Thức ăn cho trẻ từ 9 đến 12 tháng tuổi

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Thức ăn cho trẻ từ 9 đến 12 tháng tuổi

18/04/2015 10:40 AM
1,350

Trẻ càng lớn ăn càng ngon miệng

Ở giai đoạn này, thức ăn chính của trẻ là các món ăn đặc. Đồng thời trẻ ngày càng biểu lộ tính tự lập của mình, cụ thể là đòi tự xúc thức ăn. Lúc đầu trẻ có thể rơi vãi và vấy thức ăn lên khắp quần áo, đồng thời ăn không được nhiều, nhưng càng ngày trẻ càng hoàn thiện kỹ năng ăn uống của mình và ăn nhiều hơn. Trong thời gian này, hàm răngcủa trẻ phát triển khá đầy đủ và trẻ đã quen với thức ăn. Điều này đồng nghĩa là việc thức ăn dạng bột hay nghiền nhuyễn, nay trẻ đã có thể ăn thức ăn dạng thô, hạt nhỏ và mềm.

Thử nghiệm thức ăn dạng thô


Vào độ tuổi này, mỗi ngày trẻ cần ăn ba bữa chính để có thể cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết như chất xơ, vitamin các loại từ rau củ quả và chất đạm từ động vật như thịt bò, thịt heo, thịt gà,,,Trẻ sẽ tập cách dùng hai hàm răng nhai hoặc nghiền nát thức ăn dạng thô. Ngoài ra, trẻ còn tập cách cầm muỗng để xúc thức ăn. Trong giai đoạn này, cầm muỗng đúng cách và điều khiển theo ý muốn của mình là một công việc khá khó khăn đối với trẻ. Vì thế, khi thấy trẻ dùng tay để bốc thức ăn, bạn không nên vội vàng ngăn cấm hay đe doạ trẻ. Hãy cho trẻ thời gian luyện tập cách cầm muỗng và điều cần thiết là bạn phải rửa tay trẻ thật sạch trước và sau khi ăn.

Lúc này, trẻ đã có thể cùng ăn những món ăn của cả nhà, ngoại trừ trứng luộc chưa chín tới, pho-mát mềm chưa khử trùng, những sản phẩm ít chất béo hoặc nhiều chất xơ, nhiều muối và mật ong (đối với trẻ dưới 1 tuổi). Lưu ý, những món ăn đó không có nhiều gia vị như mặn, chua, cay và không khó nhai đối với trẻ.

Tiếp tục cho trẻ uống sữa


Khi đã ăn được món ăn đặc, có thể trẻ tự động giảm uống sữa. Tuy nhiên cho đến khi trẻ được một năm tuổi, bạn nên duy trì việc cho trẻ dùng sữa, mỗi ngày cần phải uống từ 500- 800 ml sữa. Sau khi trẻ được 1 tuổi trở lên, bạn có thể hạn chế cho trẻ uống sữa bằng bình sữa, thay vào đó nên dùng ly hay cốc có mỏ vịt hoặc cái thìa để cho trẻ dễ uống. Một số trẻ có thể không thích uống sữa nữa sau khi dùng ly, nếu thế bạn hãy thử pha sữa với ngũ cốc và pho-mát để tạo hương vị mới lạ nhằm kích thích trẻ dùng sữa. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng sữa để chế biến các món ăn hoặc cho trẻ dùng các sản phẩm chế biến từ sữa…

Nếu như đến bữa ăn mà trẻ không đói, bạn nên giảm lượng sữa uống hàng ngày của trẻ, bằng cách cho trẻ dùng các sản phẩm từ sữa như sữa chua. Nhưng lưu ý, các sản phẩm này chứa đủ chất béo toàn phần.

Duy trì nguồn cung cấp năng lượng ổn định

Dạ dày của trẻ còn nhỏ nên mỗi bữa ăn trẻ không thể ăn quá nhiều thức ăn được. Do thế, những bữa ăn chính gồm rau quả hay cá xốt pho-mát có nhiều chất đạm và giải phóng nhiều Carbohydrate cháychậm rất thích hợp để cung cấp năng lượng cho quá trình phát triển nhanh chóng của trẻ.

Những bữa ăn phụ cũng đóng vai trò quan trọng trong các bữa ăn hàng ngày của trẻ, vì nó kịp thời cung cấp năng lượng cần thiết cho cơ thể mỗi khi năng lượng của cơ thể giảm sút. Ví dụ, khoảng thời gian từ bữa ăn trưa đến bữa ăn tối bạn cần cho trẻ ăn một hoặc nhiều bữa phụ tuỳ theo nhu cầu của trẻ.

