Ăn sáng thường xuyên có thể giúp duy trì sức khỏe tim mạch, cải thiện hệ thống tim mạch, ổn định kích thước vòng eo, cải thiện sự tập trung của cơ thể…
7 lợi ích của bữa sáng
10 tác hại không ngờ từ thói quen bỏ bữa sáng
Tuy nhiên, ăn sáng lại là cách tốt nhất để bạn khởi đầu một ngày mới thật khoẻ mạnh. Những người có thói quen ăn sáng thường xuyên, đặc biệt là trẻ em, thường ăn ngon miệng hơn trong suốt cả ngày và không bị thừa cân so với những người bỏ bữa.
1. Mất cân bằng dinh dưỡng, sức đề kháng thấp
Do nguồn năng lượng ở mức rất thấp nên cơ thể buộc phải lấy năng lượng dự trữ từ gan, khiến gan luôn ở trong tình trạng quá sức.
Hơn nữa, nếu buổi sáng không ăn, đến khoảng 9 giờ hoặc 10 giờ trưa bạn sẽ bị đói cồn cào, người nôn nao, huyết áp hạ thấp, gây tổn hại nghiêm trọng đến hệ tiêu hóa. Dần dần khả năng miễn dịch và sức đề kháng của cơ thể bị giảm sút.
Ăn sáng lại là cách tốt nhất để bạn khởi đầu một ngày mới thật khoẻ mạnh. |
2. Ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc
Không ăn sáng ảnh hưởng nhiều đến năng suất làm việc do bụng đói cồn cào, dạ dày co bóp nhiều sẽ làm bạn không tập trung được vào công việc.
3. Đau dạ dày và kết sỏi ở bộ máy tiêu hóa
Dạ dày luôn co bóp không, dịch vị tiết ra nhưng không có gì để tiêu hóa, dần dần sẽ dẫn đến viêm loét dạ dày.
Do ruột rỗng, nhu động giảm, các chất cặn bã trong ruột của ngày hôm trước không có cơ hội để đào thải ra ngoài, lâu dần nó sẽ kết lại thành sỏi.
4. Béo phì
Buổi sáng không ăn, nên buổi trưa và buổi tối bạn phải ăn nhiều hơn để có đủ năng lượng.
Trong khi hoạt động vào buổi chiều và tối không nhiều, thức ăn sẽ không kịp tiêu hóa hết, khiến cho nhiệt lượng trong cơ thể bạn ngày một tăng, lượng mỡ tích tụ lại ngày càng nhiều. Kết cục bạn sẽ mắc bệnh béo phì.
Không ăn sáng dễ bị béo phì. |
5. Nhanh lão hóa
Do không ăn sáng nên cơ thể buộc phải huy động lượng đường và protein được dự trữ sẵn để hoạt động, làm cho bề mặt của lớp da bị khô, rám, mất dinh dưỡng, do vậy dễ xuất hiện nếp nhăn nhất là ở vùng mắt và mặt.Dạ dày luôn co bóp không, dịch vị tiết ra nhưng không có gì để tiêu hóa, dần dần sẽ dẫn đến viêm loét dạ dày.
Do ruột rỗng, nhu động giảm, các chất cặn bã trong ruột của ngày hôm trước không có cơ hội để đào thải ra ngoài, lâu dần nó sẽ kết lại thành sỏi.
6. Phản ứng chậm chạp
Bữa sáng là nguồn năng lượng cho hoạt động não bộ, nếu không ăn sáng, cơ thể không nạp đủ nhiên liệu và năng lượng để thực hiện những hoạt động trong ngày. Khi đó, cơ thể bạn mệt mỏi, não không thể tập trung, tinh thần không hưng phấn, phản ứng trì trệ.
7. Các bệnh mãn tính có thể xuất hiện
Bắt đầu công việc trong tình trạng đói mềm, để có sức lực, cơ thể phải huy động các tuyến như tuyến giáp, tuyến cận giáp, tuyến yên… hoạt động để tạo ra năng lượng. Khi các tuyến này hoạt động thái quá nó có thể tạo ra nhiều axit, dẫn tới các bệnh mãn tính.
8. Dạ dày có thể muốn “nổi loạn”
Bỏ bữa sáng, đợi đến trưa mới ăn sẽ khiến dạ dày ở trong trạng thái đói quá lâu. Điều này làm dịch vị trong dạ dày tiết ra quá nhiều, nên dễ bị viêm, loét dạ dày…
Bỏ bữa sáng dễ bị viêm, loét dạ dày… |
9. Chứng táo bón “ghé thăm”
Nếu ăn đầy đủ 3 bữa trong này, cơ thể sẽ tự nhiên xuất hiện hiện tượng phản xạ dạ dày – đại tràng. Nếu việc ăn sáng không thành thói quen, lâu ngày có thể khiến phản xạ này mất kiểm soát, dẫn tới chứng táo bón.
10. Dễ mắc bệnh sỏi mật
Nếu không ăn sáng, mật sẽ không có thức ăn để tiêu hóa, dịch mật sẽ ở trong túi mật lâu hơn. Tình trạng này kéo dài, dịch mật sẽ tích tụ trong túi mật và đường ruột, cholesterol từ trong mật tiết ra sẽ dễ hình thành nên sỏi mật.
Không phải không có lý do khi người ta đặt tên cho bữa ăn sáng là “điểm tâm”. Hiệu quả làm việc cả ngày của bạn phụ thuộc vào “nó”. Vậy thì còn chần chừ gì nữa, hãy thức dậy thật sớm và lựa chọn cho mình cách khởi đầu một ngày mới thật khoẻ mạnh bằng một bữa sáng ngon miệng.
Bạn đã ăn sáng đúng cách chưa?
Bữa ăn sáng là bữa ăn quan trọng nhất vì nó cung cấp năng lượng cho các hoạt động cả ngày. Tuy nhiên, thực tế nhiều người bỏ bữa ăn sáng hoặc ăn sáng không đúng cách đều gây hại cho sức khỏe của mình.
Dưới đây là một số điều lưu ý khi ăn sáng:
Không nên ăn sáng khi vừa ngủ dậy: Nhiều người có thói quen ăn sáng ngay khi vừa thức dậy. Theo các chuyên gia thì ăn sáng quá sớm không những không có lợi cho cơ thể và còn ảnh hưởng đến dạ dày. Nếu thức dậy sớm thì tốt nhất nên uống một cốc nước lọc ấm để kích hoạt lại hệ tiêu hóa cũng như thanh lọc cơ thể. Sau đó khoảng 20 đến 30 phút mới nên ăn sáng.
Không nên ăn sáng quá muộn: Ăn sáng muốn khiến cho bạn mất cảm giác ngon miệng và cơ thể không hấp thu hết được những dưỡng chất có trong thực phẩm, gây rối loạn đồng hồ sinh học trong cơ thể. Tốt nhất nên ăn sáng trước 9 giờ sáng.
Không nên ăn sáng sớm quá hoặc muộn quá, tốt nhất nên ăn trước 9g sáng |
Không nên ăn quá no: Một bữa ăn sáng thích hợp sẽ tạo điều kiện cho nạp năng lượng trước khi bắt tay vào làm việc. Nhưng việc ăn quá nhiều thức ăn vào bữa sáng sẽ có tác dụng ngược lại. Vì vậy, tốt nhất bạn nên đặt ra lượng calo vừa đủ cho cơ thể để có chế độ dinh dưỡng phù hợp nhất với mình.
Không nên ăn đồ ăn vặt thay cho bữa sáng: Nhiều người do ngại hoặc không có thời gian nên thường xuyên có thói quen ăn bánh biscuit, chocolate… thay cho đồ ăn sáng. Đồ ăn vặt chỉ cung cấp năng lượng tạm thời, trong một thời gian ngắn. Ăn sáng với các loại thực phẩm khô dễ dẫn đến thiếu hụt dinh dưỡng cũng như sự suy giảm về thể chất.
Không nên ăn sáng bằng thức ăn nhanh: Nếu thường xuyên ăn sáng với đồ ăn nhanh, cơ thể bạn sẽ bị thiếu chất xơ, vitamin và khoáng chất nhưng lại dư thừa năng lượng và chất béo, dẫn đến tình trạng thừa cân, béo phì, làm tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim, xơ vữa động mạch…
Không nên quá nhiều thịt: Nhiều người nghĩ rằng, buổi sáng ăn nhiều thịt để cung cấp năng lượng cho hoạt động của cơ thể trong cả ngày. Nhưng theo các chuyên gia khuyên bạn không nên ăn nhiều thịt hay nhiều dầu vào bữa sáng. Bởi những loại thức ăn này chứa quá nhiều protein, và chất béo nên không tốt cho dạ dày.
Không nên ă bữa sáng bằng trái cây: Nhiều chị em phụ nữ ăn sáng bằng trái cây để giảm cân. Tuy nhiên, theo các chuyên gia dinh dưỡng điều này không nên vì trái cây chứa ít protein và calo nên không thể cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết để tạo ra năng lượng và duy trì sự trao đổi chất bình thường của cơ thể. Mặt khác, các loại trái cây như quả hồng vàng, cà chua, chuối... không thích hợp để ăn khi đói, gây hại cho dạ dày và tiêu hóa.
Không nên ăn sáng bằng thực phẩm chiên, rán: Ăn thức ăn chiên rán vào buổi sáng khiến bạn nhanh chóng bị đầy hơi, khát nước và chậm tiêu hóa do khi chiên, rán, thực phẩm được bao bọc một lớp dầu mỡ gây đầy bụng. Điều này sẽ gây mệt mỏi sau một ngày làm việc vất vả. Ngoài ra, thức ăn chiên, rán thường chứa rất nhiều đường syro và dầu mỡ nhiều nên nếu ăn nhiều có thể gây ra bệnh béo phì, ung thư.
Không nên ăn đồ ăn lạnh: Buổi sáng, cơ bắp, thần kinh và mạch máu của cơ thể đang trong trạng thái co lại, nếu bạn ăn thực phẩm lạnh sẽ khiến lưu lượng máu trong cơ thể khó lưu thông. Tình trạng này kéo dài sẽ gây khó chịu ở đường tiêu hóa, thậm chí gây táo bón, da trở nên xấu hơn hoặc thậm chí có đờm ở cổ họng....
Không nên vừa đi vừa ăn: Nhiều người do không có thời gian nên thường xuyên tranh thủ vừa ăn vừa đi bộ.... Đây là một thói quen không có lợi cho cơ quan tiêu hóa, nhất là tăng nguy cơ đau dạ dày.
Ngoài ra, không nên uống nhiều nước ngọt và cafe vào buổi sáng. Uống nhiều ngọt thường xuyên sẽ khiến bạn mất đi cảm giác ngon miệng khi ăn và dễ bị tăng cân. Uống cafe sẽ giúp bạn tránh được tình trạng mệt mỏi, uể oải trong công việc. Nhưng caffeine có trong cafe sẽ kích thích sản xuất hormone gây stress trong cơ thể, tạo cảm giác ngon miệng và thèm ăn khiến bạn ăn nhiều, tăng cân. Đồng thời, caffeine còn có tác dụng kích thích làm tăng tiết axit dịch vị, ảnh hưởng đến dạ dày.
(St)
Thực đơn cho bữa ăn sáng đơn giản mà đủ chất
Hướng dẫn làm món ăn sáng đơn giản mà ngon
Ăn sáng như thế nào để giảm cân hiệu quả
Bánh ruốc ăn sáng theo kiểu sushi hấp dẫn
Công thức làm bánh muffin chocolat ăn sáng tuyệt ngon