con bạn sẽ có cảm giác được tự do và độc lập, nhưng cháu sẽ không bao giờ rời xa bạn quá được một dây nối an toàn buộc từ cổ tay bạn vào dây cột thắt lưng cháu sẽ phòng tránh được tình huống cháu rời xa và lạc mất bạn.
CÁC PHƯƠNG CÁCH KIỀM CHẾ TRẺ CON
Vì các em bé luôn luôn nắm và với lấy những đồ vật gây cho chúng sự chú ý, bạn hãy bước ngay giữa lối đi giữa hai hàng kệ để cho con bạn khỏi bị lôi cuốn và kéo hộp nọ gói kia ra khỏi kệ. Một cách để kiềm chế con bạn là lôi kéo sự chú ý của cháu, và bạn có thể làm được điều này bằng cách luôn nói chuyện với cháu, với những nhận xét hay những câu hỏi thu hút cháu. Cháu sẽ thích được tham gia vào những quyết định mua sắm, và cháu sẽ cảm thấy mình rất quan trọng và rất cần thiết nếu bạn tác động vào những cái cháu ưa thích. Với những món hàng mà nhãn hiệu không quan trọng thì bạn hãy bảo con bạn tuyển lựa sản phẩm bằng cách chỉ vào cái nào cháu thích được mua. Khi các con tôi lớn lên và có thể lẫm chẫm đi quanh chiếc xe đẩy, tôi hay bảo chúng tự mình bỏ vào xe đẩy những món hàng chúng lựa chọn, nên các cháu không ngớt mải đi kiếm những thứ chúng ưa thích, cảm thấy rất hãnh diện khi cuối cùng kiếm ra được và cảm thấy như đạt được thành tích khi chất đầy chiếc xe. Tới quầy trả tiền, bạn không nhất thiết phải trả mọi thứ, bạn có thể bỏ bớt ra những món mà bạn không muốn mua nhưng không nên để con bạn trông thấy.
Một trong những cách tôi sử dụng để làm cho các con tôi xao lãng và khuây khoả khi đi mua sắm, là hỏi ngay khi mới bước vào siêu thị, xem chúng có khát nước hay đói bụng không, và mua cho chúng một món đồ uống hay một món ăn vặt lành mạnh. Làm như vậy các cháu có thể ăn nhóp nhép hay nhấm nháp suốt thời gian đi quanh siêu thị và cảm thấy rất sung sướng và có việc làm suốt thời gian đó. Tuy nhiên, nếu bạn có một đứa con bướng bỉnh chỉ định làm những chuyện nghịch ngợm, cách duy nhất để làm phủ tình hình là giữ con bạn gắn với bạn bằng sợi dây lưng hay một dải dây đeo cổ tay để tránh cho cháu khỏi đi lung tung, đi lạc, và làm phiền những người đi mua sắm khác.
HỌCHỎI
Bạn có thể sử dụng những chuyến đi mua sắm như là những cơ hội để dạy cho con bạn đủ mọi thứ chuyện - chẳng hạn như về màu sắc: “hộp này màu đỏ, gói này màu xanh dương; cái lọ kia có lớp bao màu vàng”. Con bạn sẽ nhận ra gói cốm bóc rồi, mà cháu hay thấy vào bữa điểm tâm mỗi sáng, và sẽ sớm hiểu ra danh từ đó có nghĩalà gì, nên ngay khi còn rất nhỏ, chẳng hạn như 18 tháng, bạn có thể nói với cháu, “con có nhìn thấy cốm bắp giòn không?”, “giờ mẹ không biết mứt ở đâu dây?”, bạn có thể khuyến khích con biết đọc sớm bằng cách dạy cháu cách liên kết cái gì nằm bên trong một gói hay một hộp thực phẩm với những thứ cháu đã ăn ở nhà. Chẳng hạn nếu cháu uống cacao đều đặn, bạn chỉ phải cầm lấy từ trên kệ, cái hộp nhãn hiệu cháu trông thấy mỗi ngày và hỏi “từ này là gì đây?” để cho cháu trả lời với từ “ca cao”, vì do kinh nghiệm cháu đã biết được rằng ca cao là từ trong hộp đó lấy ra. Tất cả các con tôi bắt đầu biết đọc các gói thực phẩm trước khi biết đọc bất cứ chữ gì khác.
Những chuyến đi siêu thị cũng sẽ dạy cho con bạn biết về chính động tác đi mua sắm nữa, về quá trình chọn lựa, và quyết đinh có liên quan nữa. Bạn có thể cho cháu làm quen với giá trị đồng tiền, và ở một trường hợp nào đó, với cả thái độ và cách giaop lưu với người khác, vì cháu sẽ học rất mau về tính công bằng khi để cho người khác đến gần các kệ mà chính bản thân cháu cũng thích.
(St)