Sự độc lập đầu tiên


Khoảng 6 tháng đến 1 năm tuổi, trẻ đã biết lật, biết bò, biết ngồi, thậm chí đã biết đi. Lúc này, sức mạnh của cơ bắp đã gia tăng, đồng thời trẻ có khả năng phối hợp nhịp nhàng giữa bàn tay và đôi mắt nên có thể tự vận động hay di chuyển một cách độc lập. Thông thường trẻ sẽ rất thích thú với sự tự do, tự lập đầu đời của mình, nên thường vận động luôn tay luôn chân, đặc biệt đối với những trẻ em hiếu động, thì sự tự do độc lập này nhiều lúc cũng gây ra nhiều nguy hiểm như trẻ ngã, té gẫy tay, u đầu…

Đây cũng là giai đoạn trẻ thường đòi tự mình xúc thức ăn, thậm chí nếu không được đáp ứng yêu cầu, trẻ sẽ khóc thét lên hoặc khóc rất dai. Điều quan trọng trong giai đoạn này là bạn cần phải khéo léo, nhằm vừa đảm bảo an toàn cho trẻ vừa để trẻ tự phát huy khả năng tự chủ của mình.

Khuyến khích trẻ tự ăn


Bạn cần phải dần dần tập cho trẻ làm quen với việc tự cầm muỗng và múc thức ăn. Lúc đầu, trẻ có thể làm thức ăn vương vãi, nhưng đây là cách tốt nhất giúp trẻ tự lập trong ăn uống. Ngoài ra, trong quá trình bón thức ăn cho trẻ, bạn nên cho trẻ cầm thêm một cái muỗng, để bé tự do thoải mái bắt trước cách bạn cầm muỗng và múc thức ăn cho vào miệng.

Càng để cho trẻ tự do xoay xở bằng mọi cách để cầm muỗng hoặc cố gắng múc thức ăn, thì trẻ càng nhanh biết cách tự bón thức ăn cho mình. Do thế, bạn hãy tạo điều kiện cho trẻ tự khám phá mùi vị của các món ăn và thử xúc thức ăn đưa vào miệng.

Sự trải nghiệm mới


Hầu hết trẻ đều cần có thời gian để làm quen và luyện tập cách tự ăn uống. Bạn chớ nên ngần ngại việc trẻ làm dơ bẩn bộ áo quần mới, hay làm vương vãi thức ăn ra bàn ghế, chén hoặc rớt xuống sàn nhà…Bởi vì, trẻ chỉ có thể bắt đầu thực hiện mọi công việc bằng cách học hỏi và rút kinh nghiêm. Do thế, bạn cần cho trẻ trải nghiệm và tự khám phá nhiều điều mới mẻ trong cuộc sống, cũng như học cách tự phục vụ việc ăn uống cho chính mình.

“ Hãy để cho trẻ tự trải nghiệm và tự khám phá ra nhiều điều mới mẻ trong cuộc sống, cũng như học cách tự phục vụ việc ăn uống cho chính mình”

Những điều cần ghi nhớ:


Nên rửa tay trẻ thật sạch để trẻ có thể tự bốc thức ăn, điều này nhằm khuyến khích trẻ tập nhai và tự bón thức ăn cho mình.

Không nên cho trẻ ăn hạt dẻ, trứng sống hoặc luộc chưa chín tới, các loại nghêu sò, ốc hoặc pho-mát chưa tiệt trùng.

Tự bốcthức ăn


.
Đây là một thủ thuật đơn giản mà trước khi cầm đũa hay muỗng để múc thức ăn được, trẻ đều trải qua khi ăn uống. Trẻ sẽ thích thú khi cảm thấy mình được tự do và có thể bốc lấy thức ăn mà mình ưa thích, đồng thời không cần sự giúp đỡ của người khác. Thời gian đầu, bạn hãy cho trẻ dùng thử các món rau xanh, củ quả đã được luộc chín mềm hoặc các món nghiền mà trẻ ưa thích với những mẩu bánh mì cắt nhỏ. Lưu ý thức ăn phải được cắt ra từng lát, từng thỏi, hay từng miếng nhỏ để trẻ có thể bốc hay cầm được, cũng như phải ăn mềm để trẻ có thể nhai và nuốt dễ dàng. Điều này cũng để tránh nguy cơ trẻ có thể bị mắc nghẹn khi ăn những miếng thức ăn lớn.

Những món ăn phù hợp với cách ăn bốc


-Rau xanh: Bao gồm những lát cà rốt, dưa leo, bông cải, khoai tây, cà chua…Bước đầu tuỳ bạn nên hấp hoặc luộc chín mềm rồi để trẻ tự bốc ăn. Về sau trẻ đã quen với việcnhai và nuốt, bạn có thể cho trẻ ăn một số món ăn không cần nấu chín.

-Trái cây: Bao gồm những lát chuối, táo, lê, dưa, hấu …ban đầu nên cho trẻ làm quen với những loại trái cây chín mềm như chuối, xoài, dưa hấu, hồng…nếu lê, táo vẫn còn quá cứng đối với trẻ, bạn nên hấp chín mềm rồi cho trẻ ăn. Ngoài ra, một số trẻ nhạy cảm có thể bị dị ứng với trái dâu và kiwi. Do thế bạn nên cho trẻ thử dùng trước một ít để xem trẻ có bị dị ứng hay không.

-Trái cây sấy khô: bao gồm mít, mơ, táo, hồng, nho…Tuy nhiên do sấy khô nên những loại trái cây này cứng hơn và khó nhai đối với trẻ.

-Các loại bánh: Bao gồm bánh mì, bánh ngọt, bánh bông lan, bánh kem.Đây là món ăn khá phù hợp và ưa thích của trẻ nhỏ.

-Bánh xăng-uýt : Bao gồm bánh xăng-uýt nhân kem, chuối, bơ, thịt, cá…Đây là món ăn khoái khẩu của trẻ và cung cấp khá đầy đủ dưỡng chất cần thiết.

-Thỏi pho-mát hay pho mát cắt lát.

-Ngũ cốc sấy khô.

-Các loại mì sợi, nui…

-Thịt gà xé nhỏ.

-Thịt viên mềm nhỏ.

Chăm sóc răng của trẻ


Ngay khi trẻ vừa mọc răng, bạn nên tập cho trẻ có thói quen đánh răng hàng ngày, ít nhất ngày hai lần vào buổi sáng hoặc buổi tối trước khi đi ngủ. Hãy cố gắng làm cho trẻ thấy thích thú với công việc này, bằng cách để trẻ cầm riêng bàn chải của mình và bắt chước làm theo bạn vào mỗi ngày. Tất nhiên thời gian đầu, công việc đánh răng của trẻ chỉ mang tính hình thức, nhưng ít nhất bạn cũng đã tập cho trẻ hình thành thói quen chăm sóc răng của mình về sau này.

Nên cho trẻ dùng loại kem đánh răng dành cho trẻ nhỏ, có hương vị dịu, lượng flouride thấp và thành phần dinh dưỡng hợp lý đẻ bảo vệ hàm răng đang mọc của trẻ. Nếu kem đánh răng dành cho trẻ có quá nhiều chất flouride thì có thể gây xỉn màu ở hàm răng của trẻ. Bạn chỉ cần bơm một chút kem đánh răng vào bàn chải mềm rồi đưa cho trẻ, đồng thời khi đánh răng khuyến khích trẻ nhổ bọt kem ra và súc miệng mạnh mẽ.

Trẻ Mọc Răng


Khoảng 7 tháng tuổi trở lên, trẻ bắt đầu mọc răng. Vì vậy, bạn cần tập cho trẻ ăn nhiều món ăn kích thích cho trẻ nhai và nuốt dễ dàng . Những thực phẩm như rau quả , trái cây đã bóc vỏ , bỏ hạt sẽ rất thuận tiện cho việc để trẻ tự bốc ăn lấy .
Đặc biệt , chuối cắt khoanh tròn chín mềm rất phù hợp cho giai đoạn này , vì nó không làm trẻ đau lợi.

Hiện nay , y học vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau về mức độ khó chịu khi trẻ mọc răng, và có thểlàm trẻ kén ăn hơn bình thường . Trong những ngày đầu khi răng mọc , bạn sẽ thấy trên lợi của trẻ trăng trắng ,sưng lên và hơi cứng , đồng thời miệng nhểu nước miếng nhiều . Trong thời gian này trẻ có thể rất khó chịu , vì thế trẻ không chịu ăn bằng muỗng, thì cứ để cho trẻ dùng tay bốc thức ăn .

Phòng Ngừa Sâu Răng Cho Trẻ

Trẻ thường dễ bị sâu răng hơn người lớn , bởi vì răng của trẻ còn non yếu và rất dễ bị acid ăn mòn. Ngoài ra khoảng 1- 2 năm đầu cơ chế miễn nhiễm trong khoang miệng của trẻ chưa phát triển hoàn thiện, nên hàm răng rất dễ bị tổn thương.

Để phòng ngừa sâu răng cho trẻ, ngoại trừ nước và sữa, bạn không nên cho trẻ uống nước lọc, nước ép trái cây bằng bình. Vì như thế răng và lợi của trẻ sẽ tiếp xúc lâu dài với đường có trong thức uống và tạo ra nhiều acid gây tổn hại đến răng. Nên nhớ luôn cho trẻ uống nước ép trái cây pha loãng bằng ly nhựa có vòi. Sữa có đường cũng có thể làm hư răng của trẻ, vì thế sau khi trẻ uống sữa, nên cho uống thêm một ít nước sôi để nguội để xúc miệng hoặc đánh răng cho trẻ trước khi đi ngủ. Và sau khi đã đánh răng vào mỗi buổi tối, thì không cho trẻ ăn hoặc uống đồ ngọt. Nếu cần, chỉ nên cho trẻ uống nước sôi để nguội, vì vào ban đêm, trong khoang miệng thường không có đủ nước miếng để cọ sạch các acid cong bám vào răng của trẻ.

Những điều cần ghi nhớ


Đường, mật, nước ép trái cây ngọt, kẹo…chính là nguyên nhân chủ yếu gây hư răng ở trẻ.

Khi trẻ mới mọc răng, hãy mua ngay kem đánh răng dành cho trẻ nhỏ để tập cho trẻ thói quen chăm sóc răng miệng.

Có thể cho trẻ ăn hay uống đồ ngọt trong các bữa ăn, bởi vì lúc này trong miệng trẻ có nhiều nước miếng nên có thể làm giảm tính acid bám ở răng.

Nên pha loãng nước ép trái cây trước khi cho trẻ uống trong các bữa ăn, và sau khi ăn xong hãy cho trẻ uống nước hoặc sữa để làm sạch miệng, răng.

Khuyến khích trẻ uống nước, sữa hay nước ép trái cây bằng ly, cốc có vòi.

Trẻ khoảng 1 năm tuổi trở lên, cho trẻ nhai nhúm vú giả hoặc ngậm cái khăn sạch, ẩm để làm dịu sự khó chịu ở nướu.

Nếu trẻ bị đau nhức nhiều khi mọc răng, hãy đưa trẻ đến khám bác sĩ hoặc dùng keo mỡ có chứa chất giảm đau để xoa lên lợi của trẻ.

Thay đổi thực đơn


Hầu hết những món ăn đặc của trẻ gần khoảng 1 năm tuổi đã thay thế những món ăn được chế biến từ sữa. Đây cũng là giai đoạn cho trẻ làm quen càng nhiều thực phẩm và mùi vị khác nhau càng tốt. Hãy cho trẻ ăn những thực phẩm được chế biến bằng nhiều cách như luộc, hấp, nấu nhừ, chiên , xào, nạo nhỏ, băm nhỏ, thái hạt lựu, cắt khúc…điều này sẽ tạo điều kiện cho trẻ dễ làm quen với các món ăn mới. Đặc biệt những món ăn mà trẻ có thể dùng tay để bốc lấy càng ngày càng đóng vai trò quan trọng. Bởi vì, điều này một mặt giúp trẻ độc lập hơn trong việc tự ăn uống, mặt khác trẻ có cơ hội làm quen với nhiều món ăn và hương vị khác nhau.

Nui

Các loại nui có hình sợi, hình ống, hình nơ, hình ngôi sao chính là những nguyên liệu lý tưởng để chế biến những món ăn cho trẻ. Luộc chín mềm nui hình ngôi sao nhỏ xíu, sau đó trộn đều với nước xốt thơm ngon được chế biến từ cà chua, cà rốt và pho-mát.

Mì sợi nấu với thịt gà

Mì sợi (hay gạo) cung cấp nhiều tinh bột kết hợp với thịt gà có nhiều đạm và củ quả chứa nhiều vitamin… chính là món ăn thơm ngon, và có nhiều màu sắc hấp dẫn.

Món xốt hỗn hợp

Món ăn này có nhiều màu sắc, thơm ngon, ngọt và rất phù hợp với trẻ nhỏ. Bạn có thể cho trẻ ăn với bánh mì, hoặc rau quả sống nhằm làm dịu cơn đau nhức của lợi.

Bơ xốt rau quả

Nguyên liệu:

1 trái bơ chín, bổ làm đôi bỏ hạt, vỏ

60g pho-mát kem

1 trái cà chua chín, gọt bỏ vỏ hạt và cắt nhỏ

Thời gian chuẩn bị: 10 phút

Thời gian chế biến: 8 phút

Cung cấp: Kali, folate, vitamin A, C và E

Cho cà chua vào nồi và luộc chín mềm. (cũng có thể dùng thêm khoai lang, khoai tây, cà rốt, củ cải…gọt vỏ, rửa sạch và luộc chín mềm)

Lấy phần thịt của trái bơ đang nghiền, sau đó trộn đều với cà chua đã luộc chín cùng với pho-mát.

Khi làm món ăn này cho người lớn, bạn có thể cho thêm nước cốt chanh, gia vị hoặc một chút ớt khô xắt nhỏ.

Trong các loại trái cây thì bơ đứng đầu về hàm lượng cung cấp chất đạm. Bỏ xốt rau củ, pho-mát kết hợp với bánh mì chính là món ăn phù hợp và ưa thích của trẻ.

Xốt ớt đỏ ngọt và rau quả

Nguyên liệu:

1 trái ớt đỏ ngọt, bổ làm đôi

1/2 thìa dầu thực vật

1 củ hành tím, bóc vỏ và băm nhỏ

1 trái cà chua chín, gọt bỏ vỏ hat và cắt nhỏ

200g pho-mát kem

Thời gian chuẩn bị: 10 phút

Thời gian chế biến: 10 phút

Cung cấp: Beta- carotene, vitamin A, B12 và C

Bảo quản: Đông lạnh

Nướng chín mềm trái ớt đỏ, sau đó gỡ bỏ vỏ và cắt nhỏ.

Cho dầu vào chảo đun nóng, cho tiếp hành băm nhỏ vào phi thơm, tiếp tục cho ớt, cà chua, pho-mát vào đảo đều cho đến khi trở thành một hỗn hợp nước xốt đặc sền sệt là được.

Bày món ăn ra đĩa và có thể dùng chung với bánh bích qui, bánh mì hay những lát trái cây.

Lưu ý: Rau củ dùng để nấu nên cắt miếng vừa nhỏ để trẻ có thể nhai và nuốt dễ dàng. Tuy nhiên cũng không cắt quá nhỏ khiến trẻ lười nhai và nuốt trôi gây nghẹn rất nguy hiểm.

Xốt rau quả hỗn hợp

Nguyên liệu:

250g củ cải, gọt vỏ, rửa sạch và cắt nhỏ

125g khoai tây, gọt vỏ, rửa sạch và cắt nhỏ

250ml sữa

30g pho-mát

Thời gian chuẩn bị: 10 phút

Thời gian chế biến: 20 phút

Cung cấp: Can- xi, chất xơ, folate, kali, protein, vitamin A, B12 và C

Cho củ cải, khoai tây và sữa vào nồi, đậy nắp kín rồi nấu chín mềm. Sau đó nghiền nhừ tất cả hỗn hợp trên.

Cho pho-mát và hỗn hợp rau quả nghiền nhừ trên vào nồi quấy đều và nấu với lửa nhỏ cho đến khi món ăn đặc sền sệt là được.

Món ăn điểm tâm bằng yến mạch

Nguyên liệu:

30g yến mạch đã xay (giã)

30g mầm lúa mì

1 trái lê, gọt vỏ cắt lát

1 thìa nho khô không hạt

150ml nước ép của quả táo, 1/2 trái táo đỏ, gọt vỏ và bào nhỏ

3 trái nho, bổ đôi và bỏ hạt

Thời gian chuẩn bị: 10 phút và 2-12 giờ ủ

Cung cấp: Chất xơ, chất sắt, magiê, vitamin B (trừ vitamin B12), vitamin C và kẽm

Cho yến mạch, mầm lúa mì, nho khô, lê và nước ép của quả táo vào một cái bát trộn đều, sau đó để cho thấm tối thiểu trong khoảng từ 2- 12 giờ.

Sau khi ủ để bột mềm nhuyễn và mịn, bạn có thể cho táo bào nhỏ và nho bổ đôi vào hỗn hợp trên và trộn đều.

Lưu ý: Yến mạch có thể làm giảm bớt nguy cơ đường trong máu tăng nhanh, vì thế dùng yến mạch là thành phần chính trong các bữa ăn sáng của trẻ tốt hơn các loại ngũ cốc khác.

Cháo trái chà là và táo

Nguyên liệu:

1 quả táo chín ngọt, gọt vỏ, bỏ hạt và cắt nhỏ

45g trái chà là

4thìa nước

150ml sữa

15g yến mạch đã xay (giã)

Thời gian chuẩn bị: 2 phút

Thời gian chế biến: 12 phút

Cung cấp: Can- xi, chất xơ và vitamin B phức hợp bao gồm folate.

Cho táo, chà là và nước vào nồi, đậy nắp và đun trên lửa nhỏ đến khi hai thứ chín mềm.

Cho sữa và yến mạch vào một nồi khác nấu với lửa nhỏ, đồng thời khuấy đều tay đến khi đặc quánh là được.

Tiếp theo, trộn hỗn hợp trái cây trên vào sữa yến mạch, tiếp tục nấu với lửa nhỏ và khuấy đều. Tuỳ theo nhu cầu của trẻ, bạn có thể ngừng hay tiếp tục nấu cho đến khi đạt đủ đặc như ý muốn.

Món rau trộn

Nguyên liệu:

1/2 trái xoài, gọt vỏ và bỏ hạt

1/2 trái đu đủ, gọt vỏ và bỏ hạt

1 trái kiwi ép lấy nước

1/2 trái vải, bỏ vỏ và hạt

1 trái cam lớn ép lấy nước

Thời gian chuẩn bị: 10 phút; cung cấp: Beta- carotene, chất xơ, folate.

Xắt nhỏ xoài, đu đủ và vải, sau đó cho nước ép trái cam vào, xóc đều.

Thông thường, vải và xoài là hai loại trái cây ăn theo mùa, do đó nếu trái mùa không có, bạn có thể dùng đào hoặc dâu để thay thế.

Quả mâm xôi, lê và đào nghiền nhuyễn

Nguyên liệu:

125g quả mâm sôi 2 trái lê, gọt vỏ, bỏ hạt và cắt nhỏ

1 trái đào, gọt vỏ, bỏ hạt và cắt nhỏ

2 thìa sữa chua

nước

Thời gian chuẩn bị: 5 phút

Thời gian chế biến: 5phút

Cung cấp: Chất- xơ, vitamin C và folate.

Cho tất cả các loại trái cây vào nồi với một ít nước, rồi nấu chín mềm.

Tiếp đến dùng rây để nghiền nhuyễn hỗn hợp trên và trộn đều với sữa chua.

Lưu ý: Vào mùa hè, khi quả mâm xôi, đào chín rộ và ngọt mềm, bạn có thể làm món ăn đơn giản nhưng khá bổ dưỡng này cho trẻ thưởng thức. Đối với món ăn trên, bạn cũng có thể dùng thêm bột dành cho trẻ hoặc chuối nghiền nhuyễn.

Nui trộn với nước xốt bí đỏ

Nguyên liệu:

300g bí đỏ, gọt vỏ, thái hạt lựu

Một ít nui hình ống (loại nhỏ)

30g bơ

một ít rau thơm

1 thìa xúp pho-mát

Thời gian chuẩn bị: 5phút

Thời gian chế biến: 20 phút

Cung cấp: Beta-carotene và folate

Bảo quản: Đông lạnh

Bí cho vào nồi hấp chín mềm, sau đó nghiền nhuyễn và trộn đều với một ít nước hấp ở nồi.

Nui luộc chín mềm với một chút nước muối, rồi vớt ra để ráo.

Cho bơ vào chảo đun nóng, cho rau thơm vào xào sơ qua, sau đó cho pho-mát, bí nghiền nhuyễn, nui vào trộn đều. Tuỳ theo nhu cầu của trẻ mà bạn có thể điều chỉnh độ lỏng hay đặc của món ăn.

Nui trộn với nước xốt cà chua

Nguyên liệu:

125g cà rốt, gọt vỏ và xắt lát mỏng

200ml nước sôi

30g bơ

200g cà chua, gọt bỏ vỏ, hạt và băm nhỏ

45g pho-mát

một ít nui hình ngôi sao

Thời gian chuẩn bị: 10 phút

Thời gian chế biến: 25 phút

Cung cấp: Beta-carotene, can-xi, folate, protein và vitamin B12 và C

Bảo quản: Đông lạnh

Cho cà rốt vào nồi với một ít nước, đậy nắp kín rồi nấu cho đến khi chín mềm.

Cho bơ vào chảo đun nóng, tiếp đến cho cà chua vào xào lên, sau đó nhấc chảo xuống vừa khuấy vừa cho pho-mát vào.

Nui hình ngôi sao luộc chín mềm với một ít muối, sau đó vớt ra để ráo.

Cho tất cả gồm cà rốt, nui và nước xốt cà chua vào trộn đều tạo thành món nui trộn với nước xốt cà chua thơm ngon giàu chất dinh dưỡng.

Cá ngừ xốt cà chua

Nguyên liệu:

1 thìa dầu ô-liu

1 của hành, bóc vỏ, xắt nhỏ

1 củ tỏi, bóc vỏ và băm nhỏ

1/2 thìa giấm thơm

1/2 thìa đường

một ít rau thơm

một hộp cá ngừ xốt cà chua (khoảng 100g)

2 thìa pho-mát kem.

Thời gian chuẩn bị:5 phút

Thời gian chế biến: 20 phút

Cung cấp: Beta-carotene, kali, protein và vitamin B12, A, D, E và C

Bảo quản: Đông lạnh

Cho dầu vào chảo đun nóng, tiếp đến cho hành và tỏi vào xào chín vàng.

Tiếp tục cho cá ngừ xốt cà chua vào (đã loại bỏ hết xương), đồng thời cho gia vị đã chuẩn bịvào nêm cho vừa ăn.

Sau cùng cho pho-mát vào khuấy đều để lửa nhỏ và nấu đến khi món ăntrở nên sền sệt là được.

Xốt rau củ với cá

Nguyên liệu:

35g bơ

60g tỏi tây, rửa sạch và cắt nhỏ

125g cà rốt, gọt vỏ và cắt nhỏ

60g bông cải xanh, tách nhánh nhỏ, rửa sạch

45g đậu Hà Lan tươi

150g thịt cá thu, bỏ da, xương

150ml sữa

một ít tiêu

Nước xốt:

20g bơ

1 thìa mì

45g pho-mát

Thời gian chuẩn bị: 10 phút

Thời gian chế biến: 30 phút

Cung cấp: Beta-carotene, can-xi, protein, folate và vitamin C

Bảo quản: Đông lạnh

Cho bơ vào chảo đun nóng, cho tiếp tỏi tây vào xào chín đến khi có mùi thơm; tiếp đến cho cà rốt, bông cải xanh, đậu Hà Lan và nước nấu đến khi chín mềm.

Chosữa, thịt cá, tiêu và rau thơm vào nồi nấu chín.

Cho bơ vào chảo đun nóng, tiếp đến cho bột mì và hỗn hợp sữa, thịt cá vừa nấu xong ở trên vào trộn đều. Tiếp tục nấu cho đến khi hỗn hợp trên sôi lên, cho cà rốt, bông cải xanh và đậu Hà Lan đã nấu chín vào. Nếu món ăn quá đặc có thể cho thêm vào một ít nước và nấu cho đến khi món ăn đặc sền sệt là được.

Nhấc chảo xuống cho thêm pho-mát vào và khuấy đều. Món ăn này chỉ dành cho những trẻ đã biết nhai tốt.

Thịt cá thu nấu với cà chua và bí xanh

Nguyên liệu:

150g thịt cá thu, bỏ da

100ml sữa

30g bơ

1 củ hành tím, bóc vỏ, băm nhỏ

90g bí xanh, gọt vỏ, rửa sạch và cắt nhỏ

375g cà chua, gọt vỏ, bỏ hạt và băm nhỏ

60g pho-mát

Thời gian chuẩn bị: 10 phút

Thời gian chế biến: 20 phút

Cung cấp: Beta-carotene, can-xi, kali, protein, folate và vitamin C

Bảo quản: Đông lạnh

Chovào nồi cá thu cắt từng lát nhỏ cùng với sữa và nấu khoảng 6 phút.

Cho bơ vào chảo đun nóng, tiếp đến cho hành băm nhỏ vào phi thơm, tiếp đến cho hành băm nhỏ vào phi thơm, tiếp tục cho bí xanh vào khoảng 5 phút, cuối cùng cho cà chua băm nhỏ vào xào đến khi món ăn sền sệt là được. Nhấc chảo xuống, cho pho-mát, thịt cá thu vào trộn đều.

Nếu trẻ vẫn chưa quen với mùi vị món ăn này, bạn có thể nghiền món ăn cho nhuyễn mịn để trẻ dễ thích ứng hơn.

Thịt gà xay nhuyễn với bơ

Nguyên liệu:

45g thịt gà

1 trái cà chua, bỏ vỏ hạt và bămnhỏ

1 trái bơ nhỏ, bỏ vỏ và hạt

2 thì xúp sữa chua (có chất béo)

1,5 thìa xúp pho-mát

Thời gian chuẩn bị: 10 phút

Cung cấp: Can-xi, protein,folate, vitamin C, A, E và kẽm

Thịt gà bỏ xương và da, cho vào nồi với một ít nước luộc chín. Sau đó, xé nhỏ hoặc xay nhuyễn thịt gà.

Tiếp theo, lấy thịt gà trộn chung với cà chua, bơ đã nghiền nhuyễn và sữa chua để có một món ăn nhuyễn mịn, giàu chất dinh dưỡng. Tuỳ theo nhu cầu của trẻ mà có thể cho thêm hoặc không cho pho-mát vào món ăn.

Mì sợi nấu với thịt gà

Nguyên liệu:

20g bơ

60g tỏi tây, lấy phần gốc, rửa sạch và cắt nhỏ

60g thịt gà, boe xương, da và thái hạt lựu

30g cà rốt, gọt vỏ và thái hạt lựu

250ml nước luộc gà

100g mì sợi nhỏ

Thời gian chuẩn bị: 10 phút

Thời gian chế biến: 20 phút

Cung cấp: Beta-carotene, folate, sắt và protein

Mí sợi nhỏ cho vào nồi luộc chín mềm, vớt ra để ráo.

Cho bơ vaod chảo đun nóng, cho tỏi tây vào xào đến khi có mùi thơm, tiếp đến cho thịt gà vào xào chín.

Cho củ cải, cà rốt và luộc gà vào nồi hầm chín mềm, tiếp đến cho mì sợi đã luộc chín và thịt gà đã xào chín vào, nấu sôi lại rồi nhấc nồi xuống.

Có thể cho thêm nước, muối nếu thấy cần thiết. Món này chỉ dành cho những trẻ đã biết nhai tốt.

Cà rốt hầm thịt gà

Nguyên liệu:

15g bơ

30g hành, bóc vỏ và băm nhỏ

75g thịt gà, bỏ xương, da và thái hạt lựu

125g cà rốt, gọt vỏ và cắt lát

1/2 quả táo, gọt vỏ, hạt và cắt lát

300ml nước luộc gà không muối

Thời gian chuẩn bị: 10 phút

Thời gian chế biến: 22 phút

Cung cấp: Beta-carotene, niaxin, protein và B6

Bảo quản: Đông lạnh

Cho bơ vào chảo đun nóng, tiếp đến cho hành vào chảo đảo chín vàng đến khi có mùi thơm, tiếp theo cho thịt gà vào hầm khoảng 5 phút và cho tiếp táo vào nấu chín mềm.

Món ăn này có thể dùng chung với cơm và chỉ dành cho trẻ dưới 1 năm tuổi, bạn cần phải nghiền nhuyễn món ăn rồi mới cho trẻ dùng được.

Bông cải xanh hầm thịt gà

Nguyên liệu:

90g bông cải xanh, tách nhánh nhỏ

125g thtị gà, bỏ xương, da và thái hạt lưu

Nước xốt pho-mát:

30g bơ

2 thìa bột mì

300ml sữa

60g pho-mát

Thời gian chuẩn bị: 5phút

Thời gian chế biến: 15 phút

Cung cấp: Can- xi, protein, folate, niaxin, vitamin A và C

Bảo quản: Đông lạnh

Thịt gà cho vào nồi luộc chín, sau đó vớt ra để nguội. Tiếp tục cho bông cải xanh vào luộc chín mềm, sau đó vớt ra để riêng.

Cho bơ vào chảo đun nóng, cho tiếp bột mì vào khuấy đều khoảng 1 phút, sau đó cho tiếp phần sữa vào khuấy đều tạo thành một lớp kem sền sệt mịn nhuyễn. Nhấc chảo xuống, cho pho-mát vào tiếp tục khuấy cho đều.

Bày thịt gà và bông cải ra đĩa, rồi đổ phần nước xốt pho-mát lên trên là có thể dùng được. Nếu trẻ chưa ăn được món ăn dạng thô này, bạn nên xay nhuyễn thịt gà và bông cải, sau đó trộn đều với nước xốt pho-mát. Đây là món ăn giàu chất dinh dưỡng, thơm ngon và rất phù hợp với trẻ nhỏ.

Nui xào thịt bò

Nguyên liệu:

1 thìa dầu thực vât

1/2 củ hành nhỏ, bóc vỏ, băm nhỏ

1 củ tỏi nhỏ, bóc vỏ, băm nhỏ

15g cần tây, rửa sạch, cắt nhỏ

30g cà rốt, gọt vỏ và nạo nhỏ

125g thịt bò băm nhỏ

1/2 thìa cà chua xay nhuyễn

2 trái cà chua, gọt bỏ vỏ, hạt và cắt nhỏ

90g nước luộc gà hay nước hầm thịt heo, bò

45g nui hoặc mì sợi nhỏ

Thời gian chuẩn bị: 10 phút

Thời gian chế biến: 35 phút

Cung cấp: Beta-carotene, chất sắt, protein, vitamin B phức hợp gồm folate và kẽm

Bảo quản: Đông lạnh và nước xốt chỉ để đông lạnh một lần

Cho nui hoặc mì sợi nhỏ vào nồi với một ít nước, luộc chín mềm, vớt rađể ráo.

Cho dầu vào chảo đun nóng, cho tiếp hành, tỏi vào chảo đảo chín vàng, tiếp tục cho cần tây, cà rốt nạo nhỏ vào xào chín.

Tiếp theo, cho thịt bò băm nhỏ vào đảo xơ qua rồi cho tiếp cà chua, nước hầm xương vào nấu sôi,, hạ bớt lửa và để trên bếp khoảng 10 phút

Bày nui ra đĩa, sau đó cho hỗn hợp nước xốt lên trên là được. Để cho trẻ dễ ăn, bạn nên cắt nui (hoặc mì) thành những miếng nhỏ vừa miệng của trẻ. Đây là món ăn chỉ dành cho những trẻ đã biết nhai tốt.


(St)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
Con mình được 1 tuổi rồi nhưng mới được 9 kg thôi bé lười ăn lắm mọi người có cách gì ko chỉ giúp mình với
hơn 1 tháng trước - Thích (14) - Trả lời
bé nhà mình 9 tháng được 10kg, nhưng thấy ăn được bột mặn ngày 3 cữ, uống sữa 1 ngày 800ml , nhưng chưa có cái răng nào, vậy có bị thiếu gì ko mất mẹ
be 9 thang tuoi duoc 9kg be luoi an lam rang thi chua moc be co phai bi suy dinh duong ko co cach nao giup mau moc rang
hơn 1 tháng trước - Thích (16) - Trả lời
Răng mọc là tự nhiên, kích thichw sao được,.Bạn cứ bổ sung thật nhiều canxi cho bé nhé.vệ sinh răng miệng sạch sẽ, nếu bé sốt thì nên đi nha sĩ tránh đau đớn cho bé
be nha e da 9thang ruoi nhung be chi duoc 9kg va cao 69cm thoi.be luoi an lam.thuong thi an duoc may muong la be cu oe roi oi.be be me.em muon cho be uong them sua cong thuc nhung ma be khong chiu uong.co phai hee tieu hoa ccua be yeu khong.giup em voi
hơn 1 tháng trước - Thích (2) - Trả lời
con minh dc 9 thang co 7kg.hien gio con minh dang moc rang nen rat luoi an.cu chuan bi an la khoc va ngam mieng.moi nguoi co cach gi de giup cho be an ko
hơn 1 tháng trước - Thích (17) - Trả lời
cho an khi ngu di ban, con minh cung vay a.
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý