Phát triển tâm thần ở bé sơ sinh

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Phát triển tâm thần ở bé sơ sinh

18/04/2015 10:40 AM
181
 

Thoạt tiên thế giới của em bé là một tình trạng rối bời bởi những hình ảnh mà bé trông thấy và những âm thanh bé nghe được và trong những tuần lễ đầu, em bé hoàn toàn bận rộn để sắp xếp những điều có ý nghĩavới bé: gương mặt và giọng nói của bạn sẽ là một trong số những thứ đầu tiên cháu nhận ra. Cháu sẽ bày tỏ rằng mình nhận ra bằng những cách đáp ứng như mỉm cười, vung chân, vung tay hay mấp máy môi. Cháu sẽ chứng minh rằng mình có một trí nhớ tốt và có khả năng nghe bằng cách nín khóc nếu bạn cho chạy một băng ghi âm tiếng đập của trái tim con người - một âm thanh cháu đã quen nghe trong chín tháng ròng nằm trong bụng mẹ.

Lúc mới sinh

Trong vòng nửa tiếng sau khi lọt lòng, em bé sẽ hấp háy mắt khi người ta nói chuyện với mình. Sau một tuần em bé sẽ nhận được giọng nói của bạn và sau hai tuần cháu biết tỏ vẻ rằng cháu nhận ra bạn. Nếu nói chuyện với bé cách 20-25 cm là khoảng cách bé có thể trông thấy gương mặt bạn, bé sẽ há miệng và mấp máy môi để đáp lại.

Một tháng

Bé sẽ đáp ứng lại âm thanh giọng nói của bạn, trở nên yên ắng và tỏ ra lo lắng khi nghe giọng nói hung dữ. Cháu trở nên sôi nổi và toàn thân cháu vặn vẹo khi cháu cố gắng “nói lên” điều gì. Cháu có thể theo dõi bằng mắt một vật đang di động.

Hai tháng

Bé sẽ sẵn sàng mỉm cười đáp ứng lại gương mặt và giọng nói của bạn. Cháu nhìn quanh để đáp ứng lại các tiếng động và rất chú tâm ngó nhìn những đồ vật.

Ba tháng

Em bé của bạn ngày càng nhận thức được thêm về cơ thể của mình, và cháu sẽ ngó nhìn và cử động hai bàn tay của mình. Cháu đáp ứng lại chuyện trò bằng cách mỉm cười, “nói” ríu rít và cựa quậy thân mình.

Bốn tháng

Em bé muốn tìm hiều về mọi điều trông thấy, nghe được và về con người. Bé thích được ngồi tựa vào những chiếc gối để có thể nhìn ngó xung quanh. Giờ đây, cháu nhận ra được những đồ vật quen thuộc và nhớ lại được những việc thường ngày. Cháu sẽ tỏ ra “phấn khởi” khi trông thấy bầu vú mẹ hay bình sữa. Khi đặt nằm ngửa, cháu chơi với hai bàn chân của mình.

Năm tháng

Giờ đây em bé xem xét những đồ vật lâu hơn, tỏ ra rằng khả năng tập trung của mình đang phát triển. Cháu quay về phía những tiếng động mà mắt cháu không trông thấy, và khua tay khua chân để thu hút sự chú ý của bạn.

Sáu tháng

Em bé phát ra các âm thanh để thu hút sự chú ý của bạn và dang hai cánh tay ra khi muốn được ẵm lên. Cháu “nói chuyện” và mỉm cười vơi hình phản chiếu của mình trong gương. Cháu có thể tỏ ra nhút nhát với người lạ.

BẠN CÓ THỂ GIÚP ĐỠ BÉ BẰNG CÁCH NÀO

Ngay từ những ngày đầu, bạn nên nói chuyện và hát cho em bé nghe. Các cử động và các âm thanh cháu phát ra là những nỗ lực để nói xuất hiện sớm nhất, nên bạn hãy đáp lại chúng để khuyến khích cháu; vào mọi lúc, bạn hãy bảo đảm là cháu có thể thấy rõ gương mặt bạn và có thể tiếp xúc được với bạn bằng mắt (nhìn vào mắt bạn), nên mỉm cười thật nhiều với cháu, nên cường điệu các cử động môi miệng của mình.

Nuôi trí tò mò của bé

Đối với em bé cái gì cũng mới lạ và thích thú, nên bạn hãy cho cháu xem những đồ vật và cho cháu cơ hội để nắm cầm đồ vật. Khi cháu được hai tháng tuổi, cháu sẽ thích được dựng cho ngồi để có thể nhìn ngó được xung quanh; bạn hãy đặt thật nhiều đồ chơi nhỏ và mềm mại trong tầm tay của cháu để cháu có thể nhìn thấy và tập cầm nắm. Bạn nên luôn luôn nói chuyện với cháu.

Khuyến khích em bé ý thức về bản thân

Việc em bé khám phá ra chính cơ thể của mình là một tiến trình diễn ra từng bước. Khi cháu được khoảng 8 tuần tuổi, bạn có thể khởi đầu cho cháu thấy hai bàn tay của mình, và dạy cho cháu chơi những trò chơi đơn giản liên quan đến cơ thể. Khi được 6 tháng tuổi, cháu sẽ mỉm cười với chính mình trong gương.

NHẬN THỨC TRI GIÁC

Em bé của bạn có kinhnghiệm về các đồ vật thông qua các giác quan của mình giống như bạn vậy, tuy nhiên cháu phải học cách phân biệt được cái gì là quan trọng và cái gì là không quan trọng. Bạn hãy giúp cháu làm cho thông tin do các giác quan cung cấp trở nên mạch lạc: bạn hãy cho cháu xem một cái lúc lắc, cho cháu sờ mó cái lúc lắc, rồi bạn lắc nó, thu hút sự chú ý của cháu vào tiếng động. Xúc giác là một trong những phương cách chính để em bé của bạn thăm dò môi trường xung quanh, nên bạn hay cho cháu làm quen với những kết cấu bề mặt khác nhau.

CHƠI MÀ HỌC

Đối với trẻ em, vừa học mà vừa chơi là một cách rất lý thú để kích thích óc sáng tạo của chúng. Đối với các em bé, mỗi sự tiếp xúc, mỗi sự vật mới lạ đều gây cho bé sự thích thú và đều là một kinh nghiệm để học tập. Nếu bạn ý thức được các kỹ năng cháu sẽ phát triển trong 6 tháng đầu đời, bạn có thể lựa chọn các đồ chơi thích hợp và thu hút được sự chú ý của cháu để khuyến khích cháu phát triển tối đa các khả năng của mình. Ở tuổi này tất cả những món đồ chơi có tính kích thích giác quan sẽ thu hút được sự chú ý của cháu.

Các trò chơi đơn giản

Vì em bé của bạn luôn bị gương mặt bạn thu hút, trò chơi “ú oà” là một trong những trò chơi hiệu quả nhất bạn có thể chơi với cháu. Bạn hãy giấu mặt vào hai bàn tay hay một chiếc khăn quàng hoặc một cái khăn tắm, rồi liếc nhìn cháu nói “ú oà” khi bạn bỏ khăn ra. Các em bé phát triển óc hài hước khá là sớm, và đây là một trò chơi các cháu thấy thích, chẳng bao giờ chán. Khi cháu đủ lớn để ngồi dậy không cần đỡ, bạn hãy lăn nhẹ một trái banh lớn, mềm về phía cháu; cuối cùng là cháu lấy tay cố đẩy nó trở lại bạn.

Thơ có vần điệu và các bài hát

Em bé của bạn thích lắng nghe những bài thơ có vần điệu ngay từ khi còn rất nhỏ, bởi cháu thích người ta nói chuyện với mình, và các âm thanh nhịp nhàng d��� lọt vào tai cháu hơn là lời nói bình thường. Và cháu cũng thích được người tahát cho nghe dù cho đó là một bài hát ru hay là một điệu hát sinh động hơn, được hát lên trong khi bạn cho cháu nẩy lên trên đầu gối của mình. Thơ vần, hát nhịp nhàng và những trò chơi sẽ khuyến khích cháu biết nói sớm.

Hoạt động thể chất

Ngay một em bé rất nhỏ cũng có thể tiếp thu được lợ ích từ cáctrò chơi có tính chất vận động như nhảy nhong nhong, đu đưa hay lắc mình. Những trò chơi này sẽ làm cho cháu nhận thức được chính cơ thể mình và cải thiện các kỹ năng di chuyển của cháu như tập bò, tập đi cũng như khả năng giữ thăng bằng và phối hợp động tác.

Nuôi dưỡng giác quan

Các em bé thăn dò thế giới xung quanh bằng giác quan của mình, và cháu sẽ thấy là thích thú với bất cứ cái gì mới lạ. Hãy cho cháu được ở vào tư thế ngồi càng lâu càng tốt để cháu có thể thấy được những gì xảy ra xung quanh mình, và bạn nên để những đồ chơi nhỏ trong tầm tay cảu cháu để cháu có thể nắm cầm - tốt nhất là những đồ chơi phát ra âm thanh hay được làm bằng những vật liệu có kết cấu khác nhau… Thoạt đầu bạn hãy gây sự chú ý của cháu bằng cách giơ lại gần cho cháu xem và biểu diễn cho cháu thấy làm cách nào cho âm thanh phát ra – ngay một vật đơn giản như một cái chén nhựa đựng đầy những quân cờ cũng có thể dùng làm đồ chơi được. Khi cháu lớn và có thể nắm lấy đồ vật, bạn có thể cho cháu chơi với các ly, chén nhựa chồng lên nhau hay những vòng xâu vào với nhau - những món đồ với những miếng lớn là thích hợp khi động tác nắm tay của bé hãy còn hết sức thô sơ. Nhà bếp là một nguồn đồ chơi thích thú đối với con bạn: muỗng, xạn bằng gỗ,xoong và nắp xoong nhỏ, thìa, và rây, phễu (quặng), một bộ muỗng lường, tách nhựa, khay đựng nước đá, hay vỉ đựng trứng.Hãy để em bé sáng tạo ra cách riêng của mình trong việc sử dụng chúng.

LỰA CHỌN ĐỒ CHƠI

Nhiều bậc cha mẹ cho là khó chọn đồ chơi cho một em bé mới sinh - người thân lại càng thấy khó hơn khi mua. Thoạt tiên một em bé sơ sinh sẽ chưa có khả năng tương tác với những đồ chơi của mình bao nhiêu, vậy thì đồ chơi trước hết cần phải mềm mại, đơn giản, bền chắc và hấp dẫn cho cả con mắt lẫn bàn tay bé.

Đồ chơi mềm mại

Em bé của bạn sẽ thích những đồ chơi mềm mại cháu có thể bóp được và sờ thấy êm ái dễ chịu. Nên bảo đảm là đồ chơi này giặt giũ được và không bị ra màu, vì cháu sẽ luôn luôn đưa nó vào miệng.

Đồ chơi để treo

Đối với một em bé sơ sinh, một đồ chơi treo lửng lơ 25 cm ở trên nôi hay xe đẩy là một nguồn kích thích thị giác, tuy nhiên bạn hãy bảo đảm nó ngoài tấm với của em bé. Thỉnh thoảng bạn nên thay các chi tiết để thu hút sự chú ý của em bé.

Đồ chơi phát ra âm thanh

Cái lúc lắc, các đồ chơi mềm bóp kêu chít chít, đồ chơi phát ra nhạc…tất cả đều thích hợp cho một em bé còn nhỏ. Khi được 6 tháng tuổi em bé thích chơi với chiếc hộp phát ra nhạc mà bé có thể điều khiển được bằng cách bấm nút hay kéo một sợi dây.

Sách

Em bé không bao giờ là quá nhỏ để không nên cho xem sách. Từ ba đến bốn tháng tuổi bạn hãy chọn lựa những cuốn sách có hình lớn và có màu sắc tươi vui; bạn hãytrỏ vào những vật thông thường và nói tên chũng lên khi cháu đang ngồi trên đầu gối bạn. Những gương mặt bao giờ cũng hấp dẫn bé, vậy bạ hãy chỉ cho cháu xem những hình ảnh trên tạp chí và bạn hãy chỉ ra những bộ phận của gượng mặt bạn, rồi gương mặt cháu, và sau đó lại cũng những bộ phận đó trên những hình ảnh.

(St)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý